1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Lep Tonxtoi

17 934 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 154 KB

Nội dung

Nó đưọc xem như là khúc ca về Xêvaxtôpôn thất thủ, là tang khúc dành cho những anh hùng bình dị trực tiếp chiến đấu và hy sinh, đồng thời cũng là đối khúc với thể chế đã trở thành nguyên

Trang 1

LEP TÔNXTÔI I.CUỘC ÐỜI VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC:

Lep Tônxtôi sinh ngày 28 tháng 8 năm 1828 , tại điền trang Iaxnaia Pôliana

Mẹ của nhà văn là Maria Vônkônxki rất giàu có, mất khi Lep Tônxtôi chỉ mới được

23 tháng tuổi

Cha của Lep Tônxtôi, ông Nicôlai Ilich Tônxtôi cũng mất khi Lep Tônxtôi lên chín tuổi Vì thế Lep Tônxtôi sớm mồ côi, phải sống với người cô họ Tachiana, người yêu cũ của cha Tônxtôi, người hy sinh cả đời cho gia đình Tônxtôi

Cũng như nhiều thiếu niên quý tộc khác, thuở nhỏ Lep Tônxtôi học tại nhà với các gia sư cho đến năm 16 tuổi

Lep Tônxtôi tự học rất nhiều Ông không chỉ đọc các tác phẩm của Hôme, Gớt, Puskin, Lecmôntôp mà còn đọc cả những công trình nghiên cứu triết học

Năm 16 tuổi Lep Tônxtôi thi vào khoa triết trường đại học tổng hợp Cadan nhưng trượt Ông phải thi chuyển tiếp lần nữa và được nhận vào học ở ban ngôn ngữ phương Ðông

Lep Tônxtôi không thích công việc học tập ở trường đại học và luôn bị trượt môn

Sử Năm 1845, ông chuyển sang học khoa Luật nhưng chỉ hai năm sau, khi ông 19 tuổi, ông đã bỏ học về quê Lep Tônxtôi kể lại: Tôi về quê, đọc Môngtexkiơ, việc đọc sách ấy

đã mở ra cho tôi thấy chân trời vô tận, tôi bắt đầu đọc Ruxô và bỏ trường đại học, chính vì tôi muốn học

Trở về Iaxnaia Pôliana, Lep Tônxtôi co ï330 nông nô Ông thấy mình phải có trách nhiệm với họ Ông tiến hành một số cải cách: mua máy đập lúa để giảm công sức nông nô, nâng mức sống của bần nông, giúp trung nông dựa vào phú nông để phát triển kinh tế Nhưng mọi dự định của Lep Tônxtôi đều không thực hiện được Nông dân tỏ thái độ không tin cậy đối với địa chủ

Lep Tônxtôi tiếp tục trăn trở tìm đường Ông không ở yên tại Iaxnaia Pôliana Có lúc ông định đi Xibia rồi lại thôi; có lúc ông lại đi Matxcơva sống cuộc sống buông thả vài tháng; rồi đi Pêtecbua trả thi tốt nghiệp; có lúc định gia nhập quân khinh kỵ; có lúc định nhận thầu một trạm bưu điện

Lep Tônxtôi bắt đầu ghi nhật ký từ năm 1847 Ông xem nhật ký như là nơi để phân tích và đấu tranh với chính bản thân mình Ðó chính là trường học, nơi hình thành phong cách, tích tụ kinh nghiệm văn chương chuẩn bị cho các sáng tác sau này

Những trang nhật ký đã mở đường cho phác thảo văn học đầu tiên của Lep

Tônxtôi Năm 1851 phác thảo Câu chuyện ngày hôm qua ra đưòi đánh dấu một bước tiến quan trọng trên con đường văn nghiệp của ông Tác phẩm này được Victơ Sclôpxki đánh giá là tác phẩm mở đầu cho thủ pháp dòng ý thức trong văn học, có ảnh hưởng lớn đến văn học phương Tây thế kỷ XX

Năm 1852, Lep Tônxtôi gia nhập quân đội và tham gia chiến đấu ở vùng núi

Capcaz Sau đó ông được điều đến thành phố Xêvaxtôpôn Chính tại đây Lep Tônxtôi đã thấy được tinh thần chiến đấu dũng cảm của người lính Nga bình thường, đồng thời ông cũng thấy được bọn sĩ quan bất tài bạo ngược và hám danh, sự bất lực của nước Nga chuyên chế trong chiến tranh Crưm

Năm 1854, truyện ngắn Xêvaxtôpôn tháng chạp ra đời Trong tác phẩm, cuộc sống trong thành phố được miêu tả dường như bình thường trên nền của một hoàn cảnh bất

Trang 2

thường Thành phố Xêvaxtôpôn dường như toát lên một sức mạnh tinh thần kỳ diệu- sức mạnh của tình yêu tổ quốc Tuôcghênhep đã khen Thật là tuyệt Ðọc bài đó tôi đã khóc, còn Nga hoàng thì rất thích thú và ra lệnh dịch ngay ra tiếng Pháp để đăng trên nhật báo Phương Bắc

