Kiến thức: - Trẻ biết đếm đến 7, nhận biết các nhóm có 7 đối tượng được biểu thị bằng số 7.. - Cho trẻ nhận xét số lượng chú thợ mộc và tủ quần áo như thế nào với nhau?. + Các con nhìn x
Trang 1GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG
MÔN LÀM QUEN VỚI TOÁN
Chủ đề: Nghề nghiệp Hoạt động chính: Đếm đến 7, nhận biết các nhóm có 7 đối tượng Nhận biết số 7.
Hoạt động bổ trợ: Hát Trò chơi
Đối tượng: Mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi Thời gian thực hiện: 30 - 35 phút Giáo viên thực hiện: Vũ Thị Ngân
I Mục đích yêu cầu:
1 Kiến thức:
- Trẻ biết đếm đến 7, nhận biết các nhóm có 7 đối tượng được biểu thị bằng số 7
- Trẻ nhận biết số 7
2 Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng đếm, đếm thành thạo từ 1 đến 7, tìm và tạo nhóm có 7 đối tượng bằng cách thêm đối tượng, kỹ năng xếp tương ứng 1-1
- Rèn kĩ năng so sánh, tạo sự bằng nhau bằng cách thêm bớt đối tượng
- Phát triển khả năng quan sát và ghi nhớ có chủ định cho trẻ
3 Thái độ:
- Trẻ yêu quý các ngành nghề trong xã hội
- Trẻ có ý thức tổ chức kỷ luật, phối hợp cất dọn đồ dùng gọn gàng
II Chuẩn bị:
1 Đồ dùng của cô và trẻ:
* Đồ dùng của cô:
- Bảng gài
- 7 lô tô chú thợ mộc
- 7 lô tô cái tủ quần áo
- Thẻ số từ 1-7
- Một số đồ dùng có số lượng là 7
* Đồ dùng của trẻ:
- 7 lô tô chú thợ mộc
Trang 2- 7 lô tô cái tủ quần áo
- 1 thẻ số 6 và 2 thẻ số 7
2 Địa điểm:
- Trong lớp học
III TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1 Ổn định tổ chức lớp (2-3 phút)
- Cho trẻ hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân”
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Sau này các con ước mơ làm nghề gì?
- Các con ạ, trong xã hội có rất nhiều ngành nghề khác nhau,
ngành nghề nào cũng đều đáng quý và đáng trân trọng
2 Giới thiệu bài (1-2 phút)
- Hôm nay cô sẽ dạy các con đếm đến 7, nhận biết các nhóm
có 7 đối tượng và nhận biết số 7
3 Hướng dẫn trẻ hoạt động (25-27 phút)
a Hoạt động 1: Ôn luyện đếm các nhóm có số lượng trong
phạm vi 6:
- Cho trẻ đi xem sản phẩm, dụng cụ lao động của các nghề
- Cô cho trẻ kể tên các sản phẩm nghề, dụng cụ lao động
-Cô cho trẻ tìm các nhóm sản phẩm có số lượng 6, cho trẻ đếm
đặt thẻ số tương ứng
- Cho trẻ tìm sản phẩm, dụng cụ có số lượng ít hơn 6
b Hoạt động 2: Đếm đến 7, tạo nhóm có số lượng là 7, nhận
biết chữ số 7:
- Cô giới thiệu đồ dùng của cô
- Cho trẻ lấy đồ dùng để ra phía trước
- Hỏi trẻ xem trong rổ có những gì?
- Cho trẻ lấy hết số chú thợ mộc cho và xếp thành hàng ngang
(Cô hướng dẫn trẻ xếp lần lượt số chú thợ mộc từ trái qua
phải)
- Cho trẻ lấy 6 cái tủ quần áo và xếp dưới mỗi chú thợ mộc
Cho trẻ đếm, chọn số 6 đặt vào
- Cho trẻ nhận xét số lượng chú thợ mộc và tủ quần áo như thế
nào với nhau?
- Trẻ hát, nhún nhảy
- Bài hát “Cháu yêu
cô chú công nhân”
- Cô giáo, bác sĩ,
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ đi thăm quan
- Trẻ đếm số lượng
đồ dùng và đặt thẻ số tương ứng
- Trẻ chú ý quan sát
- Có lô tô, thẻ số
- Trẻ lấy lô tô chú thợ mộc xếp ra hàng ngang
- Trẻ thực hiện, tìm đặt thẻ số 6
- Không bằng nhau
Trang 3+ Các con nhìn xem số lượng chú thợ mộc và số tủ quần áo có
bằng nhau không?
