1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số giải pháp giúp học sinh tiếp thu kiến thức và có kĩ năng làm một bài tập làm văn văn tả cảnh lớp 6

24 99 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

Chính vì vậy bản thân tôi khi nhận nhiệm vụ dạy môn Ngữ Văn lớp 6, tôi luôn trăn trở để tìm ra “Một số giải pháp giúp học sinh tiếp thu kiến thức và có kĩ năng làm một bài Tập làm văn -

Trang 1

PHẦN MỤC LỤC

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN QUAN SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH TIẾP THU KIẾN THỨC

VÀ CÓ KĨ NĂNG LÀM MỘT BÀI TẬP LÀM VĂN – VĂN TẢ CẢNH LỚP 6

Người thực hiện: Lê Thị Yến Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường PTDT bán trú THCS Trung Thượng

SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn

THANH HOÁ NĂM 2019

Trang 2

1.1 Lí do chọn đề tài 1

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến 3

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến. 3

2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 4

2.4 Hiệu quả của sáng kiến 18

Trang 3

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài

Môn Ngữ văn trong nhà trường THCS có một vị trí rất quan trọng Nócung cấp cho các em những hiểu biết cơ bản về tác phẩm văn học, bồi dưỡngcho các em những tư tưởng, tình cảm cao đẹp, rèn luyện cho các em lối tư duykhoa học, sự suy nghĩ, chủ động sáng tạo trong cuộc sống cũng như trong họctập Việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, và đổi mới phương pháp dạyhọc Ngữ văn nói riêng nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của họcsinh, giúp học sinh hướng tới việc học tập, chủ động chống lại thói quen học thụđộng Các em chỉ thực sự nắm vững cái mà chính các em đã dành được bằnghoạt động của bản thân mình trong đó các em đã phải có những cố gắng về trítuệ bởi: “Văn học là nhân học” Văn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống

và sự phát triển tư duy của con người

Môn Ngữ văn trong nhà trường cung cấp cho học sinh vốn tri thức thuộclĩnh vực xã hội.Vậy mà hiện nay học sinh có xu hướng xem nhẹ việc học nhữngmôn xã hội nói chung, môn Ngữ văn nói riêng Các em không say mê yêu thíchhọc văn Những bài thơ hay, những câu chuyện bổ ích không dễ gì đi vào lòngngười Chính vì thế lại càng đòi hỏi người giáo viên - giáo viên Ngữ văn phải cóphương pháp dạy học có hiệu quả để các em có ý thức tốt học văn, có kĩ nănglàm một bài văn ở mỗi thể loại

Ở lớp 6, với phân môn Tập làm văn học sinh được làm quen với hai thểloại cơ bản: Văn tự sự và văn miêu tả Dù ở bậc tiểu học các em đã được học haithể loại này nhưng chỉ ở mức độ sơ giản, còn bậc THCS đòi hỏi mức độ caohơn: Cách diễn đạt ý, cách trình bày đoạn văn, cách dùng những từ ngữ, hìnhảnh giàu sức gợi hình gợi cảm Chính vì vậy bản thân tôi khi nhận nhiệm vụ dạy

môn Ngữ Văn lớp 6, tôi luôn trăn trở để tìm ra “Một số giải pháp giúp học sinh tiếp thu kiến thức và có kĩ năng làm một bài Tập làm văn - văn tả cảnh

ở lớp 6”, đó cũng là đề tài mà tôi nghiên cứu

- Hướng dẫn học sinh cách tìm ý cho bài văn miêu tả cảnh

- Rèn kĩ năng dùng từ, diễn đạt, kĩ năng dựng đoạn, liên kết đoạn trongbài văn miêu tả cảnh cho học sinh

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Với đề tài “Một số giải pháp giúp học sinh tiếp thu kiến thức và có kĩ năng làm một bài Tập làm văn - văn tả cảnh ở lớp 6” thì đối tượng mà tôi tập

trung nghiên cứu là phần Tập làm văn miêu tả tả cảnh trong chương trình Ngữvăn lớp 6

