quản lý hành chính chuyên nghiệp, hiệu quả, tự chủ, đủ năng lực, đủ thẩm quyền, cóquan hệ mật thiết với khu vực tư, không bị thao túng bởi các lợi ích nhóm; 4 đó lànhà nước quản lý xã hộ
Trang 1MAI THỊ HỒNG LIÊN
NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN
-LÝ LUẬN VÀ TRIỂN VỌNG THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC
HÀ NỘI - 2019
Trang 2MAI THỊ HỒNG LIÊN
NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN
-LÝ LUẬN VÀ TRIỂN VỌNG THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC
Mã số: 62.31.02.01
Người hướng dẫn khoa học: 1 TS NGÔ HUY ĐỨC
2 PGS.TS HỒ TẤN SÁNG
HÀ NỘI - 2019
Trang 3Tôi xin cam đoan luận án với đề tài "Nhà nước kiến tạo phát triển
-Lý luận và triển vọng thực tiễn ở Việt Nam" là công trình nghiên cứu khoa
học của riêng tôi Những tài liệu tham khảo, số liệu, thông tin được sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn theo đúng quy định.
Tác giả luận án
Mai Thị Hồng Liên
Trang 4Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
7
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Những công trình nghiên cứu về nhà nước và vai trò của nhà nước
1.2 Những công trình nghiên cứu về mô hình nhà nước kiến tạo phát
1.3 Đánh giá chung về các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và
Chương 2: NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN - LÝ LUẬN
3.2 Nhà nước kiến tạo phát triển - qua nghiên cứu trường hợp ở thành
3.3 Những nhận định bước đầu về quá trình xây dựng nhà nước kiến
Chương 4: NH N DI N NH NG RÀO C N VÀ TRI N V NG
TH CTI NC ANHÀN CKI NT OPHÁTTRI N
4.1 Những rào cản trong việc xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển ở
4.2 Một số vấn đề cần giải quyết góp phần xây dựng nhà nước kiến tạo
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
152 ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
PHỤ LỤC
Trang 5: : : : :
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Chủ nghĩa tư bản
Chủ nghĩa xã hội Chỉ số cảm nhận tham nhũng Tổng sản phẩm trên địa bàn Chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin Kinh tế thị trường
Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế và sự thần
kỳ của Nhật Bản Diễn đàn hợp tác châu Á - Thái Bình Dương Chỉ số năng lực cạnh tranh
Tư bản chủ nghĩa
Uỷ ban nhân dân
Xã hội chủ nghĩa
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những thập niên qua và nhất là trong những năm gần đây, chính sự sụp
đổ của các nền kinh tế mệnh lệnh, kiểm soát của Liên Xô và các nước Đông Âu, sựkhủng hoảng tài chính của các nhà nước phúc lợi ở hầu hết các nước công nghiệp pháttriển, sự phát triển "thần kỳ" của nền kinh tế ở các nước Đông Á và Đông Nam Á, sựnảy sinh các cuộc xung đột chính trị - xã hội ở một số nước… đòi hỏi chúng ta phải
nhận thức lại những vấn đề căn bản của nhà nước - nhà nước có vai trò như thế
nào, nhà nước nên làm gì, không nên làm gì và làm như thế nào là tốt nhất để thúc đẩy sự phát triển; làm thế nào để xây dựng được một nhà nước hợp lý, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường? Đây là
vấn đề mà các chính phủ phải cân nhắc, lựa chọn, quyết định
Thuật ngữ "Nhà nước kiến tạo phát triển" ở Việt Nam do người đứng đầu
Chính phủ đề cập lần đầu vào năm 2011, và sau đó năm 2016, được khẳng định lạibởi Thủ tướng đương nhiệm Tại phiên họp thường kỳ đầu tiên của Chính phủ vàotháng 4/2016, trên cơ sở Hiến pháp 2013 (sửa đổi) và Luật Tổ chức Chính phủ, cácthành viên Chính phủ đã dành thời gian để thảo luận về phương thức chỉ đạo, điềuhành của Chính phủ trong thời gian tới Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tổng kếtlại 06 định hướng lớn, trong đó nhấn mạnh: Chính phủ kiến tạo tiếp tục là nội dungtrọng tâm của nhiệm kỳ Chính phủ 2016 - 2021 Sau đó, ngày 18/11/2017 khi trả lờichất vấn tại Quốc hội, Thủ tướng cho biết "Chính phủ kiến tạo tức là chủ động thiết
kế chính sách, pháp luật để đất nước phát triển" Theo ông, đây là điểm khác biệt cơbản với mô hình Chính phủ truyền thống, tức "Chính phủ quản lý, điều hành" [79].Qua đó cho thấy, thuật ngữ "Nhà nước kiến tạo phát triển" hay "Chính phủ kiến tạophát triển" đều không có hàm ý về một mô hình tổng thể nhà nước mới, mà có hàm
ý về vai trò, cũng như cách thức chủ động thúc đẩy phát triển của nhà nước,
đặc biệt là của chính phủ trong thời kỳ hiện nay
Như vậy, có thể thấy thuật ngữ "nhà nước kiến tạo phát triển" cũng bao hàm nộidung chủ yếu của các thuật ngữ như "Developmental State", "Capitalist DevelopmentalState", "Coordinated Market Economies" trong các nghiên cứu chính trị học trên thế
giới, vì đây đều là các khái niệm chỉ sự chủ động kiến tạo của nhà nước trong nền
kinh tế thị trường Trong sự nhìn nhận đó, các vấn đề lý luận
Trang 7cũng như các vấn đề thực tiễn, các điều kiện và các rào cản đặt ra cho nhà nướckiến tạo phát triển ở Việt Nam cũng sẽ tương tự như các vấn đề mà các nước kháctrên thế giới đã gặp khi áp dụng cách thức chủ động định hướng, kiến tạo sự pháttriển mà không thuần túy chạy theo các tín hiệu của thị trường một cách bị động.
Thuật ngữ "nhà nước kiến tạo phát triển" (Developmental state) do ChalmersJohnson đưa ra và phát triển một cách có hệ thống khi nghiên cứu các nước đã thànhcông trong quá trình công nghiệp hóa nhanh (đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc,
v.v…) thông qua sự định hướng chủ động của nhà nước Mặc dù cũng là nhà
nước tư bản chủ nghĩa (TBCN), song nhà nước kiến tạo phát triển sẽ khác biệt căn
bản so với cách nhìn nhận về vai trò nhà nước của chủ nghĩa tự do cổ điển, tức nhà
nước điều tiết (Regulatory state) - mô hình nhà nước nhấn mạnh vai trò trung tâm
của thị trường, cạnh tranh tự do và cơ chế "bàn tay vô hình" trong phát triển, và cho
rằng vai trò của nhà nước chỉ có tính bị động, tức chỉ khi nào thị trường thất bại thìmới cần nhà nước "điều tiết" các thất bại đó
Khác với nhà nước điều tiết, nhà nước kiến tạo phát triển sẽ có tính chủ
động, không chỉ là khắc phục các thất bại thị trường, mà tập trung kiến tạo thị
trường theo tầm nhìn của cả quốc gia và tận dụng các lợi thế cả về kinh tế và chính
trị của nhà nước Trong đó, tập trung vào việc thiết kế các chủ trương, định
hướng cụ thể, và cùng với đó là các chính sách tập trung nguồn lực, tạo dựng cơ chế ưu tiên vào các lĩnh vực trọng tâm, đặc biệt trong các chính sách về
công - thương nghiệp Chẳng hạn như Nhật Bản tập trung vào công nghiệp ô tô
trong những năm 1970, hay Malaysia sau này tập trung vào công nghiệp điện tử, Ấn
Độ tập trung vào công nghiệp phần mềm, v.v…
Tất nhiên, nhà nước kiến tạo phát triển là vấn đề còn phải tranh luận vì chưa cócâu trả lời rõ ràng cho việc "nhà nước định hướng" liệu có tốt hơn là "thị trường địnhhướng"? Hay khi nào thì "nhà nước chủ động kiến tạo, định hướng" sẽ tốt hơn để cho
"thị trường chọn lọc, đào thải"? Hoặc nhà nước định hướng ở mức độ nào là hợp lý?
Bởi lẽ ở các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN), trong đó có Việt Nam đã có thời kỳ địnhhướng đến từng mặt hàng với số lượng, kế hoạch cụ thể trong nền kinh tế tập trung,quan liêu, bao cấp và đã thất bại vì không dựa vào các tín hiệu của người dân, của đờisống xã hội, trong khi thị trường là kênh truyển tải thông tin đó tốt nhất
Đây là vấn đề có tính lý thuyết chủ yếu, mà chỉ có thể trả lời thông qua việc
Trang 8nghiên cứu các trường hợp cụ thể, cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn vận hànhmột nhà nước kiến tạo phát triển (ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, v.v… và với
mức độ nhất định ở Việt Nam) Chính vì vậy, tôi lựa chọn vấn đề "Nhà nước kiến
tạo phát triển - Lý luận và triển vọng thực tiễn ở Việt Nam" làm đề tài luận án
Tiến sĩ Chính trị học của mình
Việc nghiên cứu đề tài luận án nhằm luận giải các câu hỏi sau đây:
(1) Nhà nước kiến tạo phát triển là gì - Nguồn gốc, sự phát triển, bản chất vànội hàm của khái niệm? Đây có phải là một kiểu nhà nước hay một loại hình nhà nướcmới trong lịch sử phát triển của các thể chế nhà nước? Các mô hình nhà nước kiến tạophát triển trong thực tiễn? Các tính chất, các yêu cầu, điều kiện cần thiết của một nhànước kiến tạo phát triển là gì?
(2) Đối với Việt Nam, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, liệu
mô hình nhà nước kiến tạo phát triển có còn phù hợp hay có thể áp dụng? Nếu có, nhữngđặc điểm, tính đặc thù cũng như những thời cơ, thách thức, những rào cản và triển vọngthực tiễn về một nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam là gì? Cần làm gì để xây dựngnhà nước kiến tạo phát triển ở nước ta hiện nay?
Đó là những nội dung cơ bản mà luận án tập trung luận giải và bước đầu đi tìm câu trả lời
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1 Mục tiêu
Xây dựng khung lý thuyết về nhà nước kiến tạo phát triển Trên cơ sở đó,xác định các tính chất, các điều kiện cần thiết, các cản trở và triển vọng thực tiễn vềnhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam hiện nay
2.2 Nhiệm vụ
- Hệ thống hóa những kết quả và những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu lýluận và tổng kết thực tiễn liên quan đến nhà nước kiến tạo phát triển trên thế giới và
- Trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của nhà nước kiến tạo phát triển;
- Khảo cứu, phân tích, nhận diện những đặc điểm, tính chất, những yêu cầu,điều kiện cần thiết của nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam qua khảo sát sâu trườnghợp của thành phố Đà Nẵng;
- Nhận diện các rào cản và gợi mở một số vấn đề về triển vọng thực tiễn ở Việt Nam.
Trang 93 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các chính sách, biện pháp, hành động mang tính chủ động định hướng, kiến tạo phát triển của nhà nước đối với thị trường và xã hội
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu:
Nghiên cứu, xây dựng khung lý thuyết về nhà nước kiến tạo phát triển Trên
cơ sở đó, luận án tập trung khảo cứu nội dung, yêu cầu, đặc điểm và khả năng trởthành hiện thực của nhà nước kiến tạo phát triển qua tổng kết thực tiễn ở Việt Nam
và trường hợp cụ thể của thành phố Đà Nẵng (có so sánh, đối chiếu với một số tỉnhthành khác trên cả nước)
- Về không gian và thời gian nghiên cứu:
Nghiên cứu các tài liệu, các công trình khoa học đã công bố trên thế giới vềnhà nước kiến tạo phát triển ở một số nước (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, )trong thời kỳ thực hiện chính sách công nghiệp hóa; Thực tiễn hoạt động của bộmáy nhà nước Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và chính quyền thành phố Đà Nẵnggiai đoạn 1997 đến 2018
4 Phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Cơ sở lý luận, phương pháp luận
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử củachủ nghĩa Mác - Lênin và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng vàhoàn thiện bộ máy nhà nước làm cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu.Ngoài ra, do đối tượng nghiên cứu của luận án liên quan đến nghiều ngành khoahọc khác nhau, nên ngoài cách tiếp cận chính trị học Mác - Lênin, luận án cũng tiếpcận những lý thuyết về nhà nước kiến tạo phát triển được dựa trên cơ sở lý luậnKinh tế Chính trị học Thể chế thay cho Kinh tế học Tân tự do, có kế thừa, thamkhảo các công trình nghiên cứu, tổng kết thực tiễn của các cá nhân, các tổ chứctrong và ngoài nước để làm rõ mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu của Chính trị học và khoa họcliên ngành; một số phương pháp cụ thể như lôgic - lịch sử, diễn giải - quy nạp, phântích - tổng hợp, so sánh, thu thập dữ liệu, khảo cứu tài liệu Trong đó, do tính chất
Trang 10mới của vấn đề, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu trường hợp (Case study),vốn thích hợp cho việc phát hiện các vấn đề mới, cũng như cho việc đề xuất các giảthuyết cho các nghiên cứu tiếp theo trên diện rộng hơn.
