BIỆN PHÁPQUẢNLÍ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN ---- * * * ---- A- ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong trường trung học cơ sở, hoạt động chuyên môn của tổ chuyên môn là một hoạt động thiết yếu, chủ lực cho tất cả hoạt động giáo dục. Vai trò quản lý của tổ trưởng góp phần không ít vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Mọi công tác chuyên môn được bàn bạc, thống nhất và đi đến việc thực hiện đều phải qua các sinh hoạt định kỳ (hoặc đột xuất) giữa các thành viên trong tổ nhằm đảm bảo hiệu quả đúng theo mọi tiến độ của kế hoạch năm học đã được xây dựng Đội ngũ nhà giáo là nhân tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục, do đó việc xây dựng đội ngũ giáo viên đáp ứng được yêu cầu phát triển chung của sự nghiệp giáo dục là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành công của sự nghiệp giáo dục. Và một trong việc xây dựng ấy là hoạt động chuyên môn của tổ bộ môn trong nhà trường B- NỘI DUNG: 1/ Tình hình nhân sự, đặc điểm: TổLí – Tin – Công Nghệ có đội ngũ thầy cô giáo “đa dạng”về chuyên môn. Ngoài nguồn giáo viên trong tổ còn có thêm một số giáo viên từ các tổ khác giảng dạy bộ môn công nghệ. Do vậy việc điều hành quảnlí giáo viên để thực hiện công tác chuyên môn theo kế hoạch từng tuần, từng tháng, từng học kì của tổ bộ môn là một việc đòi hỏi sự năng động, sáng tạo của người tổ trưởng 2/ Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động tổ: a) Thuận lợi: - Luôn luôn nhận được sự hỗ trợ kịp thời của BGH trong mọi hoạt động dạy và học cũng như sự chỉ đạo trực tiếp của phó hiệu trưởng chuyên môn cùng bộ môn - Giáo viên đa số là nữ chiếm tỉ lệ 70% với tinh thần ý thức trách nhiệm cao và luôn tự giác trong các hoạt động chuyên môn của tổ - Giáo viên trong tổ tham dự tốt các sinh hoạt chuyên môn và cập nhật thông tin hằng ngày qua bảng tin của tổ bộ môn - Các trang thiết bị khá đầy đủ, đồ dùng dạy học khá phong phú b) Khó khăn: - Cơ sở vật chất xuống cấp, lớp học quá đông, thiếu phòng bộ môn, giáo viên gặp nhiều khó khăn khi tổ chức thực hành theo nhóm - Giáo viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm đứng lớp và chuyên môn cần trau dồi thêm - Trình độ nhận thức của học sinh trong lớp không đều, nhiều học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn,… 3/ Việc triển khai xây dựng kế hoạch năm học: Do nắm vững tình hình nhân sự của tổ và đối tượng học sinh của trường. Ngay từ đầu năm tôi đã tổ chức họp tổ xây dựng kế hoạch chuyên môn, cùng các thành viên tổ thống nhất phương hướng cũng như xác định nhiệm vụ năm học về nhiều mặt khác nhau như: soạn giảng, thực hiện chương trình, chế độ sinh hoạt tổ nhóm, thao giảng chuyên đề…cùng với việc tổ chức cải tiến phương pháp, sử dụng đồ dùng dạy học, trang thiết bị hỗ trợ hoạt động dạy và học cũng như việc tổ chức các hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học thông qua việc thực hiện thao giảng chuyên đề, dự giờ thăm lớp, bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III… Đồng thời tham mưu cho ban giám hiệu phân công chuyên môn phù hợp với năng lực giáo viên Thông qua các hoạt động chuyên