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn chỉnh đề tài này, tôi đã áp dụng các phương pháp cơ bản sau:

a Phương pháp đọc tài liệu

Trang 4

Để hoàn thành sáng kiến này, tôi đã tham khảo tài liệu của các tác giả, cácnhà nghiên cứu nổi tiếng viết về lĩnh vực chuyên môn mà tôi nghiên cứu Nhữngbài viết của họ đã cho tôi nhiều kinh nghiệm bổ ích, quý giá phục vụ cho việcgiảng dạy.

b Dự giờ rút kinh nghiệm

- Bản thân tôi đã tích cực đi dự giờ để học hỏi phương pháp dạy học của các đồng nghiệp, đặc biệt là các tiết đúng môn dạy

c Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin

- Để thực hiện được đề tài này, tôi đã tiến hành điều tra thực trạng học tập môn văn của các em học sinh lớp 6, đặc biệt chú ý khảo sát tình hình học và làmvăn miêu tả ở các em

d Phương pháp thống kê, xử lí số liệu

Trang 5

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm

Văn học là một bộ môn nghệ thuật sáng tạo ngôn từ đầy giá trị Có thể coimỗi một tác phẩm văn học là một viên ngọc trong cuộc sống, vì sự bay bổng vàtạo nên những khúc nhạc làm cho cuộc sống đời thường thêm chất thơ Vậy làmthế nào cho học sinh mình cảm nhận được chất thơ của cuộc sống đời thường đểrồi từ đó các em có thể nói ra, viết ra những điều mà các em đã học, đã cảmnhận trong cuộc sống xung quanh thường ngày, tự các em tạo nên những tácphẩm nghệ thuật của riêng mình có giá trị? Tôi nghĩ đó là một việc làm mà mọithầy cô giáo đang tìm những cách đi “nhẹ nhàng” nhất và có hiệu quả nhất choriêng mình

Nhìn nhận vấn đề một cách cụ thể hơn chúng ta thấy rằng, chương trìnhNgữ văn lớp 6 so với chương trình tiểu học mà các em đã làm quen thì có nhiềunhững khái niệm còn trừu tượng Giữa học và làm là cả một thao tác, mộtkhoảng cách khó Riêng làm văn, đòi hỏi các em phải có cách viết già dặn hơn,sinh động hơn và đặc biệt trong văn miêu tả cảnh phải có hình ảnh sống động,thuyết phục lòng người Điều đó không thể đi từ lý thuyết sang thực hành ngayđược, bởi tư duy của lứa tuổi các em học sinh lớp 6 còn là tư duy cụ thể, chưatiếp nhận ngay được những kiến thức trừu tượng Cảm nhận của các em còn đơngiản bởi vốn từ, vốn hiểu biết phần nhiều còn nghèo nàn Do vậy, ở các em vốn

từ còn hạn chế về tư duy hình ảnh, cũng như sự sáng tạo nghệ thuật trong viếtvăn…

2 2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.2.1 Thực trạng vấn đề

Trong những năm gần đây, bản thân tôi nhận thấy phần đa học sinh rấtyếu trong kĩ năng tạo lập văn bản: hành văn lẫn lộn, dùng từ tối nghĩa, câu vănthiếu ý, bố cục chưa rõ ràng Đặc biệt học sinh lớp 6, các em bắt đầu bước vàomôi trường mới còn bỡ ngỡ, rụt rè, nhiều em thiếu tự tin, cách tiếp cận phươngpháp học và làm bài còn rất khó khăn nên những bài làm văn đầu học kì I chấtlượng chưa cao Thực tế đó là điều đáng lo ngại Thực trạng vấn đề này ra sao?

Vì sao học sinh gặp khó khăn trong việc tạo lập văn bản - cụ thể kiểu bài vănmiêu tả cảnh? Cần phải làm gì để nâng cao chất lượng dạy và học văn miêu tảcho học sinh lớp 6 đó là điều mỗi giáo viên đứng lớp đều trăn trở