+ Số lượng nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy?
+ Số nào ít hơn? ít hơn là mấy?
- Cho trẻ đếm lại số chú thợ mộc và số tủ
- Vậy là có 7 chú thợ mộc mà chỉ có 6 cái tủ Muốn số lượng
chú thợ mộc bằng số lượng tủ quần áo thì làm thế nào?
+ Cho trẻ đếm lại số tủ
+ Cho trẻ đếm lại số chú thợ mộc
- Lúc này số lượng chú thợ mộc và số tủ như thế nào với nhau?
Và cùng bằng mấy?
- Cô nhấn mạnh 6 thêm 1 là 7
- Cô nói: Để biểu thị cho số lượng 7 chú thợ mộc, 7 cái tủ phải
dùng số mấy?
- Cô giới thiệu số 7: cô đọc, cho cả lớp, cá nhân trẻ đọc
- Cô hỏi trẻ cấu tạo của số 7( Một nét ngang ở trên và một nét
xiên)
- Cho trẻ tìm số 7 trong rổ giơ lên và đọc
- Cho trẻ đặt số 7 vào số lượng chú thợ mộc, cho trẻ đếm lại số
chú thợ mộc (Cho nhiều cá nhân trẻ đọc)
- Cho trẻ đếm lại số lượng tủ quần áo, chọn số 7 đặt vào số tủ
(cho nhiều cá nhân đếm)
- 7 cái tủ quần áo cất 1 còn mấy cái tủ?
- 6 cái tủ cất 2 cái tủ còn mấy cái?
- 4 cái tủ cất nốt vào rổ còn mấy tủ?
- Cho trẻ lần lượt vừa cất số lượng chú thợ mộc vừa đếm Cho
trẻ cất nốt số 7
c Hoạt động 3: Luyện tập.
- Trò chơi 1: Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Ai tinh mắt” Cô
phát mỗi bạn một tờ giấy có chứa nhóm hình có số lượng khác
nhau Cô yêu cầu trẻ tìm, đếm nhóm hình có số lượng là 7 và
khoanh tròn nhóm hình đó
- Không ạ
- Số chú thợ mộc nhiều hơn- 1
- Số lượng tủ ít hơn
số chú thợ mộc là 1
- Trẻ đếm
- Lấy thêm 1 cái tủ
- Trẻ đếm số tủ
- Trẻ đếm số chú thợ mộc
- Bằng nhau, và cùng bằng 7
- Trẻ nhắc lại
- Thẻ số 7
- Trẻ lắng nghe, đọc
- Một nét ngang và nét xiên
- Trẻ giơ thẻ số 7
- Trẻ đếm, đặt thẻ số
- Còn 6 cái tủ
- Còn 4 cái tủ
- Không còn tủ
- Trẻ vừa đếm vừa cất chú thợ mộc, thẻ số 7 vào rổ
- Trẻ đếm và đoán số lượng 7 hình
Trang 4+Cô tổ chức cho trẻ chơi, cô kiểm tra trẻ và cho trẻ đêm lại.
- Trò chơi 2: “Về đúng nhà”.
+ Cô giới thiệu tên trò chơi và hướng dẫn trẻ cách chơi, luật
chơi: Cô chuẩn bị 3 ngôi nhà có gắn số tương ứng( 5, 6, 7)
Mỗi trẻ được chọn một thẻ số tương ứng với một trong ba ngôi
nhà Cô và trẻ đi vòng tròn cùng hát một bài, khi cô ra hiệu
lệnh “Về đúng nhà” thì trẻ nahnh chân về đúng ngôi nhà có thẻ
số tương ứng với thẻ số của mình Bạn nào về không đúng ngôi
nhà có thẻ tương ứng của mình thì bạn đó bị phạt( tổ chức cho
trẻ chơi 2-3 lần và cho trẻ thay đổi thẻ số cho nhau)
+ Cô bao quát, sửa sai, nhận xét, động viên - tuyên dương trẻ
chơi
4 Củng cố (1-2 phút)
- Hôm nay các con đã cùng cô học bài gì?