- Phương pháp thu thập dữ liệu và khảo cứu tài liệu được sử dụng để phântích, đánh giá, tổng kết các công trình đã nghiên cứu, các kinh nghiệm, các dữ liệu thựctiễn liên quan đến đề tài luận án
- Phương pháp lôgic - lịch sử được sử dụng trong khái quát, hệ thống hóa cácvấn đề lý luận và tổng kết thực tiễn về mô hình nhà nước kiến tạo phát triển trên thế giớihiện nay
- Phương pháp quy nạp - diễn dịch được sử dụng để rút ra các nhận định, kếtluận từ những minh chứng cụ thể và suy luận, giải thích một cách lôgic những vấn đề liênquan đến đề tài luận án
- Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng để phân tích, đánh giá,nhận diện các vấn đề đặt ra và xác định các giải pháp về triển vọng thực tiễn của một nhànước kiến tạo phát triển ở Việt Nam
- Phương pháp so sánh được sử dụng khi nghiên cứu kinh nghiệm của một sốnước, đánh giá các chính sách, biện pháp, hành động mang tính định hướng, chủ độngkiến tạo phát triển của nhà nước đối với thị trường và xã hội ở các nước, cũng như ở ViệtNam trong thời kỳ đổi mới
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp được sử dụng để lựa chọn các trườnghợp nghiên cứu thể hiện vai trò chủ động định hướng, kiến tạo của Nhà nước trong quátrình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, tìm kiếm, phát hiện ranhững vấn đề mới về triển vọng của Nhà nước kiến tạo phát triển hợp lý, hiệu quả, đápứng yêu cầu phát triển ở Việt Nam hiện nay
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án đã góp phần phát triển một hướng nghiên cứu về triển vọng của nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam, cụ thể là:
- Trình bày các cách tiếp cận để luận giải hệ tiêu chí cơ bản cũng như nhữngyêu cầu, điều kiện của nhà nước kiến tạo phát triển, đó là: (1) Nhà nước kiến tạo pháttriển chủ động định hướng, can thiệp nhưng phải phù hợp với các nguyên tắc cạnh tranhcủa thị trường; (2) nhà nước đó có ý chí chính trị và tầm nhìn phát triển nhất quán, xuyênsuốt với các chiến lược, chính sách ưu tiên, đặc thù; (3) có bộ máy
Trang 11quản lý hành chính chuyên nghiệp, hiệu quả, tự chủ, đủ năng lực, đủ thẩm quyền, cóquan hệ mật thiết với khu vực tư, không bị thao túng bởi các lợi ích nhóm; (4) đó lànhà nước quản lý xã hội hiệu quả và công bằng, có khả năng thích ứng trong bốicảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; và (5) tính chủ động định hướng, can thiệpcủa nhà nước kiến tạo phát triển đối với thị trường và xã hội được dựa trên cách tiếpcận Kinh tế Chính trị học thể chế thay cho Kinh tế học tân tự do.
- Nghiên cứu ở Việt Nam, đặc biệt khảo sát sâu trường hợp của thành phố ĐàNẵng, về tính chủ động định hướng, kiến tạo của nhà nước và chính quyền địa phươngtrong (1) xây dựng tầm nhìn và tư duy phát triển nhất quán với việc hoạch định và tổchức thực hiện các chính sách phát triển một cách có hiệu quả, hợp lòng dân; (2) vậndụng sáng tạo, hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển;
(3) xây dựng cơ chế vận hành của hệ thống chính trị theo hướng kiến tạo, phục vụ,công khai, minh bạch, thực hiện trách nhiệm giải trình, bảo đảm quyền lực thuộc về nhândân; (4) làm tốt công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, hiệu quả,phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; (5) tập trung nguồn lực cho phát triển cácngành kinh tế trong từng chủ trương, chính sách, đề án; (6) quản lý xã hội hiệu quả, đảmbảo sự phân phối tương đối công bằng các lợi ích cộng đồng, giải quyết tốt các vấn đề xãhội, môi trường
- Từ việc đánh giá những thành quả đạt được và những khó khăn, vướngmắc, những vấn đề nổi cộm nảy sinh trong quá trình xây dựng và phát triển ở thành phố
Đà Nẵng, luận án nhận diện những yếu tố thành công và thất bại của nhà nước kiến tạophát triển, những yếu tố nền tảng, những rào cản và một số gợi mở, khuyến nghị về chínhsách, thể chế, các nguồn lực về triển vọng thực tiễn của một nhà nước kiến tạo phát triển
ở Việt Nam hiện nay
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Luận án sẽ là tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy chuyênngành Chính trị học ở Việt Nam nói chung và là tài liệu nghiên cứu lý luận về mô hìnhnhà nước kiến tạo phát triển nói riêng
- Luận án là tài liệu tham khảo cho việc hoàn thiện chính sách và triển vọng xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam
7 Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương, 11 tiết
Trang 12Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NHÀ NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG SỰ PHÁT TRIỂN
Có thể nói, có rất nhiều tác phẩm, nhiều công trình nghiên cứu khoa học liênquan đến các mô hình thể chế nhà nước cũng như vai trò của nhà nước đối với sựphát triển nói chung và đối với nền kinh tế thị trường (KTTT) nói riêng Từ thựctiễn hoạt động của các thể chế nhà nước trên thế giới, đã nảy sinh rất nhiều vấn đề
mà các học giả, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm như môhình nhà nước nào là tốt nhất, phù hợp nhất đối với các nước, nhất là các nước đangphát triển trong điều kiện hiện nay? Hay nhà nước nên làm gì và làm như thế nào đểthúc đẩy sự phát triển? Trong mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường, nhà nướcnên chủ động can thiệp, tác động đến thị trường hay để thị trường tự điều tiết, tự vậnđộng theo các quy luật khách quan của thị trường? Và nếu có can thiệp, thì cáchthức và mức độ can thiệp của nhà nước đối với thị trường như thế nào để đạt hiệuquả cao hơn trong sự phát triển? Hoặc là nguyên nhân nào dẫn đến sự thành côngcũng như sự thất bại của một số nhà nước trên thế giới? v.v Để lý giải cho vấn đềnày, các tác giả với các công trình khoa học, tuy có sự luận giải khác nhau, nhưngđều có một nhận định thống nhất là cần thiết phải có vai trò của nhân tố chính trị,
mà trước hết và cơ bản nhất là vai trò của nhà nước trong sự phát triển của các quốcgia Sự thành công hay thất bại của một quốc gia, xét đến cùng, là do thể chế (cả vềthể chế kinh tế và thể chế chính trị) của quốc gia đó Một nhà nước có có tráchnhiệm cao với thể chế kinh tế - chính trị hợp lý, khoa học, dân chủ sẽ phát huy đượcmọi nguồn lực, mọi tiềm năng để phát triển Có thể kể đến một số tác phẩm sau đây:
Báo cáo World Development Report, 1997: The State in a Changing
World (Báo cáo về tình hình phát triển thế giới năm 1997: Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi) của Ngân hàng Thế giới [46] là báo cáo về tình hình phát
triển thế giới được xuất bản hàng năm, đã cung cấp cho người đọc một nguồn tư liệu có
giá trị Tập xuất bản này tập trung về nhà nước: nhà nước nên làm gì, nên làm như thếnào để có thể đạt được kết quả tốt hơn trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng.Cuốn sách đề cập đến những diễn biến và chuyển đổi sâu sắc của thế giới đang đòi hỏicác nhà nước phải tư duy lại vai trò của mình, đưa ra các chủ trương và
Trang 13giải pháp đúng, hoạt động có hiệu quả, đảm bảo ổn định chính trị và phát triển kinh
tế xã hội bền vững Thông qua những phân tích và đánh giá một cách khoa học vớicác nguồn tư liệu phong phú, cuốn sách đã nêu những đặc điểm của tình hình thếgiới, những hoạt động thực tiễn của các nhà nước trong một vài thập kỷ gần đây.Trong những năm qua, nhiều quốc gia rút ra bài học rằng, ở đại đa số các nước đangphát triển, các nền kinh tế chuyển đổi đã bắt đầu chuyển hướng theo nền kinh tế thịtrường, các chiến lược phát triển do nhà nước đóng vai trò chủ đạo đều đã thất bại.Nhiều người cảm thấy rằng, kết quả lôgic cuối cùng của tất cả các cải cách đó là
"nhà nước với vai trò tối thiểu", tức nhà nước sẽ dần mất đi vai trò của mình, khi màkhu vực tư nhân hoạt động tốt hơn chính phủ về mọi mặt Những người chủ trươngnhà nước tối thiểu mong muốn sẽ tạo ra một xã hội mà ở đó quyền cưỡng chế củanhà nước không còn cần thiết nữa Báo cáo này giải thích tại sao quan điểm cựcđoan đó lại trái với những chứng cứ về sự thành công của các nền kinh tế côngnghiệp trong thế kỷ XIX của hoặc các câu chuyện thần kỳ về tăng trưởng của cácnước Đông Á trong thời kỳ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai Những quan điểm
đó không những không hỗ trợ quan điểm về nhà nước tối thiểu mà còn chứng minhrằng, sự phát triển quốc gia, dân tộc luôn đòi hỏi một nhà nước hiệu quả, một nhànước đóng vai trò chất xúc tác, khuyến khích và bổ khuyết những hoạt động của các
xí nghiệp tư nhân và các cá nhân Với những ví dụ điển hình về một số nhà nướchoạt động có hiệu quả cũng như một số nhà nước hoạt động kém hiệu quả, Báo cáonhấn mạnh, những nhà nước có trách nhiệm cao thì thường đem lại những hiệu quảcao hơn và người dân sẽ được hưởng lợi từ những hoạt động của nhà nước đó Cáctác giả cũng gợi ý những việc mà nhà nước phải làm và làm như thế nào trong tìnhhình thế giới đang có những chuyển đổi sâu sắc Đặc biệt là, từ sự luận giải và phântích thực tiễn hoạt động của các thể chế nhà nước, báo cáo này đã chỉ ra rằng, cho
dù trong bối cảnh thực tiễn rất đa dạng và phong phú, nhưng các nhà nước hợp lý,
hiệu quả đều có những đặc điểm chung Một là, các chính phủ hiệu quả đã đặt ra
các quy tắc cụ thể làm cơ sở, nền tảng cho hoạt động của khu vực tư nhân và rộng
hơn là hoạt động của xã hội dân sự Hai là, bản thân các chính phủ đó cũng tuân thủ
các quy tắc và hành động một cách đáng tin cậy, bảo đảm quan hệ công - tư hòahợp và có cơ chế kiểm soát được tham nhũng
Tác phẩm The Role of the State in Economic Change (Vai trò của nhà nước
đối với sự thay đổi kinh tế) của Ha-Joon Chang và Robert Rowthorn [110] đã luận
Trang 14giải rằng, vai trò của nhà nước chiếm vị trí trung tâm trong sự phát triển kinh tế và
là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất của các nhà kinh tế hiện đại và kinh tếchính trị Những năm sau chiến tranh ngay lập tức xuất hiện các lý thuyết kinh tếtheo hướng sử dụng quyền lực của nhà nước vào việc kiểm soát các hoạt động kinh
tế Xu hướng này trở nên phổ biến bởi nhu cầu cấp thiết cho việc tái thiết đất nước
và phát triển ở các nước tư bản phát triển cũng như các nước xã hội chủ nghĩa Đông
Âu và châu Á Trọng tâm của lý thuyết này nhằm đề cao tính hiệu quả của sự canthiệp nhà nước vào việc thúc đẩy sự thay đổi kinh tế Các tác giả giải thích sự vỡmộng ngày càng tăng về chủ nghĩa Tự do mới Tuy nhiên, cuối cùng họ nhận thấyrằng, không phải ở mọi nơi và mọi lúc, trên mọi lĩnh vực, sự can thiệp của nhà nướccũng đều mang lại hiệu quả Và tương tự, thuyết thị trường tự do cũng vậy, cũng cónhững hạn chế nhất định Do đó, việc tìm kiếm các giải pháp tối ưu nên tập trungvào sự kết hợp hợp lý của cả hai phương án trên và tùy thuộc vào từng điều kiện,bối cảnh cụ thể của thời đại cũng như của từng quốc gia, dân tộc
Tiếp nối quan điểm này, Ha-Joon Chang, trong tác phẩm Globalization, Economic Development and the Role of the State (Toàn cầu hóa, phát triển kinh tế và vai trò của nhà nước) [108], đã đánh giá một cách xác đáng về vai trò của
nhà nước đối với nền kinh tế thi trường và sự phát triển Từ việc phân tích các lý thuyết
và sự can thiệp thực tế của các nhà nước đối với sự phát triển trong hơn hai thế kỷ củachủ nghĩa tư bản hiện đại, ông đã phát triển một phương pháp tiếp cận thể chế về vaitrò của nhà nước trong phát triển kinh tế thông qua việc phân tích các chiến lược, chínhsách công nghiệp, chính sách thương mại, quyền sở hữu trí tuệ, v.v… Đặc biệt là, ông
đã kết nối lý thuyết tiếp cận thể chế với các trường hợp lịch sử cụ thể như là nhữngminh chứng cho sự cần thiết phải có vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế
Tác phẩm The Origins of Power, Prosperity, and Poverty - Why Nations
fail (Nguồn gốc của quyền lực, thịnh vượng và nghèo đói - Tại sao các quốc gia thất bại) của Daron Acemoglu và James A Robinson [13] bàn về vai trò của nhà
nước đối với nền kinh tế Daron Acemoglu và James Robinson lập luận rằng: Sở dĩ có
quốc gia thành công, ngày càng thịnh vượng và có quốc gia thất bại, không cải thiệnđược đáng kể tình trạng nghèo nàn, là do sự khác biệt chủ yếu về thể chế (cả thể chếkinh tế và thể chế chính trị) Các tác giả cho rằng, về cơ bản có thể chia thể chế kinh tế
thành 2 loại khác biệt nhau: Một là, thể chế kinh tế có tính dung hợp (Inclusion
economic institution): có đặc điểm là khuyến khích mọi thành phần trong xã hội
Trang 15tham gia vào các hoạt động kinh tế, cho họ cơ hội phát huy tài năng và cống hiến.Quyền lực được chia sẻ rộng rãi Để làm được như vậy, xã hội cần phải đảm bảoquyền sở hữu, luật pháp không thiên vị và cung cấp các dịch vụ công cho mọi tầnglớp để đảm bảo sự công bằng trong quá trình trao đổi, giao dịch Ngoài ra, xã hộicũng cần khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp mới và cho mọi người cơ
hội lựa chọn ngành nghề của họ Hai là, thể chế kinh tế có tính chiếm đoạt
(Extractive economic institution): tập trung quyền lực vào một số ít người hoặcnhóm lợi ích Các nhóm lợi ích này nắm phần lớn tài sản quốc gia và khai thác tàinguyên của đất nước Các nhóm lợi ích trong môi trường thể chế này thường chốnglại sự phát triển của các thể chế kinh tế có tính dung hợp vì thể chế đó đe dọa sự tồntại và lợi ích của họ Đó cũng là lý do vì sao một khi kiểu thể chế kinh tế có tínhchiếm đoạt đã hình thành thì rất khó để thay đổi, bởi lẽ ai cũng muốn bảo vệ lợi íchcủa mình, nhất là khi lợi ích đó rất lớn Rõ ràng, thể chế kinh tế và thể chế chính trịdung hợp, mà ở đó có thể phát huy được mọi nguồn lực, tiềm năng sáng tạo cũngnhư sự tham gia của cộng đồng xã hội vào quá trình phát triển chính là cơ sở, nềntảng để tạo nên sự thành công, sự phát triển của các quốc gia
Cũng nhấn mạnh về vấn đề thể chế và chính sách kinh tế ưu tiên đặc thù, tác
phẩm Start-up Nation: The Story of Israel’s Economic Miracle (Quốc gia khởi
nghiệp: Câu chuyện về nền kinh tế thần kỳ của Israel) của Dan Senor và Saul
Singer [100] là câu chuyện viết về sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Israel ngay
từ lúc lập quốc cho đến khi trở thành một quốc gia có nền công nghệ hàng đầu thếgiới Quyển sách này có thể là lời giải đáp cho những thắc mắc là làm thế nào mộtđất nước nhỏ bé lại có thể tồn tại giữa sự thù địch của các quốc gia lân cận, phải đốiphó với những cuộc chiến giữ vững bờ cõi nhưng vẫn tạo ra sự sáng tạo vượt bậctrong các lĩnh vực công nghệ, quân sự và dân sự Với ngòi bút sắc sảo, phong phúcũng như với những lời nhận xét thực tế từ những doanh nhân thành công hàng đầu,cuốn sách đã đem đến cho người đọc những cái nhìn mới mẻ về con người và đấtnước Israel, làm sáng tỏ phần nào những thành công tưởng chừng như không tưởngcủa đất nước nhỏ bé này Với cá tính quyết liệt, dám thách thức và sáng tạo khôngngừng, quyết tâm không cam chịu cuộc sống nghèo khó, những con người Do Tháilưu vong, chạy trốn và sống sót sau những cuộc thảm sát trong Chiến tranh thế giớilần thứ II cùng với những người theo Chủ nghĩa Phục quốc Do Thái đã xây dựng vàbảo vệ đất nước Israel bằng chính sức lực của mình, khiến cả thế giới phải kinh
Trang 16ngạc Ngày nay, Israel là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhấtthế giới và có lĩnh vực công nghệ phát triển không hề thua kém Thung lũng Siliconcủa Hoa Kỳ Để đạt được những thành quả trong thực tiễn đó chính là nhờ vào vaitrò chủ động định hướng, dẫn dắt, can thiệp tích cực của chính phủ Israel đối với thịtrường và xã hội Chẳng hạn như, ngoài việc tập trung vào phát triển kinh tế nôngnghiệp sạch và cơ sở hạ tầng, chính phủ Israel đã đồng hành cùng với các doanhnghiệp tư nhân trong việc ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực công nghệ Thông qua cácchính sách ưu tiên đó, chính phủ đã chia sẻ bớt gánh nặng và rủi ro với khu vực tưnhân, nhờ đó đã kích thích mạnh mẽ làn sóng đầu tư, tạo nên một thị trường, mộtquốc gia khởi nghiệp lành mạnh và phát triển.
