1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Van 7 HK1

117 349 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 754,5 KB

Nội dung

TUẦN 1: BÀI 1: CỔNG TRƯỜNG MỞ RA TIẾT 1: ( Lý Lan) I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp H: - Cảm nhận và hiểu biết được những tình cảm đẹp đẽ của người mẹ đối với con nhân ngày khai trường. - Thấy được ý nghóa lớn lao của nhà trường đối với tuổi trẻ. II/ Tiến trình dạy và học 1. Ổn đònh 2. Kiểm tra vở sách của H 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Tất cả chúng ta , đều đã trải qua cái buổi tối và đêm trước ngày khai giảng trọng đại, thiêng liêng chuyển từ mẫu giáo lên lớp 1 bậc Tiểu học. Còn vương vấn trong trí nhớ của ta xiết bao bồi hồi, xao xuyến… cả lo lắng và sợ hãi mơ hồ. Bây giờ nhớ lại ta thấy ngây thơ và ngọt ngào. Tâm trạng của mẹ như thế nào khi cổng trường sắp mở ra đón con yêu quý của mẹ? Hoạt động G- H Hoạt động 1: Hướng dẫn cách đọc, tìm chú thích G:? Văn bản thuộc loại văn bản gì? H: Văn bản nhật dụng. G: Hướng dẫn cách đọc Giọng dòu dàng , chậm rãi, đôi khi thì thầm, hết sức tình cảm, có khi giọng xa vắng( hồi tưởng) có khi hơi buồn buồn( đứng ngoài cổng) G đọc trước làm mẫu 1 đoạn H nối nhau đọc hết bài G nhận xét cách đọc của H G : Gọi H đọc các chú thích sgk G: ? Giải thích bằng lời của mình: Háo hức, bận tâm, nhạy cảm? H: Trả lời theo ý của mình G:? Văn bản thuộc thể loại nào? H: Bút kí- biểu cảm G:? Văn bản trên có nhân vật chính không? H: Người mẹ và đứa con. G:? Văn bản có nhiều sự việc không? H: Ít sự việc . G: Văn bản ít sự việc , chi tiết , chủ yếu là tâm trạng của người mẹ. G:? Xác đònh ngôi kể? H: Ngôi kể thứ nhất , người mẹ G: Gọi H tìm bố cục của văn bản H: 2 đoạn: -Đoạn 1: “ Từ đầu…ngày đầu năm học” Tâm trạng của hai mẹ con trong buổi tối trước ngày khai giảng. -Đoạn 2: “ Còn lại” Ấn tượng tuổi thơ và liên tưởng của mẹ. Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết. G:? Bài văn viết về việc gì? H: Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai Nội dung I.Đọc, tìm hiểu chú thích: II.Phân tích: 1.Hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng: Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. trường của con khi con vào lớp một. G: Cho H thảo luận nhóm: Câu 1: Tìm những từ ngữ trong văn bản biểu hiện tâm trạng của hai mẹ con? Câu 2: Theo em , tại sao mẹ không ngủ được? Tâm trạng của mẹ và con có gì khác nhau không? Câu 3: Trong văn bản , có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không? Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì? Câu 4: Kết thúc bài văn người mẹ nói: “ Bước qua… mở ra” Em đã 7 năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là gì? Mỗi nhóm 1 câu, đại diện nhóm lên trình bày, H các nhóm khác nhận xét , bổ sung G: Nhận xét H phải trả lời theo đúng yêu cầu: Câu 1: Con: gương mặt thanh thoát… như đang mút kẹo Mẹ: thường lúc con ngủ … vào việc gì cả Câu 2: G gợi ý H trả lời Người mẹ không ngủ có phải vì lo lắng cho con hay vì người mẹ đang nôn nao nghó về ngày khai trường năm xưa của chính mình hay vì nhiều lí do khác nữa? Tâm trạng của mẹ và con , tác giả dùng nghệ thuật tương phản. Câu 3: Người mẹ không trực tiếp nói với con hoặc với ai cả, người mẹ nhìn con ngủ như tâm sự với con nhưng thực ra là đang nói với chính mình. G gợi ý: Cách viết như vậy làm nổi bật tâm trạng khắc họa được tâm