1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở việt nam tt

27 175 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 374,02 KB

Nội dung

Với ý nghĩa thiết thực và tầm quan trọng của nguồn vốn ODA đã nêu trên, nghiên cứu sinh xin chọn đề tài: “Tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam” nhằm đánh giá đúng thực t

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN TUẤN

TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA Ở VIỆT NAM

Ngành : Kinh tế chính trị

Mã số : 9.31.01.02

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

HÀ NỘI - 2019

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Tập thể hướng dẫn khoa học:

1 PGS, TS Đào Thị Phương Liên

2 TS Phạm Văn Công

Phản biện 1: GS,TS Đỗ Đức Bình

Phản biện 2: PGS, TS Bùi Quang Tuấn

Phản biện 3: TS Lưu Đức Hải

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, tại: Học viện Khoa học xã hội, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Vào h ồi……giờ, ngày … tháng……năm 2019

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Học viện Khoa học xã hội

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

Trang 3

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

CÓ LIÊN QUAN CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN

1 Ths Nguyễn Văn Tuấn, “Giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân

ODA” – Tạp chí Kinh tế & Dự báo, 8/2012

2 Ths Nguyễn Văn Tuấn, “Giải pháp nào cho ODA trong thời kì

2015-2020” – Tạp chí Kinh tế & Dự báo, 10/2015

3 Ths Nguyễn Văn Tuấn, “Mặt trái của ODA: Vấn đề đặt ra với lực

lượng bảo vệ an ninh kinh tế” – Tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình

Dương, 9/2016

4 Ths Nguyễn Văn Tuấn, “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử

dụng vốn ODA ở Việt Nam trong thời gian tới” – Tạp chí Khoa học &

Giáo dục an ninh, 12/2017

Trang 4

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, vốn đầu tư cho phát triển là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của mỗi quốc gia Đối với Việt Nam, mục tiêu đặt ra là thực hiện thành công quá trình CNH-HĐH đất nước, phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại Do đó việc thu hút vốn đầu tư trở thành chiến lược quan trọng của đất nước

Trong đó, nguồn vốn ODA được Chính phủ Việt Nam đánh giá

là một trong những nguồn vốn quan trọng của ngân sách nhà nước, được

sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế xã hội Nguồn vốn này đã phần nào đáp ứng nhu cầu bức thiết về vốn trong công cuộc CNH - HĐH đất nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo Tuy nhiên ODA không chỉ là một khoản cho vay, mà đi kèm với

nó là các điều kiện ràng buộc về kinh tế, chính trị Sẽ là gánh nặng nợ nần cho các thế hệ sau hoặc phải chịu sự chi phối của nước ngoài nếu chúng ta không biết cách sử dụng nguồn vốn này

Thực tế, việc sử dụng vốn ODA tại Việt Nam đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế như tỷ lệ giải ngân ODA chậm không tương xứng với lượng vốn đã được ký kết, xảy ra tình trạng lãng phí, thất thoát, dùng vốn sai mục đích, tham nhũng trong quá trình sử dụng Nhiều dự án chậm tiến độ hoặc sử dụng vốn ODA không có hiệu quả khiến không có khả năng thu hồi vốn, gây khó khăn trong việc bố trí nguồn để trả nợ nước ngoài dẫn đến làm tăng gánh nặng nợ công, gây thiệt hại cho phía Việt Nam Năng lực của cơ quan thực hiện dự án còn hạn chế, trình độ quản lí của cán bộ còn yếu kém làm giảm lòng tin của nhà tài trợ về khả năng tiếp nhận nguồn vốn ODA của Việt Nam Hơn nữa, hiện nay sự đóng góp của các nhà tài trợ cho nguồn vốn ODA trên thế giới đã có sự điều chỉnh cả về mặt sách lược và chiến lược theo hướng giảm dần và đi tới dừng cung cấp vốn ODA cho các nước đang phát triển, đi kèm với

đó là xu hướng xuất khẩu tư bản giữa các nước phát triển tăng lên… Như vậy, trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành nước có mức thu nhập

trung bình thì nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức sẽ thay đổi về quy

Trang 5

2

mô, cơ cấu và phương thức cung cấp, theo đó, vốn ODA không hoàn lại

có chiều hướng giảm dần, trong khi đó nguồn vốn ưu đãi (bao gồm vốn ODA và vốn vay kém ưu đãi) sẽ có chiều hướng tăng lên… Trước tình hình đó, việc nghiên cứu sử dụng vốn ODA sao cho có hiệu quả, phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế hiện nay và cho giai đoạn tiếp theo là một yêu cầu tất yếu đặt ra đối với nước ta

