Giáo án lí9 - Tổ tự nhiên I Tuần: 27 Tiết: 51 KIỂM TRA 1TIẾT Ngày soạn: 7/3/09 A / PHẠM VI KIỂM TRA :Từ bài 33 45. B/ MỤC TIÊU KIỂM TRA : - Dòng điện xoay chiều xuất hiện trong cuộn dây dẫn kín trong trường hợp nào? - Máy phát điện xoay chiều có cấu tạo và nguyên tắc hoạt động như thế nào? - Để đo DĐXC ta dùng dụng cụ nào? - Nêu được công suất điện hao phí trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương của điện áp hiệu dụng đặt vào hai đầu đường dây. - Giải thích được vì sao có sựhao phí điện năng trên dây tải điện. - Nêu được công dụng của MBT, vận dụng được công thức: 2 1 U U = 2 1 n n . - Mô tả được hiện tượng khúc xạ ánh sáng trong trường hợp ánh sáng truyền từ không khí sang nước và ngược lại . - Mô tả được đường truyền của các tia sáng đặc biệt qua TKHT, TKPK. - Nêu được cách dựng ảnh cuả vật qua TKHT,TKPK biết cách tính chiều cao của ảnh qua TKHT, TKPK và khoảng cách từ ảnh đến thấu kính. C/ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: Nội dung Các cấp độ tư duy Tổng cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng 1 Vận dụng 2 Dòng điện xoay chiều C1(1đ) C2( 1đ) 2C(2đ) 6,6% Máy phát điện xoay chiều, các tác dụng của dòng điện XC C3(1đ) C4(1đ) C5(1đ) C6(1đ). C7(1đ) 5 C(5đ) 16,7% Truyền tải điện năng đi xa C9(1đ) C8(1đ) C21b( 2,5đ ) 3C(4,5đ) 15% Máy biến thế C10(1đ) C11(1đ) C21a(2,5) 3C(4,5đ) 15% Hiện tượng khúc xạ ánh sáng, quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ C14(1đ) C12(1đ) C13(1đ) C22a(2đ) C22b(3đ) 5C( 8đ) 26,7% Thấu kính hội tụ. Ảnh của vật tạo bởi TKHT C16(1đ) C15(1đ) C17(1đ) 3C(3đ) 10% Thấu kính phân kì. Ảnh của vật tạo bởi TKPK C18( 1đ) C19(1đ) C20(1đ) 3C(3đ) 10% Tổng (8đ, 26,7%) (9đ, 30%) (2đ, 6,6%) (10đ, 33,3%) (30đ,100% ) D/ NỘI DUNG ĐỀ: Phần I:Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng Hồ Thị Mỹ Hoà- Trường T.H.C.S Trần Quý Cáp- Năm học: 2008- 2009 Giáo án lí9 - Tổ tự nhiên I Câu 1: Dòng điện xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín trong trường hợp nào dưới đây? A. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây là lớn. B. Khi số đường sức từ xuyênqua tiết diện S của cuộn dây không đổi. C. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên D. Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây nhỏ. Câu 2 : Dòng điện xoay chiều là dòng điện: A. Đổi chiều liên tục không theo chu kì B. Lúc thì có chiều này lúc thì có chiều kia. C. Là dòng điện luân phiên đổi chiều liên tục theo chu kì. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 3: Máy phát điện xoay chiều buộc bắt buộc phải có các bộ phận chính nào. A. Nam châm vĩnh cửu và sợi dây dẫn nối hai cực nam châm. B. Nam châm điện và sợi dây dẫn nối hai cực nam châm điện. C. Cuộn dây dẫn và nam châm. D. Cuộn dây dẫn và lõi sắt. Câu 4: nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều dựa và hiện tượng: A. Hưởng ứng điện B. Cảm ứng điện từ. C. Tự cảm D. Cả A, B, C đều đúng . Câu 5: Trong máy phát điện xoay chiều ; A. Phần quay là stato, phần đứng yên là rôto. B. Không dây là rôto và nam châm là stato. C. Tuỳ từng trường hợp, khung dây và nam châm có thể là stato hoặc là rôto. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 6: Có thể dùng Ampe kế một chiều để đo dòng điện xoay chiều được không? A. Được, chỉ cần mắc nối tiếp với mạch cần đo là đủ. B. Được chỉ cần mắc song song với mạch cần đo là đủ. C. Không được, vì dòng điện xoay chiều đổi chiều quá nhanh nên Ampe kế không thể đo được D. Cả A, B, C đều sai. Câu 7: Dùng Ampe kế có kí hiệu AC (~) ta có thể đo được: A. Giá trị không đổi của dòng điện một chiều. B. Giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều. C. Giá trị nhỏ nhất của dòng điện xoay chiều. D. Giá trị cực đại của dòng điện xoay chiều. C âu 8 : Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây dẫn tăng lên gấp đôi thì công suất hao phí vì toả nhiệt trên dây sẽ là A. tăng 4 lần. B. Tăng 2 lần C. Giảm 4 lần D. Giảm 2 lần Câu 9: Khi tải điện năng đi xa , điện năng hao phí trên đường dây tải điện chủ yếu là do: A. Tác dụng từ của dòng điện; B. Tác dụng hoá học của dòng điện. C. Hiện tượng toả nhiệt trên đường dây; D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 10: Máy biến thế dùng để . A. Giữ cho hiệu điện thế ổn định, không đổi. B.Giữ cho cường độ dòng điện ổn định không đổi C. Làm tăng hoặc giảm cường độ dòng điện. D. Làm tăng hoặc giảm hiệu điện thế. Câu 11: Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 500 vòng dây, muốn tăng hiệu điện thế lên 4 lần thì cuộn thứ cấp phải quấn bao nhiêu vòng? Hồ Thị Mỹ Hoà- Trường T.H.C.S Trần Quý Cáp- Năm học: 2008- 2009 Giáo án lí9 - Tổ tự nhiên I A. 125 vòng; B. 2000 vòng; C. 1500 vòng; D. 1750 vòng. Câu 12: Nhìn một vật dưới nước dường như ta thấy vật gần hơn thực tế vì: A. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ nên thấy ảnh của vật được nâng lên so với vật . B. Góc tới lớn hơn góc khúc xạ nên thấy ảnh của vật được nâng lên so với vật. C. Góc tới bằng góc khúc xạ nên thấy ảnh của vật được nâng lên so với vật. D. Góc tới xấp x ỉ góc khúc xạ nên thấy ảnh của vật được nâng lên so với vật Câu 13: Trường hợp nào tia tới và tia khúc xạ trùng nhau ? A. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ . B. Góc tới lớn hơn góc khúc xạ . B. Góc tới bằng góc khúc xạ . D. Góc tới bằng không. Câu 14: Khi tia sáng truyền từ không khí tới mặt phân cách giữa không khí và nước thì có thể xảy ra trường hợp nào dưới đây ? A. Chỉ có thể xảy ra hiện tượng khúc xạ ; B. Chỉ có thể xảy ra hiện t ượng phản xạ. C. Có thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ. D. Không th ể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ Câu 15: Chùm tia sáng đi qua thấu kính hội tụ tuân theo định luật nào dưới đây? A. Định luật tán xạ ánh sáng. B. Định luật khúc xạ ánh sáng. C. Định luật phản xạ ánh sáng. D. Định luật truyền thẳng ánh sáng. Câu 16: Tia tới qua tiêu điểm của thấu kính hội tụ cho tia ló: A. Tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia ló. B. Có đường kéo dài đi qua tiêu điểm. C.Đi qua điểm giữa quang tâm và tiêu điểm D.Song song với trục chính Câu 17: Vât sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của 1 thấu kính hội tụ có tiêu cự f=16cm.Có thể quan sát được ảnh ảo tạo bởi thấu kính này khi đặt vật cách thấu kính: A. 8cm; B. 16cm; C. 24cm: D. 32cm. Câu 18: Chiếu một chùm tia sáng song song với trục chính của thấu kính phân kì thì chùm tia ló có tính chất gì? A. Chùm tia ló hội tụ. B. Chùm tia ló song song . C. Chùm tia ló phan kì. D. Cả A, B, C đều sai. Câu 19: Tính chất giống nhau của ảnh ảo tạo bởi thấu kính hội tụ và thấu kính phân kì là: A. Lớn hơn vật. B. Nhỏ hơn vật . C. Cùng chiều với vật. D. Ngược chiều với vật. Câu 20: Vật sáng đặt trước thấu kính phân kì sẽ cho ảnh như thế nào? A. Ảnh ảo, ngược chiều, nhỏ hơn vật. B. Ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật . C. Ảnh thật, cùng chiều, nhỏ hơn vật . D. Ảnh thật, cùng chiều, lớn hơn vật. Phần II: Câu 21: Ở đầu đường dây tải điện đặt một máy tăng thế với các cuộn dây có số vòng 500 vòng và 11000 vòng. Hiệu điện thế đặt vào cuộn sơ cấp của máy tăng thế là 1000 vòng, công suất điện tải đi là 110.000 W. a/ Tính hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp của máy tăng thế. b/ Tính công suất hao phí trên đường dây tải điện , biết rằng điện trở tổng cộng của đường dây này là 100 Ω . Câu 22: Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự f= 24cm . Điểm A nằm trên trục chính cách thấu kính 1 đoạn 48cm. a/ Hãy dựng ảnh A ’ B ’ của AB b/ Vận dụng kiến thức hình học, hãy tính khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và chiều cao của ảnh , biết chiều cao của vật 2cm. Hồ Thị Mỹ Hoà- Trường T.H.C.S Trần Quý Cáp- Năm học: 2008- 2009 Giáo án lí9 - Tổ tự nhiên I E Đáp án và biểu điểm: 1. Đáp án: Phần I: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 C C C B C C B C C D B B D C B D A C C B Ph ần II: Câu 21: a/ Hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp của máy biến thế . 2 1 U U = 2 1 n n => U 2 = U1 n 2 / n 1 = 1000. 11000/ 500= 22000V = 22(KV) b/ Công suất hao phí trên đường dây tải điện p hp =R 2 2 U P = 100( 3 4 10.22 10.11 ) 2 = 2500W Câu 22: a/ Nêu được cách dựng ảnh. b/ Xét tam giác ABF~ tam giác OHF. Lập tỉ đồng dạng tính được A ’ B ’ =OH = 2cm. xét tam giác OIF ’ ~ tam giác A ’ B ’ F ’ . Lập tỉ đồng dạng tính được OA ’ = 48cm. 2. Biểu điểm: Phần I: 20 điểm. Mỗi câu đúng 1đ Phần II: 10đ . Câu 21: a/ Tính đúng U 2 = 22000V = 22KV ( 2,5đ) b/ tính được P hp = 2500W ( 2,5đ) Câu 22 : a/ Trình bày đúng cách dựng ảnh (2đ). b/ Tính đúng : A ’ B ’ = 2cm (2,5đ) OA ’ = 48cm (2,5đ). Lấy tổng số điểm chia cho 3. Nếu số lẻ nhỏ hơn 0,5 thì lấy tròn 0,5. Nếu số lẻ lớn hơn 0,5 thì lấy tròn là 1. ********************************* Hồ Thị Mỹ Hoà- Trường T.H.C.S Trần Quý Cáp- Năm học: 2008- 2009 . Năm học: 2008- 20 09 Giáo án lí 9 - Tổ tự nhiên I E Đáp án và biểu điểm: 1. Đáp án: Phần I: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 C C C B C C. C3 (1 ) C4 (1 ) C5 (1 ) C6 (1 ). C7 (1 ) 5 C(5đ) 16 ,7% Truyền tải điện năng đi xa C9 (1 ) C8 (1 ) C21b( 2,5đ ) 3C(4,5đ) 15 % Máy biến thế C10 (1 ) C 11( 1đ) C21a(2,5)