Muốn làm thằng cuội

3 1.3K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Muốn làm thằng cuội

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Muốn làm thằng cuội (Tản Đà) I - Gợi ý 1. Tác giả: Tản Đà (1889-1939) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, quê ở làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay là huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây). Tản Đà xuất thân là nhà nho, từng hai phen lều chõng đi thi nhưng không đỗ. Sau đó ông chuyển sang sáng tác văn chương và sớm nổi tiếng, nhất là những năm 20 của thế kỉ XX. Tác phẩm chính của Tản Đà: Khối tình con I, II (thơ), Giấc mộng con I (tiểu thuyết), Thề non nước (tiểu thuyết), Giấc mộng con II (du kí), Giấc mộng lớn (tự truyện), . 2. Tác phẩm: Bài thơ Muốn làm thằng Cuội được viết theo thể thất ngôn bát cú - một thể thơ thường được sử dụng để thể hiện những nội dung trang trọng. Tuy nhiên, giọng điệu ngông nghênh và tư tưởng bất đắc dĩ của tác giả lại trái ngược với tính chất của thể thơ này. 3. Tóm tắt: Bài thơ Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà thể hiện tâm sự của một con người bất hoà với xã hội tầm thường, buồn tẻ, muốn thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng. Bài thơ thể hiện sự lãng mạn pha chút ngông nghênh đáng yêu và những tìm tòi đổi mới thể thơ cổ điển. II - Giá trị tác phẩm Nhan đề của bài thơ đã cho thấy giọng điệu ngông nghênh, bất đắc chí của nhà thơ: muốn ở đây như một nhu cầu bức xúc, chẳng cần giấu giếm, vòng vo. Nhưng muốn cái gì? Muốn làm cuội thì đích thực là muốn thoát lên trên rồi. ước vọng lên trên thơ mộng thế mà nói tựa như là muốn ăn, muốn uống, muốn ngủ . thật là thành thực! Và, nếu muốn thoát tục, lên trên thì thiếu gì những hình mẫu tiên để ước sao cứ phải là thằng Cuội? Thằng chứ không phải chú - cũng là một kiểu nói ngông. Thế thì chính là thi sĩ đa tình này muốn lên cung trăng rồi! Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi! Trần thế em nay chán nửa rồi. "Chị Hằng" thì phải ở cung trăng chứ còn gì nữa! Thì ra thi sĩ của chúng ta muốn làm thằng Cuội để tâm sự cùng chị Hằng Nga xinh đẹp. Hai câu mở đầu bài thơ như một tiếng kêu than. Chẳng cần phải mượn cái khác để diễn tả nỗi buồn trong lòng mình, thi sĩ bộc bạch ngay nỗi lòng mình. Hai chữ buồn lắm thật chân thành. Thi sĩ chỉ lòng mình ra trong tiếng gọi tha thiết. Ta thường gặp trong thơ Tản Đà một vẻ buồn chán, cái buồn lan trùm tất cả, như trong bài văn Giải sầu đang viết: "Từ độ sầu đến nay, ngày cũng có lúc sầu, đêm cũng có lúc sầu. Mưa dầm lá rụng mà sầu, trăng trong gió mát mà càng sầu; một mình tịch mịch mà cũng sầu, đông người cười nói mà cũng sầu, nằm vắt tay lên trán mà sầu, đem thơ ngâm vọng mà càng sầu . Sầu không có nỗi, làm sao cho dứt; sầu không có khối, đập sao cho tan ." Vì buồn lắm như thế nên thi sĩ mới "muốn làm thằng Cuội". Nhưng không phải là cái buồn vô cớ, càng không phải kiếm cớ buồn để được lên tiên. Cái buồn ở đây là cái buồn đời, buồn chán cuộc đời tối tăm, đen bạc, đảo điên. Không ít lần Tản Đà kêu chán đời: "Đời đáng trách biết thôi là đủ - Sự chán đời xin nhủ lại tri âm", "Gió gió mưa mưa đã chán phèo - Sự đời nghĩ đến lại buồn teo" . Sống trong bối cảnh xã hội thực dân nửa phong kiến những năm đầu thế kỉ XX, chẳng phải chỉ riêng Tản Đà buồn chán. Không khí tù hãm, u uất của một dân tộc bị mất nước bao trùm hết thảy, đè nặng tâm trí con người, nhất lại là những con người nhạy cảm như thi nhân. Tâm trạng buồn chán là tâm trạng của thời đại. Có trăm ngàn vẻ buồn khác nhau song đều thấy điểm chung là sự bế tắc trước thực tại cuộc đời, từ đó mà sinh ra chán nản, bất mãn đối với thời cuộc. Cái buồn của Tản Đà cũng bắt nguồn từ đấy. Và thế là thi sĩ tìm lối thoát bằng cách thoát li khỏi cuộc đời, sống trong một thế giới khác, thế giới mộng mơ, thần tiên. Thi nhân gọi trăng là chị xứng với trăng là em thì vừa là muốn thân tình, gần gũi