tư , tình cảm, những điều s6u thẳm khó nói bằng những lời trực tiếp. Câu 4: G gợi ý: H thảo luận làm nổi bật vai trò , vò trí của nhà trường. Nhà trường mang laiï cho em những gì về tri thức, tình cảm, tư tưởng, đạo lý, tình bạn, tình thầy trò. G:? Chi tiết nào ngày khai trường để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn người mẹ? H: “Cứ nhắm mắt lại… dài và hẹp”, “ Cho nên ấn tượng… bước vào” Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghóa văn bản G:? Qua tâm trạng của người mẹ, em hiểu được gì về vấn đề mà tác giả muốn nói ở đây? G gọi H đọc mục ghi nhớsgk Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập G:? Em hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc nhất của em đối với mẹ và nêu suy nghó về kỉ niệm đóbằng 1 đoạn văn ( Không nhất thiết về ngày khai trường ) H trình bày ý kiến của mình G: Khẳng đònh 1 lần nữa tấm lòng yêu thương con sâu sắc, tình cảm đẹp đẽ sâu nặng đối với con. Câu hỏi mở rộng: ? Những kỉ niệm sâu sắc nào thức dậy trong em khi đọc văn bản “cổng trường mở ra” cùng bức tranh minh họa trong sgk? G gợi ý: - Nhớ về thời thơ ấu đến trường - Nhớ lớp học , bạn bè, cô giáo 2. Diễn biến tâm trạng của mẹ. - Mẹ không tập trung vào việc gì cả. - Mẹ lên giường và trằn trọc… nhưng vẫn không ngủ được vì: * Lo cho con * Nôn nao nghó về ngày khai trường năm xưa. -… Ấn tượng về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm . - …Nhớ sự nôn nao, hồi hộp… nỗi chơi vơi hốt hoảng.  Thao thức không ngủ , suy nghó triền miên. => Tấm lòng thương yêu con tình cảm đẹp đẽ sâu nặng đối với con. 3. Suy nghó của mẹ về ngày mai khi cổng trường mở ra. “ Đi đi con…kì diệu sẽ mở ra”  Vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người. III/ Tổng kết: Ghi nhớ Sgk IV/ Luyện tập: Trang 2 - Nhớ sự chăm sóc ân cần của mẹ. 4. Củng cố: Tóm tắt ngắn gọn văn bản “ Cổng trường mở ra”. 5. Dặn dò: Học bài, soạn bài : Mẹ tôi ********************************* TIẾT 2: MẸ TÔI ( Ét-môn-đô-đơ-Amixi) I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp H hiểu biết và thấm thía những tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái. II/ Tiến trình dạy và học: 1. Ổn đònh 2. Bài cũ: ? Em hãy tóm tắt ngắn gọn văn bản " Cổng trường mở ra"? ? Bài học sâu sắc nhất mà em học tập được ở văn bản là gì? 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Đã bao giờ em nhận được bức thư của người thân mà lòng cảm thấy áy náy, day dứt tự trách mình chẳng ra gì? Đã có khi nào em đọc những dòng chữ thân yêu mà xấu hổ, tự trách mình không xứng đáng? Những bức thư như thế có ý nghóa gì đối với việc bồi dưỡng tâm hồn và nhân cách? Cuốn sách " Những tấm lòng cao cả" đã giới thiệu cho chúng ta một bức thư của bố viết cho con trai của mình để con trai mình hiểu được lỗi lầm của mình như thế nào? cô cùng các em tìm hiểu văn bản " Mẹ tôi". Hoạt động G-H Hoạt động 1: Đọc, tìm hiểu chú thích G: Gọi H đọc mục chú thích tìm hiểu tác giả, tác phẩm. G: Hướng dẫn đọc Giọng chậm rãi, tình cảm, tha thiết và nghiêm. Chú ý các câu cảm, cầu khiến đọc với giọng thích hợp. G: Đọc mẫu 1 đoạn H đọc tiếp hết bài. Giải thích các từ khó: Khổ hình, vong ân bội nghóa, bội bạc. G:? Văn bản thuộc loại văn bản gì? H: Thư từ- Biểu cảm G: Người cha viết thư cho con để giáo dục con sửa lỗi đã mắc lỗi với mẹ mình. Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản G:? Giới thiệu vắn tắt nguyên nhân và mục đích người bố phải viết thư cho con trai? H: Vì chú bé đã lỡ lời nói hỗn với mẹ lúc cô giáo đến thăm. Để cảnh cáo , phê phán một cách nghiêm khắc thái độ sai trái ấy của con mình. Ông đã viết thư để cảnh tỉnh đứa con đã bội bạc với cha mẹ. G:? Tìm từ ngữ , hình ảnh lời lẽ trong bức thư thể hiện rõ thái độ của người cha đối với En-ri-cô? H: Buồn bã, tức giận G: Người bố thể hiện thái độ ấy vì ông cảm thấy hụt hẫng Nội dung I/ Tác giả, tác phẩm: II/ Đọc, tìm chú thích III/ Phân tích: 1. Nguyên nhân bố viết thư - Khi nói với mẹ, En-ri-cô nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ. - Để cảnh cáo En-ri-cô nên bố viết thư. 2. Thái độ của người cha đối với En-ri-cô - Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy. - Bố không thể nén được cơn tức giận đối với con. Trang 3 bất ngờ khi En-ri-cô lại có thể hành động ấy với mẹ. G:? Vậy mẹ là người thế nào ? Căn cứ vào đâu mà em có nhận xét đó? H: Hết lòng thương yêu con: Mẹ thức suốt đêm .mất con. Mẹ sẵn sàng bỏ hết .cứu sống con. G: Mẹ của En-ri-cô lo lắng , khổ sở, vất vả, sẵn sàng hi sinh hạnh phúc riêng thậm chí chấp nhận làm những việc hèn nhát nhất để cho con được sống. Vậy mà . ta hiểu được tại sao bố có thái độ nghiêm khắc như thế đối với con. G:? Từ hình ảnh mẹ En-ri-cô, em có nhận xét gì về tấm lòng của các bà mẹ nói chung? H: Thương con, hi sinh cho con G:? Em có nhận xét gì trước những lời cảnh tỉnh của người cha qua 2 đoạn: " Hãy nghó kó .thương yêu đó" H: Trả lời tự do theo ý riêng của mình G:? Trong lời nói đó,giọng điệu của người cha có gì đặc biệt? H: Vừa dứt khoát như ra lệnh, vừa mềm mại như khuyên nhủ G: Cho H thảo luận nhóm Nhóm 1: Theo em, vì sao En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư bố? Nhóm 2: Hình ảnh người mẹ qua thái độ và tâm tình của người cha? Nhóm 3: Hình ảnh người cha? Nhóm 4: Hình ảnh người con? G: Gợi ý , đại diện nhóm trả lời Nhóm 1: - Thư của bố gợi nhớ người mẹ hiền - Thái độ chân thành và quyết liệt của bố khi bảo vệ tình cảm gia đình thiêng liêng. - En-ri-cô cảm thấy xấu hổ, nhục nhã. Nhóm 2: - Hết lòng thương yêu, hi sinh vì con. - Đau đớn xót xa vì khuyết điểm của con - Sẵn sàng tha thứ khi con thực sự ăn năn, sửa chữa. Nhóm 3: - Hết lòng thương yêu vợ con. - Nghiêm khắc, công bằng, độ lượng và tế nhò trong việc giáo dục con. Nhóm 4: - Chú bé phạm khuyết điểm với mẹ. - Xúc động chân thành khi đọc thư của bố. - Quyết tâm sửa lỗi. G:? Em hiểu gì qua lời khuyên nhủ của bố ? Lời khuyên đó như thế nào? H: Đối với mẹ , chúng ta cố gắng đừng bao giờ làm một điều gì sai quấy khiến mẹ phải đau lòng và khi lỡ có - Con hãy nhớ rằng tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả --> Bố buồn bã, tức giận mong con hiểu được công lao, sự hi sinh vô bờ bến của mẹ 3/ Lời khuyên nhủ của bố - Từ nay, không bao giờ con thốt ra một lời nói nặng với mẹ - Con phải xin lỗi mẹ - Con hãy cầu xin mẹ hôn con --> Lời khuyênnhủ chân tình, sâu sắc IV/. Tổng kết Bằng hình thức viết thư thể hiện: - Tình cảm cha mẹ dành cho con cái và con cái dành cho cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả - Con cái không có quyền hư đốn, chà đạp lên tình cảm đó V/. Luyện tập : Làm bài tập 1, 2 Bài tập bổ sung a - Chọn đặt nhan đề khác cho văn bản - Bài học đầu tiên của tôi - Lòng cha, lòng mẹ - Sau một lỗi lầm - Thư cảnh cáo Trang 4 phạm sai lầm phải biết