CÁCHLUYỆNPHÁTÂMĐỂNÓIĐƯỢCTIẾNGANHGIỌNGMỸ Sinh viên : Hoàng Thị Nga Lớp : K39A3 Phần mở đầu 1. Lí do chọn đề tài. Nhà văn Nga V. Bê-lin-xki đã từng nói: “Phương pháp học tập tốt phát triển tài năng, còn phương pháp học tập tồi tạo cho tài năng một phương hướng sai lạc”. Đối với những sinh viên năm thứ nhất – những học sinh vừa rời khỏi ghế nhà trường phổ thông việc lựa chọn cho mình phương pháp học tập dường như còn gặp nhiều khó khăn bởi cách dạy và học ở trường đại học được đánh giá là khác hơn khá nhiều so với cách dạy và học ở trường phổ thông. Như phần lớn những sinh viên năm thứ nhất, tôi cũng gặp khó khăn trong việc tìm cho mình phương pháp học, đặc biệt là với môn phát âm. Tôi đã áp dụng phương pháp ngữ điệu cầu thang cho chính mình và theo nhiều bạn bè cũng như các giảng viên mà tôi đã từng tiếp xúc đánh giá là phương pháp này khá lạ và hấp dẫn. Điều đặc biệt là họ đã thấy sự chuyển biến tích cực trong cáchphátâm của tôi. Chính vì lí do đó tôi quyết định chọ đề tài “Cách luyệnphátâmđểnóiđượcTiếngAnhgiọng Mỹ” nhằm giới thiệu với bạn đọc phương pháp ngữ điệu cầu thang cũng như cách áp dụng ngữ điệu cầu thang đểnóiđượcTiếngAnh theo kiểu Mỹ. 2. Mụcđích nghiên cứu Nghiên cứu này nhằm giới thiệu khái niệm ngữ điệu cầu thang và những phương pháp áp dụng ngữ điệu cầu thang đểluyệnnóiTiếngAnhgiọng Mỹ. 3. Phạm vi nghiên cứu Có rất nhiều cáchđể học tốt môn phátâm nhưng trong nghiên cứu này tôi chỉ đề cập đến kỹ năng sử dụng ngữ điệu cầu thang và những ứng dụng của nó trong việc học phát âm. 4. Phương pháp nghiên cứu Những phương pháp được sử dụng khi thực hiện nghiên cứu này là: Phương pháp nghiên cứu khoa học, phương pháp thực nghiệm, phân tích và tổng hợp, lịch sử và lôgích, thống kê, phân loại, so sánh và đối chiếu. 5. Kết cấu Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của nghiên cứu này gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lí thuyết của việc luyệnphátâmđểnóiđượcTiếngAnhgiọng Mỹ. Chương 2: Kết quả phân tích số liệu Chương 3: Những chiến lược luyệnnóiTiếngAnhgiọng Mỹ. Chương 1: Cơ sở lý thuyết Trong chương này tôi sẽ đề cập đến khái niệm về giọng và khái niệm về ngữ điệu cầu thang. Giọng (Accent) Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về giọng. Theo tiến sĩ Ann Cook thì “ giọng là một sự kết hợp ba yếu tố chính: ngữ điệu (nhạc điệu của ngữ ngôn), từ đọc nối và cáchphátâm (các âmđượcphát ra từ các cách kết hợp của nguyên âm và phụ âm ). Ngữ điệu (Intonation) Cũng như “giọng”, có rất nhiều khái niệm và các nghiên cứu về ngữ điệu. Tuy nhiên cách định nghĩa trong từ điển Oxford dường như là chính xác và dễ hiểu hơn cả. Theo cuốn từ điển này thì “ngữ điệu là việc lên hay hạ giọng trong khi nói, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến hàm ý của người phát ngôn” Ngữ điệu cầu thang 1. Ngữ điệu cầu thang là gì? Ngữ điệu cầu thang được hiểu là việc thay đổi ngữ điệu giống như thay dổi vị thế khi chúng ta đi lên hay đi xuống cầu thang. Thông thường ngữ điệu cầu thang thường bắt đầu ở âm cao và kết thúc ở âm thấp. stair up we and cases go down Mỗi khi chúng ta muốn nhấn mạnh một từ hoặc một ý, chúng ta sẽ băt đầu một cầu thang mới. Nghe có vẻ đơn giản nhưng nếu là bạn, bạn sẽ bắt đầu một cầu thang mới khi nào vả ở đâu? 1.1 Ngữ điệu cầu thang trong câu khẳng định có danh từ. Ngữ điệu hoặc sự thay đổi âm vực chủ yếu được dùng để giới thiệu thông tin mới. Điều này có nghĩa là khi người nói đang tạo câu phát biểu lần đầu tiên, họ sẽ nhấn mạnh ở các danh từ. Dogs bones eats 1.2 Ngữ điệu cầu thang trong câu khẳng định có đại từ. Khi ta thay thế danh từ bằng đại từ (thay thế cho thông tin cũ) thì ta nên nhấn mạnh vào động từ. Như đã trình bày ở trên, danh từ là thông tin mới, đại từ là thông tin cũ. Ta có thể khái quát thành hai dạng thức ngữ điệu cơ bản: Dogs bones eats They them 1.3. Ngữ điệu cầu thang trong câu khẳng định đối chiếu với ngữ điệu câu hỏi 1.4. Thông thường một câu hỏi sẽ đi lên cho đến tận cùng cầu thang, rồi đi nhanh xuống cuối cầu thang. Câu hỏi đi lên cao hơn câu phát biểu một chút cùng với dạng thức ngữ điệu. Here ca ca is ar Where ar? my is my “Here is my car” “Where is my car?” 1.4. Ngữ điệu câu hỏi cảm xúc hoặc câu hỏi tu từ. Cảm xúc của người nói sẽ biểu lộ trong ngữ điệu khi họ lặp lại câu hỏi vì cảm xúc của người nói đi lên trong tình huống, ngữ điệu đi lên theo những cảm xúc đó. ar? an? ca ga Where Why? Is is my it “Where is my car?” “Why? Is it gone?” Ngữ điệu của câu phụ thuộc vào thái độ của người phát ngôn hay nóicách khác, bằng việc lắng nghe cách người khác nói ta có thể đoán được thái độ của người nói như thế nào. Chương 2: Kết quả phân tích số liệu. Một số sinh viên năm thứ nhất rất ngại nóiTiếngAnh vì họ sợ nói sai, sợ người khác cười khi họ phátâm sai. Trong chương này tôi xin trình bày kết quả cuộc điều tra về thái độ của sinh viên đối với việc luyệnphátâm và tìm ra những khó khăn trong việc học phátâm đặc biệt là luyệnnóiTiếngAnhgiọng Mỹ. 1. Đối tượng của cuộc điều tra Đối tượng chủ yếu là những sinh viên năm thứ nhất (K39) trường Đại Học Ngoại Ngữ - Đại Học Quốc Gia Hà Nội và một số sinh viên trường Đại Học Ngoại Ngữ Hà Nội. 2. Phân tích số liệu 2.1. Thái độ của sinh viên về việc nóitiếngAnh 60% số người được hỏi nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc học tiếng Anh. Số còn lại xem nó như là một ngoại ngữ dùng trong công việc và giao tiếp. 33% số sinh viên cho rằng họ ngại nóitiếngAnh vì học cảm thấy không tự nhiên và sợ bị mắc lỗi trong khi phát âm. Số còn lại dường như tự tin hơn vói khả năng của mình. Nhìn chung, các sinh viên đều nhận thức được tầm quan trong của việc học và nóitiếng Anh. 2.2. Thái độ và phương pháp luyện tập phátâm của sinh viên Phần lớn sinh viên cảm thấy môn phátâm khó và buồn tẻ. 30% só ngưòi được hỏi cho rằng họ hiếm khi tập phátâm ở nhà vì họ không thích hoặc không tìm tháy phương pháp luyện tập hiệu quả. 86% sinh viên thích học cùng với bạn mình vì họ có thể sửa lỗi cho nhau. 2.3 Thái độ của sinh viên đối với ngữ điệu cầu thang và giọngMỹ 80% số người được hỏi chưa từng luyện tập hoặc nghe nói đến ngữ điệu cầu thang. 85% sinh viên đánh giá cao giọngMỹ vì nó mềm, dễ nghe nhưng phần lớn trong số đó không biết làm thế nào để có thể nói đúng kiểu Mỹ. 3. Kết quả Hầu hết số người được hỏi đều nhận thấy tầm quan trọng của việc học TiếngAnh và đánh giá cao cáchnói theo giọng Mỹ. Tuy nhiên, cũng phần lớn trong số đó chưa tìm ra phương pháp học thích hợp và hiệu quả. Chính vì lí do này dẫn tôi đến ý nghĩ nghiên cứu cáchluyệnphátâmđểnóiđượctiếngAnhgiọngMỹ mà tôi sẽ trình bày trong chương tiếp theo. Chương 3: Cáchluyệnphátâmđểnóiđượctiếnganhgiọngmỹ Có nhiều cáchđểluyện tập ngữ điệu. Trong chương này tôi xin giới thiệu một số cáchđểluyện tập phátâm cũng như luyệnnóitiếngAnh kiểu Mỹ. Những cách này được chia thành hai cấp độ: cấp độ từ và cấp độ câu. Cấp độ từ Cáchphátâm chữ “R” kiểu Mỹ Chữ R được tạo ra từ trong cổ họng nên phải có cáchluyện tập đúng chuyển động của lưỡi thì mới nóigiốngđược người Mỹ. * Chìa bàn tay thẳng ra, lòng bàn tay đưa lên, hạ nhẹ phía sau của lòng bàn tay xuống ( ah [a] ) * Các ngón tay uốn cong lên, hai bên lưỡi cũng đồng thời đưa lên. Khi luồng hơi đi qua vùng lõm giữa lưỡi (giống như lòng bàn tay). Khi đó ta đã tạo đượcâm er. Chú ý: Đầu lưỡi phải nhắm đến một vị trí giữa trong miệng nhưng không bao giờ chạm vào vòm miệng nhớ rằng chùng và dãn cổ họng ra. Cáchphátâm chữ “T” kiểu Mỹ Chữ T kiểu Mỹđược đọc một cách trơn tru, nhẹ nhàng. Chẳng hạn, khi nói từ “atom” hãy tưởng tượng như mình bị cảm lạnh hoặc mình hơi buồn ngủ. Khi đó người nói sẽ không muốn dùng nhiều sức đểnói [ .tom]. do đó cứ thư giãn và nói [ad m] như tên của Adam. Nóiâm này rất dễ dàng vì chúng không cần đến độ căng của cơ mặt. Cáchphátâm bằng dây cao su với âm tiết vô nghĩa. Lấy một dây cao su và giữ bằng hai ngón tay cái. Mỗi khi muốn nhấn mạnh một từ bằng cách thay đổi âm vực, ta kéo dây cao su. Kéo nhẹ ra , nhưng đừng giật mạnh, tạo một hình như hình bằng dây cao su và làm tương tự với giọngnói của mình. Dùng dây cao su kéo dãn ra mỗi khi thay đổi âm vực. Ví dụ: Trước hết đọc theo hàng ngang rồi đọc từ trên xuống. A B C 1. duh duh duh 1. la la la 1. mee mee mee 2. duh duh duh 2. la la la 2. mee mee mee 3. duh duh duh 3. la la la 3. mee mee mee 4. duh duh duh 4. la la la 4. mee mee mee Cấp độ câu Sử dụng cầu thang đọc nối Dùng kỹ thuật này người đọc có thể kết nối các từ rồi xếp lại các từ theo nhóm và đặt một âm vị trên một bậc thang. Bắt đầu cầu thang mới khi cần nhấn mạnh một từ. Một cầu thang có thể tiếp tục từ một câu này đến một câu khác hay đến một từ cần được nhấn mạnh. He My n k lo nay sent miz… tray I’m ning. ta There king z ng m r k Kỹ thuật mô phỏng Học ngoại ngữ có thể được đem so sánh với việc học nói của một đứa trể, đứa trẻ cứ nói đi nói lại một câu thế nào chúng cũng nói tốt. Học ngoại ngữ cũng vậy, chúng ta có thể nhắc lại theo đài hoặc theo giáo viên nhiều lần. Sử dụng các trò chơi hay âm nhạc Để việc học không trở nên quá nhàm chán, đôi khi chúng ta cũng nên kết hợp việc học với một số trò chơi : tìm chữ cái, tìm trọng âm của một từ, đọc và diễn ta một câu hay nối một câu dựa trên các nốt nhạc… Việc kết hợp này sẽ làm cho người học cảm thấy vui vẻ, thoải mái và tiếp thu bài nhanh hơn. Phần kết luận Nghiên cứu này đưa ra một số khái niệm cơ bản về giọng và về ngữ điệu cầu thang. Chương 1 đưa ra cơ sở lý thuyết của việc luyệnphátâmđểnóiđượctiếngAnhgiọng Mỹ. Chương 2 đã phân tích rõ những khó khăn của sinh viên gặp phải khi luyện tập phátâm và khi sử dụng ngữ điệu cầu thang đồng thời tìm ra cách lý giải cho những khó khăn đó. Chương cuối cùng dành để đưa ra những cáchluyệnphátâmđểnóiđượctiếngAnhgiọng Mỹ. Do thời gian nghiên cứu hạn chế nên đề tài này chưa có điều kiện đi sâu vào chi tiết từng vấn đề. Hi vọng rằng, những nghiên cứu lần sau sẽ khắc phục được những hạn chế này.Những nghiên cứu sau này nên đi sâu hơn về các tình huống sử dụng ngữ điệu cầu thang để người đọc có thể sử dụng những thủ thuật đó trong việc luyện tập phátâm cũng như luyện tập ngữ điệu của câu.