Tác phẩm Models of Democracy (Các mô hình quản lý nhà nước hiện
đại) của David Held [14] được viết bằng phương pháp phân tích khoa học, tổng hợp
các tư tưởng và thực tiễn để xây dựng nên các mô hình dân chủ điển hình, bao gồm
ba phần: Phần 1 trình bày 4 mô hình dân chủ kinh điển như là những thử nghiệmtiêu biểu trước thế kỷ XX cho cách thức quản trị quốc gia mà người dân có quyềntham gia - Dân chủ cổ điển Athens, Dân chủ cộng hòa, Dân chủ tự do, Dân chủ trựctiếp; Phần 2 giới thiệu 04 mô hình biến thể trong thế kỷ XX và 01 mô hình biến thểđang hình thành hiện nay - Dân chủ tinh hoa cạnh tranh, Dân chủ đa nguyên, Dânchủ hợp pháp, Dân chủ tham gia và Dân chủ thảo luận; Đặc biệt là, phần 3 tập trung
làm sáng tỏ câu hỏi: Hiện nay dân chủ nên được hiểu như thế nào? Đây được
xem như là phần sáng tạo, đóng góp của tác giả trong lĩnh vực lý thuyết về mô hình
quản trị nhà nước, mà theo David Held, đó là tự trị dân chủ (democratic
autonomy) Nội hàm của khái niệm này vừa thể hiện quyền tự do cá nhân vừa thểhiện quyền và nghĩa vụ ngang nhau của các cá nhân trong việc tổ chức cộng đồng,
đó là sự bình đẳng về chính trị Do vậy, cần có các thiết chế, thể chế không chỉ đểgiới hạn quyền lực của nhà nước mà còn để đảm bảo cho các cá nhân bình đẳngtham gia vào quá trình tranh luận, thảo luận công khai về các vấn đề cấp bách của
xã hội Đặc biệt là, ý tưởng về tự trị dân chủ không chỉ có thể áp dụng trong phạm
vi quốc gia, một nhà nước mà còn có thể mở rộng sang việc xây dựng các thiết chếdân chủ cho phạm vi toàn cầu, nhất là trong bối cảnh thế giới đang chuyển đổi, đangchung tay giải quyết các vấn đề toàn cầu hiện nay
Cũng về vấn đề này, tác phẩm Dân chủ, kinh tế thị trường và phát triển: Từ
góc nhìn châu Á của Farrukh Iqbal và Jong-ll You [27] bàn về vai trò của thể chế
Trang 17chính trị - nhà nước dân chủ đối với sự phát triển Các học giả cho rằng, dân chủ, kinh
tế thị trường và phát triển có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó thể chế chính trịdân chủ và kinh tế thị trường là "hai bánh xe của một cỗ xe ngựa", phải chuyển độngcùng nhau và phụ thuộc vào nhau để cùng phát triển Điều này có nghĩa là, muốn pháttriển cần thiết phải có vai trò của nhà nước và nhà nước đó phải thực hiện quá trình dânchủ hóa đồng thời với phát triển kinh tế thị trường Nói cách khác, dân chủ về chính trịcần đi đôi với tiến trình dân chủ trong kinh tế Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung đãtừng nhận định, nếu ngay từ đầu, Hàn Quốc theo đuổi chính sách phát triển song song
cả dân chủ và kinh tế thị trường, thì nước này có thể kiểm soát được mối quan hệ thôngđồng giữa chính phủ và giới kinh doanh lớn vốn phát triển ngay trong khu vực tài chính
có sự kiểm soát của chính phủ Thậm chí Hàn Quốc còn có thể tránh được sức mạnhtàn phá của cơn bão khủng hoảng tiền tệ [27, tr.24]
Tác phẩm Phát triển là quyền tự do của Amartya Sen [1], người đoạt giải
thưởng Nobel về Kinh tế học, đã phân tích vai trò bảo vệ của thể chế chính trị dânchủ trong việc ngăn chặn nạn đói thông qua những dẫn chứng so sánh thực tiễn giữacách thức cầm quyền dân chủ ở Botswana, Ấn Độ, Zimbabwe và cách thức cầmquyền độc tài ở khu vực châu Phi cận Sahara như Su Đăng, Sômalia, Êtiôpia, đồngthời ông cũng chỉ ra rằng, cuộc khủng khoảng kinh tế tài chính, tiền tệ ở khu vực
các nước châu Á vừa qua chính là "đòn trừng phạt" đối với một lối cầm quyền phi
dân chủ Đặc biệt là, khi bàn về vai trò của thể chế chính trị dân chủ đối với nềnkinh tế thị trường, ông nhận định: Dân chủ có thể giúp thị trường vận hành tốt hơn
do tạo động cơ chính trị cho một phương thức cầm quyền tốt" [27, tr.11]
Báo cáo tổng quan, Việt Nam 2035, Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo,
công bằng và dân chủ của nhóm Ngân hàng Thế giới và Bộ Kế hoạch - Đầu tư
[48] bao gồm 7 chương, trong đó chương 7 bàn về việc xây dựng thể chế hiện đại
và nhà nước hiệu quả Chương này khẳng định vai trò của nhà nước đối với sự pháttriển kinh tế, đánh giá chất lượng thể chế và nhận diện các lực cản thể chế ảnhhưởng đến sự phát triển tại Việt Nam, từ đó đề xuất các khuyến nghị chính sáchnhằm xây dựng một bộ máy hành chính hợp lý, hiệu quả với đội ngũ công chứcthực tài, chuyển đổi vai trò của nhà nước từ chỗ can thiệp quá sâu vào nền kinh tếsang điều tiết, hỗ trợ một cách có hiệu quả, xây dựng thể chế chính trị dân chủ hiệnđại nhằm thúc đẩy sự phát triển
Tác phẩm Nhà nước và trách nhiệm của nhà nước của Nguyễn Đăng Dung
Trang 18[15] Trong tác phẩm này, tác giả cho rằng mọi nhà nước muốn tồn tại đều phải lànhà nước dân chủ, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do vậy một cách khách quan,nhà nước phải chịu trách nhiệm trước nhân dân Muốn có nhà nước chịu trách nhiệm mộtcách rõ ràng thì cách thức tổ chức nhà nước phải hết sức giản đơn Chính sự đơn giản này
là lý do buộc phải được tổ chức thành những cơ cấu đơn giản, trong đó mỗi có cấu lạiphải chịu trách nhiệm về những hành vi của mình Tuy nhiên, tác giả không tập trung trảlời câu hỏi tại sao nhà nước lại phải chịu trách nhiệm trước công dân, mà chủ yếu tậptrung phân tích cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước với hàm nghĩa rằng, đó phải là một nhànước được tổ chức và hoạt động một cách hiệu quả, có trách nhiệm trước xã hội và bảođảm quyền lực, lợi ích của nhân dân, xét về bản chất, đó cũng là yêu cầu của một nhànước kiến tạo phát triển
Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp Nhà nước năm 2010,
Vai trò của Nhà nước đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta trong tiến trình đổi mới của Nguyễn Duy Mạnh [51], gồm 3 phần, 8 chương
đã luận giải một cách khoa học cơ sở lý luận về vai trò của Nhà nước đối với sự pháttriển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta trong tiến trình đổi mới Đề tài cũngđánh giá được các điều kiện đảm bảo, các yếu tố tác động và thực trạng thực hiện vaitrò của Nhà nước trên các mặt của đời sống xã hội như phát triển và quản lý nguồnnhân lực, y tế, giáo dục, an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, dân tộc,tôn giáo, v.v…; đồng thời dự đoán được các xu hướng biến động của các vấn đề xã hội,
từ đó xác định quan điểm và đề xuất các giải pháp thiết thực, toàn diện nhằm phát huyvai trò của Nhà nước ta trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Namgiai đoạn 2011 - 2020 Với các luận cứ khoa học, đề tài là một trong những tài liệu cógiá trị về vai trò thiết yếu của Nhà nước đối với sự phát triển của nước ta trong bối cảnhtoàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay
Luận án tiến sĩ Vai trò của Nhà nước đối với việc thực hiện công bằng xã hội
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
của Võ Thị Hoa [30] đã phân tích và luận giải một cách khoa học về vai trò của nhànước trong việc đảm bảo công bằng xã hội, đánh giá thực trạng và nêu lên các giảipháp nhằm nâng cao vai trò thực hiện công bằng xã hội của nhà nước trong điềukiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay Dướigóc độ nhà nước kiến tạo phát triển, công bằng xã hội và vai trò chủ động, địnhhướng của nhà nước trong việc thực hiện công bằng xã hội là một trong những yêu
Trang 19cầu, điều kiện cần thiết để tạo nên sự thành công của một nhà nước hợp lý, hiệu quả
- một nhà nước kiến tạo phát triển trong thực tiễn
Luận án tiến sĩ Sự biến đổi vai trò của nhà nước trong bối cảnh toàn
cầu hóa của Trần Thị Huyền [40] đã trình bày một cách có hệ thống những vấn đề
lý luận chung về vai trò của nhà nước, cũng như các xu hướng biến đổi vai trò củanhà nước trước tác động của toàn cầu hóa Trong bối cảnh toàn cầu hóa, mặc dù nhànước nói chung và vai trò của nhà nước nói riêng có nhiều biến đổi song không vìthế mà nhà nước mất đi vai trò của mình, mà ngược lại, nhà nước sẽ điều chỉnh vaitrò của mình cho phù hợp để nó vẫn tiếp tục tồn tại như một thiết chế quan trọng ởtất cả các quốc gia Từ việc phân tích những khuynh hướng biến đổi về vai trò củanhà nước trên các phương diện như: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tác giả đã đềxuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao tính hiệu quả của Nhà nước trongviệc thực hiện những vai trò của mình, đáp ứng các yêu cầu, thách thức của bối cảnhtoàn cầu hóa xuất phát từ điều kiện đặc thù của Việt Nam
Có thể nói, các công trình nghiên cứu trên đây đều khẳng định sự cần thiếtphải có vai trò của nhà nước đối với sự phát triển nói chung và phát triển kinh tế nóiriêng, đồng thời gợi mở nhà nước nên làm gì và làm như thế nào để thúc đẩy sựphát triển Đó cũng là những nội dung cơ bản mà luận án nghiên cứu, luận giải
1.2 NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ MÔ HÌNH NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