thành khẩn xin lỗi bởi mẹ là người rất bao dung, độ lượng, sẵn sàng tha thứ. Hoạt động 3: Tìm ý nghóa văn bản G: Gọi H đọc phần ghi nhớ G:? Qua bức thư em rút ra được bài học gì? H: Hiểu công lao to lớn của mẹ và luôn cố gắng làm nhiều việc tốt để đền đáp công ơn của mẹ Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập G: Cho H đọc câu ca dao, câu thơ, bài hát nói về công lao to lớn của cha mẹ - Công cha như núi Thái Sơn Nghóa mẹ như nước trong nguồn chảy ra -Công cha như núi ngất trời Nghỉa mẹ như nước ở ngoài biển Đông - Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con G: Đọc 1 bức thư khác trong những tấm lòng cao cả để H suy ngẫm. b - Vì sao nhân vật "tôi" xúc động vô cùng - Bố nhắc đến nhiều kỉ niệm về mẹ - Bố yêu cầu rất nghiêm rất đúng - Những lời chân tình và sâu sắc của bố - Càng thương mẹ, thương bố càng giận mình chẳng ra gì 4. Củng cố: H đọc lại ghi nhớ 5. Dặn dò: Học bài, soạn bài Cuộc chia tay của những con búp bê *************************************** TIẾT 3: TỪ GHÉP I/ Yêu cầu: Giúp H: - Nắm được cấu tạo của 2 loại từ ghép: Chính phụ và đẳng lập. - Hiểu cơ chế tạo nghóa của từ ghép. - Biết vận dụng những hiểu biết về cơ chế tạo nghóa vào việc tìm hiểu nghóa của hệ thống từ ghép tiếng việt. II/ Tiến trình dạy và học: 1.Ổn đònh 2.Bài cũ: Xen trong bài 3.Bài mới: Giới thiệu bài: Ở chương trình lớp 6 ta đã học từ phức , từ phức là những từ có 2 tiếng trở lên có nghóa tạo thành. Trong từ phức có từ ghép và từ láy. Vậy từ ghép có cấu tạo như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động G –H Hoạt động 1: Ôn tập về kiến thức lớp 6 G:? Đònh nghóa về từ đơn, từ ghép, từ láy đã học ở lớp 6? Cho ví Nội dung I/ Bài học: Trang 5 dụ. H: - Từ đơn: Là từ chỉ có 1 tiếng có nghóa Ví dụ: nhà, cây, đỏ, vàng. - Từ ghép: là từ phức gồm 2 tiếng trở lên, các tiếng có quan hệ với nhau về nghóa. Ví dụ: Cà chua , chim bồ câu, học sinh - Từ láy: là từ phức gồm 2 tiếng trở lên, các tiếng có quan hệ lặp ( láy âm). Ví dụ: mơn mởn, lồng phồng. G: Từ phức có 2 loại: từ ghép và từ láy. Từ ghép có 2 loại nhỏ: Từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ( hôm nay chúng ta sẽ học). Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo từ ghép, nghóa của từ ghép. G gọi H đọc mục I.1 trong sgk. G:? Xác đònh tiếng chính và tiếng phụ trong 2 từ bà ngoại và thơm phức? Trật tự sắp xếp và vai trò của các tiếng như thế nào? H: Tiếng chính: bà, thơm. Tiếng phụ: ngoại , phức. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau, tiếng phụ bổ sung ý cho tiếng chính. G gọi H đọc mục I.2 G:? So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa 2 nhóm từ: bà ngoại, thơm phức với quần áo, trầm bổng? H: Giống nhau: đều là từ ghép gồm 2 tiếng. Khác nhau: nhóm 1 có tiếng chính ,phụ; nhóm 2 không phân biệt tiếng chính, tiếng phụ. Hai tiếng có vai trò bình đẳng về mặt ngữ pháp. G: Cho H làm bài tập nhanh: Tìm 5 từ ghép theo mẫu: bà ngoại, thơm phức H: Lần lượt vài em trả lời: - Hoa hồng, cá thu, cà chua, nhà khách, sân băng. Xanh ngắt, đỏ tươi, vàng úa, xanh biếc, trắng xóa. H rút ra bài học từ mục ghi nhớ. Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghóa của từ ghép H đọc mục II sgk G ghi các ví dụ trong bảng phụ treo lên cho H quan sát 1. So sánh nghóa 2 cặp từ a. Bà ngoại với bà b. Thơm phức với thơm 2. So sánh nghóa của các từ . a. Quần áo với mỗi tiếng quần, áo. b. Trầm bổng với mỗi tiếng trầm, bổng H thảo luận nhóm: Câu 1: nhóm1, 2 Câu 2: nhóm 3,4 Đại diện nhóm trình bày trên bảng phụ của H H: 1a. Giống: cùng chỉ người phụ nữ lớn tuổi, đáng kính trọng. Khác: Bà ngoại chỉ người phụ nữ sinh ra mẹ; bà chỉ phụ nữ sinh ra cha hoặc mẹ. 1b. Giống: cùng chỉ tính chất của sự vật , đặc trưng về mùi vò. Khác: Thơm phức chỉ mùi thơm đậmđặc, gây ấn tượng mạnh; thơm 1.Cấu tạo của từ ghép. a.Từ ghép chính phụ: Ví dụ: Cá thu, xe đạp b. Từ ghép đẳng lập: Ví dụ: Sách vở, học hành. * Ghi nhớ: 2. Nghóa của từ ghép: a.Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghóa. b.Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghóa * Ghi nhớ: Trang 6 chỉ mùi thơm nói chung. - Cặp 2a: Quần áo nói chung; các tiếng quần , áo chỉ từng sự vật riêng lẻ - Cặp 2b: Trầm bổng chỉ âm thanh lúc thấp, lúc cao; các tiếng trầm, bổng chỉ từng cao độ cụ thể. H: Các nhóm khác nhận xét H: tự rút ra bài học về nghóa của từ ghép. G: cho H chơi trò chơi : giải ô chữ G: Kẻ các ô vào bảng phụ có các tư ghép bằng các hình chữ nhật lớn có dòng từ khóa. G đưa các dữ kiện cho H đoán và trả lời theo gợi ý của G : gợi ý, số ô chữ, chữ cái nằm trong dòng từ khóa. G: Đưa các từ vào ô chữ : đồng hồ, cá lóc, chim bồ câu, nước mắt, vợ chồng, buôn bán, xa gần…… Sau mỗi ô chữ H đoán đúng sẽ có một chữ cái trong dòng khóa. H: Đoán các ô chữ thật nhanh G: Cho H làm bài tập nhanh: ? Nhận xét 2 nhóm từ sau: Nhóm 1: Trời đất, đưa đón, tìm kiếm Nhóm 2: Mẹ con, đi lại, non sông H: Đều là từ ghép đẳng lập. Nhóm 1 có thể đảo trật tự các tiếng; nhóm 2 không đảo được. Hoạt động 4: Hệ thống hóa kiến thức Mỗi nhóm lên vẽ sơ đồ về 2 loại từ ghép * Từ ghép - Chính phụ: 3 ý - Đẳng lập: 2 ý H ghi vào vở Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1: H đọc yêu cầu và tìm từ ghép đẳng lập và chính phụ G: Cho H chơi trò chơi ghép bông hoa. Bài tập 2: H làm vào phiếu học tập ( phim trong) đưa lên đèn chiếu. Bài 3: H lên bảng làm H đọc và làm bài tập 4 tại lớp. II/ Luyện tập. 1.Xếp các từ ghép vào bảng phân loại: - Chính phụ: lâu đời, xanh ngắt, nhà máy, nhà ăn, cười nụ. - Đẳng lập: suy nghó, chài lưới, ẩm ướt, đầu đuôi. 2. Điền thêm tiếng tạo từ ghép chính phụ: Bút chì ăn bám Thước kẻ trắng xóa Mưa rào vui tai Làm quen nhát gan 3. Tạo từ ghép đẳng lập Núi sông, đồi Ham thích, mê Xinh đẹp, tươi Mặt mũi, mày Học hành, hỏi Tươi đẹp, vui 4. Củng cố: H đọc lại mục ghi nhớ 5. Dặn dò: Học bài, làm bài tập 5,6,7 Chuẩn bò bài : Từ láy ************************************* Trang 7 TIẾT 4: LIÊN KẾT TRONG ĐOẠN VĂN I/ Yêu cầu: Giúp H thấy được: - Muốn đạt được mục đích giao tiếp thì văn bản nhất đònh phải có tính liên kết, sự liên kết ấy được thể hiện cả 2 mặt: hình thức ngôn từ và nội dung ý nghóa. - Cần vận dụng những kiến thức đã học để xây dựng được những văn bản có tính liên kết. II/ Tiến trình dạy và học 1. Ổn đònh 2. Bài cũ: 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Hoạt động G-H Hoạt động 1: Xác đònh vai trò của tính liên kết G: Gọi H đọc rõ tình huống I.1 trong sgk Nhận xét từng câu văn G:? Có câu nào sai ngữ pháp không? Có câu nào mơ hồ về ý nghóa? H: Không có câu nào sai ngữ pháp, không có câu nào mơ hồ về ý nghóa. G:? Nếu là En-ri-cô, em có hiểu được đoạn văn ấy không? H: Em chưa hiểu được ý nghóa của đoạn văn ấy vì giữa các câu không có mối quan hệ gì với nhau. G:? Theo em, đoạn