Với ý nghĩa thiết thực và tầm quan trọng của nguồn vốn ODA

đã nêu trên, nghiên cứu sinh xin chọn đề tài: “Tăng cường hiệu quả sử

dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam” nhằm đánh giá đúng thực trạng sử

dụng nguồn vốn ODA cũng như đề ra một số giải pháp giúp tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn này ở Việt Nam thời gian tới làm luận án tiến sĩ kinh tế

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích của luận án

Trên cơ sở luận giải các cơ sở khoa học và phân tích thực trạng việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA (Official Development Assistance) ở Việt Nam trong thời gian qua, Luận án đề xuất, gợi mở chính sách và thể chế quản lý để tối đa hóa hiệu quả của nguồn vốn này, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế và xã hội của đất nước trong thời gian tới

2.2 Nhiệm vụ của luận án

Để thực hiện mục đích trên, Luận án thực hiện một số nhiệm

- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam trong giai đoạn 1993-2018

- Dự báo, đề xuất định hướng và xây dựng các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam

Trang 6

3

trong thời gian tới, đặc biệt khi Việt Nam đã là nước có mức thu nhập trung bình

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án lấy thực trạng hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam làm đối tượng nghiên cứu

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về mặt nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề

chủ yếu về lý luận và thực tiễn tình hình sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam

Về mặt thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu đối tượng trong

giai đoạn từ 1993 đến 2018 Tuy nhiên, phần lớn thông tin, số liệu sẽ được thu thập, cập nhật và tính toán chủ yếu trong giai đoạn từ năm

2011 đến năm 2018, thời điểm Việt Nam bước vào ngưỡng cửa của nước có mức thu nhập trung bình

Về mặt không gian: Luận án nghiên cứu trên địa bàn Việt Nam,

có tham khảo kinh nghiệm một số nước trong khu vực và quốc tế có bối cảnh, điều kiện kinh tế-xã hội tương đồng Việt Nam về thu hút và hiệu quả sử dụng vốn ODA Từ đó có thể phát hiện một số vấn đề mang tính quy luật chung cho các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) để nhận diện và sử dụng tốt hơn vốn ODA

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ đạo là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin

Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch

sử, tác giả luận án đã xuất phát từ việc nghiên cứu phạm trù cơ bản của

đề tài là hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA trong bối cảnh Việt Nam trước và sau bình thường hoá quan hệ đối ngoại trên trường quốc tế Trên cơ sở đó, luận án tập trung nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn ODA ở Việt Nam thời gian qua

Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứu thực trạng hiệu quả sử dụng vốn ODA ở Việt Nam thời

Trang 7

5 Đóng góp mới của Luận án

5.1 Đóng góp về mặt lý luận

Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về thu hút và sử dụng vốn ODA, từ nội hàm khái niệm ODA trong điều kiện hiện nay (ODA không chỉ bao gồm vốn ODA không hoàn lại và vốn ODA vay ưu đãi

mà còn bao gồm các khoản vay kém ưu đãi - nhưng vẫn có tính ưu đãi hơn vay thương mại), các hình thức, phương thức cung cấp vốn ODA; phân loại điều kiện vay đối với nguồn vốn ODA; các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA; các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút

và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA cho Việt Nam trong thời gian tới

Luận án chỉ ra các cơ hội, thách thức về nguồn vốn ODA và trên cơ sở xây dựng các kịch bản khác nhau về tăng trưởng kinh tế, về đầu tư phát triển, về nợ công… để có căn cứ xác định quy mô và khối lượng ODA, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút, nâng cao hơn nữa chất lượng quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này ở Việt Nam thời gian tới

Trang 8

5

Luận án đã đưa ra kiến nghị với các Nhà tài trợ và cơ quan quản

lý nhà nước các cấp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả nguốn vốn ODA trong thời gian tới, đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án

Luận án có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn

Là một trong những tài liệu có giá trị khoa học đã hệ thống cơ sở lý luận

về vốn ODA và hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam

Kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ là tài liệu tham khảo cho các cơ quản quản lí nhà nước về ODA, các nhà hoạch định chính sách ODA trong việc định hướng, xác định chiến lược ODA trong bối cảnh mới tại Việt Nam