Thực sự mà nói các em quá quen với việc thực hành viết văn dạng vănbản mẫu và tái tạo văn bản mẫu tương tự ở cấp Tiểu học, cho nên việc sáng tạovăn bản nghệ thuật đối với các em là việc làm vô cùng khó khăn và không cóhứng thú Hơn nữa sự say mê đọc tài liệu văn học của các em học sinh thời nayquả là ít ỏi, hầu như không có, bởi những thông tin hiện đại: hoạt hình, truyệntranh, đặc biệt là những dịch vụ Internet tràn lan cuốn hút bạn nhỏ Điều đóđương nhiên làm nghèo vốn ngôn từ nghệ thuật quý giá của văn học trong mỗitiết học Đặc biệt kết quả môn Ngữ văn bước đầu khảo sát của học sinh lớp 6trong hai năm làm tôi vô cùng buồn và day dứt vì có tới hơn 40% học sinh xếploại học lực yếu, kém

Trang 6

Mặt khác, học sinh Miền núi cũng có những trở ngại nói chung, vì đại đa

số các em thuộc diện dân tộc thiểu số (dân tộc Thái), nói Tiếng Việt còn chưa

rõ, vốn từ vô cùng nghèo nàn, rất hạn chế về ngôn ngữ diễn đạt, kỹ năng kém,thuộc diện hộ nghèo, hộ được cấp ngân sách nhà nước, thậm chí không đủ tiềnmua bộ sách giáo khoa nói gì đến sách tham khảo Hơn nữa, tư duy của các emtrưởng thành chậm vì “ngại” suy nghĩ, tư duy theo đường thẳng….tất cả đều làtrở ngại lớn trên con đường học văn

Ví dụ 1: Tả cảnh nơi em sống: “Nhà em ở rất xa trường, có nhiều đá to,

xung quanh toàn cây là cây Nhà em có chồng lúa gần nhà, rồi cũng có nhiều cây dau rừng thôi vì không biết trồng dau em cũng không thích ăn dau….” (Lò

Văn Thọ)

Ví dụ 2: Tả cảnh trường em vào một buổi sáng đẹp trời: “Buổi sáng

sớm hôm nay em đến trường thật sớm để làm trực nhật thì thấy sân trường cũng

có nhiều bạn cũng đi làm trực nhật Làm xong sớm chúng em dủ nhau đi chơi, nhìn xung quanh trường sạch lắm, có nhiều cây xanh to, cũng có nhiều cây xanh con Trường em mát lắm vì các bạn hay cho cây ăn nước no, các bồn hoa cũng

có nhiều hoa….” (Hà Thị Như)

Vâng! Lỗi chính tả, dùng từ lặp, diễn đạt câu tối nghĩa, dài….Khi ta đọcvăn của các em tôi thấy thương nhiều hơn giận Vì lẽ đó năm học 2016 - 2017,

2017 - 2018 nhà trường phân công tôi giảng dạy môn Ngữ văn lớp 6 Là giáoviên dạy văn tôi luôn lấy cái “tâm” làm đầu, yêu thương học sinh, luôn hiểuhoàn cảnh sống của các em, hiểu tâm lí trẻ thơ Và điều cơ bản truyền thụ chocác em những tri thức, kĩ năng của môn học, luôn tạo cho học sinh niềm say mêhọc tập và yêu thích môn Ngữ văn Bởi hiện nay đa phần học sinh rất “sợ” hoặc

“ngại” học văn, nhất là khi viết bài tạo lập văn bản Chính vì thế, việc rèn luyện

kĩ năng làm văn cho học sinh còn là việc tháo gỡ vướng mắc, xóa đi những mặccảm “sợ”, “ngại” học văn của học sinh đầu cấp

2 2.2 Kết quả, hiệu quả thực trạng trên

Sau hai năm thực hiện khảo sát đối tượng học sinh, tôi đã thu nhận đượckết quả học tập như sau:

Năm Lớp Sĩ

số

SL % SL % SL % SL % SL %2016-

2017 6 35 0 0.0 5 14.3 11 31,3 9

24,

2 10 28,62017-

2018 6 36 0 0.0 6 16,7 10 27.8 12

33

3 8 22,1Qua bảng thống kê trên cho thấy kết quả học văn của học sinh là một vấn

đề đáng được quan tâm Từ những cơ sở trên tôi thiết nghĩ sẽ tìm mọi cách đểnâng cao chất lượng học sinh ở môn Ngữ Văn mà tôi đang phụ trách và tôi quyếtđịnh rèn luyện kĩ năng làm văn miêu tả cảnh cho học sinh lớp 6 ngay đầu nămhọc Đây cũng là một việc làm thiết thực nên làm và thực hiện một cách triệt để

để có hiệu quả tốt nhất trong quá trình giảng dạy

2 3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

Trang 7

2 3.1 Điều tra tập trung khảo sát việc viết đoạn văn, bài văn miêu tả của học sinh lớp 6.