để giãi bày, vừa là chơi ngông. Bốn câu thơ tiếp càng thể hiện cái ngông của Tản Đà: Cung quế đã ai ngồi đó chửa? Cành đa xin chị nhắc lên chơi. Ngông thực chất là một thái độ ứng xử đối với cuộc đời, một biểu hiện khác của sự chán ngán, bất mãn với thời cuộc. Phải là người yêu đời lắm, tha thiết với cuộc sống lắm thì mới tỏ ra buồn chán đến bất hoà trước cuộc đời đang rối ren, đen tối như thế. Trong cuộc đời thực, Tản Đà là người thích nhiều thứ tựa như đời là cuộc đời dài hấp dẫn: Còn đời, còn tớ, còn chơi mãi Chơi mãi cho đời có bạn chơi. Nhưng chơi với đời chẳng được nên thi sĩ chơi ngông một mình. Nhiều lần Tản Đà tự xưng ngông: Bởi ông hay quá, ông không đỗ Không đỗ, ông càng tốt bộ ngông. Thay: Bẩm quả có tên Nguyễn Khắc Hiếu Đày xuống hạ giới vì tội ngông. Cái ngông vốn đã có trong thơ văn truyền thống, khi mà ý thức cá nhân của con người đụng độ với thành trì kiên cố của lễ giáo phong kiến. Nguyễn Công Trứ ngất ngưởng ngông trong Bài ca ngất ngưởng. Tú Xương ngông chẳng thèm nhuộm răng đen, "để trắng" cho "dễ cười đời" (trong Bầy nhi lạc). Tản Đà ngông trong ý muốn: làm thằng Cuội: Câu 3 của bài thơ là lời ướm hỏi, rồi đến câu 4 là lời đề nghị. Nếu Cung quế chưa có ai thì chị cũng buồn, cũng cô đơn lắm nên hãy để em lên chơi cùng, em đỡ buồn mà chị cũng bớt cô đơn. Từ tốn đấy mà cũng ngang tàng đấy! Xin chị đừng từ chối nhé, bởi vì em có lí lẽ đây này: Có bầu có bạn, can chi tủi Cùng gió, cùng mây thế mới vui. Cái lí của thi nhân thật là thuyết phục. Song trong sự thuyết phục để thoát li, xa lánh trần thế ấy chúng ta thấy một thực trạng buồn vắng, cô đơn của tâm hồn thi sĩ. Vốn đa tình đa cảm nên thi nhân luôn luôn có khát vọng được người tri kỉ, mà cõi trần thì "Chung quanh những đá cùng cây; Biết người tri kỉ nơi đâu mà tìm". Cái vui của thi nhân là cái vui được tâm giao, tâm đồng. Gió, mây thơ mộng được không nếu chẳng "có bầu có bạn". Khát vọng lên trên, lánh đời ở đây thực ra là một cách bộc lộ khao khát đồng cảm, tri âm trong cuộc đời của Tản Đà. Và cái cách ở đây là ngông. Chưa hết, thi nhân còn vẽ ra viễn cảnh: Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám Tựa nhau trông xuống thế gian cười. Lãng mạn hết mức, tưởng tượng ra cảnh "tựa nhau" cùng chị Hằng thì quả là cái ngông đã đến đỉnh điểm. Tác giả hạ chữ "cười" ở cuối bài thật đắt. Cười ở đây chứng tỏ cái hả hê thoả mãn khi trong ước vọng được thoát tục, rồi bỏ được cõi trần mà lên tiên. Cười còn là thái độ mỉa mai, khinh ghét cái cuộc đời đang đầy những sầu khổ, cô đơn dưới kia. Cười thách thức. Cười ngông. Bài thơ tuân thủ khuôn mẫu của một bài thất ngôn bát cú Đường luật cổ điển. Nhưng nguồn cảm xúc tự nhiên, bay bổng đã tự tìm đến những lời thơ tựa như lời nói hằng ngày: "buồn lắm chị Hằng ơi", "em nay chán nửa rồi", "đã ai ngồi đó chửa", "xin chị nhắc lên chơi", "thế mới vui", "tựa nhau trông xuống thế gian cười"; xưng hô khẩu ngữ (chị - em) tự nhiên, không đẽo gọt cầu kì và ngữ điệu biểu hiện đa dạng (ơi, rồi, đó chửa", xin, can chi, thế mới). Lên tiên, thoát tục là thi đề quen thuộc trong thơ cổ, ở đây cái không mới ấy đã được làm mới bằng giọng điệu, bằng lời thơ. Cái ngông của Tản Đà trong bài thơ này là một hình thức ứng xử vốn nằm trong cốt cách của nhà nho tài tử trong thơ truyền thống. Song, như chúng ta đã thấy, cái ngông ấy lại là thái độ của Tản Đà đối với xã hội ta những năm đầu thế kỉ XX; bộc lộ một nguồn xúc cảm mới, đầy cá tính đa tình, phóng túng. Cái mơ mộng thành ra cái ngông thì quả là đậm chất riêng của Tản Đà. . chí của nhà thơ: muốn ở đây như một nhu cầu bức xúc, chẳng cần giấu giếm, vòng vo. Nhưng muốn cái gì? Muốn làm cuội thì đích thực là muốn thoát lên trên. là muốn ăn, muốn uống, muốn ngủ . thật là thành thực! Và, nếu muốn thoát tục, lên trên thì thiếu gì những hình mẫu tiên để ước sao cứ phải là thằng Cuội?

Ngày đăng: 13/09/2013, 19:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan