Kỳ 2. Cần minh oan cho vuaDuyTân Thế nhưng sau năm 1975, đường DuyTân đã bị đổi tên, và hoàn toàn không có con đường DuyTân nào khác. Nghĩa là, vuaDuyTân không còn được chính quyền mới đánh giá cao nữa, vì sao vậy? Từ sau khi bị đày đến Reunion, cựu Hoàng DuyTân tách ra không sống gần vua cha Thành Thái nữa. Nguyên nhân theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, ông đã được Hoàng tử Georges Vĩnh San (Bảo Ngọc) có lần hé cho biết: Cựu hoàng DuyTân rất kính trọng vua cha Thành Thái nhưng ông vẫn sống tách biệt với cha. Vì nhiều lý do, nhưng có hai lý do chính là: 1. VuaDuyTân không thích đời sống tình cảm dễ dãi của vua Thành Thái, không thích nghe cha kêu ca về đời sống lưu đày cực khổ; 2.Vua Thành Thái là người “thủ cựu”, không thích những gì liên quan đến Pháp trong lúc đó DuyTân chấp nhận cuộc sống thiếu thốn, nhưng với tính cởi mở, cầu tiến, học để thông thạo tiếng Pháp như tiếng Việt, làm quen tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, chơi vĩ cầm, nhiếp ảnh, thỉnh thoảng đi diễn thuyết, viết báo, đua ngựa và đánh kiếm. Ông có chân trong Hội khoa học, Văn chương và Nghệ thuật, bài Variations sur une lyre briée (Những biến tấu của một cây đàn lia gãy vỡ) được giải nhất văn chương của Viện Hàn lâm Khoa học và Văn chương La Réunion (1924), ông không ngừng học hỏi để trở thành một người làm chính trị của thời đại mới. Theo tài liệu và thông tin của các con vuaDuyTân kể lại thì những năm đầu ở đảo cựu hoàng đau ốm liên miên, không bạn bè thân thuộc. Bởi không hợp với khí hậu nên bà Phi Mai Thị Vàng đã phải quay về Việt Nam, dù sau này DuyTân gửi giấy ly hôn để bà Vàng đi lấy chồng nhưng bà vẫn một mực thủ tiết đến chết. Cũng vì điều này mà DuyTân sau này chỉ có thể chung sống với những phụ nữ khác chứ không thể cưới làm vợ. Do phải đi học để lấy bằng tú tài tại trường trung học Leconte de Lisle mà số tiền cấp dưỡng chết đói hằng năm 35.000 quan Pháp gây cảnh thiếu trước hụt sau nhưng DuyTân không bao giờ hạ mình phàn nàn hay xin chính phủ Pháp tăng. Sau một thời gian, DuyTântằn tiện mở được một tiệm sửa máy vô tuyến tại thành phố Saint Denis. Ông đã thiết lập cho đảo Réunion một đài vô tuyến điện. Nhờ đài này mà ông liên lạc được với lực lượng kháng chiến chống Đức của Pháp. Khi Đức xâm chiếm nước Pháp, DuyTân làm đơn xin được gia nhập quân đội Pháp chống phát xít Đức nhưng không được Bộ Thuộc địa trả lời. Nhưng rồi ông cũng tham gia quân đội với hàm hạ sĩ quan vô tuyến. Sau đó ông đăng lính bộ binh và sang châu Âu rồi được phong quân hàm thiếu tá, nhiều người cho rằng ông đã bị lợi dụng trở thành lá bài của Pháp. Một nhà vua đã từng chống Pháp nay lại gia nhập quân đội Pháp và việc ông đồng ý quay trở lại làm Hoàng Đế khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra đời và tuyên bố độc lập phải chăng là một hành động đi ngược lại với lợi ích dân tộc? Để trả lời câu hỏi này, cần xem lại những hoạt động của Duy Tân, ông đã tìm mọi cách để rời khỏi Reunion sang Pháp, bằng cách xin nhập quốc tịch Pháp, xin nhập cư ở Pháp, kể cả việc gia nhập quân đội cũng đều bị Pháp từ chối, thậm chí ngay cả khi tướng De Gaulle quyết định đưa ông về Việt Nam cũng vấp phải sự phản đối quyết liệt của Bộ Thuộc địa Pháp. Đó là vì sau khi theo dõi, Bộ Thuộc địa cho rằng vuaDuyTân là một người theo Tam Điểm (Franc-Macon), thiên tả và có ý đồ chống Pháp khi ông được trở lại hoạt động chính trị ở Việt Nam. Sau khi vuaDuyTân bị tử nạn, gia đình xin đưa hài cốt vuaDuyTânvề Việt Nam Bộ Thuộc địa vẫn một mực từ chối vì họ sợ người Việt Nam sẽ biến việc cải táng hài cốt vuaDuyTân thành một phong trào chống Pháp vô cùng tai hại cho thực dân Pháp. Mới