Giáo viên khảo sát việc viết đoạn văn, bài văn miêu tả của học sinh lớp 6

để nắm được thực tế học văn, viết văn của các em

2.3.2 Giảng dạy cung cấp các tri thức về văn miêu tả

Để làm bài văn miêu tả tốt học sinh cần hiểu được những vấn đề sau:

2 3.2.1 Một số vấn đề chung về văn miêu tả

“Văn miêu tả là một trong kiểu văn bản rất quen thuộc và phổ biến trongcuộc sống cũng như trong sáng tạo văn chương: Đây là loại văn bản có tác dụngrất lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, ócquan sát và khả năng nhận xét đánh giá con người Với đặc trưng của mình,những trang miêu tả làm cho tâm hồn con người và trí tuệ người đọc thêmphong phú, giúp cho ta có thể cảm nhận văn học và cuộc sống một cách tinh tế,sâu sắc hơn”

Các dạng bài văn miêu tả ở lớp 6

- Tả cảnh: cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt

- Tả người: tả chân dung và tả người trong một hoạt động cụ thể

2.3.2.2 Một số kĩ năng cần có trong văn miêu tả

- Kĩ năng quan sát, ghi chép

Quan sát kết hợp với ghi chép là một việc làm thường xuyên Nhưngkhông rập khuôn, lúc nào cũng phải làm như lúc nào Đối tượng của văn miêu tảnhững sự vật, sự việc, là thiên nhiên, là con người và cuộc sống của con người

Có thể coi đó là một thế giới hết sức mới lạ đa dạng, phức tạp và sống độngđang diễn ra quanh ta, thay đổi từng ngày, từng giờ Tuy vậy không phải tựnhiên mà ta hiểu và nắm được đặc trưng của từng sự việc, sự vật, con người để

miêu tả đúng bản chất của nó, vì vậy phải quan sát, ghi chép

- Kĩ năng tưởng tượng

Có thể khẳng định rằng, nếu không có kĩ năng tưởng tượng thì bài văn sẽkhông hay được, dù là văn tả thực Làm nghệ thuật nói chung và viết văn nóiriêng không thể chấp nhận kiểu sao chép vào bài văn nói y nguyên những điều

mà quan sát thấy, nếu như vậy thì bức tranh trong bài văn miêu tả sẽ quá trầntrụi, thiếu sức hấp dẫn.Vì vậy, cần tưởng tượng và sáng tạo thêm để bổ sungnhững hình ảnh phù hợp làm cho bức tranh ấy trở nên phong phú và sinh độnghơn

Không có tưởng tượng, chắc chắn nhà văn Tô Hoài không thể xây dựngđược bức tranh phong phú về thế giới loài vật như trong tác phẩm “Dế Mènphiêu lưu kí” Không có tưởng tượng chắc chắn nhà văn Vũ Tú Nam không thểviết được trang văn miêu tả thay đổi kì diệu màu nước trong biển “Biển đẹp”

Có thể nói rằng vai trò của trí tưởng tượng rất có ý nghĩa Nó không chỉ là yếu tốtạo nên sự phong phú cho các hình ảnh trong bức tranh miêu tả mà còn giúp chongười làm văn miêu tả tìm được những từ ngữ và biện pháp nghệ thuật phù hợp

để đoạn văn, bài văn hấp dẫn hơn

Ví dụ: Em hãy miêu tả hàng cây phượng vĩ ở sân trường vào những ngày hè.