văn thiếu gì? H: Thiếu tính liên kết G Chốt lại ý chính Hoạt động 2: Tạo liên kết văn bản bằng các phương tiện liên kết G: Gọi H đọc tình huống I.2 sgk G:? Đoạn văn có mấy câu? H: 3 câu G:? So với nguyên bản “Cổng trường mở ra” thì câu 2 thiếu cụm từ nào? Câu 3 chép sai từ nào? H: Câu 2 thiếu cụm từ: Còn bây giờ; câu 3 chép sai từ con – đứa trẻ G:? Việc chép thiếu và chép sai ấy khiến cho đoạn văn ra sao? H: Đoạn văn trở nên rời rạc, khó hiểu. G:? Cụm từ: còn bây giờ và từ con đóng vai trò gì/ H: Làm các từ , ngữ làm phương tiện liên kết câu. G: Chốt: Cụm từ còn bây giờ nối với cụm từ một ngày kia ở câu 1 . Từ con lặp lại từ con ở câu 2 để nhắc lại đối tượng; nhờ sự móc nối như vậy mà 3 câu gắn bó với nhau . Sự gắn bó ấy gọi là tính liên kết hoặc mạch văn. Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập Bài 1, 3 hướng dẫn H làm nhanh Nội dung I/ Bài học: 1. Khái niệm tính liên kết: Liên kết là một trong những tính chất quan trọng của văn bản, làm cho văn bản trở nên có nghóa, dễ hiểu. 2. Phương tiện liên kết trong văn bản: a. Liên kết hình thức b. Liên kết nội dung * Ghi nhớ II/ Luyện tập: 1. Xếp những câu văn theo trình tự hợp lí: 1-4-2-5-3 2. Điền từ: bà, bà, cháu, bà, bà, cháu, thế là. 4. Giải thích: Hai câu văn nếu tách khỏi các câu trong văn bản có vẻ rời rạc. ( Câu 1 nói về mẹ, câu 2 nói về con. Những đoạn văn còn câu 3 liên kết chặt mẹ và con ở 2 câu trên trong một thể thống nhất làm cho đoạn văn trở nên liên kết chặt chẽ). Trang 8 G: hướng dẫn H làm bài tập 2 cụ thể theo yêu cầu G: Cho H thảo luận theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày 4. Củng cố: Gọi H đọc ghi nhớ 5. Dặn dò: Học bài, làm bài tập 5 Chuẩn bò : Bố cục trong văn bản ********************************* TUẦN 2: BÀI 2: CUỘC CHIA TAY TIẾT 5,6: CỦA NHỮNG CON BÚP BÊÂ ( Khánh Hoài) I/ Yêu cầu: Giúp H: - Thấy được những tình cảm chân thành sâu nặng của hai anh em trong câu chuyện. - Cảm nhận được nỗi đau đớn, xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh bất hạnh, biết thương cảm và chia sẻ. - Thấy được cái hay là cách kể chân thật cảm động. II/ Tiến trình dạy và học: 1. Ổn đònh: 2. Bài cũ: ? Em hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh và vai trò của người mẹ qua hai văn bản nhật dụng vừa học: “Cổng trường mở ra” và “ mẹ tôi” . H phải nêu các ý chính sau: - Người mẹ hết lòng yêu thương, lo lắng, hi sinh cho con, bao dung, độ lượng, sẵn sàng tha thứ khi con nhận ra khuyết điểm và quyết tâm sửa chữa. - Lòng kính yêu và biết ơn cha mẹ là tình cảm tự nhiên, gần gũi và thiêng liêng cần rèn luyện suốt đời. 3. Bài mới: Giới thiệu bài: Trẻ em phải được quyền hưởng hạnh phúc gia đình. Nhưng có những cặp vợ chồng chia tay nhau để lại nỗi đau mất mát của các em nhỏ, những đứa trẻ bất hạnh biết cầu cứu ai đây? Để hiểu rõ nỗi đau của hai anh em Thành và Thủy khi bố mẹ chia tay nhau như thế nào, chúng ta cùng phân tích văn bản: “ Cuộc chia tay của những con búp bê” Hoạt động G-H Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, đọc, tìm chú thích G: Gọi H đọc mục chú thích * Lưu ý cho H vài nét về tác giả, tác phẩm. G: hướng dẫn cách đọc : Phân biệt rõ giữa lới kể, các đối thoại, diễn biến tâm lí của nhân vật người anh, người em qua các chặng chính: ở nhà,ở lớp Nội dung I/ Tác giả, tác phẩm: Trang 9 và ở nhà. G: đọc 1 đoạn H đọc tiếp hết bài. Tóm tắt văn bản và kể