HOÀNGCẦMNÓIVỀ BÀI THƠ “Bên kiaSông Đuống” Nguyễn Thị Ngọc Hải HoàngCầm (ảnh của Nguyễn Đình Toán), không rõ năm nhưng chắc là 2007. HoàngCầm – người thơ mang vị thuốc đắng ấy bây giờ lúc ngồi lúc nằm. Nếu không, phải chống tay thế này. Ngã gãy mất xương đùi trái. Đã 86 tuổi, bây giờ chàng thi sĩ đa tình và tài hoa xứ Kinh Bắc nằm yên một chỗ. Nhưng hễ có bạn bè lên thì vẫn nụ cười “ như mùa thu toả nắng”. Bây giờ chắc ông khó mà đưa em nào buồn về bên kiasông Đuống như ngày xưa nữa rồi? (Cười) Gãy chân đã 5 năm. Bác sĩ bảo mổ. Không. Thôi, què thế cũng được rồi. 24/24 giờ xoay xỏa mãi một kiểu nằm ở cái giường. Đám Thuỵ Kha, Trọng Tạo bảo thơ nó vận vào đó. Suốt đời “nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ” như sông Đuống. Vậy mà tôi vừa về quê năm ngoái đấy. Đi đứng thế nào ạ? Ngồi xe lăn. Ô tô thuê. Về làng Lạc Thổ - Đông Hồ, còn một ông anh con bác ruột. Vài người bạn cũng thành cụ cả rồi. Yếu. Gặp nhau mừng lắm. Tôi về cùng các con dự giỗ tổ họ Bùi. Bên kiasông Đuống vẫn xanh bãi mía bờ dâu, những cô hàng xén, những nàng dệt sợi đi bán lụa màu, những em sột soạt quần nâu giờ thay đổi nhiều lắm phải không ạ? Có còn “dấu vết” gì không? Làng ấy nửa buôn bán nửa nông nghiệp, xưa nay vẫn thế. Đi chợ này chợ khác, không hẳn thuần tuý là cái làng Việt Nam. Tranh Đông Hồ thì xóm bên cạnh Tết vẫn làm. Vẫn con lợn con gà, đám cưới chuột. Vậy làng còn đẹp như trong thơ không? Nó đẹp hay không tự mình. Lúc nào tôi cũng thấy nó đẹp. Nhưng bến đò không còn cảm giác quê hương. Hai bên bờ đã khác. Văn minh hơn. Bến đò nay xây cầu sắt hẳn hoi, tiện cho dân. Mất thơ mộng, chả có cảm xúc gì. Chỉ thấy văn minh. Thưa, thấy văn minh là cảm xúc… Trước bến đò không nhà tầng bên sông, chỉ đi bộ xuống. Bây giờ thông thống cả. Mất đi không khí quê cũ. Chỉ cần một ngôi nhà ngói chen vào là hỏng rồi. Mất cái gì không biết, chỉ thấy mất. Đã gọi là bến mà, phải chờ phải đậu. Xưa có quán tạm để người chờ vào đó uống nước. Bây giờ có cầu, tất nhiên bến đò mất đi không phải chờ, vào đó uống nước làm quái gì. Văn minh phá không khí. Trẻ không có kỷ niệm. Càng già kỷ niệm càng gay gắt. Trẻ lại có kỷ niệm khác chứ thưa ông. Nói họ không có kỷ niệm e là họ không đồng ý? Kỷ niệm là cái đã qua, bao giờ cũng trôi về thuở ấu thơ ấy chứ. Bọn trẻ có kỷ niệm giống nhau hết cả. Thí dụ một anh 20 thì kỷ niệm của anh ta hồi 7-8 tuổi làm gì có nữa. Lúc đó bắt đầu đổi mới rồi. Không có thời gian, lấy đâu ra kỷ niệm. Mà họ giống nhau: Cùng được bố mẹ nuôi, sống ở thành phố, đi học… Nhưng bây giờ tâm tưởng họ khác, phong phú nhiều bề, bận rộn, căng thẳng lắm chứ đâu có thong dong suy ngẫm kỷ niệm? Cứ lấy thí dụ con