1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chuyên đề PHONG TRÀO vận ĐỘNG CÁCH MẠNG THÁNG tám( 1939 1945)

22 99 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 47,39 KB

Nội dung

Lich sử Việt Nam giai đoạn hiện đại có nhiều phân khúc, trong đó giaiđoạn 1936-1945 là giai đoạn diễn ra phong trào vận động giải phóng dân tộc.Trong giai đoạn này có nhiều chủ trương ,

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM DƯƠNG

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TAM DƯƠNG

Chuyên đề:

PHONG TRÀO VẬN ĐỘNG CÁCH MẠNG

THÁNG TÁM( 1939- 1945)

Môn: Lich sử 9 Người thực hiện: Nhâm Thị Hà

Chức vụ : Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Tam Dương

Năm học: 2013-2014

Trang 2

MỤC LỤC :

I Tình hình Việt Nam trong những năm 1939-1945 4

II Phong trào giải phóng dân tộc từ tháng 9-1939- 3-1945 6

IV.Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập- 2-9-1945 16

V Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của

Phần A PHẦN MỞ ĐẦU

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Trang 3

Hiện nay trong công tác giảng dạy ở trường THCS, đặc biệt là ở các trườngchất lượng cao họăc trường năng khiếu, ngoài việc quan tâm đến chất lượng đạitrà giáo viên còn phải quan tâm đến chất lượng mũi nhọn Nhất là với học sinhlớp 9 Nếu như việc giảng dạy cho học sinh đại trà, yêu cầu phải đảm bảo kiếnthức theo chuẩn kiến thức kĩ năng thì với đối tượng học sinh giỏi giáo viên phải

mở rộng, đào sâu, nâng cao kiến thức để đáp ứng với yêu cầu chọn học sinhgiỏi Dạy như thế nào, học như thế nào để đạt được hiệu quả học tập tốt nhất làđiều mong muốn của tất cả thầy cô giáo chúng ta Muốn thế phải đổi mớiphương pháp, biện pháp dạy và học Người giáo viên phải tổ chức một cách linhhoạt các hoạt động của học sinh từ khâu đầu tiên đến khâu kết thúc giờ học

Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử, việc giáo viên dẫndắt giúp các em đi vào nắm bản chất các sự kiện, vấn đề lịch sử có ý nghĩa hếtsức to lớn Nó giúp các em tự tìm ra quy luật, phát hiện ra mối quan hệ giữa các

sự kiện, hiện tượng lịch sử

Lich sử Việt Nam giai đoạn hiện đại có nhiều phân khúc, trong đó giaiđoạn 1936-1945 là giai đoạn diễn ra phong trào vận động giải phóng dân tộc.Trong giai đoạn này có nhiều chủ trương , quyết sách của Đảng nhằm giải quyếtcác vấn đề của cách mạng có liên quan đến những chuyển biến của tình hình thếgiới và trong nước đòi hỏi học sinh giỏi phải hiểu sâu sắc , thấu đáo Để khắcsâu thêm kiến thức trong thời kì 1939-1945, tôi trình bày chuyên đề “ Cuộc vận

động cách mạng tháng Tám (1939- 1945)”

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu đề tài “ Cuộc vận động cách mạng tháng Tám (1939- 1945)”

nhằm mục đích nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9, đáp ứng nhucầu đào tạo chất lượng mũi nhọn do ngành đề ra, hưởng ứng, thực hiện nhiệm

vụ trọng tâm và nhiệm vụ cụ thể của Sở GD$ ĐT năm 2013-2014

III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :

Trang 4

Đối tượng nghiên cứu của đề tài “Cuộc vận động cách mạng tháng Tám

(1939-1945)” là học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 9- trường THCS.

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

- Nghiên cứu các tài liệu về“ Phương pháp dạy học Lịch sử”

- Thao giảng, dự giờ đồng nghiệp trao dồi rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy

- Nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi về dạy học lịch sử

- Kiểm tra đánh giá kết quả học sinh học và làm bài để từ đó có điều chỉnh và

bổ sung hợp lí

V PHẠM VI NGHIÊN CỨU :