1.2.1 Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Khi nghiên cứu trường hợp Nhật Bản và các nước Đông Á trong quá trình pháttriển từ những năm 1950 đến cuối những năm 1980 của thế kỷ XX, các nhà nghiên cứunhận thấy rằng, một trong những nhân tố quan trọng nhất tạo nên phát triển thần kỳ ởnhững nước này là sự hiện diện của một loại nhà nước đặc biệt - một "nhà nước kiếntạo phát triển" (Developmental State), mà thực chất là sự cộng sinh chặt chẽ hơn giữanhà nước và khu vực tư nhân, và được gọi là "chủ nghĩa tư bản quản lý" hoặc "thịtrường được quản lý" [90, tr.223-240] Mô hình nhà nước này xuất hiện đầu tiên ở NhậtBản, đã tạo nên sự thành công trên thực tế trong việc thúc đẩy tăng trưởng, giảm đóinghèo và nâng cao phúc lợi chung, được Chalmer Johnson nghiên cứu khá kỹ lưỡng
trong các công trình nghiên cứu của mình, trước hết phải kể đến tác phẩm MITI and
the Japanese Miracle - The Growth of Industrial Policy, 1925 - 1975 (1982) với
sự phân tích sâu sắc và so sánh sự khác biệt căn bản
Trang 20trong cách thức can thiêp của nhà nước Nhật đối với thị trường Sau khi tác phẩm
này ra đời, một loạt các tác phẩm khác của các học giả cũng tranh luận xung quanhvấn đề này Ngoài những vấn đề chung liên quan đến vai trò của nhà nước trong nềnkinh tế thị trường, các học giả đã tập trung luận giải, làm phong phú hơn, đầy đủhơn những nội dung về nhà nước kiến tạo phát triển, từ nguồn gốc, nội hàm củakhái niệm, đến các đặc trưng cơ bản cũng như những điều kiện để vận hành thànhcông trong thực tế Những tác phẩm sau đây đã đề cập đến những vấn đề này:
Tác phẩm MITI and the Japanese Miracle - The Growth of Industrial
Policy, 1925 - 1975 (Bộ Công nghiệp - Thương mại quốc tế và sự thần kỳ Nhật Bản - Sự phát triển của chính sách công nghiệp, 1925 - 1975) của Chalmer
Johnson [97] đã khẳng đinh vai trò rất lớn của Chính phủ Nhật Bản, đặc biệt là Bộ
Công nghiệp và Thương mại quốc tế (MITI) trong nền kinh tế, mà trước hết là cáchthức mà nhà nước can thiệp vào nền kinh tế nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế caotrong những thập niên cuối của thế kỷ XX Ông cho rằng, MITI không phải là tác nhânquan trọng duy nhất ảnh hưởng đến nền kinh tế, và không phải lúc nào nhà nước cũngchiếm ưu thế, nhưng chúng ta sẽ không thể hiểu được tốc độ, hình thức và hiệu quảtăng trưởng kinh tế của Nhật Bản nếu không có sự đóng góp của MITI Sự hợp tác giữanhà nước và doanh nghiệp lớn được thừa nhận là đặc điểm cơ bản của hệ thống kinh tếNhật Bản, và vai trò của nhà nước trong quá trình hợp tác này cũng như những phươngpháp, những thành tựu của bộ máy hành chính kinh tế Nhật Bản luôn là trung tâm củacác cuộc tranh luận liên tục giữa những người ủng hộ nền kinh tế chỉ huy kiểu các nướcXHCN và những người ủng hộ nền kinh tế thị trường hỗn hợp kiểu phương Tây Khiviết tác phẩm này, Johnson dự định bao gồm 8 chương: Một chương giới thiệu về nhànước kiến tạo phát triển Nhật Bản, một chương phân tích các chức năng của nhà nướcquan liêu Nhật bản và 6 chương về lịch sử của chính sách công nghiệp Nhật Bản từ
1925 đến 1975 Sau khi gởi bản thảo cho nhà xuất bản, với những lời góp ý của Ngàitổng biên tập, Johnson đã viết thêm chương kết luận thể hiện những đóng góp củamình Mặc dù nhà nước Nhật Bản là nhà nước dân chủ tư sản phương Tây, nhưngkhông đóng vai trò thụ động "điều tiết" như ở các nước Anh, Mỹ và cũng không đóngvai trò "thống soái" như trong các nước XHCN, mà có một vai trò rất khác biệt, nhất làtrong việc chủ động định hướng và huy động nguồn lực cho các lĩnh vực kinh tế trọngtâm một cách nhất quán Để chỉ sự khác biệt đó, Johnson đã sử dụng khái niệm "nhànước kiến tạo
Trang 21phát triển" (Developmental State) Ông tin rằng "nhà nước kiến tạo phát triển" thực
sự tồn tại đúng nơi, đúng lúc và rất phù hợp ở Đông Á, nó vừa mang tính đặc thùvừa mang tính tổng quát
Bài viết "The Developmental State: Odyssey of a Concept" (Nhà nước kiếntạo phát triển: Hành trình của một khái niệm) của Chalmer Johnson trong tác phẩm
The Developmental State của Woo-Cumings, Meredith (Chương 2) [99], là sự
tổng hợp những nhận định, phân tích, tranh luận xung quanh sự nhận thức về nhà
nước kiến tạo phát triển và những thành quả từ chính sách công nghiệp mà NhậtBản đạt được trong những năm 1925 - 1975 Trong bài viết này, Johnson đã tổnghợp một số nghiên cứu của các tác giả khác viết về vai trò của nhà nước trong nền
kinh tế thị trường sau khi tác phẩm "MITI and the Japanese Miracle" của ông
được xuất bản vào năm 1982
Những tác phẩm quan trọng nhất phải kể đến là "Asia’s Next Giant: South
Korea and Late Industrialization" (Sự phi thường kế tiếp của châu Á: Hàn Quốc và
quá trình công nghiệp hóa muộn) của Alice Amsden [93], viết về nền kinh tế vi mô củanhà nước kiến tạo phát triển Hàn Quốc, xem xét sự phát triển của Hàn Quốc như một ví
dụ về "công nghiệp hóa muộn", trong đó các ngành công nghiệp của quốc gia này đãhọc hỏi từ các quốc gia đổi mới sớm hơn, thay vì tự đổi mới Một trong những lý do tạonên sự tăng trưởng phi thường của Hàn Quốc chính là sự can thiệp của nhà nước vớinguyên tắc ưu tiên đặc quyền, trong đó chính phủ áp dụng các tiêu chuẩn thực hiệnnghiêm ngặt đối với các ngành và công ty mà nhà nước hỗ trợ Đó cũng chính là lý do
mà Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan có thể phát triển nhanh hơn các quốc gia mới nổi
khác như Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Mexico; tác phẩm Gorverning the Market:
Economic Theory and the Role of Government in East Asian Industrialization (Quản trị thị trường: Lý thuyết kinh tế và vai trò của Chính phủ trong công nghiệp hóa ở Đông Á) của Rober Wade [122], viết về các khía cạnh tăng trưởng kinh
tế của Đài Loan, đặc biệt là về quan điểm chính trị của những người theo chủ nghĩanghiệp đoàn thừa nhận một nhà nước kiến tạo phát triển, đồng thời nhấn mạnh mối liênkết giữa các tập đoàn, ngân hàng, chính phủ, thị trường vốn quốc tế và Quỹ Tiền tệQuốc tế Từ đó, tiếp tục gợi mở một chương trình nghị sự mới cho chính sách phát triển
quốc gia và quốc tế; tác phẩm Race to the Swift: State and Finance in Korean
Industrialization (Chạy đua với chim én: Nhà nước và tài chính trong công nghiệp hóa ở Hàn Quốc) của Jung-en Woo
Trang 22(Meredith Woo-Cumings) [112], viết về cách thức quan trọng nhất trong sự phát triển
của Hàn Quốc là kiểm soát lạm phát; và tác phẩm Comparative Economic
Transformations: Mainland China, Hungary, the Soviet Union and Taiwan (Sự chuyển đổi kinh tế so sánh: Trung Quốc lục địa, Hungary, Liên Xô và Đài Loan)
của Yu-Shan Wu [130] phân biệt ở góc độ lý thuyết về nhà nước kiến tạo phát triểnTBCN với nền kinh tế mệnh lệnh kiểu Xô viết, chủ nghĩa xã hội (CNXH) thị trường
và chính sách bất can thiệp
Đặc biệt, Johnson cũng luận giải 4 yếu tố bản chất của nhà nước kiến tạo phát
triển: Một là, sự tồn tại của chế độ nhà nước quan liêu nhỏ, không xa xỉ, gồm những
người tinh túy nhất được tuyển chọn bởi chế độ trọng dụng nhân tài, có trình độ quản lý
hệ thống… Nhà nước ấy có trách nhiệm, trước hết, nhận diện và lựa chọn các ngành công nghiệp để phát triển (chính sách cấu trúc công nghiệp); thứ hai, xây dựng thể chế,
cơ chế phù hợp để thúc đẩy các ngành công nghiệp đã được lựa chọn (chính sách hợp
lý hóa công nghiệp); thứ ba, hướng dẫn các ngành công nghiệp chiến lược cạnh tranh
lành mạnh để bảo đảm tính hiệu quả của nền kinh tế Để thực hiện những trách nhiệmnày, nhà nước cần phải sử dụng các phương pháp can thiệp phù hợp với nguyên tắc thị
trường; Hai là, hệ thống chính trị hoạt động có hiệu quả, trong đó các nhánh quyền lực lập pháp và tư pháp phải được hạn chế với chức năng là "van an toàn"; Ba là, các
phương pháp can thiệp thích ứng với thị trường của nhà nước trong nền kinh tế phải
thật sự hoàn hảo…; Bốn là, có một cơ quan điều phối quốc gia giống như MITI với
kích cỡ nhỏ, có chức năng định hướng, tư vấn chính sách - "think-tank" Ông viết: Một
nhà nước cố gắng đạt được những thành tựu kinh tế giống như Nhật thì nên làm theo những ưu tiên chính sách như Nhật Nhà nước đó trước hết phải là nhà nước kiến tạo phát triển - và sau đó chỉ là nhà nước điều điết, nhà nước phúc lợi, nhà nước công bằng hay bất kỳ loại nhà nước chức năng nào khác
mà xã hội đó mong ước theo đuổi Như vậy, mục đích của Johnson trong chương
này là làm rõ 3 nhiệm vụ: Trước hết, tóm tắt lại những gì mà tác phẩm "MITI and the
Japanese Miracle" đã thật sự đề cập; Hai là, công khai bài tranh luận - Nhật Bản có
thể là trường hợp điển hình tạo nên một mô hình nhà nước?; Ba là, đánh giá các bài
phê bình dưới 4 tiêu đề lớn: (a) Cái gì quan trọng hơn, thị trường hay chính sách côngnghiệp? (b) Nhật Bản có phải là nền dân chủ và là một nhà nước kiến tạo phát triểnTBCN? Có thể so sánh Nhật Bản với một thể chế chính trị dân chủ không? (c) Sự thànhcông của Nhật Bản có phụ thuộc vào từng thời kỳ, từng giai đoạn
Trang 23hay không? Và (d) bản chất của mối quan hệ giữa công chức - thường dân (hay giữakhu vực công - khu vực tư) trong nhà nước kiến tạo phát triển TBCN là gì? Bốnlĩnh vực này bao trùm hầu hết các cuộc tranh luận nghiêm túc của các học giả trên
thế giới xung quanh tác phẩm "MITI and the Japanese Miracle".