Trang 8

Học sinh có thể liên tưởng, tưởng tượng “Hàng phượng vĩ đỏ rực như lửa

cháy gợi nhớ một thời hoa đỏ khát khao và hi vọng” Hay có thể liên tưởng

“Giữa vùng trời mênh mông, giữa đám lá xanh um, những đóa phượng nổi bật

lên, rực lửa kiêu sa dưới ánh nắng hạ, tươi mát, dịu dàng vào những buổi chiều tắt nắng, xinh xắn dễ thương vào những buổi sáng trong trẻo Trên các đầu cành nở bung những chùm hoa như lửa đỏ chói chang Mỗi cánh hoa như cánh bướm bay rập rờn trong gió”.

- Kĩ năng so sánh, nhân hóa

Trong miêu tả người ta thường hay so sánh So sánh là hệ quả của quátrình liên tưởng tưởng tượng Khi quan sát một đối tượng nào đó, hình ảnh củađối tượng ấy (từ màu sắc đến hình dáng, kích thước đến trạng thái) thường gợicho người quan sát nghĩ tới những hình ảnh khác có cùng một nét tương đồngnào đấy Chính sự liên tưởng so sánh này làm cho trang văn miêu tả hay hơn vàđối tượng miêu tả hiện rõ nét hơn, đẹp hơn, hấp dẫn hơn Tuy nhiên khi sử dụng

kĩ năng so sánh giáo viên cần lưu ý cho học sinh là phải biết sáng tạo, biết tìmđiểm mới, điểm riêng Không nên lặp đi lặp lại những hình ảnh so sánh quá cũ,quá sáo mòn

Giáo viên nhận thấy cũng như miêu tả hình ảnh “mặt trời” mà các nhàvăn, nhà thơ cũng đã sử dụng những so sánh khác nhau: Nhà thơ Huy Cận miêu

tả “Mặt trời xuống biển như hòn lửa”, Nguyễn Tuân miêu tả “Mặt trời nhú lêndần dần, rồi lên cho kì hết tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiênnhiên đầy đặn Quả trứng hồng hào, thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâmbạc ” Giáo viên cần lưu ý cho học sinh dù có chọn hình ảnh nào so sánh (ngườivới người, người với vật hay người với cây, với hoa ) cũng chú ý nét tươngđồng

Trong miêu tả người ta hay nhân hóa, điều đó ai cũng biết, nhưng cần chú

ý người ta có thể nhân hóa theo nhiều cách : Nhân hóa để tả bên ngoài “con gàtrống bước đi như một ông tướng” , “nắm lá đầu cành xòe ra như một bàn tay”.Nhân hóa để tả tâm trạng: “dòng sông chảy lặng lờ như đang mãi nhớ về mộtcon đò năm xưa”, “bông hoa chúm chím e lệ như một cô gái khi nghe một chàngtrai vừa khen mình đẹp”

- Kĩ năng nhận xét

Viết văn miêu tả bao giờ người viết cũng để lại dấu ấn chủ quan chomình Dấu ấn chủ quan ấy chính là sự cảm nhận riêng của mỗi cá nhân là cáchbiểu lộ thái độ tình cảm riêng của con người đối với đối tượng miêu tả Nhà vănPháp viết “Một trăm thân cây bạch dương giống nhau cả trăm, một trăm ánh lửagiống nhau cả trăm Mới nhìn tưởng thế, nhưng nhìn kĩ thì cây bạch dương nàocũng khác nhau, ngọn lửa nào cũng khác nhau Trong đời ta gặp bao nhiêungười phải thấy ra mỗi người mỗi khác, không ai giống ai” Không phải chỉ cácnhà văn mà ngay cả học sinh khi làm văn miêu tả cũng ý thức rõ điều này.Chúng ta cần mở rộng thêm nữa: Thiên nhiên và con người xung quanh chúng taluôn ở trạng thái vận động không ngừng, vô cùng hấp dẫn và thú vị Có thể nóirằng, đối tượng miêu tả sẽ xuất hiện và đi vào bài văn tùy thuộc vào thái độ, tìnhcảm tâm trạng cũng như tình huống tiếp xúc của người viết Đây chính là cơ sở

Trang 9

tạo nên dấu ấn chủ quan của người viết trong văn miêu tả Nó đòi hỏi người viếtphải bộc lộ những lời nhận xét, những suy nghĩ, những cảm nhận riêng về đốitượng miêu tả bằng những lời bình, những câu cảm thán, những hình ảnh sosánh, liên tưởng, tưởng tượng.