Đề tài: Cuộc vận động cách mạng tháng Tám (1939- 1945) nghiên cứu vê chủ

trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng trong giai đoạn 1939-1945,

sự thành lập mặt trận Việt Minh, vai trò của mặt trận Việt Minh với cách mạngtháng Tám, cách mạng tháng tám thành công

b Việt Nam

Ở Đông Dương, Pháp thực hiện chính sách vơ vét sức người, sức của củaViệt Nam để dốc vào cuộc chiến tranh Tháng9/1940, Nhật vượt biên giới Việt-Trung vào miền Bắc Việt Nam, Pháp nhanh chóng đầu hàng Nhật sử dụng bộmáy thống trị của Pháp để vơ vét kinh tế phục vụ cho chiến tranh, đàn áp cáchmạng.Ở Việt Nam, bên cạnh đảng phái thân Pháp còn có đảng phái thân Nhậtnhư : Đại Việt, Phục Quốc…ra sức tuyên truyền lừa bịp về văn minh, sức mạnh

Trang 5

Nhật Bản, thuyết Đại Đông Á, dọn đường cho Nhật hất cẳng Pháp.Việt Nam đặtdưới ách thống trị của Nhật – Pháp Đầu 1941, Đức chiếm xong Châu Âu.6/1941, Đức tấn công Liên Xô.Thế giới chia làm 2 trận tuyến: Lực lượng dânchủ và phe phát xít Đức, Ý, Nhật Đầu 1945, phát xít Đức bị thất bại nặng nề(châu Âu), Nhật bị thua to ở nhiều nơi.( ở châu Á – Thái Bình Dương) Ở ĐôngDương, ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp Lợi dụng cơ hội đó, các đảng pháichính trị ở VN tăng cường hoạt động Quần chúng nhân dân sục sôi khí thế, sẵnsàng vùng lên khởi nghĩa

* Chính sách của Nhật:

Pháp phải cho Nhật sử dụng phương tiện giao thông, kiểm soát đường sắt,tàu biển Cướp ruộng đất của nông dân, bắt nông dân nhổ lúa, ngô để trồng đay,thầu dầu phục vụ cho chiến tranh Buộc Pháp xuất cảng các nguyên liệu chiếntranh sang Nhật với giá rẻ như : than, sắt, cao su, xi măng …Công ty của Nhậtđầu tư vào những ngành phục vụ cho quân sự như măng-gan, sắt, phốt phát,crôm

b Xã hội

Chính sách bóc lột của Pháp – Nhật đẩy nhân dân ta tới chỗ cùng cực.Cuối 1944 đầu năm 1945 có tới 2 triệu đồng bào ta chết đói Các giai cấp, tầnglớp ở nước ta, trừ tay sai đế quốc, đại địa chủ và tư sản mại bản đều bị ảnhhưởng bởi chính sách bóc lột của Pháp- Nhật Đảng phải kịp thời, đề ra đườnglối đấu tranh phù hợp

II PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TỪ THÁNG 9/1939 ĐẾN THÁNG 3/1945

Trang 6

1 Hội nghị Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939.

Tháng 11/1939, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tại BàĐiểm (Hóc Môn) do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì, xác định :

Nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóngcác dân tộc ở Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập

Đưa ra chủ trương thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế ĐôngDương thay cho Mặt trận dân chủ Đông Dương

Ý nghĩa: Đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng, đặt nhiệm vụ giải phóng dântộc lên hàng đầu, đưa nhân dân ta bước vào thời kỳ trực tiếp vận động cứu nước

2 Những cuộc đấu tranh mở đầu thời kỳ mới.

+Khởi nghĩa Bắc Sơn ( 27 / 9 /1940)

+ Khởi nghiã Nam Kỳ ( 23/11/1940)

+ Binh biến Đô Lương (13/01/1941)

3 Hôi nghị lần 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (05/1941)

28/1/1941, sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc trở về

để trực tiếp cùng Trung ương lãnh đạo cách mạng Việt Nam Sau một thời gianchuẩn bị, Người triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 (khoá I) họp từngày 10 đến ngày 19-5-1941 tại Pác Bó (Cao Bằng) Hội nghị đã xem xét lại

Trang 7

toàn bộ chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương và đề ra những chủ trương,quyết sách mang tính lịch sử.