Bên cạnh đó, đề tài luận án có thể được sử dụng để bổ trợ cho các hoạt động nghiên cứu, giảng dậy trong các nhà trường, là tài liệu tham khảo cho nghiên cứu của nghiên cứu sinh và sinh viên chuyên ngành kinh tế và quản lí

7 Kết cấu của Luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận án được kết cấu thành 4 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lí luận và thực tiễn về hiệu quả sử dụng

nguồn vốn ODA

Chương 3: Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở

Việt Nam thời gian qua

Chương 4: Quan điểm và giải pháp tăng cường hiệu quả sử

dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam

Trang 9

6

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

1.1.1 Các nghiên cứu quốc tế

Liên quan đến tổng quan tình hình thu hút, sử dụng ODA, các kinh nghiệm trong quản lý ODA cũng như hiệu quả viện trợ tại Việt Nam, các nghiên cứu quốc tế có thể chia thành hai mảng chính như sau:

a) Các nghiên cứu tổng quan về ODA, về tình hình thu hút, quản lý sử dụng ODA, kinh nghiệm quản lý ODA và hiệu quả viện trợ quốc tế:

ODA được tiếp cận/hiểu theo nhiều cách khác nhau Cơ bản chia thành các trường phái, quan điểm sau: Shahriar Rahman Kibriya

(2011), Aid and Peace: A critique of foreign assistance, conflict and

development, đã đưa ra cách hiểu về ODA theo ba quan điểm chính, đó

là quan điểm lạc quan (optimistics), thực dụng (realistic) và bi quan (pessimistic) Quan điểm lạc quan nhấn mạnh đến tác động tích cực của ODA đối với phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội ở các nước đang phát triển Gương mặt tiêu biểu cho quan điểm này là Jeffrey Sachs, với cuốn

sách có tiêu đề: “The end of poverty: Economic possibilties for our time

(2005)”, cùng với thông điệp của ông là "chấm dứt nghèo đói" khi các

nước phát triển cung cấp thêm ODA với mức bình quân 135-195 tỷ USD cho thập kỷ tới

Quan điểm thực dụng nhấn mạnh đến yếu tố hiệu quả trong viện trợ, do đó đòi hỏi phải có sự lựa chọn kỹ càng hơn khi cung cấp viện trợ cho bên hưởng lợi và đưa ra các đề xuất để tạo ra một thị trường

viện trợ hiệu quả hơn Trong “Aid, Policies, and Growth”, Burnside và

Dollar (2000) phát hiện ra rằng viện trợ có tác động tích cực đến tăng trưởng ở các nước đang phát triển mà có chính sách tài chính, tiền tệ và thương mại tốt Trong khi thực hiện chính sách tồi, viện trợ không có tác dụng tích cực đối với sự phát triển

Quan điểm bi quan cho rằng cải cách và thực hiện các khoản

viện trợ là vô ích và bị tham những Trong cuốn sách “The White man’s

Trang 10

7

burden: Why the West’s efforts to aid the rest have done so much III and

so little good” của Easterly (2006) đặt ra câu hỏi liệu những đồng tiền viện trợ thực sự đến được tay người nghèo khơng Lí do đưa ra quan điểm này vì ơng cảm thấy đĩ là do quản lý khơng dân chủ và chính quyền tham nhũng tại các nước nhận viện trợ này

Theo Jin-Wook Choi (2011), “From A Recipient To A Donor State: Achievements And Challenges Of Korea’s ODA”, ODA được

hiểu dưới gĩc độ lý tưởng và thực dụng Theo cách tiếp cận lý tưởng, coi viện trợ ODA xuất phát từ lợi ích của nước tiếp nhận hơn là nước viện trợ (Lumsdaine và Schopf, 2007) Điều này phù hợp với bản chất của ODA là nhằm mục đích nhân đạo (Maizels và Nissanke, 1984) Cịn cách tiếp cận thực dụng cĩ xu hướng tập trung vào lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia của nước cung cấp viện trợ ODA (Arnold, 1985; Morgenthau, 1962; Noël và Thérien, 1995)

b) Các nghiên cứu của các tổ chức, các chuyên gia quốc tế về quản lý và sử dụng ODA tại Việt Nam: Các nghiên cứu này đưa ra những đánh giá khách quan về tình hình thực hiện Tuyên bố Pari, Cam kết Hà Nội cũng như hiệu quả viện trợ tại Việt Nam Dưới đây là một số nghiên cứu nổi bật:

Các báo cáo của DAC/OECD về tình hình thực hiện viện trợ tại Việt Nam, các phương thức viện trợ, ứng xử của các nhà tài trợ, hiệu quả viện trợ

Katarina Kotoglou; Marcus Cox; Oxford Policy Management; Agulhas Applied Knowledge (2008), Báo cáo về tình hình thực hiện Cam kết Hà Nội về hiệu quả viện trợ: đã đưa ra các đánh giá hiệu quả viện trợ ở cấp ngành, quốc gia và các vấn đề hài hịa hĩa thủ tục viện trợ theo Cam kết Hà Nội, đặc biệt là các khuyến nghị liên quan đến chính sách viện trợ và giải pháp cho cả bên tài trợ và nước tiếp nhận viện trợ

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Bên cạnh các cơng trình, đề tài nghiên cứu của nước ngồi, đã

cĩ một số đề tài, luận án, cơng trình nghiên cứu khoa học, các chương trình/dự án ODA, sách, báo liên quan đến tình hình thu hút, quản lý và

hiệu quả sử dụng các nguồn vốn ODA tại Việt Nam

Trang 11

8

a) Các nghiên cứu của các tổ chức quốc tế, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, các chương trình/dự án ODA của Bộ chủ quản:

Tiêu biểu như, The World Bank (2000-2007), “Vietnam

Development Report”: Báo cáo đã đưa ra được đánh giá được vai trò và tác động của ODA đối với triển vọng phát triển của Việt Nam chủ yếu về tác động của ODA không hoàn lại đối với công cuộc phát triển kinh tế của Việt Nam WB đã nêu được vai trò và ODA trong quan hệ hợp tác chiến lược với WB, xác định được các lĩnh vực hỗ trợ chủ yếu của WB trong từng năm trong quan hệ đối tác phát triển giữa Việt Nam và WB, nêu được những điểm mạnh và điểm yếu của hai bên trong hợp tác phát triển

và sử dụng viện trợ của WB

b) Các luận án, đề tài nghiên cứu khoa học trong nước

Các công trình nghiên cứu về ODA này gồm hai loại như sau:

Những vấn đề lý luận về ODA, thực trạng thu hút, quản lý sử dụng ODA

Các luận án tiến sỹ, các đề tài nghiên cứu khoa học: Chủ yếu tập trung phân tích thực trạng thu hút, quản lý sử dụng ODA tại Việt Nam từ năm 1993-2016, những khó khăn trở ngại và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ODA Các luận án này chủ yếu phân tích tổng quan thực trạng, đưa ra những giải pháp về mặt vĩ mô chưa phân tích cụ thể các nhân tố tác động đến hiệu quả ODA cũng như các cơ chế quản lý ODA

từ khâu thu hút đến trả nợ và chưa đưa ra được dự báo có tính khoa học về

số lượng ODA cần thiết cho Việt Nam thời gian tới là bao nhiêu

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư):

“Nghiên cứu, xây dựng cơ chế quản lí việc giải ngân vốn đối ứng cấp phát từ ngân sách cho các chương trình, dự án ODA”, (2013): Đề tài

chủ yếu tập trung đánh giá thực trạng cơ chế phân bổ, quản lí và sử dụng nguồn vốn đối ứng cấp phát từ ngân sách nhà nước cho các chương trình, dự án ODA Trên cơ sở đó khuyến nghị đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện cơ chế qua đó thúc đẩy tiến độ thực hiện và tạo bước đột phá về giải ngân vốn ODA

Lê Xuân Bá, Ngô Minh Tuấn, Trần Thị Hạnh (2008), Phân cấp quản lý vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở Việt Nam: Chính sách

Trang 12

9

và thực hiện ở địa phương, CIEM - Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương: Tổng quan về thu hút phân bổ và sử dụng ODA ở Việt Nam giai đoạn 1993-2006, thực trạng về chính sách phân cấp quản lý ODA ở Việt Nam, tác động của ODA tới tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1993-2006, thực hiện phân cấp quản lý và sử dụng ODA tại địa phương

Nguyễn Viết Lợi (2015) có Bài tham luận về việc huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước phục vụ phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam, đã nêu được chủ trương trong huy động vốn ngoài nước bao gồm vốn ODA, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Tác giả đề xuất được 7 giải pháp huy động vốn trong và ngoài nước trong đó có giải pháp thu hút đối với nguồn vốn ODA, nhưng chưa nêu cụ thể giải pháp đối với các nguồn vốn ưu đãi