theo tóm tắt đó: - Tâm trạng của hai anh em Thành và Thủy trong đêm trước và sáng hôm sau khi mẹ giục chia đồ chơi. “ Từ đầu… hiếu thảo như vậy” - Thành đưa Thủy đến lớp chào chia tay cô giáo cùng các bạn. “ Tiếp … trùm lên cảnh vật” - Cuộc chia tay đột nhột ở nhà. “ Còn lại”. H có thể kể theo ngôi thứ nhất là người anh hoặc người em. G: Hướng dẫn H tìm hiểu chú thích 2  6. Hoạt động 2: Tìm hiểu chi tiết truyện. G: ? Búp bê có ý nghóa như thế nào trong cuộc sống của hai anh em Thành và Thủy? H: Là đồ chơi thân thiết, gắn liền tuổi thơ của hai anh em; 2 con Vệ Só và Em Nhỏ luôn ở bên nhau chẳng khác nào anh em Thành – Thủy. G:? Vì sao 2 anh em phải chia búp bê ra? H: Bố mẹ li hôn, 2 anh em phải xa nhau. Búp bê cũng phải chia đôi theo lệnh của mẹ. G:? Hình ảnh Thành – Thủy hiện lên như thế nào khi mẹ ra lệnh chia đồ chơi? H: Thủy: Run lên bần bật, cặp mắt tuyệt vọng, hai bờ mi sưng mọng lên vì khóc nhiều. Thành: Cắn chắt môi để khỏi bật lên tiếng khóc, nước mắt cứ tuôn ra như suối ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo. G:? Tìm thêm những chi tiết chứng tỏ hai anh em rất yêu thương nhau? G: Đưa lên bảng phụ câu hỏi nâng cao ? Trong truyện có mấy cuộc chia tay? Cuộc chia tay nào làm em cảm động nhất. Vì sao? Tại sao tác giả lại đặt tên truyện là “ Cuộc chia tay của những con búp bê”? H: Có 4 cuộc chia tay: bố mẹ, đồ chơi, lớp học, 2 anh em. Cuộc chia tay cảm động nhất là cuộc chia tay thứ tư. (HẾT TIẾT 5 CHUYỂN SANG TIẾT 6 ) G: Cho H thảo luận nhóm Câu 1: Tại sao khi đến trường học, Thủy lại bật lên lhóc thút thít? Câu 2: Chi tiết cô giáo ôm chặt lấy Thủy nói: “ Cô biết chuyện rồi, cô thương em lắm; cả lớp sững sờ….khóc” có ý nghóa gì? Câu 3: Tại sao khi dắt em ra khỏi trường Thành lại kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảng vật? Câu 4: Nét đặc sắc của nghệ thuật kể chuyện ở đây là gì? Mỗi nhóm thảo kuận 1 câu , đại diện nhóm trình bày. H trả lời theo các ý sau: Câu 1: Trường học là nơi ghi khắc những niềm vui của Thủy: thầy cô, II/ Đọc, tìm chú thích: III/ Phân tích: 1. Tình cảm của hai anh em Thành và Thủy: - Em đem kim chỉ ra sân vận động vá áo cho anh. - Chiều nào anh cũng đi đón em, vừa đi vừa trò chuyện. - Nhường nhau không chia búp bê. - Anh dẫn em đến trường. - Đau đớn khóc khi phải chia xa. Tình cảm trong sáng cao đẹp, tấm lòng nhân hậu, vò tha. 2. Cuộc chia tay của Thủy với lớp học: Cô giáo mở cặp lấy một quyển sổ cùng chiếc bút máy nắp vàng trao cho Thủy.  Cần yêu thương và quan tâm đến quyền lợi của trẻ em, đừng làm tổn hại đến tình cảm tự nhiên, trong sáng của Trang 10 [...]... BẢN TIẾT 7: I/ Yêu cầu: - Thấy được tầm quan trọng của bố cục trong văn bản - Bước đầu hiểu thế nào là 1 bố cục rành mạch hợp lí II/ Tiến trình dạy và học : 1 Ổn đònh 2 Bài cũ : ? Tính liên kết là gì ? ? Làm cách nào để văn bản có tính liên kết? 3 Bài mới: Giới thiệu bài : Hoạt động G – H Hoạt động 1: Hình thành khái niệm G: ? H lên bảng vẽ và giải thích sơ đồ chiến thuật bóng đá 3-5-2 Thủ môn 7 2 4 1... Giới thiệu tác giả, tác phẩm ( sgk 63 – 64 ) II Đọc , tìm chú thích: III Phân tích : Trang 32 H : Đây là thơ Đường luật ( ra đời thời nhà Đường 618 – 9 07 phải theo niên luật thuộc thất ngôn tứ tuyệt ) ? Vì sao em nhận biết thể thơ trên : ( - Số câu 4 câu – 7 chữ - Cách hiệp vần : vần với nhau ở chữ cuối ) Hoạt động 3 : Tìm hiểu chi tiết G:? Bài sông núi