đây, nhiều tài liệu liên quan đến vuaDuyTân được “giải mật” thêm nữa, trong tờ lý lịch cá nhân thực dân Pháp nhận xét về con người vuaDuyTân là “ .Có vẻ khó mua chuộc, rất độc lập, mưu đồ rời khỏi đảo La Réunion để tái lập ngôi báu ở An Nam .” ( .parait difficile à acheter, extrêmement indépendant . intrigue pour quitter la Réunion et rétablissement trône d’Annam). Quan điểm của thực dân Pháp đối với vuaDuyTân trước sau như một rằng “Vua DuyTân theo đuổi mục đích tái lập ngai vàng để chống Pháp”. Một tài liệu gần nhất, ông Nguyễn Đắc Xuân tìm được với sự giúp đỡ của nhà sử học Vũ Ngự Chiêu (Hoa Kỳ) giúp sao y được bản chính. Đó là Quyết định của Bộ Thuộc địa Pháp mang số 7312/102, ký ngày 3-12-1945 trả Hoàng tử Vĩnh San về lại đảo Réunion (laisser le prince rentrer à la Réunion) với cấp bậc Tiểu đoàn trưởng và phụ cấp lương hằng năm cao hơn. Văn bản này chứng tỏ Bộ thuộc địa không thực hiện chủ trương của Bộ chiến tranh Pháp đưa vuaDuyTânvề thăm nhà ở đảo Réunion trước khi đưa nhà vuavề Việt Nam làm “nhiệm vụ con bài” của Tướng De Gaulle. Vì sao DuyTân chấp nhận làm “con bài” của Pháp khi đất nước đã được độc lập? Những thông tin sau này của những người Việt tiếp xúc với ông đã giúp chúng ta hiểu sâu hơn. Ví dụ linh mục Cao Văn Luận thuật lại lời cựu hoàng DuyTân trong hồi ký Bên dòng lịch sử: Người Pháp đang cần sự hợp tác của chúng ta để tái chiếm Đông Dương. Họ chỉ chấp nhận cho ta thành mộtquốc gia tự tro trong Liên Hiệp Pháp. Điều đó không trái với quyền lợi quốc gia.Dần dà chúng ta đòi thêm quyền hành. Chúng ta biết làm gì hơn trước binhlực hùng hậu của Pháp và hậu thuẫn của đồng minh Tây phương? Chúngta đã thấy những gương chống Pháp và tôi đây là nạn nhân của một lốichống Pháp nóng nảy vụng về. Rồi đất nước chúng ta phải chịu một cảnhchiến tranh tàn khốc mà kết quả chưa biết là thắng hay bại”. Một văn bản của thực dân vềvuaDuyTân Nhưng đáng tin hơn, chính ông Phạm Khắc Hòe đã được những người thân vuaDuyTân kể lại rằng vuaDuyTân đã từng nói “Tôi không về Việt Nam chống cụ Hồ". Điều này có nghĩa là để thoát khỏi sự theo dõi và giam cầm của thực dân Pháp, VuaDuyTân đã tìm mọi phương cách để có thể trở về Việt Nam chống Pháp, đấy là sự mưu trí, nhẫn nhịn của một vị vua thông minh và yêu nước ngay từ bé. Cũng có thể chính vì câu nói đó mà ông đã phải chết? Với những chứng cứ mới thu thập được, có thể khẳng định DuyTân là một người yêu nước, ông cũng có những dự định riêng cho đất nước, cho dân tộc theo cách của ông. Cuộc đời vuaDuyTân là một cuộc đời bi thảm, ông sẵn sàng hy sinh ngai vàng để chống thực dân Pháp, hy sinh tình riêng cho nghĩa lớn, chấp nhận một cuộc sống thiếu thốn của kẻ lưu đày học hỏi tinh hoa của kẻ cai trị mình để nhẫn nhục chờ ngày giành độc lập cho đất nước. Ông xứng đáng được vinh danh như những nhà yêu nước lớn khác của dân tộc Việt Nam. Mộ vuaDuyTân (phóng viên ghi là ở Pháp, nhưng thật ra là ở Huế) Năm 1987, hài cốt của VuaDuyTân được mang về mai táng ở An Lăng (Huế) cạnh vua cha Thành Thái. Ở Huế, Đà Nẵng, tên đường DuyTân đã được đặt lại ở những đường phố lớn, còn ở thành phố Hồ Chí Minh đến nay vẫn chưa có lại đường phố mang tên Duy Tân, đây là một điều đáng tiếc. Không phải chỉ trả lại con đường cũ mang tên ông, mà cần phải đặt tên DuyTân cho một con đường mới lớn hơn, xứng đáng hơn với tấm lòng yêu nước của ông. . Kỳ 2. Cần minh oan cho vua Duy Tân Thế nhưng sau năm 1975, đường Duy Tân đã bị đổi tên, và hoàn toàn không có con đường Duy Tân nào khác. Nghĩa là, vua Duy. tranh Pháp đưa vua Duy Tân về thăm nhà ở đảo Réunion trước khi đưa nhà vua về Việt Nam làm “nhiệm vụ con bài” của Tướng De Gaulle. Vì sao Duy Tân chấp nhận