môn cũng như hỗ trợ phong trào nhà trường một cách chặt chẽ tôi đã mạnh dạn giao việc cho các thành viên trong tổ nhưng vẫn theo dõi giúp đỡ đúng lúc kịp thời. Muốn thế tôi luôn bàn bạc kế hoạch tháng cụ thể nhằm lắng nghe ý kiến các thành viên trong tổ cũng như có sự phân công phân nhiệm vụ rõ ràng qua đó phát huy tính dân chủ, tập trung của các đồng nghiệp mình. Và từ đó, từng bước đưa sinh hoạt tổ vào nề nếp với những hoạt động mang tính định kỳ hàng năm. 4/ Vạch định kế hoạch cụ thể hàng tháng khi sinh hoạt tổ: Theo kế hoạch chung của nhà trường, các tổ bộ môn sẽ họp định kỳ vào mỗi tháng, trong nhịp hoạt động chung đó tôi thực hiện họp tổ với các nội dung sau: * Kiểm điểm tình hình tháng trước theo từng nội dung, với kết quả đạt được thừa nhận năng lực tổ viên để tạo niềm tin cho đồng nghiệp. Những tồn tại thì tìm hiểu nguyên nhân đưa ra hướng giải quyết cụ thể để khắc phục * Phổ biến công tác trong tháng theo kế hoạch chung của Ban giám hiệu, cùng với kế hoạch cụ thể chuyên môn của tổ và có sự phân công từng thành viên tùy theo trách nhiệm, phân công nhóm trưởng bộ môn ở các khối lớp. Từng bước đưa sinh hoạt tổ, khối vào nề nếp với kế hoạch hàng tuần, hàng tháng với những nội dung cụ thể về báo giảng, thao giảng, chuyên đề, kiểm tra giáo án, sổ dự giờ,… Nội dung họp định kỳ hàng tháng tinh giản theo tinh thần cải cách hành chính, chủ yếu đi sâu vào những nội dung thiết thực phục vụ cho công tác chuyên môn như rút kinh nghiệm tháng qua, triển khai kế hoạch tháng tới, bàn thảo về những khó khăn và cách giải quyết về một đơn vị kiến thức nào đó hoặc những vướng mắc về một phân môn giảng dạy gặp phải trong tuần, trong tháng để giáo viên trong tổ, trong khối cùng bàn bạc, tìm hướng giải quyết thỏa đáng. Qua sinh hoạt tổ định kỳ như thế tôi tham mưu với Ban giám hiệu kịp thời về các yêu cầu chuyên môn nhằm đáp ứng hoạt động chung của nhà trường trong việc thực hiện đúng tiến độ kế hoạch đã đề ra 5/ Biện phápquản lý chất lượng: * Lên kế hoạch thao giảng, chuyên đề theo khối lớp. Mỗi tháng ít nhất một tiết thao giảng và một chuyên đề / năm. Mỗi giáo viên dự giờ ít nhất ba tiết / tháng, giáo viên trẻ bốn tiết / tháng Tổ chức thao giảng, chuyên đề để tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi trao đổi lẫn nhau. Tài liệu chuyên đề phải gởi đến tay giáo viên chậm nhất 3 ngày trước ngày thực hiện, để giáo viên có thời gian tham khảo và chuẩn bị ý kiến trao đổi * Động viên giáo viên đạt điểm tốt, khích lệ động viên giáo viên tham gia dự thi giáo viên giỏi, đã vận động được một giáo viên làm nguồn cho năm học 2009 - 2010 * Hỗ trợ tốt giáo viên trong việc làm đồ dùng dạy học và khuyến khích giáo viên vận dụng đổi mới phương pháp giảng dạy tích cực trên lớp kết hợp với các phương tiện hiện đại và rút kinh nghiệm cho từng tiết dạy, từng phân môn, từng khối lớp và nhân điển hình những tiết dạy tốt để tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện áp dụng phương pháp phát huy tính tích cực học sinh trong học tập * Biệnpháp hạn chế học sinh yếu: Ngoài việc theo dõi thống kê của từng bài kiểm tra từng khối lớp với những lưu ý cụ thể, sau những tiết dự