QUY TRÌNH THỬ TÃI TĨNH KHOAN CỌC NHỒICÁC CHỈ DẪN CÔNG TÁC THỬ TẢI CỌC KHOAN NHỒI 1.. Nguyên lý Dùng hệ thống cọc neo hoặc các vật nặng chất phía trên đỉnh cọc làm đối trọng để gia tải né
Trang 1QUY TRÌNH THỬ TÃI TĨNH KHOAN CỌC NHỒI
CÁC CHỈ DẪN CÔNG TÁC THỬ TẢI CỌC KHOAN NHỒI
1 Các tiêu chuẩn, quy phạm áp dụng:
- Chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất tại từng vị trí cột theo báo cáo khảo sát
- Kết quả tính toán chịu lực nén cọc theo thiết kế (Ptk = 110.51 Tấn)
- Tiêu chuẩn thiết kế nền, nhà và công trình TCXD45-78
- Kết cấu bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 356 – 2005
- TCXDVN 206 – 2005 - Cọc khoan nhồi – Yêu cầu về chất lượng thi công
- TCXDVN 326 – 2004 - Cọc khoan nhồi – Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu
- TCXDVN 269 – 2002 - Cọc – Phương pháp thí nghiệm bằng tải trọng tĩnh ép cọc
2 Nguyên lý
Dùng hệ thống cọc neo hoặc các vật nặng chất phía trên đỉnh cọc làm đối trọng để gia tải nén cọc
Hệ neo chọn lựa trong qui trình này là hệ đối trọng
Chọn tải trọng thí nghiệm lớn nhất là 200 Tấn
3 Trình tự thực hiện
a Công tác chuẩn bị
Dọn dẹp, chuẩn bị mặt bằng thử tĩnh cọc
b Thực hiện
- Gia công đầu cọc và đặt hệ kích
- Cắt tẩy đầu cọc đến phần bê tông đặc chắc, tạo phẳng bề mặt
- Lắp đặt hệ kích và căn chỉnh
- Gia cố nền và lắp đặt gối đỡ, dàn tải trọng
- Lắp đặt dầm chính, dầm phụ và lắp đặt đối trọng
- Lắp đặt hệ đồng hồ đo chuyển vị
- Lắp đặt hệ bơm, đồng hồ thủy lực
- Gia tải theo qui trình và ghi chép số liệu
ĐỀ CƯƠNG CÔNG TÁC THỬ TẢI CỌC KHOAN NHỒI PHẦN 1 : TỔNG QUÁT CHUNG
1 Mục đích thực hiện
- Để có số liệu về sức chịu tải thực tế của cọc
2 Số lượng và vị trí cọc thử :
- Số lượng cọc thí nghiệm : 01 cọc
- Vị trí cọc thử : xác định tại hiện trường
Trang 23 Thiết bị thử cọc :
- Kích thủy lực và đồng hồ áp suất 400 tấn : 01 cái
- Hệ khung, dàn chất tải bằng thép hình
- Đối trọng bằng block BTCT có tổng trọng lượng bằng 200 Tấn
- Cầu đặt đồng hồ bằng thép U 100, gắn chặt chân thép cắm sâu vào đất nền
- Đồng hồ đo độ lún : 4 đồng hồ hiệu Mitutoyo – Japan có độ chính xác 1/100mm, độ chuyển dịch max = 50mm
- Cẩu 30 tấn : 01 cái
- Máy hàn 30Kw : 01 cái
- Máy bơm thủy lực 01Kw : 01 cái
- Máy phát điện 10Kw : 01 cái
4 Hệ thống chất tải
a Hệ khung dàn chất tải
- Dầm chính thép tấm 30mm tổ hợp
- Dầm, khung truyền tải bằng thép I 550 tổ hợp
- Hệ dầm và khung chịu được tải trọng 200 tấn được đặt trên các gối chống lún trên nền đã được san phẳng
b Đối trọng : Tổng trọng lượng bằng 200 tấn
c Xử lý đầu cọc và đặt kích thủy lực
- Để đảm bảo độ chính xác của công việc thí nghiệm, đầu cọc tiếp giáp với đế kích được xử lý bề mặc cọc bằng keo Epoxy qua tấm đệm thép 30mm, sau khi xử llý gắn 2 đai thép dày 15mm, xiết chặt bằng bu long M 22 để tránh hiện tượng vỡ đầu cọc do nén cục bộ
5 Các thiết bị đo và phương pháp đo độ lún
- Các thiết bị đo lún : kích tăng tải, đồng hồ áp lực, đồng hồ đo độ lún đều có giấy chứng nhận của Trung Tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường 3 kiểm định trước khi thí nghiệm