Tác phẩm The Developmental State in Africa - Problems and Prospects
(nhà nước kiến tạo phát triển ở châu Phi - Vấn đề và triển vọng) của Peter Meyns
và Charity Musamba [121 ] đã hệ thống hóa 5 luận điểm lý thuyết chính của các học giả xung quanh cuộc tranh luận về Nhà nước kiến tạo phát triển: Một là, sự can thiệp chủ động và phù hợp với thị trường (Chalmers Johnson); Hai là, sự độc lập tự chủ, gắn kết (Peter Evans); Ba là, chính trị là yếu tố chủ đạo (Adrian Leftwich); Bốn là, Kinh tế
chính trị học Thể chế - một sự lựa chọn thay thế cho Kinh tế học Tân tự do (Ha-Joon
Chang); Năm là, nhà nước kiến tạo phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa (Linda
Weiss) Trên cơ sở đó, các tác giả cũng xác định 4 đặc điểm cơ bản của Nhà nước kiếntạo phát triển và phân tích nó trong điều kiện Nhà nước kiến tạo phát triển dân chủBotswana, đó là: Giới lãnh đạo chính trị có định hướng phát triển; Bộ máy hành chínhhiệu quả và tự chủ; Khu vực tư nhân có định hướng sản xuất; và Quản trị xã hội theo
định hướng thực hiện Từ những phân tích đó, các tác giả kết luận, mặc dù Botswana
phải đối mặt với những thách thức, khó khăn, nhưng với những trải nghiệm như là một nhà nước kiến tạo phát triển dân chủ, nhất là về các đặc điểm thể chế
là những bằng chứng về nhà nước kiến tạo phát triển trong thực tiễn ở châu Phi
Tác phẩm The Developmental State in History and in the Twentieth
Century (Nhà nước kiến tạo phát triển trong lịch sử và trong thế kỷ XX) của
Aniya Kumar Bagchi [95] đã đề cập đến 3 yếu tố cơ bản của một nhà nước kiến tạo
phát triển, đó là (1) ngăn chặn xung đột bằng cách duy trì "luật pháp và trật tự"trong xã hội và xây dựng tiêu chuẩn sống cho người dân như sức khỏe, giáo dụcthông qua các chính sách can thiệp, trong đó nhân tố thiết yếu của giáo dục chính là
"học cách học"; (2) tinh thần chủ nghĩa dân tộc dựa trên sự cam kết chung, bảo hiểmchung và hành động chung; (3) thành lập bộ máy quan chức có lý trí và mở rộng sựbảo trợ của nhà nước đối với công dân Từ những đặc điểm đó, Bagchi chứng minhrằng, ở các nước Anh, Đức, Nhật, Hà Lan trước đây đã từng tồn tại mô hình nhànước kiến tạo phát triển và thậm chí Liên xô, Trung Quốc thời kỳ trước năm 1980cũng là các nhà nước kiến tạo phát triển; đồng thời ông cũng gợi mở việc xây dựngnhà nước kiến tạo phát triển trong điều kiện một nền dân chủ phát triển
Trang 24Bài viết "Bringing the State Back In: Lessons from East Asia’s DevelopmentExperience" (Đưa nhà nước trở lại: Những bài học từ kinh nghiệm phát triển của các
nước Đông Á) của Robert H Wade [122] trong tác phẩm Towards a prosperous
wider Europe: Macroeconomic policies for a growing neighborhood (Hướng tới một thị trường Châu Âu thịnh vượng: Các chính sách kinh tế vĩ mô cho một khu vực đang phát triển) do Michael Dauderstädt biên soạn, đã tóm tắt sự hiểu biết
của tác giả về vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế ở Đông Á (Hàn Quốc, Đài
Loan, Nhật Bản), trong những thập niên sau chiến tranh thế giới lần thứ hai và trongthập kỷ vừa qua, với những minh chứng cụ thể, phong phú Robert H Wade cho rằng,
(1) có rất nhiều chương trình và chính sách công nghiệp ở khu vực Đông Á mangtính vừa phải, nhưng nhìn tổng thể có thể rất hiệu quả trong việc thúc đẩy chuyển đổi nềnkinh tế sang các hoạt động có giá trị gia tăng cao hơn; (2) các quốc gia này không đòi hỏinhững cân nhắc, tính toán phức tạp và một bộ máy hành chính có tay nghề cao; và (3) cácnước đang phát triển khác có thể áp dụng các tiêu chuẩn tương tự này về chính sách côngnghiệp, ngay cả khi các nước đó vẫn còn các công cụ thúc đẩy sự phát triển khác Điềunày nhằm bác bỏ quan điểm của Howard Pack, một nhà kinh tế học, đã rút ra kết luận từcông trình nghiên cứu của mình về chính sách công nghiệp Nhật Bản và Hàn Quốc vàonhững năm 1960 trở lại đây, rằng là những lợi ích đối với Nhật Bản và Hàn Quốc làkhiêm tốn, ngay cả khi lợi ích của họ đạt đến mức cao nhất trong những năm 1960, vàcác quốc gia đang cố gắng thu lợi từ chính sách công nghiệp như Nhật Bản và Hàn Quốc
đã từng đạt được, cần phải có một bộ máy hành chính không những có khả năng đặc biệt
mà còn có khả năng chính trị để thu hồi những lợi ích từ các công ty hoạt động thiếu hiệuquả vì vậy, các nước đang phát triển cần phải đặc biệt thận trọng trước khi triển khaithực hiện các chính sách công nghiệp này
Hai bài báo có đóng góp quan trọng trong việc tổng hợp các khía cạnh khácnhau về nhà nước kiến tạo phát triển và cách thức giải quyết bài toán Đông Á rất có
giá trị Bài viết ''The Logic of the Developmental State'' (Logic của nhà nước
kiến tạo phát triển) của Ziya Onis [131, tr.109-126] với việc luận giải rất sâu sắc
về nhà nước kiến tạo phát triển và chính sách công nghiệp, về nền tảng chính trị và
thể chế cũng như lịch sử phát triển và đặc trưng của nhà nước kiến tạo phát triểnĐông Á, về mối quan hệ giữa nhà nước kiến tạo phát triển với chủ nghĩa nghiệpđoàn, hay liệu mô hình nhà nước kiến tạo phát triển có thể chuyển đổi và hướng đếnmột mô
Trang 25hình mới Từ đó, ông nhận định, sự can thiệp của nhà nước kiến tạo phát triển thể hiện
ở 3 khía cạnh: Thứ nhất, sở hữu trực tiếp và kiểm soát sản xuất công nghiệp là khôngquan trọng bằng quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế thông qua giáo dục, đào tạo
và nghiên cứu Thứ hai, nhà nước thực hiện vai trò chủ chốt trong việc thúc đẩy cácmối quan hệ hợp tác giữa người quản lý và người lao động Thứ ba, và quan trọng nhất,nhà nước đảm nhận vai trò hàng đầu trong việc tạo ra lợi thế so sánh Bài viết ''FourAsian Tigers with a Dragon Head: A Comparative Analysis of the State, Economy, and
Society in Asian Pacific Rim'' (Bốn con hổ châu Á có một đầu rồng: Một sự phân
tích so sánh về nhà nước, kinh tế và xã hội ở Vành đai châu Á
-Thái Bình Dương) của Manuel Castells [115, tr.33-70] viết về 4 quốc gia, vùng
lãnh thổ, đó là Singapore với các công ty xuyên quốc gia, một nhà nước dân tộc và
sự phân công lao động quốc tế chuyển đổi; Hàn Quốc với một nhà nước độc quyềnsản xuất hay khi nợ nước ngoài trở thành một công cụ để phát triển; Đài Loan với
sự phát triển của chủ nghĩa tư bản linh hoạt dưới sự dẫn dắt của một nhà nước linhhoạt; và mô hình Hồng Kông và Hồng Kông hiện thực với các doanh nghiệp nhỏtrong nền kinh tế thế giới và phiên bản lệ thuộc của nhà nước phúc lợi, đồng thờiphân tích những điểm tương đồng và khác biệt trong tiến trình phát triển kinh tế củacác nền kinh tế công nghiệp mới châu Á này - Có phải đó là 4 con hổ hay 1 conrồng có 4 đuôi hổ Đặc biệt, từ sự phân tích đó, tác giả cũng luận giải về những đặctrưng có tính lịch sử của nhà nước kiến tạo phát triển ở các nước công nghiệp mớiĐông Á này cũng như những thành công các nhà nước đó
Trong bài viết "China as a Developmental State" (Trung Quốc như là một
nhà nước kiến tạo phát triển) của Andrzej Bolesta [94], tác giả khái quát những vấn
đề lý luận chung về nhà nước kiến tạo phát triển, đồng thời phân tích, đánh giá mộtcách khoa học về những hành động của nhà nước Trung Quốc và đưa ra nhận định:Trung Quốc có thể là một nhà nước kiến tạo phát triển Điều đáng chú ý là, bài viết đãtóm tắt những đặc trưng của nhà nước kiến tạo phát triển mà đã từng được thống nhất
trong các nghiên cứu quốc tế: Thứ nhất, các mục tiêu của chính phủ là đạt được sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng Thứ hai, những mục tiêu này được thực hiện thông qua quá trình công nghiệp hóa Thứ ba, mặc dù chiến lược và mục tiêu có thể
được soạn thảo bởi giới tinh hoa cầm quyền, nhưng sự biến đổi của nhà nước được tạo
ra bởi bộ máy hành chính có thẩm quyền - một bộ máy hành chính nhà nước được cấutrúc khá độc lập với các khả năng lựa chọn dân chủ của xã hội,
Trang 26không giống như Mexico và Brazil Những lựa chọn này cũng có thể không liênquan với một hệ thống chính trị của một nhà nước kiến tạo phát triển mà thôngthường là chế độ độc đoán, hoặc ít nhất được bảo vệ khỏi các ảnh hưởng của các
chính trị gia được bầu cử dân chủ Thứ tư, quá trình này diễn ra trong môi trường
thể chế, trong đó nhà nước không chỉ đưa ra các quy phạm và luật lệ cho xã hội,chính trị và kinh tế đang tồn tại, mà còn đưa ra các định hướng phát triển Và do
vậy, nhà nước đó là một nhà nước mang bản chất can thiệp Thứ năm, mặc dù đó
thực sự là một nhà nước can thiệp, nhưng môi trường kinh tế là tư bản chủ nghĩa,nơi mà khu vực tư nhân đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của đấtnước Hơn nữa, người ta có thể nhấn mạnh, rằng các trường hợp ở Đông Á cung cấpmột khuôn mẫu về một con đường phát triển thích hợp cho các nước phía Nam Nhànước kiến tạo phát triển được giới thiệu cho các nền kinh tế khá nghèo, đòi hỏi độnglực phát triển tốt hơn Động lực này chủ yếu có thể duy trì nhờ tăng trưởng do xuấtkhẩu, mà sau đó, về mặt lý thuyết, sẽ tạo ra các phương tiện để chống lại đói nghèo,tạo ra những nơi làm việc mới Do đó, một nhà nước kiến tạo phát triển sẽ trởthành một nhà xuất khẩu các sản phẩm của chính mình Theo thời gian, khối lượngxuất khẩu được duy trì ở mức cao, bản chất của nó cũng thay đổi, nhưng sự phát
triển ngày càng được thúc đẩy bởi tiêu dùng trong nước Cuối cùng, khi xã hội đạt
đến một mức sống nhất định, tiêu dùng trong nước sẽ tạo ra tăng trưởng kinh tế Cóthể ở giai đoạn đó, một nhà nước kiến tạo phát triển sẽ trở thành một nhà nước pháttriển Từ đó, tác giả khẳng định, lý thuyết về nhà nước kiến tạo phát triển khôngphải là công thức để đạt được những tiến bộ, văn minh, thành công của một quốcgia Tuy nhiên, đó là một triết lý nhà nước có thể giúp các quốc gia tạo ra một nềntảng thích hợp cho những nỗ lực phát triển của mình Triết lý đó đặt sự phát triểnlên hàng đầu trong các chương trình nghị sự, song chúng ta không nên chấp nhận lýthuyết này như là một giáo lý, bởi lẽ việc đưa lý thuyết nhà nước kiến tạo phát triểnvào các chính sách của nhà nước và hệ tư tưởng chủ đạo của nhà nước có thể dẫnđến một số tác động tiêu cực, mà đây cũng là điều thông thường ở một số quốc giakhác Trong quá trình làm giàu thêm đất nước, nhà nước có thể có xu hướng làmgiàu cho bản thân chứ không phải cho nhân dân Thực tế là, tham nhũng, căn bệnh
cố hữu của thể chế nhà nước trong các nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và cũngtồn tại trong các nền kinh tế tự do thực sự là một mối đe dọa lớn đối với sự pháttriển và phát triển bền vững hiện nay
Trang 27Ngoài ra, cuốn sách Mô hình nhà nước kiến tạo phát triển qua nghiên
cứu của các học giả nước ngoài do Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội [42]
chọn lựa, tập hợp và biên dịch các công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu của các
học giả nước ngoài xung quanh vấn đề này chính là nguồn tài liệu để nghiên cứusâu hơn với những góc nhìn khác nhau về nhà nước kiến tạo phát triển
Nhìn chung, qua các công trình tiêu biểu trên đây, chúng ta có thể nhận
định rằng: Từ những ý tưởng và nghiên cứu ban đầu của Johnson, cũng như những
kết quả nghiên cứu khoa học tiếp theo, những cuộc tranh luận về nhà nước kiến tạophát triển của các nhà khoa học trên thế giới, đã chỉ ra những giá trị, những kinhnghiệm mà chúng ta có thể nghiên cứu, vận dụng và phát triển một cách có chọn lọc
và sáng tạo trong việc xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam hiện nay
1.2.2 Những công trình nghiên cứu trong nước
Thuật ngữ "Nhà nước kiến tạo phát triển" là thuật ngữ mới được sử dụng ởViệt Nam trong những năm gần đây Thuật ngữ này chính thức được người đứngđầu Chính phủ đưa ra thông điệp từ năm 2014 [2], sau đó, Thủ tướng kế nhiệm tiếptục khẳng định một cách mạnh mẽ trong Lời tuyên thệ và phát biểu trước Quốc hộinhiệm kỳ 2016 - 2021: "nỗ lực xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính,hành động quyết liệt, phục vụ nhân dân" [77] với nhiều hành động thực tiễn rất thiếtthực như cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; trực tiếp đối thoại với doanhnghiệp; thúc đẩy chương trình xây dựng nhà ở xã hội, xóa đói giảm nghèo, v.v nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững
Điều này có nghĩa là, xây dựng một nhà nước hợp lý, hiệu quả, một nhànước thực hiện tốt chức năng kiến tạo phát triển, phục vụ doanh nghiệp và ngườidân thực sự trở thành một định hướng chiến lược trong xây dựng và hoàn thiện hệthống chính trị nước ta Tại phiên họp thường kỳ đầu tiên sau khi nhậm chức(4/2016), Thủ tướng khẳng định: "Việc cải cách thể chế - cái đích lớn nhất của cảicách hành chính, sẽ được thực hiện theo hướng chuyển mạnh từ Nhà nước điềuhành nền kinh tế sang Nhà nước kiến tạo phát triển", "Chính phủ mới kiện toànchuyển phương thức chỉ đạo điều hành từ mệnh lệnh hành chính sang Chính phủkiến tạo và phục vụ Cùng với đó, sẽ phân định rõ chức năng quản lý nhà nước vàchức năng thị trường, hạn chế và tiến tới xóa bỏ cơ chế xin cho Chính phủ sẽ tậptrung lo xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách cho đầu tư, phát triển" [88]
Tuy nhiên trước đó, từ năm 2009 đã có những bài viết của các tác giả Vũ
Trang 28Minh Khương và Phạm Hưng Hùng được đăng tải trên trang Web Tuần Việt Nam
đề cập đến các điều kiện xuất hiện cũng như các đặc điểm cơ bản của nhà nước kiếntạo phát triển
Những năm gần đây, đã có những tác phẩm chuyên đề, những cuộc hội thảo,thông tin khoa học và các bài viết của rất nhiều tác giả bàn luận về các khía cạnhkhác nhau của nhà nước kiến tạo phát triển, đặc biệt là việc chuyển đổi vai trò chỉhuy bằng kế hoạch, mệnh lệnh và tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, kinhdoanh của Nhà nước ta sang vai trò dẫn dắt, tạo lập môi trường, thể chế, xây dựngmột nhà nước kiến tạo phát triển, đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân Cóthể kể đến các tác phẩm, các bài viết, các công trình nghiên cứu khoa học, hội thảo,thông tin chuyên đề sau đây:
Bài viết "Việt Nam trước thách thức xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển"của Vũ Minh Khương [44], đã phân tích 03 yếu tố then chốt, khách quan quyết định
việc lựa chọn thể chế phát triển của các quốc gia, đó là (1) Nhu cầu, đòi hỏi, khát
vọng vươn lên của người dân và dân tộc - làm thế nào để tăng trưởng và phát triển;(2) Hiểm họa an ninh quốc gia - nguy cơ rơi vào vòng lệ thuộc và phải trả giá rất đắtcho vị thế thấp yếu của mình nếu quốc gia đó không tự vươn mình phát triển;
(3) Khan hiếm tài nguyên thiên nhiên buộc những quốc gia này chỉ có một conđường duy nhất là phát huy nguồn nhân lực để phát triển Từ đó, tác giả chỉ rõ rằng, sựkhác biệt giữa mô hình nhà nước kiến tạo phát triển với mô thức "nhà nước đối phó -xoay sở", "cai trị - hủ bại" đều xuất phát từ cách thức xây dựng thể chế phát triển của nhànước đó, theo đó, nhà nước kiến tạo phát triển khi tuyển dụng cán bộ vào cơ quan nhànước phải thực sự minh bạch và cạnh tranh; tiêu chuẩn lựa chọn và đề bạt cán bộ dựa trêncoi trọng hiền tài; cần phải thiết lập cơ quan hoạch định và phối thuộc chiến lược pháttriển với những cán bộ ưu tú, có trách nhiệm; mối quan hệ hợp tác giữa nhà nước và tưnhân luôn chặt chẽ, gắn bó; và luật chơi trên thị trường cần rõ ràng, bình đẳng và nghiêmminh Đặc biệt là, tác giả cũng gợi mở 02 nội dung cấp bách cần thực hiện đối với ViệtNam trong quá trình xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển là thành lập một cơ quanhoạch định chiến lược phát triển và ban hành các quyết sách có hiệu lực cao và được lòngdân Như vậy, bài viết của Vũ Minh Khương xem thể chế phát triển là một trong nhữngyếu tố quyết định sự phát triển của một quốc gia Xây dựng thể chế phát triển phải xuấtphát từ thực tiễn, từ những bức bách của cuộc sống, từ nhu cầu tồn tại và phát triển củadân tộc, chứ
Trang 29không phải từ ý chí chủ quan, duy ý chí của người cầm quyền Chất lượng của thểchế sẽ ảnh hưởng bản chất và hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước.