Ví dụ: “Ôi! Biển Sầm Sơn thật là đẹp, một cảnh đẹp mà thiên nhiên ban

tặng cho con người” Hay có nhà văn khi miêu tả trăng, sao lại được tưởngtượng so sánh và cảm nhận “Trăng là cái liềm vàng giữa cánh đồng sao Trăng

là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời ”

Có được những lời văn miêu tả sống động và mới mẻ ấy chính là nhờ vào

kĩ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét của người viết

2 3.3 Học sinh nắm phương pháp tả cảnh

Muốn tả cảnh học sinh cần phải:

- Xác định được đối tượng miêu tả

Đối tượng này thường là những cảnh vật gần gũi, những danh lam thắngcảnh, những di tích lịch sử, cũng có thể là những cảnh sinh hoạt thường diễn raxung quanh chúng ta Bởi vậy khi tả cần phải định rõ đối tượng tả cảnh là phongcảnh thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt của con người để việc miêu tả được chínhxác, tập trung

- Quan sát, lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu

Mỗi cảnh dù đó là cảnh thiên nhiên hay cảnh sinh hoạt đều có những nétriêng Bởi vậy việc quan sát, lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu của đối tượng làhết sức cần thiết Chỉ khi chọn tả những nét đặc trưng của cảnh thì cảnh hiện lênmới đúng là nó mà không phải là cảnh khác Lúc đó việc miêu tả mới giúp chongười đọc, người nghe hình dung một cách dễ dàng, cụ thể về cảnh được miêu tả

và không nhầm lẫn cảnh đó với cảnh khác

Đối với học sinh lớp 6, các em đang quen với lối tư duy trực quan ở Tiểuhọc Vì thế, giáo viên cần vận dụng máy chiếu vào các tiết dạy văn tả cảnh đểminh họa những hình ảnh tiêu biểu về các đối tượng miêu tả Từ đó, kích thích

sự tư duy cũng như tinh thần ham học văn miêu tả của các em

Ví dụ: Tả cảnh quê em vào mùa gặt hái Sau khi yêu cầu các em lựa

chọn các hình ảnh tiêu biểu (theo tưởng tượng của các em), giáo viên có thểchiếu minh họa một vài hình ảnh tiêu biểu như sau:

Trang 10

Hoặc khi miêu tả hình ảnh một đầm sen quê em Giáo viên có thể minh

họa một vài hình ảnh nổi bật để định hướng cho các em khi lựa chọn hình ảnhcho bài làm như sau:

Trang 11

- Trình bày những điều quan sát theo trình tự hợp lí

Có thể miêu tả theo cách từ xa đến gần, từ ngoài vào trong hoặc ngược lại.Đây là miêu tả theo sự thay đổi về không gian Học sinh cũng có thể trình bàylần lượt theo trình tự thời gian Cái gì thấy trước, xuất hiện trước sẽ được nóitrước, cái gì thấy sau, xuất hiện sau sẽ được nói sau Hay cũng có thể trình bàytheo từng đặc điểm nổi bật của cảnh Đặc điểm nào tiêu biểu nhất sẽ được nóitrước, còn đặc điểm nào không tiêu biểu thì nói sau Việc chọn cách trình bàynào là hợp lí tùy thuộc vào từng đối tượng cụ thể

Ví dụ: Khi tả cảnh đầm sen quê em, học sinh có thể tả theo trình tự từ xa

đến gần, từ cảnh bao quát chung cả đầm sen đến tả cụ thể về đặc điểm lá sen,hoa sen, nụ sen, Hay kết hợp tả theo trình tự thời gian, từ buổi sáng tinh mơ,khi hạt sương còn đọng trên lá đến khi mặt trời lên, soi tỏ muôn nơi

2 3.4 Giáo viên hướng dẫn cho học sinh lập dàn ý

Bài văn tả cảnh thường có bố cục ba phần:

* Phần mở bài: Làm nhiệm vụ giới thiệu cảnh được tả Có thể mở bài

theo lối giới thiệu trực tiếp hoặc cũng có thể mở bài theo lối gián tiếp

* Phần thân bài: Tập trung tả chi tiết từng cảnh theo một trình tự được

lựa chọn, có thể tả theo:

Trang 12

+ Trật tự không gian.