Phân tích những diễn biến của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Hộinghị nhất trí với những đánh giá của các Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6(11-1939) và lần thứ 7 (11-1940) đồng thời dự báo: “Nếu cuộc đế quốc chiếntranh lần trước đã đẻ ra Liên Xô – một nước xã hội chủ nghĩa, thì cuộc đế quốcchiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó mà cáchmạng nhiều nước thành công” (1)

Về tình hình trong nước, Hội nghị nhận định: Mặc dù bị đàn áp dã mansong phong trào cách mạng xứ Đông Dương vẫn sôi nổi và phát triển mạnh mẽ.Cách mạng Việt Nam lúc này phải là cách mạng giải phóng dân tộc Để làm trònnhiệm vụ đó, công việc cốt yếu của Đảng lúc này là phải liên minh tất cả các lựclượng của các giai cấp, đảng phái, các nhóm cách mạng cứu nước, các tôn giáo,các dân tộc kháng Nhật Trước mắt, tất thảy các yêu sách của bộ phận mà có hạiđến quyền lợi của dân tộc thì phải gác lại để giải quyết sau Vì vậy, Hội nghịquyết định tạm gác khẩu hiệu cách mạng thổ địa để lôi kéo địa chủ tiến bộ, mởrộng Mặt trận dân tộc thống nhất chống Pháp, Nhật Hội nghị nhấn mạnh:

“Trong lúc này, quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồnvong của quốc gia, của dân tộc Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đềgiải phóng dân tộc, không thực hiện được độc lập, tự do cho toàn dân tộc, thìchẳng những toàn thể quốc gia, dân tộc chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợicủa bộ phận, giai cấp vạn năm cũng không đòi lại được”

Để hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, theo đề nghị của lãnh tụNguyễn Ái Quốc, Hội nghị đã quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lậpđồng minh, gọi tắt là Việt Minh.Khẩu hiệu chính của Việt Minh là : Phản Pháp,kháng Nhật, liên Hoa, độc lập Không chỉ đề cập những vấn đề thuộc chủtrương, chính sách Mặt trận, Hội nghị Trung ương 8 còn đề ra một cách toàn

Trang 8

diện những vấn đề về nội dung, nhiệm vụ, phương thức tổ chức và hoạt độngcủa Mặt trận Việt Minh và các tổ chức, đoàn thể quần chúng.

Hội nghị nêu rõ: Khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm và quyết định lấy cờ

đỏ sao vàng năm cánh làm cờ của Mặt trận Việt Minh và sẽ là cờ của Tổ quốckhi giành được chính quyền

Ngày 25-10-1941 Việt Minh công bố Tuyên ngôn, Chương trình và Điều

lệ Chương trình của Việt Minh nêu rõ: Muốn cách mạng giải phóng dân tộcthắng lợi, Việt Minh phải liên hiệp hết thảy các tầng lớp nhân dân, không phânbiệt dân tộc, tôn giáo, đảng phái, xu hướng chính trị, giai cấp, tất cả đoàn kết lại

để đánh đuổi Pháp – Nhật giành quyền độc lập cho xứ sở, đồng thời phải hết sứcgiúp đỡ Ai Lao và Cao Miên để cùng thành lập Đông Dương độc lập đồng minh

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam,Mặt trận trình bày rõ ràng đường lối, chính sách, phương pháp tiến hành và tổchức lực lượng đấu tranh để thực hiện mục đích cứu nước của mình

Nhờ có chính sách đúng, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của các tầng lớp nhândân mà tổ chức và phong trào Việt Minh phát triển nhanh chóng và lan rộng rakhắp nước

Trong thực tế giảng dạy cho thấy, khi học về kiến thức giai đoạn này họcsinh thường khó nắm bắt vì vậy giáo viên phải có biên pháp khắc sâu kiến thức,làm rõ bản chất từng vấn đề lịch sử Cụ thể, trong phần nội dung của hội nghịTrung ương Đảng VIII gồm các nội dung cơ bản sau:

- Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu

- Hạ thấp nhiệm vụ dân chủ

- Thành lập mặt trận Việt Minh

Giáo viên dẫn dắt học sinh đi vào bản chất theo chuỗi lô gic sau:

1 Lúc này, giữa hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, nhiệm vụ mạng nào là cấpbách nhất=> Nhiệm vụ giải phóng dân tộc

Trang 9

2 Vì sao nhiệm vụ giải phóng dân tộc lại là nhiệm vụ cáp bách nhất?=> Vìmâu thuẫn gay gắt nhất nổi lên hàng đầu lúc này là mâu thuẫn dân tộc.