Hai bài viết "Bàn thêm về mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển" và "Nhà nướckiến tạo phát triển phải từ quyết tâm chiến lược" của tác giả Phạm Hưng Hùng [36; 38].Tác giả thống nhất với Vũ Minh Khương về 2 yếu tố quan trọng của nền kinh tế là
chất lượng thể chế và nguyên tắc thị trường, nhưng một hệ thống thể chế có chất
lượng cao, phù hợp với thị trường là không dễ dàng tạo lập, nó đòi hỏi rất nhiều điềukiện Từ đó, tác giả khái quát các điều kiện của một nhà nước kiến tạo phát triển: (1)các nhà lãnh đạo chính trị yêu nước, có năng lực hoạch định chiến lược, có quyết tâm
vì sự phát triển; (2) bộ máy nhà nước phải có quyền tự chủ và đủ mạnh với đội ngũ cán
bộ, công chức có năng lực; (3) một xã hội dân sự "yếu" hơn; (4) năng lực quản lý hiệuquả khu vực tư nhân; (5) tính ưu tiên cho phát triển; (6) tính hợp pháp và hiệu quả củanhà nước [36] Đồng thời, cũng chỉ ra các rào cản như tham ô, tham nhũng, thiếu minhbạch… có thể làm cho nhà nước kiến tạo phát triển trở thành một nhà nước kiểu "tưbản thân hữu" Do vậy, để xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển cần phải phát huy nộilực (nhất là lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh), có quyết tâm chiến lược (thểhiện năng lực và quyền lực của nhà nước) và thực hiện chế độ trọng dụng nhân tài (như
đã từng có ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore) [36]
Tiếp tục quan điểm của mình, trong một bài viết khác "Sự cố Vinashin,Vinalines - bài học lớn trong kiến tạo phát triển" [37], tác giả Phạm Hưng Hùngnhấn mạnh, đặc trưng lớn nhất của mô hình nhà nước kiến tạo phát triển là vai tròchủ động định hướng của nhà nước trong phát triển kinh tế Theo đó, nhà nước cần
có (1) công cụ tài chính và doanh nghiệp, tức là nhà nước phải sở hữu và chi
phối hệ thống ngân hàng, quản lý ngân sách và chi phối hoạt động của các doanh
nghiệp lớn trong các ngành kinh tế quốc dân; và (2) chính sách phát triển đặc
thù - chính sách công nghiệp ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chiến
lược, then chốt Và do vậy, luôn tồn tại hiện hữu mối quan hệ mật thiết giữa nhà
nước và các tập đoàn kinh tế lớn Tuy nhiên, sự thành công hay thất bại lại phụ
thuộc vào sự ràng buộc trách nhiệm giữa nhà nước và doanh nghiệp khi thụ hưởng
cơ chế, chính sách ưu tiên và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội Thực tế
đã chỉ ra rằng, bản chất của mối quan hệ giữa nhà nước và doanh nghiệp chính làđiểm mấu chốt tạo nên sự thành công của Hàn Quốc và sự thất bại của một số quốcgia công nghiệp hóa muộn như Ấn Độ
Trang 30Tác giả Nguyễn Chính Tâm trong bài viết "Thông điệp của Thủ tướng và
bước ngoặt 2014" [66] cũng đã nêu rõ ba đặc tính tiền phong của mô hình nhà nước kiến tạo phát triển, bao gồm: Một là, thay vì kiểm soát, nhà nước cần chuyển
sang chức năng quản trị và kiến tạo để tập trung vào những lĩnh vực mà thị trường
và xã hội không thể làm hoặc làm không hiệu quả Hai là, nhà nước phải là thiết chế
đại diện cho nhân dân, tức là cần tạo lập thể chế pháp lý hành động thông qua việcgiao quyền, ủy quyền và phân quyền nhiều hơn để người dân và doanh nghiệp có tưcách pháp nhân tham gia vào các hoạt động kinh tế và chịu trách nhiệm với cáchành vi của mình, "dung hòa lợi ích" bằng những định chế mang tính chế tài và sự
giám sát của công luận Ba là, quản trị rủi ro, tức là phải tiên liệu và phòng ngừa
trước các rủi ro thay vì giải quyết những sự việc đáng tiếc xảy ra
Bài viết "Suy ngẫm từ thông điệp của các lãnh đạo" của Đặng Văn Huấn [35]
đã phân tích sự khác biệt giữa "nhà nước kiến tạo" và "nhà nước khai thác" Tác giả cho rằng: Thứ nhất, khác với nhà nước khai thác, quyền lực trong nhà nước
kiến tạo không bị tập trung vào một bộ phận của nhà nước mà có sự phân tán và cân
bằng tương đối Thứ hai, các cá nhân, tổ chức kinh doanh trong nhà nước kiến tạo
được tự do sản xuất kinh doanh mà không bị ảnh hưởng bởi những rào cản chính
sách và độc quyền Thứ ba, việc phân phối những thành quả của phát triển của nhà
nước kiến tạo được là tương đối công bằng, góp phần giảm thiểu sự bất công xã hội,khuyến thích mọi công dân và doanh nghiệp cùng tham gia làm giàu và phát triểnđất nước Đặc biệt là, tác giả cũng gợi mở hai nhóm nguyên tắc về chính trị và kinh
tế để xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam hiện nay Trong đó nhấnmạnh việc cần thiết phải đổi mới tư duy về vai trò của nhà nước, về mối quan hệgiữa nhà nước và thị trường - xã hội Theo đó, nhà nước cần tạo lập khuôn khổchính sách để thị trường vận hành một cách năng động, lành mạnh và hiệu quả,đồng thời tăng cường công khai, minh bạch để người dân giám sát chính quyền
Bài viết "Nhà nước kiến tạo" của tác giả Lê Minh Quân [61], bàn về 5 đặc
trưng cơ bản của một nhà nước kiến tạo, đó là: (1) xây dựng chiến lược, tạo dựng môi
trường và điều kiện cho phát triển xã hội; (2) dự báo, chia sẻ và hướng dẫn trong pháttriển xã hội; (3) tiết kiệm và mang tinh thần kinh doanh trong phát triển xã hội;
(4) tinh gọn, minh bạch và hiệu lực, hiệu quả đối với phát triển xã hội; (5) phát triển vàtrọng dụng nhân tài Từ những đặc trưng đó, tác giả khẳng định, nhà nước kiến tạo là nhànước mang lại hiệu quả cao nhất cho sự phát triển của xã hội, thể hiện ở tăng
Trang 31trưởng kinh tế và các chỉ tiêu phúc lợi xã hội, do vậy, việc đánh giá nhà nước kiếntạo phải dựa trên những thành tựu phát triển xã hội cụ thể, thiết thực.
