PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ GIA NGHĨA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2008 – 2009 Mơn: VẬT LÝ 8 Thời gian làm bài: 60 phút (Khơng kể thời gian giao đề) Chọn câu trả lời chính xác nhất. Câu 1. Điều nào sau đây là đúng khi nói về cơ năng? A. Cơ năng phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi. B. Cơ năng phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn. C. Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. D. Cả ba phát biểu đều đúng. Câu 2. Trong các vật sau đây, vật nào khơng có động năng? A. Hòn bi nằm n trên sàn nhà. B. Hòn bi lăn trên sàn nhà. C. Máy bay đang bay. D. Viên đạn đang bay đến mục tiêu. Câu 3. Động năng của một vật phụ thuộc vào: A. Khối lượng. B. Vận tốc của vật. C. Khối lượng và chất làm vật. D. Khối lượng và vận tốc của vật. Câu 4. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào vật có cả động năng và thế năng? A. Một chiếc máy bay đang chuyển động trên đường băng của sân bay. B. Một chiếc máy bay đang bay trên cao. C. Một chiếc ơ tơ đang đỗ trong bến xe. D. Một chiếc ơ tơ đang chuyển động trên đường. Câu 5: Nếu chọn mặt đất làm mốc để tính thế năng thì trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng? A. Viên đạn đang bay. B. Lò xo đang lăn trên mặt đất. C. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất. D. Lò xo bò ép đặt ngay trên mặt đất. Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đầy đủ nhất khi nói về sự chuyển hố cơ năng? A. Động năng có thể chuyển hố thành thế năng. B. Thế năng có thể chuyển hố thành động năng. C. Động năng và thế năng có thể chuyển hố qua lại lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo tồn. D. Động năng có thể chuyển hố thành cơ năng. Câu 7. Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong q trình rơi, các dạng của cơ năng được chuyển hố như thế nào? A. Động năng chuyển hố thành thế năng. B. Thế năng chuyển hố thành động năng. C. Khơng có sự chuyển hố nào xảy ra. D. Động năng tăng còn thế năng khơng khơng thay đổi. Câu 8. Quan sát trường hợp quả bóng rơi chạm xuống mặt đất, nó nảy lên. Trong thời gian nẩy lên, thế năng và động năng của nó thay đổi thế nào? A. Động năng tăng, thế năng giảm. B. Động năng và thế năng đều tăng. C. Động năng và thế năng đều giảm. D. Động năng giảm, thế năng tăng. Câu 9. Trong các vật sau, vật nào không có thế năng? A. Chiếc bàn đứng yên trên nền nhà. B. Chiếc lá đang rơi. C. Một người đứng yên trên tầng ba của tòa nhà. D. Quả bóng đang bay trên cao. Câu 10. Một quả táo đang rơi có những dạng năng lượng nào? A. Động năng. B. Thế năng. C. Nhiệt năng. D. Cơ năng và nhiệt năng. Câu 11. Khi các ngun tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng? A. Khối lượng của vật. B. Trọng lượng của vật. C. Nhiệt độ của vật. D. Chiều dài vật. Câu 12. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cấu tạo của các chất? A. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, rất nhỏ bé gọi là các ngun tử, phân tử. B. Các ngun tử, phân tử ln chuyển động hỗn độn khơng ngừng. C. Giữa các ngun tử, phân tử ln có khoảng cách. D. Cả 3 phát biểu đều đúng. Câu 13. Xăm xe đạp còn tốt đã bơm căng, để lâu ngày vẫn bị xẹp vì: A. Lúc bơm, khơng khí vào xăm xe còn nóng, sau một thời gian khơng khí nguội đi và co lại làm cho xăm xe bị xẹp. B. Giữa các phân tử của chất làm xăm xe có khoảng cách nên các phân tử khí trong q trình chuyển động có thể thốt qua đó ra ngồi. C. Xăm xe làm bằng cao su nên tự nó co lại. D. Khơng khí trong xăm xe tự nó thu nhỏ thể tích của nó. Câu 14. Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt đến kém sau đây, cách nào là đúng? A. Đồng, nước, sắt, khơng khí. B. Đồng, thuỷ ngân, nước, khơng khí. C. Thủy ngân, nước, đồng, khơng khí . D. Khơng khí, nước, thủy ngân, đồng. Câu 15. Trộn lẫn một lượng rượu có thể tích V 1 và khối lượng m 1 vào một lượng nước có thể tích V 2 và khối lượng m 2 . Kết luận nào sau đây là đúng? A. Khối lượng hỗn hợp (rượu + nước) là m < m 1 + m 2 . B. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là V = V 1 + V 2 . C. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là V < V 1 + V 2 . D. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là V > V 1 + V 2 . Câu 16. Đổ 100cm 3 rượu vào 100cm 3 nước ta sẽ thu được lượng nước hỗn hợp rượu và nước với thể tích: A. Bằng 200 cm 3 . B. Nhỏ hơn 200 cm 3 . C. Lớn hơn 200 cm 3 . D. Bằng hoặc nhiều hơn 200cm 3 . Câu 17. Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng ? A. Nhiệt độ B. Nhiệt năng C. Khối lượng D. Thể tích Câu 18. Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau: A. Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng. B. Nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì vật cũng chuyển động càng nhanh. C. Nhiệt độ càng cao thì nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh. D. Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm Bơ-rao là do các phân tử nước chuyển động vàva chạm vào các hạt phấn hoa. Câu 19. Trong điều kiện nào thì hiện tượng khuếch tán giữa hai chất lỏng có thể xảy ra nhanh hơn? A. Khi nhiệt độ tăng. B. Khi nhiệt độ giảm. C. Khi thể tích của các chất lỏng lớn. D. Khi trọng lượng riêng của các chất lỏng lớn. Câu 20. Nhiệt năng của một vật là: A. Thế năng của vật. B. Tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. C. Năng lượng vật có được. D. Một khái niệm khác. Câu 21. Để thay đổi nhiệt năng của một vật ta có thể A. thực hiện công. B. truyền nhiệt. C. thực hiện công hoặc truyền nhiệt. D. Tất cả đều sai. Câu 22. Đơn vị của nhiệt năng là: A. Oát (W). B. Kilôgam (kg). C. Jun (J). D. Kilômet giờ (km.h) Câu 23. Đun nước bằng một ấm nhôm và một ấm đồng trong cùng điều kiện. Nước trong ấm nào nhanh sôi hơn? A. Ấm nhôm. B. Ấm đồng. C. Cả 2 ấm cùng sôi một lượt. D. Không so sánh được. Câu 24. Bỏ một viên gạch đã được đun nóng vào một chậu nước lạnh, nhiệt năng của chúng thay đổi như thế nào? A. Nhiệt năng của viên gạch và nước đều tăng. B. Nhiệt năng của viên gạch và nước đều giảm. C. Nhiệt năng của viên gạch tăng, của nước giảm. D. Nhiệt năng của viên gạch giảm, của nước tăng. Câu 25. Năng lượng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng cách nào? A. Bằng sự đối lưu. B. Bằng dẫn nhiệt qua không khí. C. Bằng bức xạ nhiệt. D. Bằng một cách khác. Câu 26. Bỏ vài hạt thuốc tím vào một cốc nước, thấy nước màu tím di chuyển thành dòng từ dưới lên trên. Lí do nào sau đây là đúng? A. Do hiện tượng truyền nhiệt. B. Do hiện tượng đối lưu. C. Do hiện tượng bức xạ nhiệt. D. Do hiện tượng dẫn nhiệt. Câu 27.Vì sao các bồn chứa xăng dầu thường được sơn màu nhũ trắng sáng mà không sơn các màu khác? A. Để hạn chế sự hấp thụ nhiệt. B. Để hạn chế sự bức xạ nhiệt. C. Để hạn chế sự dẫn nhiệt. D. Để hạn chế sự đối lưu. Câu 28. Năng suất toả nhiệt của dầu hoả là 44.10 6 J/kg có nghĩa là: A. Đốt cháy dầu hoả toả ra nhiệt lượng 44.10 6 J. B. Đốt cháy dầu hoả toả ra nhiệt độ 44.10 6 độ. C. Đốt cháy dầu hoả toả ra nhiệt lượng 44.10 6 J/kg. D. Khi đốt cháy hoàn toàn 1kg dầu hoả thì toả ra nhiệt lượng 44.10 6 J. Câu 29. Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra trong chất nào? A. Chỉ ở chất lỏng. B. Chỉ ở chất khí. C. Chỉ ở chất lỏng và chất khí. D. Ở các chất lỏng, chất khí và chất rắn. Câu 30. Công thức tính nhiệt lượng thu vào của m(kg) một chất có nhiệt dung riêng c khi tăng nhiệt độ từ t 1 0 C lên t 2 0 C? A. Q = m.c.(t 1 + t 2 ) B. Q = m.c.(t 1 - t 2 ) C. Q = m.c.(t 2 – t 1 ) D. Q = m.c.t 1 .t 2 Câu 31. Lý do nào người ta thay thế bếp củi bằng bếp than? A. Vì than rẻ hơn. B. Vì than bị đốt cháy không toả ra khí độc. C. Vì năng suất toả nhiệt của than cao hơn củi. D. Vì than có nhiều hơn củi. Câu 32. Nhiệt lượng cần truyền cho 5kg đồng để tăng nhiệt độ từ 20 0 C lên 50 0 C là bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/kg.K. A. Q = 57000J C. Q =5700J B. Q = 57000 kJ D. Q = 5700kJ Câu 33. Công thức tính nhiệt lượng toả ra khi nhiên liệu bị đốt cháy là: A. Q = q B. Q = q.m C. Q = q.m.c D. Một công thức khác. Câu 34. Biết năng suất toả nhiệt của củi khô là 10.10 6 J/kg. Nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy 2kg củi khô là: A. 10.10 6 J B. 20.10 6 J C. 30.10 6 J D. 40.10 6 J Câu 35. Ba chất lỏng A, B, C đang ở nhiệt độ t A, t B , t C với t A > t B > t C được trộn lẫn với nhau. Chất lỏng nào toả nhiệt, chất lỏng nào thu nhiệt? A. A và B toả nhiệt, C thu nhiệt. B. A toả nhiệt, B và C thu nhiệt. C. C toả nhiệt, A và B thu nhiệt. D. Câu trả lời phải tuỳ thuộc vào nhiệt độ cuối cùng sau khi có cân bằng nhiệt. Câu 36. Phải đốt bao nhiêu than đá để có nhiệt lượng toả ra là 270.10 6 J? Biết năng suất toả nhiệt của than đá là 27.10 6 J/kg. A. 5kg B. 10kg. C. 15kg. D. 20kg. Câu 37. Pha một lượng nước ở 80 0 C vào bình chứa 9 lít nước đang có nhiệt độ 20 0 C. Nhiệt độ cuối cùng khi có cân bằng nhiệt là 40 0 C. Hỏi lượng nước đã pha thêm vào bình là bao nhiêu? A. 4,5kg. B. 45kg. C. 0,45kg D. 450kg. Câu 38. Hiệu suất của động cơ nhiệt được tính bằng công thức nào? A. Q A H = B. A Q H = C. H = A.Q.100% D. %100. 2Q A H = Câu 39. Trong sự chuyển vận của động cơ nổ 4 kì, thứ tự hoạt động nào sau đây là đúng? A. Nén nhiên liệu - Đốt nhiên liệu - Hút nhiên liệu - Thải khí đã cháy ra ngoài. B. Hút nhiên liệu - Thải khí đã cháy ra ngoài - Nén nhiên liệu - Đốt nhiên liệu. C. Hút nhiên liệu - Nén nhiên liệu - Đốt nhiên liệu - Thải khí đã cháy ra ngoài. D. Thải khí đã cháy ra ngoài - Hút nhiên liệu - Nén nhiên liệu - Đốt nhiên liệu. Câu 40. Một ô tô chạy 100km với lực kéo không đổi là 700N thì tiêu thụ hết 5 lít xăng. Biết năng suất toả nhiệt của xăng là 4,6.10 7 J/kg. Khối lượng riêng của xăng là 700kg/m 3 . Hiệu suất của ô tô có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau: A. H ≈ 43,4%. B. H ≈ 4,34%. C. H ≈ 0,434%. D. H ≈ 0,0434%. --------Hết-------- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ GIA NGHĨA ĐÁPÁN KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2008 – 2009 Môn: VẬT LÝ 8 Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian giao đề) Mỗi câu đúng đạt 0,25 điểm. Câu Đápán Câu Đápán 1 D 21 C 2 A 22 C 3 D 23 B 4 B 24 D 5 B 25 C 6 C 26 B 7 B 27 A 8 D 28 D 9 A 29 C 10 D 30 C 11 C 31 C 12 D 32 A 13 B 33 B 14 B 34 B 15 C 35 D 16 B 36 B 17 C 37 A 18 B 38 A 19 A 39 C 20 B 40 A . thế năng và động năng của nó thay đổi thế nào? A. Động năng tăng, thế năng giảm. B. Động năng và thế năng đều tăng. C. Động năng và thế năng đều giảm nhiệt? A. A và B toả nhiệt, C thu nhiệt. B. A toả nhiệt, B và C thu nhiệt. C. C toả nhiệt, A và B thu nhiệt. D. Câu trả lời phải tuỳ thuộc vào nhiệt độ