- Cô củng cố, khái quát lại toàn bài, giáo dục trẻ
5 Nhận xét tuyên dương ( 1 phút)
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ, cho trẻ ra ngoài chơi kết thúc
giờ học
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ chơi theo yêu cầu của cô
- Đếm đến 7, nhận biết các nhóm có 7 đối tượng và nhận biết số 7
- Trẻ chú ý lắng nghe
Trang 5GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG LQ với TOÁN
CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN VÀ QUY ĐỊNH VỀ GIAO THÔNG
Đề tài: Sắp xếp theo quy tắc của 2 nhóm đối tượng
LỨA TUỔI: MẪU GIÁO NHỠ
GIÁO VIÊN
I/ Mục đích yêu cầu
1/ Kiến thức
- Trẻ hiểu khái niệm sắp xếp theo quy tắc 2 nhóm đối tượng là sự lặp lại cách sắp xếp
2 đối tượng ban đầu
- Trẻ biết cách sắp xếp 2 đối tượng theo quy tắc nhất định (Hàng ngang, hàng dọc)
2/ Kỹ năng
- Trẻ sắp xếp được quy tắc của 2 nhóm đối tượng theo hàng ngang và hàng dọc
- Trẻ liên hệ và tìm được một số đồ dùng đồ chơi sắp xếp theo quy tắc
- Phát triển khả năng quan sát tư duy có chủ định cho trẻ
- Trẻ chơi trò chơi đúng cách đúng luật
3 Thái độ
- Trẻ hào hứng tích cực tham gia các hoạt động
- Trẻ có tinh thần hợp tác cùng bạn khi tham gia chơi
II/ Chuẩn bị
1/Đồ dùng
* Của cô
- Máy chiếu, máy tính
- Bài giảng điện tử
- Nhạc các bài hát
* Của trẻ
- Mỗi trẻ có 1 tấm bìa có dòng kẻ ngang, dọc
- Mỗi trẻ có 2 nhóm đối tượng khác nhau: Hình vuông- Hình tròn; Hình tam giác-hình chữ nhật.( Mỗi loại có từ 3-4 giác-hình)
2/ Địa điểm
- Ngồi trong lớp học
III/ CÁCH TIẾN HÀNH
Trang 61 Ổn định lớp, giới thiệu bài
- Cho trẻ hát bài: Bạn ơi có biết không
- Bài hát nói về các PTGT nào?
- Cô và trẻ cùng quan sát
2/ Nội dung chính
* Giới thiệu và hướng dẫn trẻ cách sắp xếp quy tắc của 2 nhóm đối tượng.
- Cô đưa hình ảnhslides 1 : Xe đạp và xe máy
+ Con có nhận xét gì về bức tranh này?
+ Hình ảnh xe đạp và xe máy được sắp xếp như thế nào?
Bắt đầu là 1 xe đạp rồi đến xe máy, sau đó lặp lại cách sắp xếp 1
xe đạp, 1 xe máy theo hàng ngang cho tới hết
- Cô đưa hình ảnh slides 2: ô tô và tàu hoả
+ Con nhìn xem xe gì xuất hiện?
+ Sau đó đến xe gì?
+ Ô tô và tàu hoả được sắp xếp như thế nào?
Bắt đầu là 1 ô tô rồi tới 1 tàu hoả, sau đó lặp lại cách sắp xếp 1 ô
tô, 1 tàu hoả theo hàng ngang cho tới hết
>>Qua 2 bức tranh các con vừa quan sát, mỗi bức tranh các PTGT được lặp lại cách sắp xếp ban đầu Cách sắp xếp như vậy gọi là sắp xếp theo quy tắc hàng ngang
- Cô đưa hình ảnh slides 3 có hình ảnh tàu thuỷ và máy bay
+ Cho trẻ tự nhận xét cách sắp xếp theo hàng dọc
* Trẻ thực hiện
- Cho trẻ sắp xếp theo quy tắc hàng dọc.( Cô kiểm tra kết quả)
- Cho trẻ sắp xếp theo quy tắc hàng ngang.( Cô kiểm tra kết quả)
* Mở rộng cách sắp xếp
- Cô giới thiệu cho trẻ biết 1 số cách sắp xếp theo hình tròn, hình chéo, hình vuông (slides 4, 5,6 )
- Cho trẻ liên hệ thực tế
3/ Ôn luyện kết thúc
- TC1: Trang trí sản phẩm: ô tô, tàu thuyền, máy bay
- TC2: Thi xem ai giỏi
Cách chơi: cho trẻ vừa đi vừa hát khi cô có hiệu lệnh sắp xếp theo quy tắc vòng tròn cứ 1 bạn trai 1 bạn gái, nếu bạn nào đứng sai sẽ bị nhảy lò cò
Trang 7* Kết thúc : Cho trẻ hát bài : Em đi qua ngã tư đường phố.