Câu 1: Phát biểu nguyên lí truyền nhiệt. Nội dung nào của nguyên lí này thể hiện sự bảo toàn năng lượng? Câu 2: a)Viết công thức tính nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên và nói rõ các đại lượng trong công thức. b) Nói nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K có nghĩa là gì? Câu 3: Dùng một ấm điện để đun 2 lít nước ở nhiệt độ 20 0 C. Ấm làm bằng nhôm có khối lượng 200g. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K và của nhôm là 880J/kg.K. a) Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun sôi lượng nước nói trên. b) Biết hiệu suất của ấm là 60%. Tính nhiệt lượng đã dùng để đun nước. c) Để thu được nhiệt lượng đã dùng trên cần phải tốn bao nhiêu kg dầu hoả. Biết năng suất toả nhiệt của dầu hoả là 44.10 6 J/kg. Câu 4: Muốn có 16 lít nước ở nhiệt độ 40 0 C ta phải pha bao nhiêu lít nước ở 20 0 C vào bao nhiêu lít nước đang sôi? ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Câu 1: 2đ - Phát biểu nguyên lí truyền nhiệt: Khi có hai vật trao đổi nhiệt cho nhau thì: + Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. 0.,5đ + Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì dừng lại. 0,5đ + Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào. 0,5đ - Nội dung thể hiện sự bảo toàn năng lượng là: Nhiệt lượng do vật này toả ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào. 0,5đ Câu 2: 2,5đ a) Công thức tính nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên: Q = m.c. ∆ t 0,5đ Trong đó : Q: nhiệt lượng vật thu vào. Đơn vị: J 0,25đ m: khối lượng của vật. Đơn vị: kg 0,25đ c: nhiệt dung riêng của chất làm vật. Đơn vị: J/kg.K 0,25đ ∆ t: độ tăng nhiệt độ. Đơn vị: 0 C hoặc K 0,25đ b) Nói nhiệt dung riêng của đồng là 380J/kg.K có nghĩa là muốn làm cho 1kg đồng nóng lên thêm 1 0 C cần truyền cho đồng một nhiệt lượng là 380J. 1đ Câu 3: 4đ - Tóm tắt và đổi đúng 0,5đ a) Viết đúng công thức tính Q i của nước + ấm và tính được: Q i = 2.4200.(100-20) + 0,2.880.(100-20) = 686080J 1,5đ b) Viết đúng công thức tính H và rút ra được Q tp = (686080/60).100 = 1143446,7J 1đ c) Viết đúng công thức tính Q = q.m => m = Q/q = 1143446,7/44.10 6 = 0,026kg 1đ Câu 4: 1,5đ - Nhiệt lượng nước ở 20 0 C thu vào bằng nhiệt lượng nước ở 100 0 C toả ra: 0,25đ m 1 c(40-20) = m 2 c(100- 40) 20m 1 = 60m 2 (1) 0,5đ - Theo bài ra : m 1 + m 2 = 16kg (2) 0,25đ - Từ (1) và (2) ta có: m 1 = 12kg, m 2 = 4kg 0,5đ (Hs làm theo cách khác đúng kết quả vẫn cho điểm tối đa) . được: Q i = 2.4200.(100-20) + 0,2 .88 0.(100-20) = 686 080 J 1,5đ b) Viết đúng công thức tính H và rút ra được Q tp = ( 686 080 /60).100 = 1143446,7J 1đ c) Viết. dung riêng của đồng là 380 J/kg.K có nghĩa là muốn làm cho 1kg đồng nóng lên thêm 1 0 C cần truyền cho đồng một nhiệt lượng là 380 J. 1đ Câu 3: 4đ - Tóm