Trong bài viết "Nhà nước kiến tạo là nhà nước không hành dân" [18], tác giảNguyễn Sĩ Dũng cho rằng, nhà nước kiến tạo là một nhà nước phải tránh cho ngườidân và cho doanh nghiệp những rủi ro về chính sách, ở đó người dân được phát huytối đa năng lực phát triển của mình mà không bị "hành" bởi các chính sách phi lý
Do vậy, nhà nước kiến tạo phát triển phải hội tụ đủ ba yếu tố cơ bản: Thứ nhất, nhà nước kiến tạo phát triển phải hoạch định được đường lối phát triển cho đất
nước, đặc biệt là đường lối công nghiệp hóa, chương trình thúc đẩy khởi nghiệp,xóa đói giảm nghèo, v.v , đồng thời thúc đẩy việc hiện thực hóa đường lối đó.Trong quá trình đó, nhà nước không làm thay người dân và các doanh nghiệp, màtạo ra được hệ thống khuyến khích thông qua các chính sách, thuế, tín dụng, thươngquyền để thu hút các nguồn lực tập trung đầu tư cho các mục tiêu phát triển.Ngoài ra, nhà nước còn cần phải phát huy ưu thế của nhà nước điều tiết là tạo rakhuôn khổ thể chế để từng người dân và các doanh nghiệp có thể dễ dàng sản xuất,kinh doanh, đặc biệt là phải được bảo đảm quyền tự do kinh doanh, quyền tự do tàisản, quyền tự do kế ước ; tăng cường sự công khai, minh bạch; tôn trọng và bảo vệ
sự cam kết của các hợp đồng; và giải quyết các tranh chấp một cách nhanh chóng và
hiệu quả; Thứ hai, nhà nước cần ưu tiên đầu tư cho giáo dục và y tế Bởi vì đây là
những nền tảng quan trọng nhất cho phát triển Đồng thời nhà nước cũng cần cungcấp các dịch vụ công chất lượng, giá rẻ cho công chúng Muốn vậy, cần xây dựngmột bộ máy hành chính - công vụ chuyên nghiệp, hiệu quả thông qua tuyển dụng,
bổ nhiệm dựa trên năng lực chuyên môn, nghiệp vụ một cách nghiêm túc; Thứ ba,
nhà nước phải tạo ra cạnh tranh lành mạnh để mọi chủ thể trong xã hội có cơ hộivươn lên và để thu hút nhân tài phát triển đất nước
Bài viết "Xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển - Kinh nghiệm quốc tế vànhững vấn đề đặt ra ở Việt Nam" của tác giả Trịnh Quốc Toản [79] nêu lên nhậnthức, đặc trưng chung về nhà nước kiến tạo phát triển, với trọng tâm là xây dựngChính phủ kiến tạo phát triển và khái quát kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nhànước kiến tạo phát triển Đồng thời, trên cơ sở phân tích xu thế khách quan vànhững yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển trong giaiđoạn hiện nay, tác giả cũng đánh giá về chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Nhànước hiện nay đối chiếu với yêu cầu của nhà nước kiến tạo phát triển, từ đó đề xuấtđịnh hướng xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam trong giai đoạn mới
Trang 32Cũng từ góc nhìn kinh nghiệm quốc tế, trong bài viết "Kinh nghiệm xâydựng chính phủ kiến tạo, liêm chính của Singapore và khuyến nghị đối với ViệtNam" [58], tác giả Nguyễn Minh Phương và Nguyễn Thị Ngọc Mai cho rằng, từnhững năm 1970 của thế kỷ XX, làn sóng cải cách, chuyển đổi từ chính phủ quản lýtruyền thống sang chính phủ kiến tạo phù hợp với xu thế toàn cầu hóa đã được cácnước đề xướng và thực hiện Tuy nhiên, mỗi nước có điều kiện kinh tế, xã hội, địa
lý và thể chế chính trị khác nhau nên mô hình chính phủ kiến tạo cũng được cácquốc gia vận dụng với những phương thức khác nhau, tạo nên những mô hình chínhphủ kiến tạo mang những đặc trưng riêng Trên cơ sở khái quát những đặc trưng nổibật trong tiến trình xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính của Singapore, nhómtác giả gợi mở 06 khuyến nghị đối với việc xây dựng chính phủ kiến tạo phát triểncủa Việt Nam hiện nay, đó là: (1) cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị,trong đó Chính phủ đóng vai trò điều hành triển khai thực hiện; (2) cần tiếp tục cảicách thể chế, chính sách; (3) cần xây dựng hệ thống đánh giá định lượng về chấtlượng và năng lực phục vụ, nhằm tinh giản hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức,viên chức; khắc phục tình trạng đánh giá theo cảm tính, thiếu định lượng; (4) đẩynhanh việc chuyển đổi mô hình và cơ chế hoạt động phù hợp của các đơn vị sựnghiệp công lập theo hướng những việc gì mà xã hội làm được thì Nhà nước kiênquyết không làm; (5) đẩy mạnh xã hội hóa, tư nhân hóa dịch vụ công nhằm khuyếnkhích sự tham gia đóng góp nguồn lực của khu vực tư nhân, giảm gánh nặng chi phíđầu tư cho Nhà nước; (6) cần xây dựng hệ thống chính sách phản biện hiệu quả,chuyên nghiệp để thu hút sự tham gia của người dân, tổ chức xã hội
Bài viết "Xây dựng chính phủ kiến tạo - Thời cơ và thách thức đối với Việt
Nam" của tác giả Nguyễn Quốc Lý [45], đã phân tích rõ nội hàm của chính phủ kiến
tạo Theo tác giả, một chính phủ kiến tạo, phải thể hiện ở hiệu quả hoạt động của chính
phủ đó Đó là chính phủ được tạo dựng trên nền tảng của thể chế chính trị dân chủ với
bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu quả, trong sạch, hoạt động theo hướng chính phủđiện tử, chính phủ của cách mạng công nghiệp 4.0, bao gồm những người có trí tuệ,chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo; lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm phương châmhành động, công khai, minh bạch và có trách nhiệm giải trình; là chính phủ thân thiệnvới thị trường, xã hội, doanh nghiệp và người dân với tư duy đổi mới, nhạy bén, biếttạo ra những đột phá phát triển Đặc biệt là, tác giả đã nhận diện những thời cơ cũngnhư những thách thức đối với Việt Nam trong quá trình
Trang 33xây dựng chính phủ kiến tạo và gợi mở những giải pháp thiết thực, từ việc đổi mới
tư duy lý luận của Đảng, xây dựng thể chế đến cải cách mạnh mẽ bộ máy hànhchính theo hướng tinh gọn, hiệu quả, xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực, và nhất
là phải có sự chủ động, sáng tạo, quyết tâm hành động của cả hệ thống chính trị và
sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân
Cũng về vấn đề này, trong bài viết "Kiến tạo phát triển và những ấn tượngchưa từng có" của Hà Duy [19], ông Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng ViệnNghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng: Chính phủ kiến tạo là Chính phủ
tạo môi trường thuận lợi nhất cho doanh nghiệp và người dân Trước hết, bản thân Chính phủ kiến tạo phải đủ năng lực, minh bạch, đủ khả năng giải trình Thứ hai, Chính phủ kiến tạo phải có khả năng tạo được tầm nhìn tốt và chính sách tốt Thứ
ba, Chính phủ kiến tạo phải tương tác với xã hội, công chúng, thị trường, nhà đầu
tư, doanh nghiệp một cách thân thiện theo nghĩa minh bạch, giải trình Cuối cùng,
Chính phủ kiến tạo là Chính phủ biết tạo ra được sự phát triển
Bài viết "Chuyển mạnh từ chính phủ điều hành nền kinh tế sang chính phủkiến tạo phát triển" của tác giả Nguyễn Mạnh Bình [4] cho rằng, nhà nước kiến tạo
phát triển: Trước hết, cần xác định lại vai trò của nhà nước, chuyển sang vai trò kiến tạo để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và nền dân chủ XHCN; Thứ hai, cần
nâng cao chất lượng thể chế, coi đó là một trong những yếu tố nền tảng cho công
cuộc phát triển toàn diện; Thứ ba, cần có tư duy mới về mối quan hệ giữa nhà nước
và thị trường; Thứ tư, cần thiết kế chính sách có tầm nhìn, có tính khả thi; Thứ
năm, cần tiếp tục tái cấu trúc nền kinh tế, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để
hoạt động kinh doanh có hiệu quả; Thứ sáu, cần phân cấp cho chính quyền địa
phương để tạo tính chủ động cho chính quyền địa phương trong việc giải quyết cácvấn đề kinh tế - xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển
Thông tin khoa học chuyên đề ''Xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển: Kinhnghiệm quốc tế và Singapore - Những kiến nghị đối với Việt Nam'' [33] Tác giả VũMinh Khương cho rằng nhà nước kiến tạo phát triển là nhà nước đặt mục tiêu phát triểnđất nước lên hàng đầu, nhà nước ấy có hệ thống tổ chức bộ máy và đội ngũ công chức
có năng lực và phẩm chất, có khả năng huy động, khuyến khích, cộng hưởng năng lựccủa cả đất nước để thực hiện mục tiêu phát triển đó Ông cũng trao đổi sự cần thiết,nguyên tắc, lộ trình xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển cũng như những kinhnghiệm thực tiễn của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, mà theo ông là
Trang 34rất gần gũi với Việt Nam Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, bên cạnhnhững khó khăn, thách thức, Việt Nam cũng có những thuận lợi rất cơ bản, đó làchúng ta đang dần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế sâu rộng,
và đặc biệt, con người Việt Nam luôn có ý chí quyết tâm vươn lên, tự khẳng địnhmình Sứ mệnh của nhà nước kiến tạo là phải phát huy được các tiềm năng, thếmạnh đó để đưa đất nước trở thành một nước công nghiệp phát triển trong tương lại.Đặc biệt là, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, muốn thành công cần phải hiểu người
và làm cho người hiểu mình, phải xây dựng được hình ảnh, thương hiệu quốc gia,đồng thời hạn chế, loại bỏ các chính sách làm "méo mó" thị trường và không đạthiệu quả mong muốn, bởi vì nhà đầu tư không đến chỉ bằng tình cảm mà họ đến chủyếu vì hiệu quả đầu tư Từ đó, ông khẳng định việc xây dựng nhà nước kiến tạo pháttriển ở nước ta là việc cần làm, thể hiện sự nhạy bén trong đổi mới tư duy về lãnhđạo, quản lý, đáp ứng yêu cầu, thách thức của thời đại trong điều kiện cuộc cáchmạng công nghiệp 4.0, công nghệ thông tin và truyền thông phát triển mạnh mẽcũng như sứ mệnh cầm quyền của Đảng, Nhà nước đối với đất nước, dân tộc
Hội thảo khoa học "Nhà nước kiến tạo phát triển: Lý luận và thực tiễn trên
thế giới và ở Việt Nam" do Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội [41] tổ chức Trong
cuộc hội thảo này, các nhà khoa học đã tập trung thảo luận, phân tích các nội dung: (1)khái quát hệ thống lý luận cơ bản về nhà nước kiến tạo phát triển, (2) phân tích thựctiễn vận hành thành công của mô hình nhà nước kiến tạo phát triển ở một số quốc gia,(3) thảo luận, phân tích, đánh giá các điều kiện thực tiễn, những thuận lợi cũng như cácrào cản trong việc áp dụng mô hình nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam, (4) đưa ramột số khuyến nghị, đề xuất, góp phần vận dụng phù hợp và hiệu quả mô hình nhànước kiến tạo ở Việt Nam trong bối cảnh mới hiện nay
Hội thảo khoa học cấp Học viện Xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển
trong thực tiễn Việt Nam được tổ chức tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
[31], bao gồm 18 tham luận với sự tham gia của các nhà khoa học, các nhà hoạt độngchính trị thực tiễn Mục tiêu của hội thảo là trao đổi, thảo luận những đòi hỏi và tháchthức chủ yếu từ thực tiễn chính trị - kinh tế - xã hội Việt Nam trong việc xây dựng nhànước kiến tạo phát triển Các nhà khoa học không chỉ trao đổi những vấn đề lý thuyếtliên quan đến khái niệm, đặc điểm, vai trò của nhà nước kiến tạo phát triển, mà cònphân tích những rào cản, những thách thức; những vấn đề cần phải thực hiện như nângcao trí tuệ và đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, xây
Trang 35dựng và hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp lý, chính sách, nâng cao vai trò và nănglực quản trị của nhà nước trong phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, cải cách hànhchính công, phát huy trách nhiệm giải trình của các cơ quan quyền lực nhà nước,v.v ; và việc vận dụng có chọn lọc những kinh nghiệm thực tiễn của các nước cũngnhư gợi mở những khuyến nghị chính sách, góp phần từng bước xây dựng nhà nướckiến tạo phát triển phù hợp với điều kiện đặc thù của Việt Nam hiện nay.
Hội thảo công bố Báo cáo thường niên kinh tế 2017 "Đẩy nhanh cải cách
vì một nhà nước kiến tạo" của Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách - VEPR,
Trường Đại học kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội [89] với sự tham gia của nhiềunhà khoa học và các chuyên gia (chuyên gia kinh tế cao cấp Trương Đình Tuyển,Nguyễn Sỹ Dũng, Lê Hồng Nhật) Báo cáo đề cập đến những nội dung liên quanđến nền kinh tế toàn cầu và kinh tế Việt Nam 2016 trên các phương diện như mức
độ tăng trưởng kinh tế, năng lực cạnh tranh quốc gia, vấn đề cung - cầu, lạm phát,các loại thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô , và đặc biệt là, hội thảo tập trung thảoluận về vấn đề cải cách thể chế hướng tới một nhà nước kiến tạo với sự đóng góp ýkiến của các chuyên gia và một số khuyến nghị chính sách đã góp phần làm rõ hơnnội hàm của Nhà nước kiến tạo trong thực tiễn Việt Nam
Hội thảo quốc tế với chủ đề Xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính trong
quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế
do Học viện Hành chính Quốc gia phối hợp với Học viện Hành chính vùng Metz,Cộng hòa Pháp và Viện Kinh tế Việt Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hộiViệt Nam [32] tổ chức Với hơn 140 tham luận có giá trị được gửi tới Hội thảo, cácđại biểu đã được nghe 10 tham luận và 9 ý kiến phát biểu trao đổi trực tiếp trongcác phiên thảo luận của các nhà khoa học, chuyên gia trong nước và quốc tế Hộithảo đã nhận được nhiều ý kiến sâu sắc với những luận cứ khoa học Từ đó, giúpnhận diện đầy đủ hơn về những trụ cột, những giá trị cốt lõi của Chính phủ kiến tạo:(1) Chính phủ kiến tạo thể hiện đầy đủ trách nhiệm quản trị quốc gia, lấy phápquyền làm nền tảng, văn hóa, đạo đức công vụ làm thước đo, sự phát triển của quốcgia là tiêu chí để đánh giá cho kết quả hoạt động (2) Mối quan hệ giữa nhà nước -
xã hội và thị trường được giải quyết hài hòa mà ở đó Chính phủ có khả năng tiênliệu, khả năng tạo lập thể chế để ổn định kinh tế, xã hội, tránh được những tác độngtiêu cực từ các cú sốc bên ngoài, vốn diễn ra thường xuyên hơn trong bối cảnh toàncầu hóa, đồng thời tạo ra những động lực mới, khai mở những
