Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 158 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
158
Dung lượng
11,37 MB
Nội dung
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ VĂN ẤT KHẢO CỨU HOÀNG LÊ CẢNH HƯNG BẢN ĐỒ TỪ GÓC NHÌN VĂN BẢN HỌC VÀ DIÊN CÁCH ĐỊA DANH Ngành : HÁN NÔM Mã số: 8.22.01.04 LUẬN VĂN THẠC SĨ HÁN NÔM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS Nguyễn Tuấn Cường HÀ NỘI – 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: - Luận văn Thạc sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học, chưa từng được công bố trong các công trình của ai khác - Luận văn đã tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc, cầu thị - Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khác đã được tiếp thu, bình luận và đánh giá khách quan, có dẫn nguồn cụ thể Tác giả Luận văn LỜI CÁM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng tri ân tới TS Nguyễn Tuấn Cường (Viện Nghiên cứu Hán Nôm), thầy hướng dẫn khoa học của tôi đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo không chỉ trong giới hạn nghiên cứu đề tài luận văn mà còn trong nhiều vấn đề khoa học khác Tôi xin gửi lời cám ơn tới PGS Trịnh Khắc Mạnh (Viện Nghiên cứu Hán Nôm), TS Trần Trọng Dương (Viện Nghiên cứu Hán Nôm), Th.s NCS Phan Đăng Thuận (Viện Sử Học), Th.s Dương Văn Hà (Viện Trần Nhân Tông), NCS Nguyễn Thụy Đan (Đại học Columbia – Mỹ) đã giúp đỡ tôi rất nhiều để tôi hoàn thành luận văn Thạc sĩ Luận văn này là phép cộng thời gian mà tôi dành cho gia đình, bạn bè, đặc biệt là người bạn của tôi Nhân đây tôi cũng gửi lời cám ơn tới mọi người đã luôn tạo điều kiện cũng như động viên tôi hoàn thành luận văn này MỤC LỤC MỞ ĐẦU 6 CHƯƠNG 1: Một số vấn đề về lịch sử nghiên cứu bản đồ cổ Việt Nam .10 1.1 Lý thuyết bản đồ 11 1.2 Nghiên cứu lịch sử bản đồ học Việt Nam 14 1.3 Thư mục học về bản đồ cổ Việt Nam 15 1.4 Khảo cứu văn bản bản đồ 17 1.4.1 Bản đồ Thăng Long 17 1.4.2 Bản đồ Hoàng Sa 18 1.4.3 Các bản đồ khác 22 1.5 Công trình phiên dịch và giới thiệu 27 Tiểu kết chương 1 29 CHƯƠNG 2: Các vấn đề văn bản học Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ 31 2.1 Đôi nét về văn bản Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ 31 2.2 Tên gọi văn bản 33 2.3 Tác giả bản đồ 34 2.4 Niên đại văn bản 35 Tiểu kết chương 2 46 CHƯƠNG 3: Diên cách địa danh qua đối chiếu Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ với một số bản đồ khác 48 3.1 Địa lý học lịch sử và địa danh học lịch sử 48 3.1.1 Địa lý học lịch sử 48 3.1.2 Địa danh học lịch sử 49 3.2 Nghiên cứu địa danh học lịch sử qua so sánh bản đồ 50 a Phần Thượng văn 58 b Phần Hạ đồ 63 Tiểu kết chương 3 70 KẾT LUẬN 72 Danh mục tài liệu trích dẫn 75 Phụ Lục 85 Pục lục 1: Bảng quy đổi địa danh lộ trình đường bộ 86 Phụ lục 2: Bảng quy đổi địa danh nhật trình đường thủy 89 Phụ lục 3: Bảng thống kê mật độ phân bố địa danh 90 Phụ lục 4: Bảng thống kê nội dung phân bố địa danh 98 Phụ lục 5: Bản dịch Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ 105 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 ANQĐ: An Nam quốc đồ 2 ANĐQHĐ: An Nam đại quốc họa đồ 3 ĐNNTC: Đại Nam nhất thống chí 4 GNNBNĐ: Giáp Ngọ niên bình Nam đồ 5 HĐBĐ: Hồng Đức bản đồ 6 