giờ tôi luôn yêu cầu giáo viên phải nắm rõ các mặt còn hạn chế của học sinh, nhằm từng bước khắc phục và nâng cao chất lượng bộ môn * Đối với việc theo dõi chất lượng bộ môn và phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi. Sau mỗi bài kiểm tra một tiết, bài kiểm tra cuối học kỳ. Giáo viên bộ môn cùng khối lớp ngồi lại xem xét đánh giá kết quả và tìm biết những lý do còn hạn chế nhằm có hướng khắc phục. Một trong những việc thường xuyên phải làm là giáo viên cập nhật danh sách học sinh yếu kém bộ môn để động viên khích lệ kịp thời những em có tiến bộ đồng thời nhắc nhở những em học sinh còn thiếu nỗ lực bản thân trong học tập để có hướng giúp đỡ những em này thiết thực hơn. Bên cạnh đó, giáo viên luôn tìm những học sinh học giỏi, yêu thích bộ môn để có kế hoạch tiếp tục bồi dưỡng Trong sinh hoạt khối lớp, giáo viên thống nhất các đồ dùng dạy học cần thực hiện và sử dụng có hiệu quả cho tiết dạy, soạn đồ dùng cần sử dụng trong tháng. Thống nhất nội dung bài kiểm tra một tiết, bài thi học kì, phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, số cột điểm phải thực hiện trong tháng…Đóng góp ý kiến sau tiết dự giờ, dự thao giảng của đồng nghiệp, chia xẻ kiến thức kinh nghiệm để học tập lẫn nhau, nâng cao tay nghề 6/ Xây dựng tổ chuyên môn đoàn kết: - Phân công giáo viên có kinh nghiệm dự giờ thăm lớp giáo viên trẻ, giáo viên tập sự, luôn theo dõi giúp đỡ không chỉ trong kiến thức chuyên môn mà ngay cả trong công tác chủ nhiệnm lớp, công tác đoàn thể - Ngược lại các giáo viên trẻ trợ giúp, hỗ trợ các giáo viên lớn tuổi trong việc sử dụng các phương tiện hiện đại trong quá trình soạn thảo và giảng dạy theo hướng giảng dạy tích cực - Quan hệ đồng nghiệp không chỉ trong công tác chuyên môn mà các thành viên tổ còn quan tâm lắng nghe, chia sẻ hoàn cảnh sống của nhau để có những nâng đỡ kịp thời, đúng lúc nhằm cùng nhau hoàn thành tốt mọi công tác của nhà trường trên tinh thần tương thân tương ái C- KẾT QUẢ: 1/ Các chuyên đề đã thực hiện trong tổ bộ môn: - Biệnpháp làm tăng sự sinh động cho một tiết học vật lí - Làm thế nào để tạo bầu không khí học tập tích cực trong giờ học vật lí ở trường trung học cơ sở 2/ Các đồ dùng dạy học đã làm trong tổ bộ môn: - Vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng, phục vụ bài Sự nổi – vật lí lớp 8 - Mô hình về sự biến đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây, phục vụ bài Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng – vật lí lớp 9 3/ Các thành tích đã đạt được trong tổ bộ môn: - 100% giáo viên thực hiện tốt mọi hoạt động chuyên môn của tổ - 100% giáo viên hỗ trợ tốt mọi hoạt động của nhà trường - Giáo viên dự thi giáo viên giỏi đạt tỉ lệ cao. Trong đó có một giáo viên là chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, một giáo viên đang làm hồ sơ đề nghị chiến sĩ thi đua cấp tỉnh - Thực hiện được nhiều chuyên đề về nội dung khoa học chất lượng và phục vụ tốt cho nhu cầu giảng dạy - Tổ chức thao giảng giao lưu chuyên môn về giáo án điện tử, được các trường bạn đánh giá cao - Bồi dưỡng học sinh giỏi, kết quả năm em đạt học sinh giỏi cấp thành phố D- MẶT TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: * Tích cực: giúp hoạt động tổ luôn nhịp nhàng và đồng bộ với các hoạt động chuyên môn của các bộ môn khác. Xây dưng được những thành viên tổ luôn năng động sáng tạo trong các mặt hoạt động chuyên môn cũng như ý thức kỷ luật sinh hoạt tổ bộ môn cao. Luôn trình bày và bảo vệ tốt các ý kiến của mình trong việc xây dựng tổ chuyên môn ở nhiều phương diện khác nhau. Xây dựng được một tập thể tổ luôn quan tâm yêu thương giúp đỡ nhau trong công tác và ý thức bảo vệ xây dựng những thành quả tổ đã đạt được trong những năm học qua * Hạn chế: số giáo viên đạt danh hiệu “chiến sĩ thi đua” còn hạn chế E- BÀI HỌC RÚT RA ĐƯỢC KHI THỰC HIỆN VÀ VẬN DỤNG SÁNG KIẾN: - Tổ trưởng cần có tầm nhìn chính xác về đối tượng học sinh và đội ngũ giáo viên khi đề ra những biệnpháp thực hiện cho bất kỳ một họat động nào - Kế hoạch cần khoa học có tính sáng tạo uyển chuyển trong từng tình huống nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của việc giảng dạy ở từng khối lớp - Số lượng học sinh yếu kém giảm sau mỗi bài kiểm tra cũng như thi học kỳ điểm được cải thiện - Tay nghề giáo viên được nâng lên, giáo viên trẻ tự tin hơn khi đứng lớp và xử lý tốt những tình huống sư phạm - Tổ luôn đảm bảo tốt các hoạt động chuyên môn đồng bộ và đều tay như: kiểm tra hồ sơ, thao giảng, thực hiện chuyên đề, … F- KẾT LUẬN: Để xây dựng kế hoạch năm học khả thi, tổ trưởng chuyên môn cần nắm bắt rõ tình hình trường lớp, cụ thể là đối tượng học sinh về kết quả học tập bộ môn của năm trước cũng như thực lực giáo viên sẽ trực tiếp đứng lớp với kinh nghiệm và năng lực sư phạm cùng những thuộc tính tâm lý cá nhân và khí chất của từng người Bản thân tôi thường xuyên dự giờ thăm lớp để có những giúp đỡ thiết thực về chuyên môm với đội ngũ giáo viên non trẻ đáp ứng ngay được yêu cầu giảng dạy đồng thời cùng với lực lượng giáo viên lớn tuổi, dày dạn kinh nghiệm từng bước thực hiện tốt yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực trong nhà trường cũng như tham gia tốt phong trào thi giáo viên giỏi Là một tổ trưởng chuyên môn nhiều năm liền, tôi cùng tập thể giáo viên tổ đã có những hoạt động thiết thực đóng góp vào việc thực hiện kế hoạch chuyên môn nói riêng và kế hoạch năm học nói chung của nhà trường. Một tập thể giáo viên nhiều năm liền đạt danh hiệu tổ tiên tiến suất sắc của trường với số thành viên đạt danh hiệu tiến sĩ thi đua 3/10 và lao động tiên tiến 7/10. Để đạt được những thành tích trên, tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm cũng như sáng kiến trong quá trình điều hành, quảnlí chuyên môn tổ hỗ trợ tốt cho Ban giám hiệu nhà trường hoàn thành kế hoạch năm học. Xác nhận của Công đoàn cơ sở Phường 3, ngày 25 tháng 5 năm 2009 Chủ tịch Người viết Lê Hoàng Liêm Xác nhận của ban giám hiệu . BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN ---- * * * ---- A- ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong trường trung học cơ sở, hoạt động chuyên môn của tổ chuyên môn. trong tổ bộ môn: - Biện pháp làm tăng sự sinh động cho một tiết học vật lí - Làm thế nào để tạo bầu không khí học tập tích cực trong giờ học vật lí ở trường