- Phương pháp đo độ lún tiến hành theo quy trình thử tải lập
PHẦN 2 : QUY TRÌNH THỬ CỌC
2.1/ TIỂU CHUẨN THÍ NGHIỆM :
- Áp dụng tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 269 : 2002 “ Cọc – Phương pháp thí nghiệm bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục” của Bộ Xây Dựng ngày 13/3/2002
2.2/ QUY ĐỊNH VỀ THỜI GIAN VÀ CẤP TẢI TRỌNG
- P thiết kế = 100 tấn, Ptải thí nghiệm = 200 tấn, thí nghiệm 2 chu kỳ
+ Gia tải sơ bộ :
TẢI TRỌNG THỜI GIAN NÉN
5% Pthiết kế 10 phút
0 10 phút
+ Chu kỳ 1 :
Trang 3- Gia tải :
TẢI TRỌNG THỜI GIAN NÉN
0
25% Pthiết kế 1h (Hoặc lớn hơn để đạt ổn định quy ước), nhỏ hơn 2h
50% Pthiết kế 1h (Hoặc lớn hơn để đạt ổn định quy ước), nhỏ hơn 2h
75% Pthiết kế 1h (Hoặc lớn hơn để đạt ổn định quy ước), nhỏ hơn 2h
100% Pthiết kế 1h (Hoặc lớn hơn để đạt ổn định quy ước), nhỏ hơn 2h
- Giảm tải :
TẢI TRỌNG THỜI GIAN NÉN
50% Pthiết kế 30 phút
0 60 phút
+ Chu kỳ 2:
- Gia tải :
TẢI TRỌNG THỜI GIAN NÉN
0
50% Pthiết kế 30 phút
100% Pthiết kế 30 phút
125% Pthiết kế 1h (Hoặc lớn hơn để đạt ổn định quy ước), nhỏ hơn 2h
150% Pthiết kế 1h (Hoặc lớn hơn để đạt ổn định quy ước), nhỏ hơn 2h
175% Pthiết kế 1h (Hoặc lớn hơn để đạt ổn định quy ước), nhỏ hơn 2h
200% Pthiết kế 24h (Hoặc lớn hơn để đạt ổn định quy ước)
- Giảm tải :
TẢI TRỌNG THỜI GIAN NÉN
150% Pthiết kế 30 phút
100% Pthiết kế 30 phút
50% Pthiết kế 30 phút
0 60 phút
Kết thúc thí nghiệm
2.3/ QUY ĐỊNH VỀ THỜI GIAN ĐỌC ĐỒNG HỒ
+ Trước và ngay khi tăng, giảm tải
+ 10 phút một lần cho 30 phút đầu
+ 15 phút một lần cho 30 phút sau đó
+ 60 phút một lần cho khoảng thời gian tiếp theo
2.4/ QUY ĐỊNH VỀ ỔN ĐỊNH QUY ƯỚC
- Độ ổn định quy ước là 0.10mm/h
- Cọc được tăng tải lên cấp mới khi đạt độ ổn định quy ước nói trên sau 1 giờ quan sát cuối cùng
2.5/ QUY ĐỊNH VỀ TẢI TRỌNG VÀ ĐỘ LÚN DỪNG NÉN CỌC
- Dừng nén cọc khi tổng độ lún cọc vượt quá 10% đường kính cọc
- Dừng nén cọc khi đầu cọc bị vỡ
Trang 42.6/ QUY ĐỊNH VỀ PHÁ HOẠI CỌC QUY ƯỚC
- cọc được coi là phá hoại khi gặp các hiện tượng sau :
+ Vật liệu cọc bị phá hoại
+ Tổng độ lún đo vượt quá 10% đường kính cọc
2.7/ QUY ĐỊNH VỀ THỜI GIAN CỌC NGHỈ :
Tối thiểu là 7 ngày (kể từ ngày hạ cọc)
PHẦN 3 : KẾT QUẢ THỬ TĨNH CỌC
- Báo cáo tổng kết công tác thí nghiệm xác định sức chịu tải của cọc bằng phương pháp nén tĩnh bao gồm các phần sau :
I/ PHẦN I : BÁO CÁO KẾT QUẢ THỬ TĨNH CỌC
II/ PHẦN II : CÁC PHỤ LỤC
1/ Biểu ghi thí nghiệm nén tĩnh
2/ Biểu tính độ lún đầu cọc thí nghiệm
3/ Bảng tổng hợp các đặc trưng thu được
4/ Các biểu đồ quan hệ :
+ Biểu đồ quan hệ tải trọng – chuyển vị
+ Biểu đồ quan hệ chuyển vị - thời gian
+ Biểu đồ quan hệ tải trọng – thời gian
+ Biểu đồ quan hệ tải trọng – chuyển vị - thời gian
5/ Quy trình thử - Mặt bằng vị trí cọc thử - Sơ đồ bố trí thiết bị thí nghiệm
6/ Các giấy hiệu chuẩn kiểm định thiết bị thí nghiệm
7/ Quyết định của Bộ Xây Dựng – Phòng thí nghiệm LAS-XD 196
8/ Các hình ảnh chụp quá trình thí nghiệm tại hiện