Ngoài ra, có thể kể đến một số luận án về nâng cao hiệu quả viện trợ như:

Hà Thị Thiều Dao (2006), Nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước

ngoài trong quá trình phát triển kinh tế tại Việt Nam, Luận án Tiến sỹ

kinh tế: Tác giả đã đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ Mặc dù tác giả đã đánh giá được khá nhiều vấn đề liên quan đến quản lý nợ, nhưng chưa nêu được vấn đề quản lý và sử dụng tổng thể và tác động từ chính sách của nhà nước đối với nguồn viện trợ ODA, vay kém ưu đãi tới nợ quốc gia và các yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý nợ của Quốc gia trong bối cảnh mới là nước có mức thu nhập trung bình thấp

Vũ Thị Kim Oanh (Đại học Ngoại thương, 2002) trong luận án tiến sỹ với đề tài “Những giải pháp chủ yếu nhằm sử dụng có hiệu quả

nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA”, đã đưa ra được vai trò và tầm

quan trọng của ODA đối với các nước kém phát triển trong hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội của mình; tác giả đã nêu và đánh giá được thực trạng

sử dụng vốn ODA tại Việt Nam trong những năm qua, trên cơ sở đó gợi ý các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng viện trợ như: xây dựng chiến lược vận động, hoàn thiện quy hoạch và lĩnh vực ưu tiên, giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân Tuy nhiên, tác giả chưa đưa ra được vai trò

Trang 13

10

và giải pháp trong việc sử dụng hiệu quả viện trợ khi Việt Nam đã đạt được mức thu nhập trung bình thấp

1.2 Khoảng trống và những vấn đề cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu

Tổng kết các nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, các công trình đã nêu được: (i) Một số vấn đề về lý luận ODA như khái niệm, bản chất của nguồn vốn ODA, đặc biệt đưa ra các mô hình lý thuyết chứng minh cho việc cung cấp ODA là có căn cứ và cơ sở khoa học; (ii) Chỉ ra được các mối liên hệ giữa ODA với tăng trưởng/phát triển kinh tế Các kết quả này có thể được dùng làm luận cứ khoa học cho các nhà hoạch định chính sách của các nước, các tổ chức phụ trách

về ODA; (iii) Đưa ra được ra được một số bài học kinh nghiệm về thu hút, quản lý và hiệu quả sử dụng ODA của các nước trong khu vực và thế giới và kinh nghiệm đối với Việt Nam; (iv) Gợi mở một số kiến nghị nhằm tăng cường hơn nữa việc quản lý và sử dụng hiệu quả viện trợ nói chung và cho một số lĩnh vực cụ thể như y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, phát triển hạ tầng cơ sở… Đây chính là nguồn thông tin đầu vào quan trọng cho Luận án này

Tuy nhiên, các công trình này nghiên cứu riêng rẽ ở các thời kỳ khác nhau, dưới góc độ nghiên cứu, quan điểm và đánh giá khác nhau Chính vì vậy còn có sự chuyên biệt và khác biệt trong đánh giá hiệu quả

sử dụng nguồn vốn ODA Mặt khác, các nghiên cứu này chưa hệ thống hóa một cách toàn diện về mặt lý thuyết và phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay, đặc biệt là khi nguồn vốn vay kém ưu đãi sẽ gia tăng nhanh trong thời gian tới Chưa có nghiên cứu nào về hiệu quả viện trợ đặt trong bối cảnh mới của Việt Nam khi trở thành nước có mức thu nhập trung bình, bị ảnh hưởng do có sự thay đổi căn bản trong chính sách cung cấp viện trợ của cộng đồng quốc tế và mục tiêu sử dụng các nguồn vốn vay ưu đãi cho Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh khi nguồn vốn ODA giảm dần, vốn vay trở nên đắt hơn Và cũng chưa có một công trình nào ở cấp tiến sĩ đi sâu vào nghiên cứu hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA,

hệ thống hoá được toàn bộ các hoạt động thu hút và sử dụng vốn ODA ở Việt Nam trong vòng 25 năm qua (từ năm 1993 đến hết năm 2018), khái quát được về mặt cơ sở lý luận hiệu quả sử dụng vốn ODA, các tiêu chí và

Ngày đăng: 13/11/2019, 10:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w