HLCHBĐ: Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ 7 QTĐST: Quảng Thuận đạo sử tập 8 TTTNTCLĐT: Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư 9 TNTCLĐT: Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Bản đồ là phương tiện mà qua đó, người ta căn cứ theo một số nguyên tắc toán học nhất định, vận dụng các hệ thống ký hiệu, lấy hình thức vẽ và chữ số để biểu thị các hiện tượng tự nhiên và xã hội về mặt phân bố không gian 1 Nghiên cứu bản đồ cổ ở Việt Nam vốn không phải là một lĩnh vực thu hút nhiều sự quan tâm, nhưng trong khoảng chục năm trở lại đây, do nhu cầu phục vụ việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải quốc gia, công tác nghiên cứu bản đồ cổ đã dần khởi sắc, ngày càng được học giới quan tâm nhiều hơn 2 Gần đây chúng tôi may mắn tiếp cận một văn bản Hán Nôm bằng giấy dó, có 3 nhan đề Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ 皇皇皇皇皇皇 (HLCHBĐ) mới được chúng tôi sao chụp từ thư viện Đại học Keio, Tokyo, Nhật Bản Tên sách này không thấy xuất hiện trong kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm, hay bất cứ kho sách khác trong 4 nước Văn bản này hiện nay mới được giới thiệu sơ bộ và khai thác phần bản đồ liên quan đến quần đảo Hoàng Sa, chứ chưa nghiên cứu toàn diện 5 HLCHBĐ tuy là một bản đồ nhật trình chép lại thời Nguyễn nhưng nội dung truyền tải lại ở thế kỷ 17 Đây là tập bản đồ mô tả đường đi từ thành Thăng Long tới khu vực Chiêm Thành xưa, ghi chép về trạm dịch, cầu cống, thành trì, chiến lũy, cửa biển, đơn vị hành chính cùng đặc trưng của từng khu vực… Với nội dung như vậy, đây là một văn bản có giá trị nghiên cứu về nhiều mặt: chính trị, quân sự, diên 1 “ 皇皇皇皇皇皇皇皇皇皇皇皇皇皇皇皇皇皇皇皇皇皇皇皇皇皇皇皇皇皇皇皇皇皇皇皇皇皇皇皇皇皇皇皇皇” [94, tr.1] Xin lưu ý một điều về nguồn gốc văn bản Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ, là do thầy hướng dẫn của tôi, tức là TS Nguyễn Tuấn Cường nhân chuyến công tác tại Nhật Bản mà thu thập 3 Sách thuộc Tư Đạo văn khố 皇皇皇皇 (Shido Bunko), Đại học Keio (Tokyo, Nhật Bản) Về Tư Đạo văn khố, xem thêm, [47, tr 761 – 771] 4 Chúng tôi có tra cứu một số tư liệu, như: [45tr 38], [46, tr.63 - 77], [18, tr 317 – 384], [ 44, tr 148 – 159], [109, tr 478 – 508] Tuy nhiên, không có bất cứ thông tin gì về văn bản này 5 “Một hình thức quan trọng của bản đồ thời Lê là các tập nhật trình (nhật ký đi đường) nó thường vẽ lại, miêu tả các tuyến đường từ Kinh Đô tới các vị trí bên trong hoặc bên ngoài đường biên giới Việt phía Bắc – Nam Loại bản đồ này bắt đầu với chiến dịch chinh phạt Chiêm Thành năm 1471 của Lê Thánh Tông” [109, tr.490] 2 cách địa danh hành chính, địa danh cửa biển, cho tới đặc trưng vùng miền và khu vực Hơn nữa, có thể xem đây là một tài liệu đáng tin cậy để so sánh đối chiếu với những nhật trình đồng đại và lịch đại, như: Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư 皇皇皇皇皇皇皇 (TNTCLĐT), Giáp Ngọ niên bình Nam đồ 皇皇皇皇皇皇 (GNNBNĐ), Quảng Thuận đạo sử tập 皇皇皇皇皇 (QTĐST)… trên nhiều phương diện: phương pháp vẽ, đặc trưng bản đồ, nội dung truyền tải… Vì vậy, khi thực hiện đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Hán Nôm, tôi mong muốn thực hiện đề tài nghiên cứu về HLCHBĐ.Tuy nhiên, sau một quá trình tìm hiểu, tôi nhận thấy tập bản đồ ẩn chứa nhiều góc độ và khả năng nghiên