Trang 36cơ hội phát triển (3) Chính phủ kiến tạo đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức phảithực sự là những chủ thể kiến tạo, liêm chính, có phẩm chất và kỹ năng quản lýtương lai Với vai trò là những "vệ sĩ quốc gia", đội ngũ cán bộ, công chức cần đượcđào tạo, phát triển năng lực, rèn luyện về đạo đức và phẩm chất (4) xây dựng Chínhphủ kiến tạo cần được triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ ở cả Trung ương vàđịa phương trong ban hành thể chế và tổ chức triển khai thực hiện; có cơ chế phảnbiện, kiểm tra, đánh giá thể chế, chính sách, trong đó đặc biệt chú
ý đến vai trò của doanh nghiệp và người dân trong việc phản ánh tính hiệu quảchính sách, đồng thời, cần có quy định về trách nhiệm giải trình của Chính phủ
(5) Kinh nghiệm quốc tế, bài học thành công và không thành công của các quốc giatrong khu vực và trên thế giới có giá trị tham khảo quan trọng nhưng không thể ápdụng máy móc, rập khuôn Điều này xuất phát từ thực tiễn Việt Nam bước vào pháttriển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước trong điều kiện, môi trường quốc tế khác với các quốc gia phát triển và cácquốc gia trong khu vực Đông Á trước đây
Cuốn sách "Từ nhà nước điều hành sang nhà nước kiến tạo phát triển"
của Đinh Tuấn Minh, Phạm Thế Anh (đồng chủ biên) [52] gồm 04 chương tổng hợpcác báo cáo được thực hiện bởi các nhóm chuyên gia nghiên cứu độc lập đến từ các cơquan nghiên cứu và tư vấn kinh tế có uy tín: Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trungương (CIEM), Viện kinh tế Việt Nam (VIE), Phòng Thương mại và Công nghiệp ViệtNam (VCCI), Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) thuộc trường Đại họcKinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và một số cơ quan nghiên cứu khác Cuốn sách đãcung cấp những luận cứ khoa học, cả lý thuyết lẫn kinh nghiệm thực tiễn liên quan đếncác nội dung như: Xây dựng hệ thống chính trị một đảng duy nhất cầm quyền thânthiện với thị trường và xã hội dân sự; cải cách và hoàn thiện hệ thống thể chế, góp phần
ổn định kinh tế vĩ mô; tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng với hệthống quyền tài sản rõ ràng, hoàn chỉnh và được bảo vệ chắc chắn đối với tài sản công.Đặc biệt là, trong cả 04 chương, các tác giả đều đề xuất các khuyến nghị chính sáchnhằm góp phần xây dựng những thể chế chính thức theo hướng thúc đẩy sự phát triểnmột nền kinh tế thị trường đầy đủ cho Việt Nam Các tác giả cho rằng, chính những thểchế chính thức này, một khi được hình thành, sẽ đóng vai trò xương sống để tạo dựngnhà nước kiến tạo phát triển, mà ở đó sẽ làm thay đổi chức năng của Nhà nước trongquan hệ với thị trường, từ vị thế điều
Trang 37hành trực tiếp, bằng mệnh lệnh hành chính các hoạt động kinh tế, các quá trình kinh
tế sang vị thế kiến tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, phù hợp,nuôi dưỡng thị trường, phát huy mọi tiềm lực để phát triển
Cũng bàn về sự khác biệt của nhà nước kiến tạo phát triển so với nhà nướcđiều hành, Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam,nguyên Trưởng ban Pháp chế, phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trongcuộc trả lời phỏng vấn với phóng viên chương trình BNEWS/TTXVN [39] ngày29/7/2016 nhận định: Khái niệm Nhà nước kiến tạo cần đặt song song với khái niệmNhà nước điều hành Khi Thủ tướng nói chuyển từ Nhà nước điều hành sang Nhànước kiến tạo nghĩa là hai khái niệm phải có những điểm khác nhau Nhà nước điềuhành sẽ chủ yếu tập trung vấn đề thực thi các quy định, chính sách có sẵn Nhà nướckiến tạo, ngoài việc thực thi các quy định, chính sách có sẵn, Nhà nước phải tậptrung ưu tiên vào các vấn đề như xây dựng kế hoạch, quy hoạch, chính sách Nhànước phải xây dựng được một môi trường cạnh tranh, công bằng, mà ở đó cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện phát triển Khi cần thiết Nhà nước sẽ dùngcông cụ chính sách khắc phục khiếm khuyết của thị trường, chứ không sử dụngnguồn lực của nhà nước để làm thay công việc sản xuất và kinh doanh của thịtrường Từ đó, ông nhận diện ba thách thức lớn nhất đối với Việt Nam trong xâydựng nhà nước kiến tạo hiện nay là thách thức về mặt tư duy, về thực thi chính sách
và về sự cộng hưởng từ phía xã hội để phản biện góp ý, tăng cường giám sát hoạtđộng của Nhà nước Nếu không vượt qua ba thách thức này thì xây dựng mô hìnhNhà nước kiến tạo chỉ là khẩu hiệu và sáo rỗng
Cuốn sách Nhà nước kiến tạo phát triển - Lý luận, thực tiễn trên thế
giới và ở Việt Nam của Trịnh Quốc Toản và Vũ Công Giao [78] đã tập hợp 27 bài
viết của các nhà khoa học Các tác giả đã luận giải về những khía cạnh cơ bản của
nhà nước kiến tạo phát triển, các phiên bản của nó gắn với một số mô hình cụ thểtrong thực tiễn, cũng như những thách thức về thể chế, nguồn lực, những điều kiện,những điều cần cân nhắc, những gợi mở trong việc xây dựng nhà nước kiến tạo pháttriển ở Việt Nam Có thể nói đây là một trong những công trình có nhiều đóng gópcho các nghiên cứu chuyên sâu về nhà nước kiến tạo phát triển
Đặc biệt, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp bộ năm
2018 Nhà nước kiến tạo phát triển qua mô hình một số nước và kinh nghiệm đối với
Việt Nam do Nguyễn Thị Thanh Dung làm chủ nhiệm [17] được xem là công trình
Trang 38nghiên cứu chuyên sâu về nhà nước kiến tạo phát triển Các tác giả đã làm rõ cơ sở
lý luận và thực tiễn của nhà nước kiến tạo phát triển thông qua việc nghiên cứu cácnhà nước Đông Á điển hình như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore Đặcbiệt là, từ việc nghiên cứu đó, các tác giả đã rút ra được các giá trị tham khảo choViệt Nam, đồng thời đề xuất 3 nhóm giải pháp nhằm xây dựng nhà nước kiến tạophát triển ở nước ta Đó là: (1) Nhóm giải pháp về nhận thức và tổ chức vận hànhnhà nước pháp quyền XHCN; (2) Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện - Xác địnhlại và chuyển đổi vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướngXHCN; (3) Nhóm giải pháp về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong điềukiện xây dựng nhà nước pháp quyền, kiến tạo phát triển
Ngoài ra, còn rất nhiều bài viết xung quanh vấn đề này như bài viết "Nhà nước kiếntạo phát triển: sự hình thành của một mô hình quản trị nhà nước và những gợi mở cho ViệtNam" của tác giả Trần Thị Quang Hồng [34]; "Nhà nước kiến tạo phát triển từ lý thuyếtđến thực tiễn" của tác giả Lê Thị Thu Mai [50]; "Nhà nước kiến tạo phát triển: mô hình vàtriển vọng" của tác giả Vũ Công Giao [29]; "Nhà nước kiến tạo phát triển - Những tháchthức thể chế" của tác giả Đỗ Minh Khôi [43]; "Nhà nước kiến tạo phát triển trong bối cảnhvăn hóa, chính trị ở Việt Nam" của tác giả Mai Văn Thắng [71]; v.v
Nhìn chung, với các cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu, các nhà
khoa học ở nước ta đã đưa ra những nội dung, những nhận định, phân tích xungquanh các khía cạnh về một nhà nước kiến tạo phát triển nói chung và xây dựng nhànước đó trong thực tiễn chính trị ở Việt Nam nói riêng, trong đó có gợi mở cáckhuyến nghị chính sách cũng như những tham chiếu, kinh nghiệm đối với ViệtNam Đó là cơ sở, nền tảng cho việc nghiên cứu đề tài của luận án cũng như các đềtài nghiên cứu chuyên sâu sau này
1.3 ÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÁC NGHIÊN C U LIÊN QUAN N TÀI LU N ÁN
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN ĐƯỢC TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.3.1 Đánh giá chung về các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Có thể nói, từ các công trình nghiên cứu tiêu biểu của các học giả trong vàngoài nước liên quan đến đề tài luận án, chúng ta có thể nhận định rằng: Không thể phủnhận những đóng góp to lớn, cả về mặt học thuật lẫn tổng kết thực tiễn của các nhàkhoa học, các nhà nghiên cứu trong các tác phẩm, bài viết, công trình khoa học củamình cũng như trong các cuộc tranh luận, hội thảo, thông tin chuyên đề liên quan đến
vị trí, vai trò của nhà nước trong sự phát triển nói chung và nhà nước kiến tạo
Trang 39phát triển nói riêng Các công trình nghiên cứu, hội thảo khoa học trên đây, mặc dùdưới các góc độ tiếp cận và nghiên cứu thực tiễn khác nhau, song cũng có sự thốngnhất ở các nội dung cơ bản sau đây:
(1) Khẳng định sự cần thiết phải có vai trò của nhà nước đối với sự phát triểnnói chung, phát triển nền kinh tế thị trường nói riêng Trong đó, các nhà nước có tổ chức
bộ máy hợp lý, chuyên nghiệp, có năng lực, có trách nhiệm cao thì thường đem lại nhữnghiệu quả thực tế cao hơn và người dân sẽ được hưởng lợi từ những chủ trương, chínhsách, hoạt động của nhà nước đó
(2) Thừa nhận nhà nước kiến tạo phát triển là một mô hình nhà nước đã từngđem lại sự thành công, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế ở một số nước, đặc biệt là các nướcĐông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…, là mô hình nhà nước có thể giúp cho cácquốc gia thoát khỏi đói nghèo, phân phối tương đối công bằng xã hội và nâng cao mức sốngcủa người dân, song đó không phải là một mô hình nhà nước tối ưu, có thể áp dụng đối vớicác quốc gia, dân tộc, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, bởi lẽ trên thực tế, có nhữngquốc gia đã từng gặp những khó khăn, lực cản, thậm chí là thất bại trong khi vận dụng môhình này như Ấn Độ, Mêhicô… do các yếu tố về bối cảnh, thể chế, truyền thống, cũng nhưcác yêu cầu, điều kiện nhất định
(3) Phân tích, đánh giá, luận giải các nội dung cơ bản của nhà nước kiến tạo pháttriển, từ khái niệm, nguồn gốc và sự phát triển của khái niệm đến các đặc điểm, điều kiện, các
mô hình hiện thực ở một số nước, những thành công, thất bại cũng như những kinh nghiệm,những giá trị tham chiếu cho việc vận dụng vào thực tiễn ở Việt Nam
(4) Các công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước, xét đếncùng, đều có sự kế thừa, thống nhất và phát triển các vấn đề cơ bản, cốt lõi về nhà nướckiến tạo phát triển, nhưng nhà nước kiến tạo phát triển vẫn đang là vấn đề còn nhiều tranhluận cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn Liệu đây có phải là một mô hình nhà nướchợp lý, có hiệu quả khi vận dụng vào điều kiện thực tiễn của các quốc gia trong bối cảnhtoàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển,trong đó có Việt Nam? Trả lời cho câu hỏi này cần có những luận cứ khoa học từ cáccông trình nghiên cứu chuyên sâu, cũng như sự kiểm nghiệm từ thực tiễn Đó cũng làmục tiêu mà luận án muốn hướng tới
Điều đáng chú ý là, từ những nghiên cứu ban đầu của Johnson và các nhà khoa họctrên thế giới, có thể thấy rằng, có những giá trị mà chúng ta có thể nghiên cứu, vận dụng cóchọn lọc và phát triển sáng tạo trong xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam,
Trang 40chẳng hạn như sự can thiệp chủ động, tích cực của nhà nước vào thị trường thông quađường lối, chính sách ưu tiên phát triển kinh tế, tạo lập môi trường, xây dựng thể chếphát triển, quản trị rủi ro trong phát triển; cùng với một bộ máy hành chính chuyênnghiệp, hiệu quả với tầm nhìn xuyên suốt, nhất quán, và đặc biệt là, những thành quảđạt được trên thực tế về phát triển kinh tế - xã hội và sự thừa nhận, ủng hộ của các lựclượng xã hội là thước đo tính chính đáng chính trị của nhà nước kiến tạo phát triển.
Tuy nhiên, các nghiên cứu của các ông được đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể,từng giai đoạn, từng quốc gia nhất định, do vậy, có những đặc điểm, đặc trưng hay cácđiều kiện cần thiết của một nhà nước kiến tạo phát triển dường như không còn phù hợp,nếu không muốn nói là khó có thể được chấp nhận trong điều kiện hiện nay Ví dụ như,các nhà nước kiến tạo phát triển Đông Á thành công thường là các nhà nước có khuynhhướng độc đoán, tập trung quyền lực với một xã hội công dân yếu nhằm dễ dàng huyđộng các nguồn lực để phát triển Điều này khó có thể thích ứng với một thể chế chếchính trị dân chủ cùng với sự phát triển của kinh tế tri thức và một xã hội công dânrộng lớn đang là xu hướng chính trị tất yếu trong xã hội đương đại Đó là chưa nói đến
mô hình nhà nước kiến tạo phát triển Đông Á là nhà nước TBCN, đã phát huy tốt chứcnăng "kiến tạo", "chủ động dẫn dắt" nền kinh tế thị trường bằng các ưu tiên chính sáchđối với các ngành công nghiệp mũi nhọn Và thực tế, chúng ta trước đây cũng đã từngthực hiện những ưu tiên đối với các doanh nghiệp nhà nước, nhưng lại thất bại nhưVinashine, Vinalines… và hệ lụy để lại cho xã hội là rất lớn Có lẽ đã đến lúc chúng tacần phải xem xét lại và loại bỏ tư duy về lựa chọn các ngành công nghiệp ưu tiên vớicác sản phẩm cốt lõi, hay tập trung xây dựng những "quả đấm thép", "đầu tàu" trongnền kinh tế, bởi lẽ nó tồn tại những nguy cơ rủi ro, thất bại rất cao, nhất là trong bốicảnh dân chủ hóa, toàn cầu hóa hiện nay Nguyên nhân và các cản trở dẫn đến sự khôngthành công này là gì? Phải chăng là chúng ta thiếu một đội ngũ chức nghiệp thực tài,độc lập, chuyên nghiệp, không bị chi phối bởi lợi ích nhóm, cùng với một thể chế, cơchế kiểm soát quyền lực, chống lộng quyền, lạm quyền hiệu quả Hoặc là, trong bốicảnh mới - thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0, của kinh tế tri thức, dân chủ và hộinhập quốc tế, liệu có sự thay đổi hay khác biệt nào trong nhận thức về nhà nước kiếntạo phát triển? Và do vậy, "kiến tạo" không chỉ là chủ động can thiệp, dẫn dắt, địnhhướng, mà còn là tạo lập môi trường thể chế để các chủ thể sáng tạo vươn lên để pháttriển Đó cũng là những gì mà luận án mong muốn được luận giải một cách thỏa đáng