TiếngAnhgiọngLondon Không hẹn mà nên, hai tờ tạp chí Time và Newsweektuần rồi đều có bài liên quan đến tiếngAnh và việc học ngoại ngữ nói chung. Tờ Newsweek bắt đầu bằng câu: “My Japanese-language teacher is white, weighs less than a kilo and fits nicely in my jacket pocket”. Thầy giáo gì mà nhẹ chưa đến một ký, bỏ vừa túi áo vét? Hóa ra đó là chiếc máy iPod và các chương trình podcast dạy ngoại ngữ. Podcast là một từ mới - chỉ các chương trình ghi âm như một dạng radio mà người dùng có thể tải về để nghe, chủ yếu trên các máy iPod. Hiện nay trên trang web bán nhạc iTunes của Apple có rất nhiều podcast miễn phí và trong đó có rất nhiều chương trình dạy ngoại ngữ. Nhiều đến nỗi Apple khoe: “Oh, what a dilemma. Now that you can find thousands of podcasts all in one place, how ever will you decide what to download? Call it kid-in-a- candy-store syndrome…”. Trong câu này có cụm từ kid-in-candy-store syndrome (hội chứng đứa trẻ trong tiệm kẹo) rất hình tượng. Tác giả bài báo so sánh việc học theo cách đến lớp và học trên podcast để kết luận, the differences were stark. Stark ở đây là complete, extreme như stark contrast, stark poverty. Một bên theo miêu tả của tác giả, “we learned the polite and informal names for various family members, how to describe our pastimes and how to make small talk about the weather”. Đúng là không khí lớp học không giống ngoài đời, chẳng hạn chúng ta thấy giới trẻ gặp nhau đâu hỏi “How are you?” như khi mình học mà cứ “What’s up?”, “How’s it going?”… Bên kia thì khác, “On the entertaining podcast, New York-native Peter Galante and his Japanese colleagues wove instructive lessons around functional tips for navigating Japanese society--like what to do when you miss the last subway at night”. To weave around ở đây là xây dựng các bài học; functional tips là lời khuyên hữu dụng, còn navigating chỉ là xoay xở, tìm đường đi nước bước. Vì thế tác giả hỏi một câu ở dạng rhetorical question, tức là hỏi mà không cần trả lời, “Guess which lessons proved more useful in Japan?”. Nhìn ở góc cạnh quản trị, bài báo viết: “One talented teacher can now reach an unlimited number of audience with no distribution costs”. Ngày nay, các lĩnh vực hay chồng chéo nhau như thế, ở đây là kết hợp chuyện dạy, công nghệ thông tin và hiệu quả kinh doanh nên người ta dùng từ distribution costs, đừng dịch thành chi phí phân phối thêm khó hình dung. Nói câu này là để tác giả dọa: “Podcast language training threatens the hell out of any business in the industry who ignores the new technologies”. Thật ra đây là một câu trích một nhân vật được phỏng vấn trong bài nên mới có cụm từ the hell out of để nhấn mạnh. Nói “You did one hell of a job” (làm giỏi đấy); He ran like hell to catch the bus (chạy thục mạng để đuổi kịp xe buýt); How the hell can I go? (Tôi đi bằng cách quái gì đây?)… là nói trong vòng bạn bè chứ ai mà dùng để viết báo. Bài “Why can’ t the English learn how to speak English?” trên tờ Time nói chuyện khác - cách dân Anh luyện giọng để nói theo kiểu London cho oai. Bài báo bắt đầu bằng câu “Accent still matters…”. Matter ở đây là vẫn quan trọng, như chữ count (an opinion that counts for a great deal). Tác giả kể chuyện đi nhờ một voice trainer chỉnh giọng, được nghe phán: “Two vowels betray your background”. Betray ở đây là tiết lộ chứ không phải phản bội gì cả. Nói giọngAnh chuẩn theo kiểu phát thanh viên BBC gọi là RP, tức là received pronunciation. Nói theo kiểu này khó hòa đồng với người khác, vì theo lời tác giả, “men think I’ll boss them, employers think I’ll try and run the place”. Nếu dịch, đây là một câu điển hình cho sự khác biệt giữa tiếng Anh của người Anh viết và tiếngAnh của người Việt suy nghĩ ra: “đồng nghiệp (men) nghĩ tôi sẽ cưỡi cổ họ, sếp (employers) nghĩ tôi sẽ tìm cách hất chân họ…”. Nhưng thật ra, đa phần đến học luyện giọng là để loại bỏ cách phát âm theo vùng bởi, “despite premature announcement of a classless society, plenty of native English speakers still want to lose or lessen regional accents”. Cái này dân chuyên môn gọi là accent smoothing hay accent softening. Vì vậy giới luật sư hay sinh viên thích luyện giọng RP (mà giọng được ưa chuộng nhất gọi là lazy RP) để dễ thuyết phục thân chủ hay dễ kiếm việc làm. Có lẽ chúng ta sẽ ngạc nhiên khi biết ở Anh, “accent was named as a cause of unfair treatment more often than race, gender or religion”. Tác giả, vì lỡ có giọng “RP hạng nặng” thừa hưởng từ gia đình nên phải tự hỏi: “So is lazy RP in the cards for me?” - giọng nói ở đây như là hai công cụ trái ngược, một bên là để hòa đồng, một bên là để tiến thân. Đặc ngữ in the cards là very likely to happen, như câu: “Some reports suggest that a tax cut is still in the cards” nhưng ở đây là “hợp với tôi nhất”. . Tiếng Anh giọng London Không hẹn mà nên, hai tờ tạp chí Time và Newsweektuần rồi đều có bài liên quan đến tiếng Anh và việc học ngoại. Nếu dịch, đây là một câu điển hình cho sự khác biệt giữa tiếng Anh của người Anh viết và tiếng Anh của người Việt suy nghĩ ra: “đồng nghiệp (men) nghĩ tôi