cái thân thiết của gia đình mỗi nhà mà xem. Tâm tưởng thì chúng nó nghèo lắm đấy. Con tôi chẳng hạn, ngoan giỏi, yêu kính bố. Nhưng tập thơ tôi in ra. Sáng dậy nó còn ngủ. Tôi để cuốn thơ đầu giường, ngay mang tai nó, dậy nhất định thấy liền. Nó: Ờ, hay quá. Bố mới xuất bản ạ. Rồi giở lướt ra: In đẹp đấy nhỉ. Rồi để lại chỗ cũ, không cầm đi theo. Không có gì nó quý. Vậy nó “quý” gì? Bố có khách, nó quý người khách lắm. Họ nói chuyện thơ là nó thích, dù nó bận không nghe. Nó quý bạn thơ của bố mà chưa biết quý thơ. Đứa nào cũng phải tính làm ăn. Có tiền nuôi vợ con khá lên. Thời đại nó thế mất rồi. Giỗ vợ tôi mà đông khách khứa, bạn bè thăm bố, nó phấn khởi. Nhưng nghĩ ít. Hay là nó nghĩ gì không biết. Con cháu có thuộc thơ ông không – cả nước phải học, vừa rồi cũng lại “Bên kiasông Đuống” là đề thi Văn mà? Con cháu tôi đều đức độ, không phải loại vô học nhưng nó không quan tâm lắm dù cũng đã học qua rồi, bài của bố nó là tác giả. Nhưng đứa cháu lại thuộc, con chị học bên Hà Lan thì sưu tầm cẩn thận lắm. Bài “Bên kiasông Đuống” dài lắm, đọc lên khi nào cũng nao lòng. Ông còn thuộc khômg? Đây này, tôi sẽ đọc …(Ông đọc liền tới hơn 100 câu thì ngừng), như thế là mệt rồi. Giọng bây giờ nó cũng hỏng rồi. Hay gì. Trước sang sảng, nay có lúc khản hẳn. Mặc dù có nhiều tác phẩm, ông có thể kể lại những cảm xúc nao lòng em oi buồn làm chi, anh đưa em vềsông Đuống… làm rung động nhiều thế hệ? Chuyện này nghiên cứu văn học có phân tích nhiều nhưng tôi vẫn sẽ nói thêm cái cảm giác của một đêm khuya năm 1948 ở khu 12 Phú Bình Thái Nguyên. Mấy anh cán bộ Nam sông Đuống lên báo cáo tình hình Pháp chiến. Tư lệnh Lê Quảng Ba mời tôi sang nghe. Lúc đó tôi thành lập một đội văn công nhỏ. Tôi nghe họ báo cáo ở Thuận Thành, Lang Tài, La Lương, nó bắt bao người, bắt bao nhà. Đêm về nghe rõ ràng giọng chính mình vang lên mấy câu đầu “Em ơi buồn làm chi…” nó trào ra rất nhanh. Không phải nghĩ nữa. Âm điệu chữ nghĩa cứ tuôn ra. Thương quê mình quá. Nghe nói hồi đó ông cứ phải ngồi đọc cho các cán bộ ở Côn Đảo, Phú Quốc, Campuchia về hội nghị ở Việt Bắc chép bài thơ đó. Sau nó được in ở báo Cứu Quốc. Ông còn giữ tờ báo đó không? Chiến tranh loạn lạc, làm gì còn. Theo ông, cái gì làm cho khung cảnh một làng quê ông sống mãi trong mọi tâm hồn? Gắn lòng với dân tộc, thương quê. Cái gì nói lên được quê hương và những người quê hương sẽ trường tồn. Đó là một quy luật. Nhưng có thời hình như nó bị cấm? Lúc đó tôi nghĩ: cứ cấm đi, chỉ 10 năm nó sẽ sống lại… Ai không gì dìm cho nó “chết” được. Ông sống rất lâu ở Hà Nội, nhưng lại không làm thơ về Hà Nội? Tôi ở từ năm 1941-1942 khi diễn vở “Kiều Loan”. Lúc đó mới