cứu mà có thể tôi chưa trình bày hết trong khuôn khổ một luận văn Thạc sĩ Cho nên, tôi lựa chọn đề tài “Khảo cứu HLCHBĐ từ góc độ văn bản học và diên cách địa danh” để có cơ hội giới thiệu, phiên dịch, và nghiên cứu một số phương diện của tập bản đồ Những vấn đề còn lại, hi vọng tôi sẽ tiếp tục có cơ hội tìm hiểu ở những công trình khác 2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hiện tại, HLCHBĐ đã được giới thiệu sơ bộ và khai thác phần bản đồ liên quan đến quần đảo Hoàng Sa trong một đề tài nghiên cứu cấp Bộ của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, do TS Nguyễn Tuấn Cường chủ trì, TS Trần Trọng Dương làm thư kí, nghiệm thu năm 2017 Tuy nhiên, hai tác giả trên chưa tiến hành giới thiệu tổng thể và nghiên cứu sâu về toàn bộ cuốn sách 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn đặt ra một số mục tiêu sau: - Trình bày tóm lược một số vấn đề về lịch sử nghiên cứu bản đồ cổ Việt Nam Đây là nền tảng tri thức quan trọng, tạo tiền đề cho công trình nghiên cứu của tác giả - Xử lý các vấn đề văn bản học của HLCHBĐ - Nghiên cứu về diên cách địa danh học lịch sử thông qua so sánh HLCHBĐ với một số bản đồ cổ khác, từ đó đánh giá mối quan hệ tham khảo qua lại giữa những người vẽ các tấm bản đồ ấy - Phiên dịch toàn bộ nội dung văn tự trong HLCHBĐ 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là văn bản HLCHBĐ, hiện được lưu trữ tại Tư Đạo văn khố, Đại học Keio, Tokyo, Nhật Bản 4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu được tập trung vào góc độ văn bản học và diên cách địa danh thông qua việc đối chiếu HLCHBĐ với một số bộ bản đồ cổ khác 5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây: Phương pháp văn bản học: để giám định niên đại, xác định giá trị thời điểm sao chép văn bản Phương pháp ngữ văn học: phiên âm, dịch nghĩa, chú thích văn bản HLCHBĐ Phương pháp địa danh học lịch sử, nhằm tìm hiểu diên cách địa danh qua một số bản đồ khác Phương pháp điền dã, nhằm bổ sung, đánh giá, đối chiếu địa danh học lịch sử Ngoài ra luận văn còn dùng các thao tác chung trong nghiên cứu khoa học: mô tả, phân tích, thống kê, so sánh… 6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn HLCHBĐ là một bản đồ nhật trình từ Thăng Long cho tới Chiêm Thành Với nội dung truyền tải là tư liệu thế kỷ XVII - XVIII từ dịch trạm, đường xá, cầu cống, hành chính Cho nên việc nghiên cứu HLCHBĐ chính là nghiên cứu đa phương diện, như: văn hóa, chính trị, lịch sử, tư tưởng… 7 Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề về lịch sử nghiên cứu bản đồ cổ Việt Nam Ở chương này, nêu ra một số vấn đề nghiên cứu bản đồ cổ Việt Nam, từ đó nhận xét và đánh giá những thành tựu đạt được nghiên cứu bản đồ Việt Nam Chương 2: Các vấn đề văn bản học Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ Chương này bàn về các vấn đề văn bản học của văn bản, như: tên gọi văn bản, tác giả và niên đại văn bản Chương 3: Diên cách địa danh qua đối chiếu Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ với một số bản đồ khác Chương này trình bày về địa danh học Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ và nghiên cứu diên cách địa danh học lịch sử qua trường hợp nghiên cứu diên cách địa danh cửa biển [15a] 1.Cầu Lửa; 2 Chợ Vạn