1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở việt nam hiện nay (qua khảo sát thực tế một số tỉnh phía bắc)

181 221 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 181
Dung lượng 1,42 MB

Nội dung

Một số công trình nghiên cứu về đạo đức của người giáo viên như: Đề tài khoa học cấp bộ "Xác định hệ thống các chỉ báo về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên Việt Nam hiện nay" của tác giả

Trang 1

NGUYỄN THU THỦY

ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN

MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

(Qua khảo sát thực tế một số tỉnh phía Bắc)

LUẬN ÁN TIẾN SĨCHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG

VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2019

Trang 2

NGUYỄN THU THỦY

ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN

MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

(Qua khảo sát thực tế một số tỉnh phía Bắc)

LUẬN ÁN TIẾN SĨCHUYÊN NGÀNH CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG

VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ

Mã số: 62 22 03 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 GS.TS Nguyễn Văn Huyên

2 TS Ngô Thị Thu Ngà

HÀ NỘI - 2019

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.

Tác giả luận án

Nguyễn Thu Thủy

Trang 4

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 6

ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN

1.1 Những công trình nghiên cứu các vấn đề lý luận về đạo đức, đạo đức

1.2 Những công trình nghiên cứu về thực trạng đạo đức nghề nghiệp của

1.3 Những công trình nghiên cứu về phương hướng, giải pháp nâng cao

đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay 231.4 Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra đối với luận án 29

CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP 32

CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM

2.1 Đạo đức nghề nghiệp và tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp

2.2 Nội dung những chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên

2.3 Những nhân tố tác động tới đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non 56

CHƯƠNG 3: ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở

VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN VÀ

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA (Qua khảo sát thực tế một số tỉnh phía Bắc) 723.1 Thành tựu và những hạn chế trong đạo đức nghề nghiệp của giáo

3.2 Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế trong đạo đức nghề nghiệp

của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay 913.3 Những vấn đề đặt ra đối với việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp của

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC 115

NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

4.2 Những giải pháp chủ yếu nâng cao đạo đức nghề nghiệp của giáo

Trang 5

Bộ GD&ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo

CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài luận án

Đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non là vấn đề nhận được sựquan tâm đặc biệt của xã hội qua các thời kì lịch sử Sở dĩ như vậy vì đây làmột nghề đặc biệt, người giáo viên đảm nhận công tác chăm sóc và giáo dụctrẻ em dưới 6 tuổi, là đối tượng chưa ý thức được hành vi và nhận thức chủyếu trên tư duy trực quan Công việc này không đơn thuần chỉ là một nghềnghiệp, một phương tiện kiếm sống của người giáo viên; mà bằng nhiềuphương pháp giáo dục các cô giáo mầm non hướng tới việc hình thành nhâncách, đạo đức tốt đẹp cho trẻ mầm non, giúp các em biết yêu cái đẹp, ghét cáixấu, cái ác; biết xây dựng các giá trị đạo đức tốt đẹp trong tương lai Nhà giáodục Nga K.D.Usinxki đã khẳng định, việc giáo dục trẻ em, tất cả phải dựa vàonhân cách của nhà giáo dục Bởi vậy, để làm tốt được sứ mệnh cao cả củamình người giáo viên mầm non phải có chuyên môn vững vàng, lối sốngtrong sáng, nhân cách tốt đẹp, trên hết là tấm lòng bao dung, nhân ái củangười mẹ, tận tâm chăm sóc, nuôi dạy trẻ mầm non; trong đó đạo đức là phẩmchất quan trọng nhất Điều này có nghĩa, đạo đức nghề nghiệp của người giáoviên đóng có vai trò là mục tiêu, động lực giúp cho đội ngũ này hoàn thànhnhiệm vụ giáo dục vẻ vang của mình, là “người mẹ hiền thứ hai” trong côngtác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất đề cao đến vai trò của đạo đứcnghề nghiệp của người giáo viên mầm non Người đã khẳng định:

Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ Muốn làm được thế thì phảiyêu trẻ Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ chịu khó mới nuôi dạyđược các cháu Dạy trẻ cũng như trồng cây non Trồng cây nonđược tốt thì sau này cây lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này các cháuthành người tốt Anh chị em giáo viên mẫu giáo cần luôn luôngương mẫu về đạo đức để các cháu noi theo [115, tr.509]

Trang 7

Lời giáo huấn trên đã khẳng định sứ mệnh cao cả và trách nhiệm củagiáo viên mầm non đối với trẻ mầm non, đối với xã hội; đồng thời cũng khẳngđịnh, đạo đức nhà giáo là điều không lúc nào và không ở nơi nào có thể saonhãng, mà luôn phải quan tâm, giáo dục.

Sau hơn 30 năm đổi mới, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớntrên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục mầm non.Chúng ta đã đào tạo được nhiều thế hệ giáo viên mầm non vừa có “đức”, vừa

có “tài”, đông về số lượng, mạnh về chất lượng, đang công tác trong các cơ sởmầm non trên khắp mọi miền, hàng ngày tham gia chăm sóc, giáo dục trẻ; đây

là những cố gắng rất đáng tự hào của đội ngũ này Tuy nhiên, những tác động

từ mặt trái của quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng đang đặt ra những yêucầu, những vấn đề mà công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho người giáoviên mầm non không thể không quan tâm giải quyết Đó là tác động từ mặttrái của kinh tế thị trường đối với quan niệm về giá trị và lối sống, mà cụ thể

là việc đề cao lối sống thực dụng, coi trọng giá trị vật chất, xem nhẹ giá trịtinh thần, đề cao lợi ích cá nhân, xem nhẹ trách nhiệm xã hội Đó là sức ép từnhu cầu chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày càng tăng trong khi khả năng đápứng về cơ sở vật chất của giáo dục mầm non còn hạn chế Đó là những hạnchế trong quá trình tự giáo dục của người giáo viên mầm non, là sự chậm đổimới về nội dung, hình thức, phương pháp trong giáo dục đạo đức cho ngườigiáo viên mầm non ở các trường sư phạm và các trường mầm non Tất cảnhững tác nhân đó đã cản trở đến công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cũngnhư đến sự tự giác tu dưỡng rèn luyện đạo đức nghề nghiệp của người giáoviên mầm non Còn một bộ phận giáo viên mầm non sống thiếu lý tưởng,không thiết tha với sự nghiệp “trồng người”, thiếu ý thức chấp hành pháp luật,nhũng nhiễu gây phiền hà cho cha mẹ học sinh, hiện tượng bạo hành trẻ vẫnthường xuyên xảy ra gây bất bình trong dư luận xã hội Điều này đã ảnhhưởng tiêu cực đến công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non và sự phát triểnngành giáo dục mầm non Để khắc phục tình trạng này, đẩy lùi sự

Trang 8

xuống cấp đạo đức nghề nghiệp (ĐĐNN) của giáo viên mầm non, đòi hỏicông tác lí luận phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu, tìm ra những giải pháp nhằmnâng cao đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ này hiện nay.

Xuất phát từ những lí do trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề " Đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay (qua khảo sát thực tế một số tỉnh phía Bắc)" làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Chủ

nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận về ĐĐNN của giáo viên mầm non (GVMN), luận ánkhảo sát làm rõ thực trạng ĐĐNN của GVMN ở Việt Nam hiện nay, từ đó đềxuất phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao ĐĐNN của GVMN ởnước ta trong thời gian tới

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, luận án sẽ thực hiện những nhiệm vụ cơ bảnsau:

- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và xác định những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

- Làm rõ những vấn đề lý luận về ĐĐNN của GVMN ở Việt Nam

- Phân tích, làm rõ thực trạng ĐĐNN của GVMN ở Việt Nam hiện nay

và nguyên nhân của thực trạng đó (qua khảo sát thực tế một số tỉnh ở phía Bắchiện nay)

- Đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao ĐĐNN của GVMN ở Việt Nam trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Luận án nghiên cứu ĐĐNN của GVMN ở Việt Nam hiện nay, với

phạm vi là giáo viên mầm non ở Việt Nam (qua khảo sát thực tế 384 giáo viên

mầm non trên 16 trường mầm non tại một số tỉnh ở phía Bắc, cụ thể là 4 tỉnh,

Trang 9

thành phố: Quảng Ninh, Nam Định, Bắc Ninh, Hà Nội) Thời gian từ năm

2008 đến năm 2017 khi Bộ Giáo dục & đào tạo ban hành Quyết định số

02/2008/QĐ - BGDĐT về “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non”.

- Trong Luận án, người giáo viên mầm non được xác định và nghiên cứu

là những người trực tiếp tham gia giáo dục, chăm sóc trẻ mầm non tại các cơ

sở mầm non Những đối tượng khác, chẳng hạn, cán bộ quản lí giáo dục mầmnon, cấp dưỡng chỉ được đề cập trong chừng mực liên quan đến nội dungcác chuẩn mực ĐĐNN của giáo viên mầm non, nhân tố tác động và các giảipháp nâng cao ĐĐNN cho đội ngũ này

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở lí luận của chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản ViệtNam về đạo đức, về xây dựng con người, về giáo dục - đào tạo, đặc biệt làgiáo dục mầm non Luận án cũng kế thừa những thành tựu của các công trìnhnghiên cứu trong và ngoài nước liên quan tới nội dung đề tài luận án

- Phương pháp luận: chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vậtlịch sử là phương pháp luận nghiên cứu để giải quyết các nhiệm vụ thực hiệnmục đích luận án

- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể là: lịch sử và lôgic, phân tích và tổng hợp, khái quát hóa, điều tra xã hội học, lý luận gắn liền với thực tiễn

5 Đóng góp khoa học của luận án

- Luận án góp phần luận chứng sự cần thiết và làm rõ hơn các vấn đề lý luận về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non

- Thông qua việc phân tích thực trạng đạo đức nghề nghiệp của giáo viênmầm non ở Việt Nam hiện nay, luận án đã xác định 2 vấn đề đặt ra cần giảiquyết; đồng thời, đề xuất phương hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằmnâng cao hiệu quả của giáo dục đạo đức cho người giáo viên mầm non trongthời gian tới

Trang 10

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần làm sáng tỏ và hệ thống hơn về mặt

lí luận vấn đề ĐĐNN của GVMN ở Việt Nam

- Ý nghĩa thực tiễn: Luận án cung cấp cơ sở lý luận - thực tiễn cho việchoạch định chính sách xây dựng ĐĐNN của GVMN ở Việt Nam trong thờigian tới

- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu giáo dục, bồi dưỡng chuyên đề GVMN ở Việt Nam

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục công trình khoa học của tác giảliên quan đến luận án, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận

án được triển khai thành 4 chương, 12 tiết

Trang 11

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI LUẬN ÁN

1.1 NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC, ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về đạo đức

Đạo đức là một đề tài rất quan trọng được nhiều nhà tư tưởng quan tâm

và nghiên cứu trong lịch sử khoa học của nhân loại Ngay từ thời cổ đại, trongcác tác phẩm của các nhà tư tưởng ở phương Đông và phương Tây đã coi đạođức là những yêu cầu, nguyên tắc do cuộc sống đặt ra bắt buộc mọi ngườiphải tuân theo

Sang thế kỉ XIX, đứng trên lập trường duy vật biện chứng, C.Mác vàPh.Ăngghen đã khẳng định đạo đức là sản phẩm của điều kiện sinh hoạt vậtchất của xã hội Ý thức đạo đức là sản phẩm của những hình thái kinh tế - xãhội cụ thể, nó phản ánh đạo đức thực tiễn của xã hội Vấn đề này được các

ông trình bày trong các tác phẩm của mình: “Lời nói đầu phê phán triết học pháp quyền của Hêghen”; “Lút vích Phoi ơ bắc và sự cáo chung của triết học

cổ điển Đức”; “Chống Đuyrinh”… Như vậy, các nhà mác- xít đã xây dựng

nên lý thuyết về một nền đạo đức tiến bộ trong lịch sử loài người - đạo đứccộng sản - với những nội dung khoa học nhất và cách mạng nhất

Quán triệt sâu sắc tư tưởng đạo đức học mácxít, tác phẩm "Nguyên lý đạo đức cộng sản" của A.Siskin đã tiếp tục làm rõ nguồn gốc của đạo đức và

khẳng định đạo đức là một hình thái ý thức xã hội: "Đạo đức là một hình thái

ý thức xã hội, nói đến đạo đức là nói đến những lề thói và tập tục biểu hiệnmối quan hệ nhất định giữa người với người trong quan hệ với nhau hàngngày" [140, tr.4]

Cuốn sách "Đạo đức học" (2 tập) của tác giả G.Bandzeladze, đã luận giải

về vai trò của đạo đức, làm sáng tỏ nhiều hiện tượng đạo đức xã hội cũng như

Trang 12

mối quan hệ giữa đạo đức với "tính người" của con người Trong tác phẩmnày, G.Bandzeladze nhấn mạnh tới đặc trưng của đạo đức: "Đạo đức của conngười là năng lực phục vụ một cách tự giác và tự do những người khác và xãhội" [6, tr.48] Ông cho rằng đạo đức là “hệ thống những chuẩn mực biểu hiện

sự quan tâm tự nguyện tự giác của những người trong quan hệ với nhau vàtrong quan hệ với xã hội nói chung" [6, tr.104] Tác phẩm này cũng đi sâuphân tích mối quan hệ giữa đạo đức và chính trị, pháp lý, nghệ thuật,…

Ông cũng chỉ rõ những đặc điểm cụ thể của nội dung đạo đức, đi đến khẳngđịnh: đạo đức là đặc trưng bản tính của con người, chỉ con người mới có đạođức, do đó nó phản ánh những đặc trưng của bản tính người (hiểu theo nghĩabản chất tiêu biểu nhất và cũng là tốt đẹp nhất của con người) Đạo đức ra đời

từ chỗ quan hệ với con người như quan hệ với chính mình Trong quan hệ đốivới mình, con người không thể nào tư lợi thì trong quan hệ đạo đức đối vớingười khác, con người cũng không thể nào tư lợi Ở đây nét đặc trưng cơ bản

nhất của đạo đức là "chí công vô tư".

Bản chất của đạo đức chính là sự quan tâm tự giác của những con người đến lợi ích của nhau Khác với hành động bản năng củaloài vật, hành vi đạo đức là ở chỗ: sự quan tâm tự giác đến hạnh phúc của những người khác có tính chất tự nguyện [6, tr.104]

Tác giả A.G.Xpirkin trong cuốn sách: "Triết học xã hội" [174] đã khẳng

định đạo đức là: "Hệ thống những chuẩn mực xã hội điều chỉnh sự giao tiếpgiữa các cá nhân và hành vi con người nhằm đảm bảo sự thống nhất lợi íchcủa cá nhân và tập thể" [174, tr.125] Với quan niệm như vậy, đạo đức đượccoi là "công cụ" để điều chỉnh mối quan hệ giữa con người và con người trong

xã hội, nhằm tránh khỏi những mâu thuẫn, xung đột về lợi ích cá nhân với cánhân, giữa cá nhân với xã hội

Ở Việt Nam, vấn đề đạo đức, các phạm trù cơ bản của đạo đức học mác-xítthường xuyên được quan tâm trong cả nghiên cứu lý luận và thực tiễn đời sống,góp phần làm sáng tỏ quan niệm mác xít về đạo đức Một số cuốn sách tiêu biểu

Trang 13

trong nước bàn về đạo đức là: "C.Mác - Ph.Ăngghen - V.I.Lênin bàn về đạo đức" [171]; "Đảng ta bàn về đạo đức" [172]; "Đạo đức mới" [83] đã xác định

cơ sở khoa học của đạo đức học Đảng ta đã dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Mác

- Lênin hướng toàn bộ đạo đức của chúng ta vào sự nghiệp cách mạng, vừaxuất phát từ yêu cầu cụ thể của xã hội ta ngày nay, vừa phát huy những truyềnthống cao đẹp của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam trong lĩnh vực đạođức Theo các tác giả, nội dung của đạo đức mới hướng vào giải quyết nhữngnhiệm vụ cơ bản của con người trong chiến đấu, lao động và học tập, tronggia đình, tình yêu, tình bạn, trong quan hệ thường ngày và đời sống riêng tư.Điều này khẳng định đạo đức phản ánh đời sống tinh thần của con người, cókhả năng điều chỉnh hành vi mỗi cá nhân hướng tới những giá trị tốt đẹp nhất

Cuốn "Giáo trình đạo đức học Mác - Lênin" của Nguyễn Ngọc Long, Nguyễn Thế Kiệt (Đồng chủ biên) [98] Giáo trình "Đạo đức học Mác - Lênin

và giáo dục đạo đức" của tác giả Trần Đăng Sinh, Nguyễn Thị Thọ (Đồng chủ

biên) [139] Các tác giả đều thống nhất khi coi đạo đức là một hình thái ý thức

xã hội, tập hợp các nguyên tắc, qui tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội nhằm điềuchỉnh đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ

với xã hội Trong cuốn "Các dạng đạo đức xã hội" của Trần Hậu Kiêm và

các cộng sự [85] đã phân tích các dạng đạo đức xã hội qua các chế độ xã hội:

xã hội nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hộichủ nghĩa Từ đó nhóm tác giả đi đến kết luận: "Đạo đức là một hệ thống cácchuẩn mực xã hội, qui định, điều chỉnh sự giao tiếp và hành vi xử sự của conngười trong quan hệ xã hội, nhằm đảm bảo sự thống nhất lợi ích của cá nhân,tập thể và cộng đồng" [85, tr.112]

Trên những tạp chí chuyên ngành, các bài viết cũng phân tích sâu sắc các

khía cạnh của đạo đức, đạo đức cách mạng Trong bài “Quan niệm mác xít về thiện và ác” của Vũ Văn Thuấn [152] đã làm rõ hơn quan niệm của C.Mác và

Ăngghen về các phạm trù đạo đức: thiện, ác, cơ bản “là khái niệm đối lậpnhau… do hình thái ý thức, xã hội và tồn tại xã hội quyết định Cho nên,

Trang 14

muốn tìm hiểu đúng đắn về thiện và ác, không thể chỉ dừng lại ở chỗ giảithích nội dung của khái niệm, mà phải đi sâu tìm hiểu nguyên nhân đích thựccủa nó là tồn tại xã hội, nghĩa là trong phương thức sản xuất của xã hội chứkhông phải ở bên ngoài xã hội hay ở trong đời sống tinh thần thuần túy của xã

hội” [152, tr.37] Bài "V.I.Lênin bàn về đạo đức cách mạng" của Trần Ngọc

Linh [96] đã phân tích quan niệm của V.I Lênin về bản chất đạo đức cáchmạng, biểu hiện của đạo đức cách mạng: tinh thần giác ngộ cách mạng cao,lòng trung thành cao độ với lí tưởng, suốt đời phấn đấu cho lí tưởng cáchmạng, sẵn sàng hi sinh lợi ích của bản thân, thậm chí cả tính mạng vì sựnghiệp cách mạng và biến lý tưởng thành hiện thực, kỉ luật cách mạng Tác

giả Nguyễn Văn Phúc trong bài viết "Quan niệm của C.Mác về đạo đức và ý nghĩa của nó đối với sự nghiệp xây dựng nền đạo đức mới ở Việt Nam hiện nay" [129] lại đi sâu phân tích quan niệm của C.Mác về bản chất của đạo đức,

quan hệ giữa lợi ích và đạo đức, tiến bộ đạo đức, dự báo về sự hình thành nền

đạo đức cộng sản chủ nghĩa Lê Trọng Ân trong bài "Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức" đã nêu ra những quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đạo đức:

"…đạo đức cách mạng của người đảng viên là bất kỳ khó khăn đến mức nàocũng kiên quyết làm đúng chính sách và nghị quyết của Đảng, làm gương choquần chúng" [2, tr.16-20] Nội dung giáo dục đạo đức cách mạng cốt lõi là:cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư…Tuy nhiên, mỗi đối tượng khác nhauthì vận dụng nội dung giáo dục đạo đức khác nhau: đối với đảng viên là giáodục tinh thần quên mình vì lợi ích của Đảng, của cách mạng, của nhân dân laođộng; với mỗi công dân là giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, giữ gìn củacông; với lực lượng vũ trang nhân dân là giáo dục tinh thần trung với nước,hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh vì độc lập của Tổ quốc, vì chủ nghĩa

xã hội…

Như vậy, vấn đề đạo đức đã được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiêncứu Các công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra các khái niệm đạo đức,

Trang 15

đạo đức mới, vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội hiện nay Kết quảnghiên cứu của các nhà khoa học nêu trên sẽ là nguồn tư liệu quý để tác giả

kế thừa và phát triển trong những nội dung cụ thể của luận án

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non

Đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên là vấn đề luôn nhận được sựquan tâm của nhiều nhà khoa học Điều này được quy định bởi tính đặc thù làngành giáo dục hình thành nhân cách, đạo đức cho người học Bởi thế, xã hộiluôn có những đòi hỏi rất cao về chuyên môn và đặc biệt là ĐĐNN ở mỗingười giáo viên

Một số công trình nghiên cứu về đạo đức của người giáo viên như: Đề tài

khoa học cấp bộ "Xác định hệ thống các chỉ báo về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên Việt Nam hiện nay" của tác giả Nguyễn Thanh Bình [11] đặt cao

tầm quan trọng vấn đề ĐĐNN của giáo viên Qua khảo sát 247 sinh viên sưphạm và 183 giáo viên các trường phổ thông, tác giả đã xây dựng hệ thốngcác chỉ báo đạo đức giáo viên trên 8 lĩnh vực: yêu cầu về phẩm chất chính trị,

ý thức pháp luật; trong quan hệ với đồng nghiệp; trong quan hệ với học sinh;đối với giáo viên trong công việc; trong quan hệ đối với phụ huynh học sinh,với thiết chế nhà trường và các tổ chức trong nhà trường; yêu cầu đạo đức đốivới bản thân; trong quan hệ với nhân dân, cộng đồng, môi trường xã hội;trong quan hệ với môi trường tự nhiên

Một công trình nghiên cứu tương đối có hệ thống và bài bản về lí luận giáo

dục là “Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỉ XXI” của tác giả

Trần Khánh Đức [54] Trên việc lược sử phát triển giáo dục thế giới và ở ViệtNam từ truyền thống tới hiện đại, về triết lý giáo dục và các mô hình giáo dụchiện đại, kinh tế tri thức và đặc điểm của giáo dục trong nền kinh tế tri thức, tácgiả đã đi sâu phân tích vai trò của giáo viên cùng với nhân cách nghề nghiệptrong nhà trường hiện đại, họ “không chỉ là người truyền thụ cái đã là chính

Trang 16

thống mà còn là người đề xướng thiết kế nội dung và phương pháp dạy nhằmlàm thay đổi những thị hiếu, hứng thú người học” [54, tr.160] Ở góc độ này,cấu trúc nhân cách nhà giáo được phân chia bởi bốn thành phần: xu hướngnghề nghiệp (niềm tin, lý tưởng, hoài bão, lòng yêu nghề, nhân văn, tôn trọngngười học), kinh nghiệm nghề nghiệp, đặc điểm tâm lý cá nhân, đặc điểm sinhhọc Những thành tố trên kết hợp với nhau, có mối quan hệ qua lại, tác độngmật thiết tạo nên phẩm chất và năng lực nghề nghiệp của giáo viên.

Đứng trên quan điểm mác - xít, cuốn sách “Đạo đức học Mác - Lênin và giáo dục đạo đức” của tác giả Trần Đăng Sinh và Nguyễn Thị Thọ (đồng chủ

biên) đã phân tích sâu sắc tính đặc thù của đạo đức nghề nghiệp; vai trò củalương tâm nghề nghiệp và trách nhiệm nghề nghiệp trong việc hình thành đạođức về nghề Từ trên cơ sở lí luận chung đó, các tác giả hướng tới lí giải vaitrò của nhà giáo, đó là những người “truyền thụ tri thức, dạy chữ và dạy ngườicho học trò” [139, tr.148], “là cầu nối giữa nền văn hóa xã hội và việc tái sảnxuất nền văn hóa đó ở thế hệ trẻ” [139, tr.153] Trên cơ sở đó, các tác giả đãchỉ ra các yêu cầu về đạo đức nhà giáo trong điều kiện hiện nay cần có như:phải biết kế thừa và phát huy những giá trị đạo đức cao đẹp của nhà giáotruyền thống; mỗi nhà giáo phải không ngừng nỗ lực rèn luyện, hoàn thiệnđạo đức, người thầy phải gương mẫu về đạo đức, lối sống; phải giàu tình yêuthương, bao dung, độ lượng, yêu nghề, yêu người, tức là cần có tài, có tâm, cótầm, xây dựng khối đoàn kết của tập thể Đây cũng là chuẩn mực đạo đứcnghề nghiệp cần có để người GVMN hướng tới và xây dựng

Trong một chừng mực nào đó, trên các tạp chí chuyên ngành một số bàiviết cũng phân tích sâu sắc các khía cạnh đạo đức nghề nghiệp của người giáo

viên Tác giả Ngô Văn Hà với "Quan điểm Hồ Chí Minh về đạo đức của người thày giáo" [63]; Hà Thị Thùy Dương với bài "Từ lời dạy của Bác đến chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của người giảng viên" [30] Bài viết "Vai trò của đoàn kết, mô phạm và gương mẫu trong nhân cách người giáo viên" của

Trang 17

tác giả Bùi Văn Mạnh, Bùi Mạnh Phong [109] Các bài viết vận dụng quanđiểm của Hồ Chí Minh hướng tới xây dựng các chuẩn mực đạo đức cơ bảncho người giáo viên Đó là các phẩm chất cơ bản: thứ nhất, cần, kiệm, liêm,chính, chí công vô tư Điều đó có nghĩa, trước hết người giáo viên phải tậntâm làm việc; tiết kiệm thời giờ, công sức; luôn ý thức trách nhiệm của mình,công tâm, công bằng, khách quan trong đánh giá chất lượng người học Thứhai, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc và ý chí cầu tiến bộ, luôn phấnđấu không mệt mỏi, đảm bảo chất lượng giảng dạy, nghiên cứu ngày càngcao, đáp ứng được mong muốn của người học và yêu cầu của xã hội, có chítiến thủ, tinh thần cầu tiến bộ Thứ ba, chấp hành nghiêm kỷ luật và có tinhthần sáng tạo trong công việc, tích cực nghiên cứu, cải tiến trong công tácgiảng dạy và học; áp dụng phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp với đốitượng học viên để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo Thứ tư, thân ái, hợptác với đồng nghiệp trong thực hiện công việc, gương mẫu với học sinh; cótinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong hoạt động chuyênmôn, nghiệp vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ, chung sức vì sự nghiệp giáo dục.

Đề cập một nội dung nhỏ trong luận án có bài viết "Lý luận nhân cách trong triết học Mác" của tác giả Hoàng Anh [1] Ở đây cấu trúc của nhân cách

của mỗi cá nhân được tác giả phân định làm 2 yếu tố: phẩm chất và năng lực,trong đó đức được coi là “gốc”, cơ sở nền tảng của nhân cách, biểu hiện qua:phẩm chất xã hội (thế giới quan, lập trường, thái độ chính trị - xã hội, thái độlao động), phẩm chất đạo đức cá nhân, phẩm chất ý chí, tính kỉ luật, cung cáchứng xử, sự phát triển cao của ý thức thẩm mỹ Tài là năng lực hoạt động đượcgiao với chất lượng và hiệu quả cao Sự thống nhất giữa phẩm chất và nănglực, giữa đức và tài mà mỗi cá nhân đạt được trong quá trình học tập, laođộng, tu dưỡng được xã hội thừa nhận như một giá trị đã tạo thành nhân cáchcủa chính cá nhân đó Từ góc độ nghiên cứu đó, tác giả chỉ ra tính quy luậthình thành phát triển nhân cách; đó là vai trò của quá trình giáo dục, tự giáo

Trang 18

dục và hoạt động thực tiễn giúp hình thành thế giới nội tâm, tự giác phấn đấu,cải tạo, xây dựng niềm tin, lý tưởng của bản thân; tác động của nhân tố chủquan và điều kiện khách quan, điều kiện kinh tế - xã hội, trong đó tầng sâunhất quy định sự nhân cách con người là quan hệ lợi ích, nhân tố văn hóa.Trên quan điểm của các nhà quản lí, những yêu cầu về phẩm chất đạođức cơ bản của người giáo viên được khẳng định các văn bản pháp quy như:

trong Luật Giáo dục (2005, sửa đổi 2018) tại Điều 70 chỉ ra các chuẩn mực

đạo đức nhà giáo cần có: Phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt, đạt trình độ chuẩnđược đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ, đủ sức khỏe theo yêu cầu nghềnghiệp, lí lịch bản thân rõ ràng, nêu gương tốt cho người học Điều này cónghĩa nhà giáo phải là người có lý tưởng nghề nghiệp, nhận thức cao tráchnhiệm công việc của mình với bản thân và cộng đồng xã hội

Đi sâu về đạo đức nhà giáo, ngày 16 tháng 4 năm 2008, Bộ Giáo dục vàĐào tạo (Bộ GD&ĐT) đã ban hành Quyết định số 16/2008/QĐ-BGD&ĐT

quy định về Đạo đức nhà giáo Trong đó điều 4, chương II có qui định cụ thể

về đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên bao gồm: thứ nhất là tâm huyết

với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thầnđoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác;

có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng

nghiệp Thứ hai là tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội

quy của đơn vị, nhà trường, của ngành Công bằng trong giảng dạy và giáodục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; luôn thực hành tiết

kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí Thứ ba là có ý thức

thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tinhọc để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng caocủa sự nghiệp giáo dục Văn bản này chính là định hướng giúp cho đội ngũgiáo viên tự soi mình vào, trau dồi, hoàn thiện theo yêu cầu trên

Trang 19

Khi đề cập tới đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non, trên thế giới

đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu trên cơ sở đi sâu phân tích đặc điểm tâmsinh lí của trẻ mầm non, từ đó đòi hỏi người giáo viên phải hội tụ các chuẩnmực đạo đức nghề nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục của mình Tiêubiểu như: nhà tâm lí học Hênh - Wallon đã chỉ ra các giai đoạn phát triển tâm

lí trẻ em trong cuốn “Những nguồn gốc và tính cách của trẻ em” [71]; D.B Encômn với công trình “Tâm lí học trẻ em” [57], cuốn sách “Chuẩn đoán sự phát triển trí tuệ của trẻ trước tuổi đi học” của tác giả A.B.Zapôrôjets [177].

Điểm chung của các tác giả này đều chia giai đoạn phát triển của trẻ em theo

3 giai đoạn: thời kì sơ sinh, thời kì ấu nhi, thời kì mẫu giáo Ở trẻ mẫu giáo, tưduy trực quan - hình tượng bắt đầu chiếm ưu thế Khi hành động với các biểutượng trong óc, đứa trẻ hình dung được các hành động thực tiễn và kết quảcủa những hành động đó Trẻ dễ xúc cảm với con người và cảnh vật xungquanh; thèm khát sự trìu mến, thương yêu, đồng thời rất lo sợ trước nhữngthái độ, thờ ơ lạnh nhạt của bố mẹ, cô giáo Động cơ đạo đức về những chuẩnmực hành vi xã hội “được phép” và “không được phép” bước đầu được nhậnthức ở trẻ Trên đặc điểm đó, người GVMN vừa phải nắm rõ tâm sinh lý, vừa

là người bạn, là nhà giáo dục dẫn dắt trẻ mầm non từng bước đạt mục tiêugiáo dục Chính tình yêu trẻ thơ là động lực giúp người GVMN hoàn thànhcông tác giáo dục, đây cũng là một trong những phẩm chất đạo đức cần thiếtcủa đội ngũ này trong GDMN

Dựa trên sự tổng kết kinh nghiệm sư phạm của nhà giáo dục V.A

Xukhomlinxki đối với quá trình giáo dục học sinh trong cuốn sách "Trái tim tôi hiến dâng cho trẻ" [175] Theo ông tình yêu trẻ, tinh thần nhiệt huyết với

sự nghiệp giáo dục là phẩm chất đầu tiên trong giáo dục mầm non Dạy họctrước hết là sự giao tiếp tâm hồn Nếu không có sự giao tiếp tâm hồn thườngxuyên giữa giáo viên và học sinh, nếu không có sự thâm nhập vào thế giới tưtưởng, tình cảm, rung động của nhau thì không thể có

Trang 20

năng lực xúc cảm, đây là yếu tố cốt tử của năng lực sư phạm, năng lực giáodục Người giáo viên chân chính của trẻ là người sẵn sàng hiến dâng trái timcho trẻ Dạy trẻ, phải hiểu trẻ, thương trẻ, tôn trọng trẻ, phải trở thành trẻ em

ở một mức độ nào đó Giáo dục trẻ em phải hướng vào chủ đích thúc đẩy sựphát triển đầy đặn và hài hoà toàn bộ sức mạnh về thể chất và tâm hồn của trẻ

Đó là sự thống nhất hài hoà giữa trí tuệ và tình cảm, trái tim và khối óc, giữaxúc cảm và năng lực trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, lao động, giao tiếp - tức làtoàn bộ cuộc sống tinh thần, hiểu cả về mặt lý trí và xúc cảm, mặt thể chất vàmặt trí tuệ Do vậy, đức, trí, thể, mỹ, lao động, học và chơi hoà quện vào nhautrong một thể thống nhất chi phối hoạt động của đội ngũ này Đó chính là cácphẩm chất cơ bản trong đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên mầm non

Cuốn sách "Giao tiếp và ứng xử của cô giáo với trẻ em" của tác giả Ngô

Công Hoàn [74] lại tiếp cận ĐĐNN trên phương diện về “ứng xử”, “giao tiếp”giữa GVMN với trẻ mẫu giáo, vai trò của vấn đề này trong quá trình phát triểntình cảm nhân cách con người Để thực hiện mục tiêu giáo dục của mình,nguyên tắc ứng xử được hiểu là những quan điểm nhân sinh định hướng chỉđạo hành vi tiếp xúc giữa cô và trò, đó là: yêu thương trẻ như con, em củamình Hành vi bế, ẵm, vỗ về trẻ của GVMN như tình cảm của người mẹ dànhcho con, tận tụy, khéo léo, dịu dàng chăm sóc trẻ Cô giáo phải thành tâm,thiện ý dành mọi suy nghĩ, hành động ưu ái cho học sinh, kích thích sự pháttriển thể chất, tình cảm, trí tuệ cho trẻ mầm non Hoạt động nghề nghiệp bồiđắp thêm tình cảm với trẻ mầm non, qua đó ý thức nghề nghiệp của GVMNđược hình thành

Dựa trên sự tổng kết thực tiễn, tác giả Nguyễn Ánh Tuyết trong cuốn

sách "Giáo dục mầm non, những vấn đề lí luận và thực tiễn" [164] lại coi trẻ

em là thế giới tuổi thơ, đầy vui nhộn và vô cùng hấp dẫn, nhiệm vụ GVMNtừng bước đưa trẻ khám phá những chân trời tri thức khác nhau bằng con

Trang 21

đường giáo dục: giáo dục thẩm mĩ, giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo đức cho trẻ.Trong quá trình giáo dục đạo đức cần chú ý đến giáo dục "lễ giáo" tức là

"giáo dục hành vi ứng xử với mọi người xung quanh theo đúng phép tắc đãđược xã hội quy định" [164, tr.334], hình thành lòng nhân ái cho trẻ mầm non.Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ đó này thì bản thân người GVMN phải là tấmgương sáng về nhân cách, đạo đức trong sáng, chuẩn mực trong giao tiếp vớihọc sinh tức là cần phải có đạo đức nhà giáo

Khắc họa rõ nét nhất về ĐĐNN của GVMN là công trình của tác giả Hồ

Lam Hồng: "Nghề giáo viên mầm non" [76] Từ việc phân tích khái niệm

nghề để đi tới khái niệm nghề GVMN là:

Lĩnh vực lao động giáo dục trẻ em dưới 6 tuổi Nhờ được đào tạo,GVMN có được những tri thức về sự phát triển thể chất, tâm sinh lítrẻ em; về phương pháp nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ em; vềnhững kĩ năng nhất định để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dụctrẻ em dưới 6 tuổi, đáp ứng nhu cầu xã hội về phát triển con ngườimới trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa [76, tr.12]

Đặc thù lao động của nghề GVMN khác biệt về đối tượng, công cụnghiên cứu vừa có tính khoa học, tính nghệ thuật, sáng tạo để có thể linh hoạtgiải quyết các tình huống sư phạm trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em.Nhân tố cốt lõi của nghề GVMN là nhân cách của người dạy học, đó là "tổhợp những phẩm chất đạo đức và năng lực có ảnh hưởng tới chất lượng vàhiệu quả lao động trong quá trình hành nghề" [76, tr.55] Theo tác giả, muốntạo nên sự thành công trong quá trình chăm sóc, dạy học và giáo dục trẻ đòihỏi GVMN phải có một thế giới quan nhất định và một số phẩm chất đạo đứcđặc biệt trong nghề: yêu quý trẻ em; yêu nghề và muốn gắn bó với nghề; tậntụy trong công việc; kiên trì và nhẫn nại khi tiếp xúc với học sinh; linh hoạt,nhạy cảm trước sự thay đổi tâm sinh lý ở trẻ

Trang 22

Nhóm tác giả Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai và Đinh Thị

Kim Thoa với công trình nghiên cứu "Tâm lí học trẻ em - lứa tuổi mầm non"

[165] đã đi sâu phân tích các đặc điểm phát triển tâm lí của trẻ từ lọt lòng đến

6 tuổi đặc biệt chú ý giai đoạn từ 3-6 tuổi Sự xác định ý thức bản ngã và tínhchủ định được định hình rõ trong hoạt động tâm lí, đã có các chuẩn mực đưavào trong đánh giá người khác và bản thân Sự gương mẫu trong giao tiếp,ứng xử của giáo viên sẽ tạo dấu ấn tốt hay xấu đi theo suốt cuộc đời của trẻ.Bởi vậy xây dựng các chuẩn mực ĐĐNN cho GVMN được đặc biệt đề caotrong giáo dục trẻ mẫu giáo

Bàn về kĩ năng giao tiếp của người GVMN có các bài báo trên các tạp

chí như: tác giả Phan Thị Hoa với bài: "Văn hóa giao tiếp ứng xử của người giáo viên trong trường mầm non" [72] Trong bài viết, tác giả coi văn hóa

giao tiếp ứng xử là những kĩ năng cơ bản được GVMN vận dụng linh hoạttrong mối quan hệ giữa cô và trò Nguyên tắc giao tiếp ứng xử dựa trên việc:yêu thương trẻ như con, em của mình; luôn thỏa mãn hợp lí những nhu cầu cơbản của trẻ; bằng những hành vi cử chỉ dịu hiền, nhẹ nhàng, cởi mở, vui tươicủa mình, người GVMN sẽ tạo cho trẻ mầm non cảm giác an toàn, bình yên,

dễ chịu, gieo vào những sắc thái cảm xúc tích cực trong tâm hồn con trẻ

Bài viết "Bàn về nhân cách người giáo viên mầm non đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non" của tác giả Trần Thị Thanh [149] Nhân cách

người giáo viên được tác giả định nghĩa là: “tổ hợp những phẩm chất đạo đức

và năng lực ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả lao động trong quá trìnhhành nghề” [149, tr.249] Cấu trúc nhân cách người GVMN được tác giả bướcđầu phác thảo trên 3 lĩnh vực: phẩm chất đạo đức, tư tưởng, chính trị (tinhthần yêu nước; yêu thương, tôn trọng trẻ; yêu nghề, tâm huyết, gắn bó và cótrách nhiệm cao với nghề; có ý thức tổ chức, biết yêu thương đồng cảm vớimọi người); kiến thức; kĩ năng nghề nghiệp Như vậy, vấn đề đạo đức nghề

Trang 23

nghiệp được tác giả đánh giá là một trong yếu tố nền tảng hình thành nhâncách bền vững của người GVMN.

Bàn về chuẩn nghề nghiệp của GVMN, Quyết định số

02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 1 năm 2008 của Bộ GD&ĐT về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non Trong đó tại Điều 5, chương II: đã quy định cụ thể về

chuẩn nghề nghiệp GVMN trên lĩnh vực đạo đức: đó là phải nhận thức tưtưởng chính trị, thực hiện trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối vớinhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; chấp hành tốt pháp luật, chính sáchcủa Nhà nước, các qui định của ngành, nhà trường, có đạo đức, nhân cách, lốisống lành mạnh, có ý thức vươn lên trong nghề nghiệp, trung thực trong côngtác, đoàn kết với đồng nghiệp, tận tình phục vụ nhân dân và trẻ

Tóm lại, các công trình trên phần lớn đã tập trung phân tích kĩ năng vàyêu cầu nghề nghiệp cần thiết để người GVMN thực hiện tốt nhiệm vụ giáodục, chăm sóc trẻ mầm non Những công trình nghiên cứu này sẽ cung cấp cơ

sở lý luận và thực tiễn để tác giả luận án tiếp tục kế thừa và phát triển côngtrình của mình

1.2 NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Đa số những nghiên cứu trong thời gian qua đều nhìn nhận thực trạngĐĐNN của giáo viên nói chung và GVMN nói riêng như là một bộ phận củathực trạng đạo đức xã hội Các nhân tố như nền kinh tế thị trường, đời sốngvật chất của xã hội, trình độ nhận thức của cá nhân được nhìn nhận và lý giải

là những nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến sự suy thoái đạo đức xã hội,trong đó có đạo đức của một bộ phận GVMN

Các đề tài cấp nhà nước: Thái Duy Tuyên với đề tài: "Nghiên cứu con người Việt Nam trong kinh tế thị trường: Các quan điểm và phương pháp tiếp cận" [163]; "Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát triển

Trang 24

kinh tế - xã hội" của tác giả Phạm Minh Hạc [64] Các đề tài đều thống nhất

quan điểm coi nguồn lực con người là vốn quý nhất - yếu tố quyết định sựphát triển kinh tế - xã hội Tuy nhiên, công cuộc đổi mới với nền kinh tế thịtrường (KTTT), toàn cầu hóa, quốc tế hóa đã tác động tích cực và tiêu cực ảnhhưởng nhân cách con người Việt Nam hiện nay; một đội ngũ người lao độngsáng tạo, năng động được sinh ra từ đây, đồng thời cũng nảy sinh lớp ngườilười biếng, thích hưởng thụ Những biến đổi trong thang giá trị đạo đức buộcchúng ta phải quan tâm đến công tác bồi dưỡng và phát huy tốt nguồn nhânlực, xây dựng chiến lược giáo dục phù hợp, thực hiện công bằng trong giáodục, đặc biệt coi việc giáo dục và bồi dưỡng đạo đức nhà giáo là một trongvấn đề trọng tâm cần hướng tới

Cuốn sách "Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay" của tác giả Nguyễn Chí Mỳ [122]; phân tích sự biến đổi các thang giá trị đạo

đức dưới tác động của nền KTTT đang diễn ra rất phức tạp, có sự đấu tranhgiữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa cái thiện và cái ác, giữa lối sống có lítưởng, lành mạnh, trung thực, thủy chung với lối sống thực dụng, dối trá, ích

kỉ, ăn bám, chạy theo đồng tiền Theo tác giả, đội ngũ cán bộ quản lý (một bộphận GVMN) cũng chịu những tác động sâu sắc biểu hiện: một bộ phận cán

bộ dùng quyền lực mưu lợi, làm giàu cho cá nhân, tham ô, tham nhũng nảysinh; sự thiếu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức đã để cho những nhu cầu hợp lý trởthành đòi hỏi phi lý, những nhu cầu vật chất chính đáng trở thành những hammuốn quá đáng, thành dục vọng của cuộc sống; sự lơ là trong giáo dục, buônglỏng kiểm tra, giám sát của các cấp các ngành… Tất cả vấn đề trên là nhữngnguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến đạo đức của cán bộ quản lý nước, làm cho

họ xa rời lý tưởng Đảng, xa rời quần chúng nhân dân

Trang 25

Tác giả Lê Thị Tuyết Ba với công trình "Ý thức đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay" [3]; và cuốn "Mấy vấn đề về đạo đức học mácxit và xây dựng đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay" của tác giả Nguyễn Thế Kiệt [86] Trong các tác phẩm này, các tác

giả đều nghiên cứu tác động của KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN)trong việc hình thành những chuẩn mực giá trị mới ở nước ta hiện nay Kinh

tế thị trường đã tác động tích cực đến ý thức, đạo đức, lối sống của cán bộ,đảng viên, quần chúng nhân dân ở Việt Nam, làm cho "tư duy đạo đức củacon người và xã hội đang chuyển theo hướng lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làmtiêu chuẩn đánh giá năng lực và thước đo phẩm chất người lao động Xã hộiđang dần hình thành một xu hướng mới, cổ vũ cho thái độ lao động hăng say,hết mình, với tất cả tình cảm, tinh thần, trách nhiệm công dân và lương tâmcủa con người" Nhưng cũng chính nền kinh tế này đã dẫn đến việc xuất hiện

"lối sống thực dụng, cá nhân ích kỉ của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảngviên đã góp phần làm cho tình trạng tham nhũng, buôn lậu, lừa đảo trong sảnxuất, kinh doanh ngày càng có đà sinh sôi, nảy nở" Điều này không chỉ gâythiệt hại kinh tế cho đất nước mà còn vi phạm nghiêm trọng những giá trị đạođức truyền thống của dân tộc Các công trình trên mở ra cho tác giả các hướngnghiên cứu, cung cấp cơ sở lý luận luận giải các vấn đề cơ bản trong luận áncủa mình

Các bài viết trên các tạp chí trong nước như: bài "Toàn cầu hóa đến đạo đức sinh viên hiện nay" của tác giả Võ Minh Tuấn [162]; "Toàn cầu hóa và sự tác động của nó đối với Việt Nam hiện nay" của tác giả Phạm Văn Đức

[56] Bài viết: "Giáo dục đạo đức nghề nghiệp trong kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế" của tác giả Nguyễn Huy Phòng [127]; Nguyễn Thanh Bình với bài: "Kinh tế thị trường và đạo đức người thầy hiện nay" [10]; tác giả Hoàng Thúc Hào với bài ""Ô nhiễm" đào tạo kiến trúc sư và đạo đức của người thầy" [70]; bài "Thực trạng vị thế của người thầy trong xã hội

Trang 26

trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay" của Lê Thị Thu Diệu, Võ Ngọc Lan [23]; tác giả Nam Việt trong bài "Chất lượng và lương tâm của người thầy" [173]; bài "Phát triển giáo dục và đào tạo - một động lực để phát triển kinh tế tri thức ở nước ta hiện nay" của Nguyễn Văn Hòa [73] đều đã chỉ

ra tác động tích cực và tiêu cực của KTTT, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tếđến đạo đức xã hội và đặc biệt đạo đức nhà giáo Theo các tác giả tác độngtích cực đó là sự phát triển khoa học - công nghệ trong điều kiện của KTTTđịnh hướng XHCN ở Việt Nam đòi hỏi người thầy không ngừng tự đổi mới,hoàn thiện phẩm chất đạo đức nhà giáo bởi họ không chỉ là "nhà sư phạm" màcòn là "nhà mô phạm" Bên cạnh đó, mặt trái của KTTT, toàn cầu hóa và hộinhập quốc tế cũng ảnh hưởng không nhỏ tới đạo đức người thầy như: sa rời lítưởng, sa sút phẩm chất đạo đức, lối sống thực dụng, không tình nghĩa,…những hiện tượng trên dù rất ít nhưng đã tác động lớn đến đời sống xã hội vàlàm hoen ố hình ảnh một nghề cao quí được cả xã hội tôn vinh

Ở một lĩnh vực nhỏ khi phân tích lĩnh vực giáo dục đạo đức của giáo

viên mầm non, tác giả bài: "Ảnh hưởng của văn hóa đến việc đào tạo giáo viên mầm non" của tác giả Hoàng Thị Phương [133] đã chỉ ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến ĐĐNN của GVMN hiện nay như: một số GVMN chưa

đạt chuẩn đào tạo theo qui định của Luật Giáo dục; phương pháp chăm sóc,nuôi dưỡng trẻ còn hạn chế; còn có những giáo viên chưa thực sự yêu thương,công bằng với trẻ, còn vi phạm qui chế chuyên môn và đạo đức nhà giáo làmảnh hưởng đến sức khỏe trẻ, một số kiến thức về các vấn đề xã hội còn yếu…Đặc biệt sự khác biệt về văn hóa vùng miền cũng là một rào cản vô hình làmcản trở đến việc đổi mới giáo dục mầm non, quá trình rèn luyện phẩm chấtđạo đức nhà giáo: như trình độ chung ở hệ thống văn hóa tộc người; trình độriêng có liên quan đến kinh nghiệm ban đầu của một người với đặc điểm cánhân trong trạng thái trưởng thành; có tính cộng đồng

Trang 27

Nhằm làm rõ thực trạng ĐĐNN của GVMN ở Việt Nam hiện nay có bài

viết "Mức độ stress của giáo viên mầm non" của nhóm tác giả Trịnh Viết

Then và Nguyễn Thị Minh [151] Thông qua việc sử dụng phương pháp điềutra bảng hỏi và phỏng vấn sâu 635 GVMN tại các trường công lập và ngoàicông lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nhóm tác giả đã đánh giá mức

độ stress của đội ngũ này: 38% số GVMN bị stress thấp, 13,1% số GVMN bịstress thấp, 2,8% số GVMN bị stress cao, 0,6% bị stress rất cao [151, tr.69].Nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên, song theo tác giả nguyên nhânchính là do áp lực công việc quá lớn đã gây sự căng thẳng tâm lý cho bản thâncác cô, từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe, tâm lý, thời gian chuẩn bị, chất lượnggiờ dạy, đạo đức, hành vi, ứng xử của đội ngũ này trong hoạt động nghềnghiệp của mình

Trước tình hình vi phạm ĐĐNN của giáo viên toàn ngành giáo dục, trong

đó có GVMN, Bộ GD&ĐT đã ban hành Chỉ thị số 8077/2007/CT-BGD&ĐT

và Chỉ thị số 505/CT-BGD&ĐT ngày 20/02/2017 về việc tăng cường các giảipháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục, tăng cường bồi dưỡng, nângcao ý thức trách nhiệm, ĐĐNN của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.Các văn bản đang được triển khai có hiệu quả đến tất cả đội ngũ giáo viêntrong cả nước, xây dựng ý thức trách nhiệm nghề nghiệp của người giáo viên

Các công trình nghiên cứu trên khi phân tích thực trạng ảnh hưởng đếnđạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non thường tập trung nghiên cứu mặttrái của nền kinh tế thị trường làm giảm lí tưởng nghề nghiệp, tình yêu nghề,lòng yêu trẻ của đội ngũ này Tuy nhiên, khi phân tích thực trạng ta cần nhìnrộng, thấy được tất cả các nguyên nhân tích cực và hạn chế để trên cơ sở đóxây dựng phương hướng và đề ra các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đạođức nghề nghiệp của đội ngũ này

Trang 28

1.3 NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Nhìn nhận việc nâng cao ĐĐNN cho người giáo viên mầm non gắn liềnvới chiến lược phát triển ngành giáo dục - đào tạo ở nước ta hiện nay, một sốcông trình chú ý nhiều đến những quan điểm, những giải pháp mang tính địnhhướng tổng thể, cụ thể như:

Đề tài KX 04-06 do tác giả Phạm Tất Dong chủ nhiệm (được viết thành

sách "Trí thức Việt Nam thực tiễn và triển vọng") [25], sau khi nghiên cứu một

cách tổng thể tầng lớp tri thức Việt Nam, chỉ ra vai trò, nhiệm vụ quan trọngcủa tri thức giáo dục đại học trong việc đào tạo tri thức mới, bồi dưỡng vàphát triển nhân tài cho đất nước Đề tài hướng tới giải pháp: "Nếu có chínhsách đào tạo đúng đắn thì đội ngũ tri thức có nguồn bổ sung phong phú và do

đó chất lượng đội ngũ tri thức sẽ phát triển không ngừng" [25, tr.140] Đồngthời kết luận: "Đầu tư cho việc xây dựng đội ngũ tri thức phải là một xuhướng ưu tiên" [26, tr.161]… Bởi vậy, việc xây dựng chính sách phát triểngiáo dục - đào tạo khả thi, chính sách sử dụng và đãi ngộ đối với trí thức đúngđắn là một trong những giải pháp nhằm phát triển nguồn lực con, trong đó cóxây dựng đội ngũ GVMN và hệ thống chuẩn mực ĐĐNN cho đội ngũ này nóiriêng

Cuốn sách "Giáo dục nhân cách đào tạo nhân lực" của Phạm Minh Hạc [66]; cuốn “Những vấn đề chiến lược phát triển giáo dục trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa Giáo dục mầm non” của tác giả Đặng Bá Lâm

[88] Đứng dưới góc độ các nhà quản lí, đào tạo nhân lực và giáo dục nhâncách là những biện pháp vừa cấp thiết, vừa lâu dài, có liên quan chặt chẽ vớinhau Vấn đề đào tạo nhân lực cần được xem xét một cách tổng thể, toàn diệnbao gồm: đào tạo mọi cấp học, các loại hình đào tạo, đào tạo chuyên sâu, đàotạo nhân tài Đào tạo phải chú ý cả hình thức, nội dung, số lượng lẫn chấtlượng của con người, tức là tất cả những vấn đề liên quan tới thể

Trang 29

chất, tinh thần, sức khỏe, trí tuệ, năng lực, kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn.Cùng với đào tạo nhân lực, giáo dục nhân cách giữ một vị trí, vai trò hết sứcquan trọng, là mục tiêu, nhiệm vụ cơ bản của giáo dục Các tác giả khẳngđịnh, làm được việc đó cần thực hiện tốt khẩu hiệu "giáo dục cho mọi người

và mọi người làm giáo dục"; coi giáo dục mầm non là bước nền tảng đầu tiênkhi giáo dục con người Toàn dân, toàn Đảng, các cấp, các ngành, các đoànthể phải dấy lên một cao trào học tập và thực sự làm tốt công tác giáo dục; kếthợp chặt chẽ giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội -tất cả vì một môi trường giáo dục lành mạnh Thầy cô giáo cần làm gươngcho học sinh, tự hoàn thiện nhân cách bản thân, nêu cao trách nhiệm trước thế

hệ trẻ, trước đất nước Thực hiện các chính sách riêng cho giáo dục mầm non.Tất cả chung sức thực hiện nhiệm vụ cơ bản, mục tiêu cao nhất của giáo dục

là "dạy người", là giáo dục nhân cách, bắt đầu một thời kỳ phát triển mới củanền quốc học nhân dân của đất nước ta

Cuốn sách "Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay - Vấn đề và giải pháp"

của tác giả Nguyễn Duy Quý [136] đã phác họa một cách trung thực, khá toàndiện toàn cảnh bộ mặt đạo đức XHCN ở Việt Nam trên cả hai phương diệntích cực và tiêu cực Khi sử dụng những số liệu điều tra xã hội học phong phú,

có tính thuyết phục, tác giả đã làm rõ thực trạng đạo đức của cán bộ, đảngviên, công chức, thanh niên trong lao động, trong gia đình Những yếu kémbiểu hiện trong quản lý kinh tế và xã hội, việc buông lỏng kiểm tra giám sátcác hoạt động sản xuất, kinh doanh, các lĩnh vực công tác tổ chức và cán bộ…

đã tạo nên mặt trái của nền KTTT Do pháp luật không đầy đủ, đồng bộ, kémhiệu lực đã dẫn đến một bộ phận cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất Giáodục đạo đức bị xem nhẹ, thậm chí có lúc bỏ trống, đã lấn át và làm xói mòncác giá trị tinh thần, làm hủy hoại nhân cách [136, tr.2] Để khắc phục đượcvấn đề trên, theo tác giả cần có các phương hướng và giải

Trang 30

pháp xây dựng đạo đức xã hội theo hướng "…cần phải có một hệ thống cácgiải pháp mang tính tổng thể, đồng bộ về nhận thức, quan điểm, kinh tế, chínhtrị, văn hóa, giáo dục…" [136, tr.282].

Cuốn sách "Văn hóa đạo đức ở nước ta hiện nay - Vấn đề và giải pháp"

của tác giả Lê Quý Đức, Hoàng Chí Bảo (chủ biên) [55] đã nghiên cứu tácđộng của nền KTTT tới biến đổi các giá trị chuẩn mực văn hóa đạo đức, trênbình diện tích cực được biểu hiện là "tính năng động và tích cực công dânđược phát huy, sở trường và năng lực cá nhân được khuyến khích Không khídân chủ trong xã hội tăng lên" [55, tr.87]; hình thành lối sống lao động, hay

đó là đặc trưng lao động và thái độ lao động của lối sống Con người được coi

có đạo đức, có tinh thần yêu nước phải là người có năng lực để lao động tựgiác, làm việc hết mình vì trách nhiệm với mình và với xã hội Đồng thời vớibình diện tiêu cực phải nói tới:

Ảnh hưởng tiêu cực của chủ nghĩa cá nhân và sự suy thoái nhân tínhtrong quan niệm sống và lối sống đang có chiều hướng gia tăngtrong xã hội ở các tầng lớp, các đối tượng khác nhau… Việc đề caolợi ích, trước hết là lợi ích là lợi ích vật chất cũng như ý thức về cánhân với những nhu cầu riêng, cá tính riêng được kích thích pháttriển [55, tr.101]

Từ thực trạng trên, tác giả xây dựng các giải pháp cơ bản để giải quyết vấn

đề tồn tại trên: Xây dựng mô hình xã hội - kinh tế là cơ sở vật chất của nền kinh

tế, xóa bỏ cơ chế “xin - cho”, xác định nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước trongviệc điều tiết vĩ mô nền kinh tế; giải quyết các vấn đề xã hội như đảm bảonguyên tắc công bằng xã hội, giải quyết chính sách tiền lương, tác giả coi đây làvấn đề “nhạy cảm” vì không xử lý tốt vấn đề này sẽ dễ nảy sinh nhiều hiện tượngtiêu cực, cần có chế độ đãi ngộ riêng cho những nhà chuyên môn giỏi, nhà khoahọc đầu ngành; chấn hưng nền giáo dục - đào tạo, coi đầu tư cho con

Trang 31

người là đầu tư “thông minh và bền vững nhất”, tăng ngân sách đầu tư cho hailĩnh vực giáo dục - đào tạo và y tế để từng bước hiện đại hóa các cơ sở giáodục, y tế, trả lương tương đối cao cho thầy giáo, thầy thuốc.

Cuốn sách: “Xây dựng đạo đức mới trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của tác giả Trịnh Duy Hưng [81], đã phân tích sâu

sắc tác động của nền KTTT đối với đạo đức và các chuẩn mực đạo đức cơbản Theo tác giả, để khắc phục những tác động tiêu cực, phát huy những mặttích cực của nền KTTT đối với nền đạo đức xã hội hiện nay cần phải tiến

hành đồng bộ các biện pháp: Một là, đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng và

hoàn thiện nền KTTT định hướng XHCN nhằm xác lập cơ sở kinh tế vững

chắc và nhân văn cho việc sự phát triển của đạo đức Hai là, đẩy mạnh dân

chủ hóa xã hội gắn liền với giữ nghiêm kỉ cương xã hội làm cơ sở cho nền đạo

đức mới Ba là, đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục đạo đức

trong phạm vi toàn xã hội, chú trọng xây dựng chương trình, phương pháp,hình thức giáo dục đạo đức cho cả thầy giáo và học sinh [81, tr.218]

Cuốn sách: "Vấn đề giáo viên - Những nghiên cứu lí luận và thực tiễn"

của tác giả Trần Bá Hoành [75] Dưới góc độ của một nhà sư phạm, tác giả đãphân tích vai trò của người giáo viên trước thềm thế kỉ XXI đó là "lực lượngcốt cán biến các mục tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò quyết định chấtlượng và hiệu quả giáo dục", vị trí ngành sư phạm trong hệ thống giáo dụcquốc dân, làm rõ được đặc điểm lao động của người giáo viên khác với cácngành khác về mục tiêu, đối tượng, chất lượng giáo dục Trên tính đặc thù đó,nhân tố cơ bản cần có ở mỗi thầy cô giáo: thế giới quan cách mạng, lòng say

mê nghề nghiệp, lòng yêu thương học sinh vô bờ bến; đó chính là sức mạnhnội tâm, là phẩm chất đạo đức cao quý, đặc trưng cho nhân cách nhà giáo.Đặc biệt, trên cơ sở so sánh kinh nghiệm đào tạo giáo viên các nước NhậtBản, Trung Quốc, Philippin…tác giả suy nghĩ về định

Trang 32

hướng chiến lược phát triển khoa học giáo dục, đề xuất một số giải pháp nângcao chất lượng giáo dục và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

Khi đề xuất các giải pháp cụ thể để nâng cao đạo đức người giáo viên,

các tác giả Nguyễn Thị Thu Hà với bài viết "Những giải pháp chủ yếu để nâng cao đạo đức nhà giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh" [61]; bài viết "Xây dựng đội ngũ nhà giáo vì sự phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam hiện nay" của Lê Thị Thu Huyền [80]; bài viết "Kinh tế thị trường và đạo đức người thầy hiện nay" của Nguyễn Thanh Bình [10]; tác giả Nguyễn Văn Tỵ với bài

"Nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà giáo trong tình hình hiện nay" [166]; bài viết "Rèn luyện nhân cách nhà giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay" của tác giả Nguyễn Văn Công [22] Các bài viết trên đều cho

rằng để nâng cao đạo đức nhà giáo cần thực hiện một cách đồng bộ, toàn diệncác giải pháp: những điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi cho sự hình thành vàphát triển đạo đức người thầy trong điều kiện hiện nay; kế thừa và đổi mới cácchuẩn mực đạo đức người thầy truyền thống đáp ứng yêu cầu của KTTT địnhhướng XHCN và công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) trong đó lấyđạo đức mới, đạo đức Hồ Chí Minh là nền tảng, kim chỉ nam, phương châmcủa mọi hành vi đạo đức; đẩy mạnh việc nghiên cứu và xây dựng hệ chuẩnmực đạo đức người thầy mới đáp ứng các yêu cầu CNH, HĐH; tạo dư luận xãhội tốt, ủng hộ những giá trị truyền thống tốt đẹp của người thầy, cần chútrọng làm tốt việc nêu gương "người tốt, việc tốt"; tích cực xây dựng lậptrường, bản lĩnh chính trị; có xu hướng nghề nghiệp rõ ràng; nêu cao tinh thầntrách nhiệm, dạy thực chất, học thực chất, kiểm tra đánh giá kết quả thực chất

Tác giả Phạm Thị Loan trong bài "Tư tưởng Hồ Chí Minh về đội ngũ giáo viên và vận dụng trong công tác xây dựng đội ngũ giáo viên mầm non"

[97] Từ việc nghiên cứu tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng độingũ giáo viên: tầm quan trọng của người giáo viên trong hệ thống giáo dục

Trang 33

quốc dân; mối quan hệ giữa đức và tài, tinh thần đoàn kết, phát huy dân chủ làyêu cầu cốt lõi trong nhân cách của đội ngũ này Quán triệt lời dạy đó, theotác giả cần xây dựng chuẩn mực đạo đức GVMN theo các nội dung: trung vớinước, hiếu với dân; yêu thương con người; cần, kiệm, liêm, chính…Yêu cầuđặt ra cho đội ngũ này phải hiểu vai trò giáo dục mầm non; nắm chắc đượcđịnh hướng đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp chăm sóc - giáo dục trẻ;thực hiện đổi mới công tác bồi dưỡng hè, bồi dưỡng thường xuyên; củng cố,nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường sư phạm, các khoa đào tạoGVMN; xây dựng và hoàn thiện chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp với nănglực công tác của đội ngũ này.

Đề cập các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao ĐĐNN cho GVMN có Nghịđịnh số 244/2005/QĐ-TTG và Nghị định số 54/2011/ND-CP về chế độ phụcấp ưu đãi, chế độ thâm niên cho nhà giáo, hướng tới xây dựng đời sống vậtchất ổn định cho người giáo viên mầm non Đặc biệt Quyết định số 1677/QĐ-

TTg ngày 03/12/2018 của Thủ tướng chính phủ về “Đề án phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2018 - 2025” Trong đề án mục tiêu xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức là vấn

đề được quan tâm hàng đầu đối với giáo viên mầm non Đó cũng chính làđộng lực mạnh mẽ góp phần thúc đẩy việc nâng cao ĐĐNN của GVMN đạtkết quả cao, xứng đáng là đội ngũ vừa “hồng”, vừa “chuyên” đáp ứng yêu cầu

sự nghiệp giáo dục và đào tạo

Qua nghiên cứu, cho thấy chưa có một công trình khoa học chuyên sâunào nghiên cứu về những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao đạo đức nghềnghiệp cho giáo viên mầm non Tuy nhiên, những công trình nêu trên sẽ lànhững tư liệu khoa học quý giá để tác giả luận án đề ra phương hướng và xâydựng những giải pháp nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho giáo viênmầm non ở Việt Nam hiện nay

Trang 34

1.4 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI

VỚI LUẬN ÁN

1.4.1 Đánh giá tình hình nghiên cứu

Từ tổng quan tình hình nghiên cứu nêu trên, có thể thấy, các công trìnhnghiên cứu trong và ngoài nước đã có những đóng góp khoa học, có giá trị cả

về mặt lý luận và thực tiễn khi nghiên cứu vấn đề đạo đức và đạo đức nghềnghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay Những nghiên cứu đóbiểu hiện trên một số phương diện cơ bản sau:

Một là, các công trình nêu trên, từ nhiều khía cạnh nghiên cứu khác nhau

đã một phần nào đó đưa ra lý luận căn bản về đạo đức

Hai là, các công trình và đề tài nêu trên đã từng bước phân tích nội dung

đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non; đồng thời chỉ ra những nhân tốtác động tới đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non

Ba là, ở một mức độ nhất định các công trình đã đề cập tới thành tựu và

hạn chế trong việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của giáoviên mầm non, các nguyên nhân cơ bản, bước đầu gợi ý một số giải phápnhằm khắc phục thực trạng trên

Với những đóng góp đó, các công trình nghiên cứu nêu trên là nguồn tàiliệu tham khảo quý báu cho nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện luậnán

1.4.2 Những vấn đề đặt ra đối với luận án

Xem xét tổng thể các đề tài nghiên cứu, có thể nhận thấy, cho đến nay,chưa có một công trình, một đề tài khoa học nào nghiên cứu một cách có hệthống dưới góc độ Triết học vấn đề đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầmnon và vai trò của vấn đề này trong giáo dục mầm non ở Việt Nam hiện nay.Điều đó đã thôi thúc tác giả luận án đi sâu, tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề này.Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và bổ sung các kết quả nghiên cứu nêutrên, luận án sẽ tiếp tục giải quyết những vấn đề cơ bản sau:

Trang 35

Một là, trên cơ sở khái niệm đạo đức, đạo đức nghề nghiệp, tác giả đưa

ra khái niệm đạo đức nghề nghiệp của GVMN; chỉ rõ tính đặc thù và tầmquan trọng của đạo đức nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non Từng bước

đi sâu phân tích nội dung các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp của đội ngũnày trong bốn mối quan hệ cơ bản: với trẻ mầm non; với đồng nghiệp; vớiphụ huynh học sinh, cộng đồng và xã hội; với bản thân mình

Hai là, phân tích thực trạng việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức nghề

nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay, chỉ ra những nguyênnhân cơ bản, đặt ra các vấn đề cần giải quyết từ thực trạng trên

Ba là, đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng

cao đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non trong thời gian tới

Tiểu kết chương 1

Nghiên cứu vấn đề đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non đã cókhá nhiều công trình trong và ngoài nước nghiên cứu dưới nhiều góc độ khácnhau Nhìn chung, ở mỗi đề tài, mỗi công trình, mỗi giai đoạn nghiên cứu cáctác giả đã đề cập đến những khía cạnh cụ thể trong đạo đức nghề nghiệp củagiáo viên mầm non Theo cách tiếp cận của đề tài, tác giả đã nghiên cứu cáctài liệu, các công trình liên quan đến đề tài luận án theo ba nội dung như sau:

Một là, tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đạo đức,

đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non

Hai là, tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng

đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay

Ba là, tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến phương

hướng, giải pháp nâng cao đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm ở ViệtNam hiện nay

Trang 36

Qua nghiên cứu, có thể thấy cho đến nay, dưới góc độ triết học, nhữngcông trình nghiên cứu chuyên sâu có hệ thống về đạo đức nghề nghiệp củagiáo viên mầm non chưa thực sự rõ nét Do đó, cần thiết phải có một côngtrình khoa học mang tính chất triết học chuyên sâu nghiên cứu, khảo sát vềđạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non ở Việt Nam hiện nay; xác địnhnguyên nhân, chỉ ra phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằmnâng cao đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ này Các đề tài, công trình nghiêncứu nêu trên sẽ là nguồn tư liệu quý để tác giả luận án có những luận chứng

cụ thể khi triển khai các nội dung trong luận án của mình

Trang 37

Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP

CỦA GIÁO VIÊN MẦM NON Ở VIỆT NAM

2.1 ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN MẦM NON

2.1.1 Đạo đức và đạo đức nghề nghiệp

Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức xuất hiện sớm trongquá trình phát triển của xã hội, nó phản ánh mối quan hệ biện chứng giữa conngười với con người, giữa con người với xã hội Đạo đức luôn là một trongnhững phương thức hữu hiệu điều chỉnh hành vi của con người, góp phần

quan trọng trong việc duy trì trật tự xã hội trong các chế độ xã hội Đạo đức

là một hình thái ý thức xã hội, tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực

xã hội, nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan

hệ với nhau và quan hệ với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống dân tộc và sức mạnh của dư luận xã hội.

Bản chất của hành vi đạo đức là tính tự nguyện, tự giác của chủ thể, làhành động vì lợi ích của người khác và có sự thống nhất với lợi ích xã hội nóichung Vì vậy, các hiện tượng đạo đức thường được biểu hiện dưới hình thứckhẳng định một lợi ích chính đáng hay không chính đáng theo những yêu cầu,chuẩn mực của xã hội Đạo đức bắt nguồn từ cuộc sống, phản ánh tồn tại xãhội, thực tiễn lao động sản xuất, điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần củacon người một giai đoạn lịch sử nhất định

Do phản ánh các yêu cầu của xã hội, do phương thức điều chỉnh tự giác,

tự nguyện nên đạo đức có vai trò to lớn, độc đáo đối với sự phát triển xã hội

và con người Với tư cách một hiện tượng xã hội, đạo đức gắn liền với tất cảcác lĩnh vực hoạt động của con người và là phương diện cấu thành của tất cảcác lĩnh vực đó Chính con người (chứ không phải một sức mạnh siêu nhiênnào đó) trong hoạt động sinh sống mang tính xã hội của mình đã tạo ra các

Trang 38

nguyên tắc, các chuẩn mực đạo đức; đồng thời tự giác và tự nguyện điềuchỉnh các hoạt động của mình theo các nguyên tắc, các chuẩn mực đó nhằmgiải quyết một cách hài hòa quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội Nóicách khác, chính con người là chủ thể của các quan hệ, các hoạt động đượcđiều chỉnh bởi đạo đức.

Trong lao động sản xuất để sống và tồn tại, các cá nhân phải tiến hànhcác hoạt động nghề nghiệp riêng của mình Trong hoạt động nghề nghiệp,những lợi ích cơ bản của con người được thực hiện Nhưng khi thực hiện lợiích của mình, mỗi cá nhân hoặc một nhóm người không thể không có quan hệ

về mặt lợi ích với người khác, với xã hội Khi lợi ích cá nhân phù hợp với lợiích chung của xã hội thì hoạt động nghề nghiệp của con người chứa đựng giá

trị đạo đức Trong tác phẩm “Gia đình thần thánh hay là phê phán sự phê phán có tính chất phê phán Chống Bruno Bauer và đồng bọn”, C.Mác và

Ph.Ăngghen đã dẫn lại tư tưởng của các nhà duy vật Pháp rằng, “Nếu như lợiích đúng đắn là nguyên tắc của toàn bộ đạo đức thì do đó cần ra sức làm cholợi ích riêng của người cá biệt phù hợp với lợi ích của toàn thể loài người”[101, tr.200] Do vậy, xã hội phải có những phương thức điều chỉnh nhất định

để sao cho việc thực hiện lợi ích của mỗi cá nhân không phương hại đến lợiích chung của xã hội Những điều chỉnh ấy có thể được thực hiện thông quanhững yêu cầu, những quy định của xã hội được luật hóa thành luật; nhưngcũng có thể được thực hiện thông qua những yêu cầu, những chuẩn mực đạođức mang tính tự giác, tự nguyện Do tính đặc thù của hoạt động nghề nghiệp

mà xã hội có những yêu cầu về nghề nghiệp cũng như về đạo đức đối với từngloại hoạt động nghề nghiệp nhất định Vì thế, từ lâu, ĐĐNN dưới những hìnhthức, những mức độ nhất định, đã hình thành như là một lĩnh vực đặc thù củađạo đức xã hội Có thể thấy những biểu hiện đầu tiên của ĐĐNN trong hoạtđộng của các phường hội thủ công, trong kinh doanh, trong hành nghề của cácthầy thuốc và một vài lĩnh vực khác nữa

Trang 39

Trong các phường hội thủ công (phương Đông cũng như phương Tây),những yêu cầu về chữ Tín, về chất lượng sản phẩm, về tương trợ lẫn nhau luôn được đề cao Ban đầu, những yêu cầu đó bị quy định bởi chính yêu cầucủa sản xuất và trao đổi hàng hóa Cụ thể hơn, khi giữ chữ Tín, đảm bảo chấtlượng, phường hội thủ công luôn đảm bảo được đầu vào (nguyên liệu, nhâncông ) và đầu ra của sản xuất Do vậy, quá trình sản xuất được liên tục và ổnđịnh Đồng thời thu nhập của người thợ thủ công được ổn định Cố nhiên, nếuchỉ là như vậy, các yêu cầu nêu trên mới chỉ hiện ra như là những yêu cầumang tính tất yếu về mặt sản xuất và lợi ích Suy cho cùng, đó chỉ là sự điềuchỉnh mang tính tất yếu bên ngoài Tuy nhiên, cùng với thời gian, việc tuân

thủ các yêu cầu đó sẽ từng bước trở thành danh dự và nghĩa vụ đạo đức của

các thành viên trong phường hội nghề nghiệp Khi đó những yêu cầu ban đầumang tính tất yếu bên ngoài sẽ được chuyển hóa và nâng cấp để trở thànhnhững yêu cầu được thôi thúc từ nội tâm người thợ thủ công, nghĩa là chúngđược nâng lên thành những yêu cầu, những chuẩn mực đạo đức Lịch sử củasản xuất thủ công từng cho thấy, các phường hội cũng như các thợ thủ côngchân chính bao giờ cũng tôn trọng đối tác, khách hàng; họ sẵn sàng chịu thiệt

để giữ chữ Tín trong sản xuất và trao đổi

Tương tự như vậy, trong lĩnh vực kinh doanh, ngay từ thời Xuân ThuChiến Quốc (ở Trung Quốc), Đào Chu Công (tên khác của Phạm Lãi) đã đúckết cho bản thân và cho thiên hạ 16 nguyên tắc kinh doanh mà theo ông, việctuân thủ chúng không chỉ đem lại thành công về mặt lợi nhuận mà còn nângcao hình ảnh thương nhân trong sự đánh giá về mặt đạo đức của xã hội Trong

số những nguyên tắc mà Đào Chu Công đề xuất, bên cạnh những yêu cầuthuần túy mang tính chuyên môn, có nhiều yêu cầu mang tính đạo đức; chẳnghạn, trung thực, giữ chữ Tín, tương trợ lẫn nhau, bảo đảm chất lượng hànghóa

Trong lĩnh vực quản lí xã hội, chúng ta cũng thấy những yêu cầu ĐĐNNxuất hiện từ rất sớm Với một nghĩa nhất định, có thể coi: Nhân,

Trang 40

nghĩa, lễ, trí, tín, thành, trung là những yêu cầu ĐĐNN mà Nho giáo đòi hỏi

ở những người quản lí xã hội Bởi lẽ, theo Nho giáo, “đức trị” tức là dùngluân lí đạo đức để điều hành guồng máy xã hội Việc cai trị xã hội bằng đứcđòi hỏi phải có một hệ thống chuẩn mực đạo đức để điều chỉnh các quan hệ xãhội

Như vậy có thể thấy, những yêu cầu, những chuẩn mực ĐĐNN là sự thểhiện đặc thù những yêu cầu đạo đức chung của xã hội trong những lĩnh vựchoạt động nghề nghiệp cụ thể Những chuẩn mực này bị quy định bởi tính đặcthù của từng lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp nhất định Tuy nhiên, tính đặcthù này không có nghĩa là mỗi lĩnh vực hoạt động của xã hội và con người cónhững đòi hỏi và do đó, có những chuẩn mực hoàn toàn riêng biệt Thực ra,tính đặc thù của ĐĐNN là ở chỗ, mức độ và quy mô những yêu cầu, nhữngđòi hỏi của xã hội đối với con người trong những lĩnh vực hoạt động nghềnghiệp khác nhau là khác nhau Do đó, với mỗi loại hình hoạt động nghềnghiệp nhất định có một số chuẩn mực đạo đức nhất định thể hiện nổi bật làmthành tính đặc thù về mặt đạo đức của nghề nghiệp đó Những yêu cầu, nhữngchuẩn mực ĐĐNN một mặt, là sự phản ánh những đòi hỏi của xã hội, mặtkhác, lại là động lực tinh thần để con người hoạt động hiệu quả hơn trong lĩnhvực nghề nghiệp của mình Trong xã hội có bao nhiêu nghề nghiệp thì cũng

có bấy nhiêu ĐĐNN

Từ đây có thể khái quát, ĐĐNN là hệ thống các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức của một nghề nghiệp cụ thể mà các thành viên của ngành nghề đó tự đánh giá, điều chỉnh nhận thức và hành vi của bản thân mình cho phù hợp với nhu cầu, lợi ích, mục đích và sự tiến bộ xã hội.

2.1.2 Đạo đức nghề nghiệp của giáo viên mầm non

Với vai trò là người “bắc cầu” chuyển giao những giá trị truyền thống tốtđẹp của dân tộc và nhân loại đến cho học sinh; từ xưa đến nay khi nghiên cứu

và đưa ra quan niệm về thầy giáo đã được nhiều nhà tư tưởng quan tâm Cáchđây 400 năm, J.A Coomenxki đã gọi người giáo viên là người “chuyển giao

Ngày đăng: 09/10/2019, 13:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Anh (2016), "Lý luận nhân cách trong triết học Mác", Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, (6), tr.32-37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận nhân cách trong triết học Mác
Tác giả: Hoàng Anh
Năm: 2016
2. Lê Trọng Ân (2005), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức", Tạp chí Triết học, (1/164), tr.16-20 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
Tác giả: Lê Trọng Ân
Năm: 2005
3. Lê Thị Tuyết Ba (2010), Ý thức đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ý thức đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay
Tác giả: Lê Thị Tuyết Ba
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2010
4. Ban Chấp hành Trung ương (2004), Chỉ thị 40-CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị 40-CT/TW về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương
Năm: 2004
5. Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương (2004), Tài liệu nghiên cứu Hội nghị lần thứ chín, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu nghiên cứu Hội nghị lần thứ chín, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX
Tác giả: Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương
Nhà XB: Nxb Chínhtrị quốc gia
Năm: 2004
6. G.Bandzeladze (1985), Đạo đức học, tập I, II, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức học
Tác giả: G.Bandzeladze
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1985
7. Hoàng Chí Bảo (1998), "Vài nét chung về nhân cách và nhân cách Hồ Chí Minh", Tạp chí Nghiên cứu lý luận, (6), tr.15-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài nét chung về nhân cách và nhân cách Hồ Chí Minh
Tác giả: Hoàng Chí Bảo
Năm: 1998
8. Hoàng Chí Bảo (2013), "Từ lời dạy của Bác đến chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp", Tạp chí Tuyên giáo, (01), tr.30-34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ lời dạy của Bác đến chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp
Tác giả: Hoàng Chí Bảo
Năm: 2013
9. Bjaznova (2005), Toàn cầu hóa và các giá trị dân tộc, Tài liệu phục vụ nghiên cứu, Viện thông tin khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn cầu hóa và các giá trị dân tộc
Tác giả: Bjaznova
Năm: 2005
10. Nguyễn Thanh Bình (2007), "Kinh tế thị trường và đạo đức người thầy hiện nay", Tạp chí Giáo dục, (177), tr.4-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế thị trường và đạo đức người thầy hiện nay
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Năm: 2007
11. Nguyễn Thanh Bình (2008), Xác định hệ thống các chỉ báo về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên Việt Nam hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ, Trường Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định hệ thống các chỉ báo về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên Việt Nam hiện nay
Tác giả: Nguyễn Thanh Bình
Năm: 2008
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1992), Quyết định số 278/QĐ ngày 21/2/1992 về Điều lệ Hội cha mẹ học sinh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 278/QĐ ngày 21/2/1992 về Điều lệ Hội cha mẹ học sinh
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 1992
13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 02/2008/QĐ-BGĐT ngày 22/01/2008 về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 02/2008/QĐ-BGĐT ngày 22/01/2008 về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2008
14. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT về Ban hành Điều lệ trường mầm non, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT về Ban hành Điều lệ trường mầm non
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2008
15. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2010
16. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Hội thảo Đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ ở giáo dục mầm non. Thực trạng và giải pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ ở giáo dục mầm non. Thực trạng và giải pháp
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2016
17. Bộ Giáo dục đào tạo (2016), Báo cáo tổng kết năm học 2015-2016, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết năm học 2015-2016
Tác giả: Bộ Giáo dục đào tạo
Năm: 2016
18. Bôrixơ Tarơtacốpxki (2000), Kĩ sư tâm hồn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kĩ sư tâm hồn
Tác giả: Bôrixơ Tarơtacốpxki
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2000
19. Phạm Thị Châu, Nguyễn Thị Oanh và Trần Thị Sinh (2001), Giáo dục học mầm non, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học mầm non
Tác giả: Phạm Thị Châu, Nguyễn Thị Oanh và Trần Thị Sinh
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2001
20. Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (Đồng chủ biên) (2003), Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (Đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w