biết Hà Nội nó ở chỗ nào. Không biết thích gì ở Hà Nội. Vì nó ít kỷ niệm, hoặc kỷ niệm không đáng nhớ lắm. Cũng đi học, đi thi… Bây giờ những tứ thơ còn đến với thi sĩ nữa không? Thơ đầy bụng nhưng không viết được. Chỉ 3 phút là tư tưởng loãng, rối dần. Biết thôi hết rồi. Thì ghi âm, hoặc gọi con cháu ghi giùm, không thì phí quá. Phải nhớ, là rắc rối rồi. Vậy phải nằm suốt ngày, nhà thơ nghĩ gì? Không có một việc gì để làm cả. Nghĩ về dĩ vãng, công việc, vợ con, bạn bè. Chỉ thoáng thôi. Nhớ giờ không sâu nữa. Kể cả nhiều mối tình đã từng say đắm, thi sĩ đa tình cũng quên hết sao? 13 người gia nhân – kể những người có “thành tích” tên tuổi. Linh tinh không dễ. Hầu như họ ở Sài Gòn hoặc tản mạn đi đâu hết. Ông nằm trên tầng lầu cao nhất của ngôi nhà gần sát nhà thờ lớn. Hàng ngày nghe tiếng chuông có gợi nhiều buồn vui, dĩ vãng? Chuông nhà thờ ở thàmh phố không thể nào sánh với chuông chùa vùng quê. Xâm xẩm chiều buông, tiếng chuông chùa quê Việt Nam nó ghê lắm. Từng tiếng một, tắt hẳn dư âm mới tiếp tiếng khác, chìm dần, đưa vào cõi không. Vời vợi rồi chìm hết. Nghe tiếng chuông chùa ở nhà quê mới hay. Chùa Quán Sứ cũng có, nhưng nó ở thành phố, không thực không khí Việt Nam. Muốn hưởng cái hay phải ở nhà quê yên tĩnh. Mà phải nghèo. Sao vậy ạ? Nghèo – cảm thấy hư vô không còn gì cả. Tiếng chuông chùa lên là thôi, tan dần, mới thật là Phật. Chuông nhà thờ buồn chiều một tí, nhưng chuông chùa ở nhà quê đưa người ta hiểu đúng thế nào là hư vô. Nằm “trên trời” thế này ông có theo thời sự không ạ? Đọc báo. Xem TV cả ngày phát chán. Giá lên. Có cảm giác nhân loại này TV Việt Nam nói nhiều nhất thế giới. Thấy nói thừa nhiều quá. Mà các ông đi thăm chỗ này chỗ kia, chả thấy nói ông ấy làm gì, bàn gì không biết. Cuộc sống sinh hoạt hiện nay của ông thế nào ạ? Ăn cháo với thịt băm. Củ cải dầm ăn được. Còn thuốc lào thì không kể được. Anh Nguyễn Đình Toán còn nhớ đấy. Năm 1993 vào Huế, ông Hải Bằng về nhà chặt tre làm điếu đem đến không kịp. Chúng tôi ra đến Quảng Trị nhờ trẻ con đi mua điếu không có. Một lần ra sân bay, Toán uống bia xong đục cái vỏ lon bia làm điếu. Hút vậy hại sức khoẻ lắm. Câu ấy ai cũng nói. Nhưng nó theo cả đời rồi. Mình phải cầm đóm lấy mới ngon, Để người châm hộ không ngon. Thật ra sống đủ rồi, không muốn sống đau ốm, thế nên cho trách giời một tí. Nguyễn Thị Ngọc Hải . HOÀNG CẦM NÓI VỀ BÀI THƠ “Bên kia Sông Đuống” Nguyễn Thị Ngọc Hải Hoàng Cầm (ảnh của Nguyễn Đình Toán), không rõ năm nhưng chắc là 2007. Hoàng Cầm. giác nhân loại này TV Việt Nam nói nhiều nhất thế giới. Thấy nói thừa nhiều quá. Mà các ông đi thăm chỗ này chỗ kia, chả thấy nói ông ấy làm gì, bàn gì không