nước Nam nói về vấn đề gì ? H: Được coi là bản tuyên... nào là ca dao dân ca ( sgk ) II/ Đọc - Tìm hiểu chú thích III/ Phân tích : Bài 1: Công lao trời biển của cha mẹ Đối với con cái là bổn phận trách nhiệm của ngườilàm con trước công lao to lờn ấy Trang 17 Gọi H đọc bài 2 : G: ? Bài 2 diễn tả tâm trạng của người con Tâm trạng đó diễn ra trong không gian , thời gian nào ? H : Thời gian : chiều chiều Không gian : ngõ sau G ? Không gian , thời gian ở đây... II/ Phân tích: Bài 1: Lặp từ, liệt kê, nói ngược, châm biếm hạng người nghiện ngập lười lao động Bài 2: Bằng hình ảnh phóng đại, nói dựa, nước đôi châm biếm, phê phán những hiện tượng mê tín dò Trang 27 ? Vậy đối tượng đi xem bói ở đây là ai? H: Người phụ nữ G: Tác giả dân gian chọn người xem là phụ nữ vì đây là đối tượng thường quan tâm đến số phận ,nhất là trong xã hội phong kiến , hơn nữa trong... lý do nào khác Hoạt động 3: Luyện tập viết đoạn: G cho H viết một đoạn phần đầu thư 4 Củng co,á dặn dò : Học bài Viết hoàn chỉnh bài văn Xem trước bài: “ Tìm hiểu chung về văn biểu cảm” TUẦN 5: TIẾT 17: Con người Việt Nam Truyền thống lòch sử Danh lam thắng cảnh Đặc sắc về văn hoávà phong tục Việt Nam - Cuối thư + Lời chào , chúc sức khoẻ + Mời bạn đến thăm Việt Nam + Mong tình bạn 2 nước ngày... – H Hoạt động 1: Hình thành khái niệm G: ? H lên bảng vẽ và giải thích sơ đồ chiến thuật bóng đá 3-5-2 Thủ môn 7 2 4 1 5 9 3 6 Nội dung I/ Bài học: 8 10 1 Trung vệ thòng 2,3 Tung vệ dập 4,5,6 Tiền vệ 7, 8 Hậu vệ biên (cánh) 9,10 Tiền đạo G:? Theo em, tronh một văn bản có cần phải bố trí, sắp đặt các nội dung, ý tứ như việc sắp xếp các cầu thủ hay không? Vì sao? H: Cần, vì các phần , các đoạn, ý tứ của... Dựa vào sgk, em hãy giới thiệu về tác giả Trần Quang Khải và hoàn cảnh ra đời của bài thơ ? ? Những trận chiến nào đã được đề cập đến trong bài : hãy giới thiệu vài nét về các trận chiến đó ( sgk trang 67 ) Hoạt động 2 : Tìm hiểu về thể thơ : G: ? Em hãy nhận dạng bài thơ “ tụng giá hoàn kinh sư”? H: Số câu : 4 câu, 5 chữ Vần : 2 và 4 vần với nhau Hoạt động 3 : Tìm hiểu chi tiết G: ? Bài thơ có mấy ý... ngũ ngôn tứ tuyệt Nhưng đều chung một ý tưởng Hoạt động 5: Luyện tập G gọi H đọc yêu cầu bài tập 1, trang 68 H: Cách nói đơn sơ, cô đọng… có tác dụng thể hiện mạnh mẽ lòng tự hào về những chiến thắng vẻ vang của dân tộc cũng như tư thế lớn mạnh, ngang tầm thời đại của dân tộc ta ở thời nhà Trần IV/Tổng kết : V/ Luyện tập: 4.Củng cố : Em hãy giới thiệu thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật 5 Dặn dò: Học... trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt cùng loại ? H: Khác nhau : yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau G giảng cho H hiểu rõ về trật tự của từ ghép Hán Việt Hoạt động 3 : Luyện tập Bài 1 – 70 : phân biệt nghóa của các yếu tố HV đồng âm sau : Hoa 1 : bông hoa tham 1: ham muốn Hoa2 : đẹp đẽ, lộng lẫy, rực rỡ tham 2 : góp mặt Phi 1 : bay 1.Đơn vò cấu tạo từ Hán Việt a.Yếu tố Hán Việt b.Đặc . ghi nhớ 5. Dặn dò: Học bài, làm bài tập 5,6 ,7 Chuẩn bò bài : Từ láy ************************************* Trang 7 TIẾT 4: LIÊN KẾT TRONG ĐOẠN VĂN I/ Yêu. đồ chiến thuật bóng đá 3-5-2 Thủ môn 2 1 3 7 4 5 6 8 9 10 1. Trung vệ thòng 2,3. Tung vệ dập 4,5,6. Tiền vệ 7, 8. Hậu vệ biên (cánh) 9,10. Tiền đạo G:?

Ngày đăng: 13/09/2013, 07:10

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w