+ Trật tự thời gian

+ Đặc điểm của cảnh

* Phần kết bài Phát biểu cảm nghĩ về cảnh được tả.

Trong quá trình giảng dạy tôi nhận thấy học sinh khi tạo lập văn bản ởbất cứ kiểu loại nào cũng đều bỏ qua lập dàn ý, các em cứ nghĩ gì viết nấy nên

có nhiều bài văn ý lộn xộn Đặc biệt văn miêu tả các em diễn đạt lộn xộn giữacác cảnh Chính vì thế trong quá trình giảng dạy, tôi luôn hướng dẫn học sinhlập dàn ý một cách triệt để, để học sinh có thói quen trước khi các em viết bài.Lập dàn ý là khâu rất quan trọng để bài văn giữa các ý rõ ràng, mạch lạc

2.3.5 Rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả

2.3.5.1 Rèn cách dùng từ ngữ, hình ảnh

Muốn làm nổi bật hình ảnh của đối tượng thì phải chú ý nhiều tới hệthống từ tượng hình (tả màu sắc, hình dáng, trạng thái) Muốn làm nổi bật khôngkhí của cảnh thì dùng hệ thống từ tượng thanh (mô phỏng các tiếng động)

Ví dụ: Tả cảnh sóng biển có nhiều từ ngữ gợi hình, gợi thanh: Cuồn

cuộn, nhấp nhô, lăn tăn, rì rầm nhưng không phải lúc nào sóng cũng dùng đượctất cả các từ ấy mà phải sử dụng cho phù hợp như: Sóng biển lúc trời động dùng

từ “cuồn cuộn”, tiếng sóng biển trong đêm nghe xa dùng từ “rì rầm” Hay tả câycối giáo viên có thể định hướng cho học sinh chọn những từ ngữ chỉ màu xanhkhác nhau: Xanh non , xanh rì, xanh um Nhưng khi đi vào thực tế mỗi loại cây

sẽ có một màu xanh riêng không lẫn lộn: cây cối trong rừng rậm thì dùng từ

“xanh rì”, “xanh tốt” Cây lúa đang thì con gái dùng từ “xanh mơn mởn”, “xanhrờn” Ngay cả âm thanh cũng khác nhau: Tiếng gió thổi, tiếng chim hót, tiếngmưa rào, giáo viên định hướng để học sinh xác định âm thanh để sử dụng từ ngữphù hợp

Bên cạnh việc lựa chọn từ ngữ, vấn đề tạo hình ảnh trong văn bản miêu tảcũng không kém phần quan trọng Việc tạo hình ảnh miêu tả thực hiện bằngnhiều cách : hoặc bằng từ ngữ tượng hình, hoặc bằng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ ,nhân hóa, nhưng phải đúng chỗ, đúng lúc, hợp văn cảnh

Ví dụ: Tả cảnh đêm trăng ở quê em Học sinh có thể tạo hình ảnh như

sau:

“Từ phía chân trời, bóng trăng lấp ló tỏa ánh sáng non nớt , từ từ nhô lên

mái nhà và các khóm cây Trăng tròn như cái đĩa, to, sáng Càng lên cao trăng như quả bóng treo lơ lửng trên bầu trời, tỏa ánh sáng dìu dịu như xóa mờ bóng đêm Ánh trăng len lỏi qua các vòm cây, kẽ lá, rọi xuống tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp”.

2.3.5.2 Rèn cách tìm ý cho bài văn tả cảnh

Khi học sinh đã xác định đúng yêu cầu của đề, xác định chính xác đốitượng miêu tả nhưng chắc chắn chưa thể định hình được hướng đi cho bài viết

Để giúp học sinh định hình được hướng đi của bài viết văn miêu tả cảnh tôi đãhướng dẫn học sinh bước tìm ý cho bài văn tả cảnh :

- Nhất nhất phải theo một trình tự: Tìm ý bao quát không gian của cảnhchung sẽ tả, sau đó cụ thể sẽ có những cảnh nào? Cảnh như thế nào?

Ngày đăng: 20/11/2019, 10:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w