3 Vì sao mâu thuẫn gay gắt nhất nổi lên hàng đầu lúc này là mâu thuẫn dântộc.=> Vì năm 1940 Nhật vào Việt Nam Nhật và Pháp ra sức vơ vét bóclột nhân dân ta, đưa nhân dân ta rơi vào cảnh một cổ đôi tròng Nhân dân

ta rên xiết dưới ách thống trị của Nhật Pháp…

4 Nhiệm vụ dân chủ hạ thấp như thế nào? => Tạm gác khẩu hiệu cách mạngthổ địa, chỉ thực hiện tịch thu ruộng đất của đế quốc việt gian chia chodân cày nghèo, giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng đất công, tiến tới ngườicày có ruộng Như vậy nhiệm vụ dân chủ hạ thấp xuống mức: Tịch thuruộng đất nhưng không phải ruộng đất của địa chủ nói chung mà chỉ làruộng đất của đế quốc việt gian Chia cho dân cày nghèo chứ không phải

là chia cho dân cày

5 Vì sao phải hạ thấp nhiệm vụ dân chủ? => Vì: “Trong lúc này, quyền lợicủa bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia,của dân tộc Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề giải phóngdân tộc, không thực hiện được độc lập, tự do cho toàn dân tộc, thì chẳngnhững toàn thể quốc gia, dân tộc chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợicủa bộ phận, giai cấp vạn năm cũng không đòi lại được”

6 Vì sao phải thành lập mặt trận Việt Minh=>Sở dĩ lúc này ta chủ trươngthành lập mặt trận Việt Minh vì xác định nhiệm vụ giải phóng dân tộc lúcnày là nhiệm vụ bức thiết nhằm giải quyết mâu thuẫn gay gắt nhất, nổi lênhàng đầu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dânPháp và phát xít Nhật Để phát huy sức mạnh dân tộc ở mỗi nước ĐôngDương cần phải đặt vấn đề dân tộc trong mỗi nước vì vậy mỗi nước phải

có mặt trận dân tộc thống nhất riêng nên Việt Nam phải thành lập mặt trậnViệt Minh

* Ý nghĩa của hội nghị Trung ương đảng VII

Trang 10

- Hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng bắtđầu từ hội nghị TƯ đảng VI ( 1939)

- Giương cao hơn nữa ngọn cở giải phóng dân tộc

- Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc vàchống phong kiến

- Giải quyết vấn đề dân tộc trong từng nước Đông Dương

- Đề ra phương pháp cách mạng khởi nghĩa vũ trang từng phần, giànhchính quyền bộ phận, tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền

4 Chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền.

a/ Bước đầu xây dựng lực lượng cho cuộc khởi nghiã vũ trang:

Xây dựng lực lượng chính trị:

Ở Cao Bằng: Nhiệm vụ cấp bách là vận động quần chúng tham gia ViệtMinh Cao Bằng là nơi thí điểm xây dựng các Hội Cứu quốc Năm 1942, khắp 9châu ở Cao Bằng đều có Hội Cứu quốc , trong đó có ba châu hoàn toàn ,Ủy banViệt Minh tỉnh Cao Bằng và liên tỉnh Cao-Bắc-Lạng đựơc thành lập

Ở miền Bắc và miền Trung, các "Hội phản đế" chuyển sang các "Hội cứuquốc", nhiều "Hội cứu quốc" mới được thành lập

Ngoài đối tượng là nông dân, công nhân ở nông thôn và thành thị Đảng,mặt trận Việt Minh còn chú trọng xây dựng lực lượng trong cả học sinh, sinhviên, tư sản dân tộc

Báo chí của Đảng, của mặt trận Việt Minh được phổ biến, xuất bản rộngrãi như : Chặt Xiềng, Kèn gọi lính, Việt Nam độc lập, Cờ giải phóng…

Như vậy, trong phần sự chuẩn bị về lực lượng chính trị cho Tổng khởinghĩa của mặt trận Việt Minh ta thấy ngoài đối tượng là nông dân, công nhân ởnông thôn và thành thị Đảng, mặt trận Việt Minh còn chú trọng xây dựng lựclượng trong cả học sinh, sinh viên, tư sản dân tộc…có thể liên hệ với hạn chếtrong Luận cương chính trị 1930 là chưa thấy hết khả năng của lực lượng tư sảndân tộc, tiểu tư sản nên chưa xác định đây cũng là động lực quan trọng của cáchmạng , thông qua đó khắc sâu kiến thức cho HS

Trang 11

Mặt khác để rèn cho HS khả năng nhận định, quan sát , đánh giá vấn đềlịch sử ,trong phần sự chuẩn bị về lực lượng chính trị cho Tổng khởi nghĩa củamặt trận Việt Minh có thể so sánh:

Có thể liên hệ đến thời kì 1930- 1931, so sánh giữa các tổ chức hình thấp vớicác tổ chức hình thức cao thông qua tên của các tổ chức như: Hình thức thấp:Hội Ái Hữu, Hội Tương Tế, Hội Thể Dục, Thể Thao; Hình cao như : Hội Cứu

Tế Đỏ, Hội Phụ Nữ Giải Phóng… Rõ ràng , thông qua tên gọi ta có thể nhậnthấy mức độ của các hình thức tổ chức Như Hội Cứu Tế , nhưng không phải làCứu Tế mà là Cứu Tế Đỏ Hội Phụ Nữ nhưng không phải là Phụ nữ mà là HộiPhụ Nữ Giải Phóng…

Năm 1943, Đảng đưa ra bản "Đề cương văn hóa Việt Nam" và vận độngthành lập Hội văn hóa cứu quốc Việt Nam (cuối 1944) và Đảng dân chủ ViệtNam đứng trong Mặt trận Việt Minh (6/1944)

Đảng cũng tăng cường vận động binh lính Việt và ngoại kiều ĐôngDương chống phát xít

* Xây dựng lực lượng vũ trang- căn cứ địa cách mạng:

Sau khởi nghĩa Bắc Sơn, đội du kích Bắc Sơn thành lập, hoạt động tạicăn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai Năm 1941, các đội du kích Bắc Sơn thống nhất thànhTrung đội Cứu quốc quân số I (01/05/1941), phát động chiến tranh du kích trong

8 tháng Ngày 15/9/1941, Trung đội Cứu quốc quân II ra đời Hai căn cứ địađầu tiên của cách mạng nước ta là: Bắc Sơn – Võ Nhai và Cao Bằng Hội nghị

Trang 12

Trung ương 11/1940 xây dựng Bắc Sơn – Võ Nhai thành căn cứ địa cách mạng

1941, sau khi về nước, Nguyễn Ai Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địadựa trên cơ sở lực lượng chính trị và tổ chức phát triển Từ đầu năm 1943, Hồngquân LiênXô chuyển sang phản công quân Đức , sự thất bại của phe phát xít đã

rõ ràng àphải đẩy mạnh hơn nữa công tác chuẩn bị khởi nghĩa Tháng 02/1943,Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp tại Võng La (Đông Anh- Phúc Yên) vạch

ra kế hoạch chuẩn bị toàn diện cho khởi nghĩa vũ trang: Khắp nông thôn, thànhthị miền Bắc, các đoàn thể Việt Minh, các Hội Cứu quốc được xây dựng vàcủng cố Ở căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai, Trung đội cứu quốc quân III ra đời(25/02/1944) Ở căn cứ Cao Bằng, các đội tự vệ vũ trang, đội du kích thành lập.Năm 1943, 19 ban “ xung phong “Nam tiến” được lập ra để liên lạc với căn cứđịa Bắc Sơn – Võ Nhai và phát triển lực lượng xuống miền xuôi ngày07/05/1944 Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “sửa soạn khởi nghĩa” Ngày22/12/1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam tuyên truyền giảiphóng quân thành lập Hai ngày sau, đội thắng hai trận Phay Khắt và Nà Ngần.( 5-1945 hai đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu Quốc Quân hợp thành Việt Nam Giải phóng Quân) Công cuộc chuẩn bị được tiếp tục chođến trước ngày Tổng khởi nghĩa

III KHỞI NGHĨA VŨ TRANG GIÀNH CHÍNH QUYỀN

1 Khởi nghĩa từng phần (từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945)

a Hoàn cảnh lịch sử

* Thế giới

Đầu 1945, Liên Xô đánh bại phát xít Đức, giải phóng các nước Trung vàĐông Âu Ở châu Á – Thái Bình Dương, Nhật thất bại nặng nề Ở Đông Dương,lực lượng Pháp theo phái Đờ Gôn chờ thời cơ phản công Nhật, mâu thuẫn Nhật -Pháp trở nên gay gắt

* Trong nước

Tối 09/03/1945, Nhật đảo chính Pháp, Pháp đầu hàng Nhật tuyên bố :

“giúp các dân tộc Đông Dương xây dựng nền độc lập”, dựng Chính phủ bù nhìn

Ngày đăng: 12/11/2019, 14:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w