Phân; 3 Quán Sô; 4 Cửa Kênh Luyện; 5 Núi Mi 133 [15b] 1.Chợ Mới; 2 Quán [Bổng]; 3 Cầu Mỹ; 4 Phân Mộc; 5 Cầu Tre; 6 Quán Lò; 7 Quán Ngang; 8 Hàng Cơm Mãi; 9 Nghỉ ngày thứ 12; 10 Đò Dao; 11 Lồng 34 Cốc; 12 Cửa Kênh Luyện; 13 Cầu Nhĩ; 14 Cửa Hiền 134 [16a] 1.Kênh Duềnh; 2 Cầu La Nham; 3 Cầu La Hoàng; 4 Chợ Mô Ố; 5 Nghỉ ngày thứ 13 tại Cầu Cấm; 6 Quán Mây; 7 Cửa Xá 135 [16b] 1.Chợ Đông Hương; 2 Cửa Kênh [Chênh]; 3 Xã Hương Miện; 4 Chợ Vạn; 5 Lồng Gió; 6 Ngã Ba Đông Hương; 7 Quán Trăm Trá; 8 Lồng Bể; 9 Lồng Thủy; 10 Kênh nhỏ Thủy Hạc; 11 Huyện Chân Phúc; 12 Hồ Non; 13 Cầu Y; 14 Kênh Cay; 15 Núi Dũng Quyết 136 [17a] 1.Chỗ ở; 2 Huyện Nam Đường; 3 Ngã ba lên Nam Đường; 4 Cầu Đức; 5 Núi Đao; 6; Quán; 7 Huyện Hưng Nguyên 137 [17b] 1.Núi Yên Ngựa; 2 Chợ Vĩnh; 3 Cầu Mang; 4 Cửa Thiêm Thống; 5 Ngã Ba Phủ; 6 Đò Cô Độc; 7 Đò Phù Thạch; 8 Hải Nhai; 9 Bãi Phúc 138 [18a] 1.Ngũ ….; 2 Nghỉ ngày thứ 14 tại Chợ Lỗ; 3 Chợ Hạ; 4 Ngã Ba Khắc; 5 Núi Cô Độc; 6 Huyện La Sơn; 7 Cầu Minh; 8 Chợ Cầu Minh; 9 Ngã Ba Minh; 10 Kênh Bạt Tập 139 [18b] 1.Ngã Ba Cây; 2 Cầu Quảng Khuyến; 3 Huyện Nghi Xuân; 4 Núi Mê; 5 Huyện Thiên Lộc; 6 Nghỉ ngày thứ 15 ở Cầu Sản; 7 Cửa Nhân Luật; 8 Bãi; 9 Núi Sản; 10 Quán Sản; 11 Quán Phòng; 12 Núi Chợ; 13 Núi Nam Giới; 14 Quán Nhà; 15 Cầu Nhà; 16 Ngã Ba Kì 140 [19a] 1.Cầu Triển; 2 Chợ; 3 Huyện Thạch Hà; 4 Nghỉ ngày thứ 16 tại quán Cày; 5 Cầu Nại; 6 Quán Nại; 7 Nghỉ ngày thứ 16; 8 Huyện Luống Thành 141 [19b] 1.Kênh Khố; 2 Quán Khố; 3 Thiên Cầm; 4 Quán Na; 5 Quán Hội; 6 Chợ Thượng Cát 142 [20a] 1.Nghỉ ngày thứ 17 ở quán Thi; 2 Cầu Thi; 3 Chợ Hội; 4 Kỳ La; 5 Nghỉ ngày thứ 17; 6 Cửa Nhượng Bạn; 7 Chợ Mới; 8 Cầu Mi; 9 Chợ Lương; 10 Huyện Kỳ Hoa; 11 Quán Quyền; 12 Chỗ nước và đất đều tốt; 13 Ngã Ba Liên Vị 143 [20b] 1.Khe Nhỏ; 2 Chợ Lạc; 3 Khe Nhỏ; 4 Kênh Lạc; 5 Núi Lạc; 6 Khe Nhỏ; 7 Cầu Dĩ; 8 Nghỉ ngày thứ 18 tại quán Hạ; 9 Khe nhỏ Sơn Cước; 10 Đường Lễ Voi; 11 Nghỉ ngày thứ 18 tại Cầu Tiệm; 12 Núi Tiệm; 13 Quán Tiệm 144 [21a] 1.Quán Mi; 2 Cầu Kì Chu; 3 Đò Ích; 4 Khe Khỉ; 5 Đò Chào; 6 Khe Tre; 7 Quán Dòng; 1 Vũng Linh; 2 Núi Ngựa Tải; 3 Quán Tòng; 4 Dinh Đồn; 5 Nghỉ ngày thứ 19; 6 Tuần Tiếp; 7 Cửa Kênh Hạ; 8 Chợ Mới; 9 Nghỉ ngày thứ 19; 10 Dinh Sãi; 11 Chợ Cầu; 12 Núi Đông; 13 Kênh Thủy; 14 Kênh Hạ; 15 Cầu Trí 145 [22a] 1.Khe Sài Nữ; 2 Chân núi; 3 Đường Chính; 4 Khe Lao Mễ; 5 Núi Chiểu; 6 Núi đất Hỏa Hiệu; 7 Hỏa hiệu; 8 Suối; 9 Núi Cao Vọng; 10 Lũy Ba Cột; 11 Núi Sườn Khỉ; 12 Núi Đất; 13 Vũng Áng; 14 Lũy Đèo Bọt; 15 Hoành Sơn; 16 Ao Bạch 146 [22b] 1.Lũy Lồng Gió; 2 Nghỉ ngày thứ 20; 3 Núi Hỏa Hiệu; 4 Lũy Mũi Dao; 5 Khe Gạo; 6 Tuần Dinh Quai; 7 Lũy Con Bò; 8 Lũy Suối; 9 Vực; 10 Khe Đái; 11 Tuần Dinh Suối; 12 Xá An 147 ... giả niên đại văn Chương 3: Diên cách địa danh qua đối chiếu Hoàng Lê Cảnh Hưng đồ với số đồ khác Chương trình bày địa danh học Hoàng Lê Cảnh Hưng đồ nghiên cứu diên cách địa danh học lịch sử qua... nghiên cứu đồ cổ Việt Nam, từ nhận xét đánh giá thành tựu đạt nghiên cứu đồ Việt Nam Chương 2: Các vấn đề văn học Hoàng Lê Cảnh Hưng đồ Chương bàn vấn đề văn học văn bản, như: tên gọi văn bản, ... 46 CHƯƠNG 3: Diên cách địa danh qua đối chiếu Hoàng Lê Cảnh Hưng đồ với số đồ khác 48 3.1 Địa lý học lịch sử địa danh học lịch sử 48 3.1.1 Địa lý học lịch sử