Năm 1855, truyện ngắn Xêvaxôpôn tháng năm tiếp tục ra đời Trong tác phẩm này, với giọng văn bình tĩnh trang trọng Lep Tônxtôi đã chỉ ra những nỗi đau của chiến tranh và phán xét chính quyền chuyên chế Lep Tônxtôi không đưa ra những nhận xét riêng của mình mà khách quan ghi chép những cảm xúc, ngôn ngữ có khi trái ngược nahu của mỗi giới từ dân chíng đến nhà cầm quyền, từ hạ cấp đến thượng cấp, vì vậy mà truyện rất linh động xác thực

Cũng vào năm 1855, tryện Xêvaxtôpôn tháng tám ra đời Nó đưọc xem như là khúc ca về Xêvaxtôpôn thất thủ, là tang khúc dành cho những anh hùng bình dị trực tiếp chiến đấu và hy sinh, đồng thời cũng là đối khúc với thể chế đã trở thành nguyên nhân của thất bại trong chiến tranh

Với truyện Xêvaxtôpôn, Lep Tônxtôi lần đầu tiên kết hợp được tính tâm lý với tính

sử thi trong sáng tác của mình Ðó là những bước chuẩn bị tích cực cho sự ra đời của tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình

Cuối năm 1855, Lep Tônxtôi rời Xêvaxtôpôn về Pêtecbua, rồi về Iaxnaia Pôliana

Cuối những năm 50 Lep Tônxtôi viết Buổi sáng của một địa chủ, Thời thanh niên, Hạnh

phúc gia đình, Ba cái chết

Năm 1857, Lep Tônxtôi ra nước ngoài, đến Pháp, Anh, Thụy Sĩ, Ý, Ðức

Thế giới tư bản phát triển ở phương Tây làm Lep Tônxtôi đau lòng bởi những mâu thuẫn xã hội gay gắt, truyện ngắn Luyxernơ ra đời trong thời gian này đã thể hiện độ chính của quan điểm Tônxtôi về lịch sử Quan điểm này thực chất không phải là biện chứng triệt

để nhưng nó làm nên cảm hứng nhân đạo tràn ngập trong các sáng tác của ông

Sau cuộc cải cách nông nô 1861, Lep Tônxtôi quay trở lại nước Nga và nhận chức thẩm phán hòa giải Ông cố gắng bênh vực quyền lợi nông dân, nhưng điều đó lại đụng chạm đến quyền lợi của tầng lớp quý tộc Kết quả ông không được sự ủng hộ từ hai phía Ông chán nản, ông quyết định lấy vợ và quay lại sáng tác văn chương

Ðầu năm 1863, truyện Dân Côdắc được đăng báo Trong tác phẩm Lep Tônxtôi đã

sử dụng nhiều hồi ký ở Capcaz Tác phẩm giống như tự truyện: Một thanh niên quý tộc, chán cuộc sống nhàn tản, đến miền Capcaz sống với những người Côdắc chất phác rồi yêu một thiếu nữ Côdắc

Một số người, trong đó có Tuôcghênhep, nhận định được giá trị tác phẩm và không tiếc lời ca ngợi Tônxtôi cảm thấy hứng khởi Ông muốn viết một tác phẩm lớn hơn về những người tháng Chạp

Từ giữa những năm 50, Lep Tônxtôi nung nấu ý đồ viết một cuốn sách về con đường phát triển của nước Nga, về số phận và vai trò của nhân dân trong lịch sử, về mối quan hệ của những người quý tộc và nhân dân Ông nghiên cứu lại những sự kiện lịch sử lớn nhất đàu thế kỷ XIX, lựa chọn xem sự kiện anò có thể thể hiện được tinh thần ấy Trên

cơ sở đó, tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình ra đời

Ý đồ sáng tác Chiến tranh và hòa bình của Lep Tônxtôi trăn trở chuyển hóa từ

những phác thảo Ba thời kỳ, Những người tháng chạp, Những gì kết thúc đều tốt, Năm

1805 rồi trở thành tiên đề cho quyển tiểu thuyết bất hủ

Trang 3

Tháng 12 năm 1869, Lep Tônxtôi viết xong phần chung cuộc, ông bảo bạn thân là Fet Những cái tôi viết đây, không phải là tôi bịa ra đâu, tôi đã đau đớn rút từ trong ruột tôi

ra đấy

Sống sáu năm với các nhân vật trong truyện, khi hạ bút xuống, ông thấy bàng hoàng, lạc lõng, bơ vơ Ông nghĩ rằng mình cần phải có một thời gian nghĩ ngơi và đọc sách

Tháng 4 năm 1870, ý tưởng đầu tiên của Lep Tônxtôi về tiểu thuyết Anna

Karênina ra đời Trong nhật ký vợ của Lep Tônxtôi viết :hôm qua buổi tối anh ấy nói với

tôi rằng anh ấy đang hình dung ra một mẫu người phụ nữ đã có chồng xuất thân từ xã hội thượng lưu mà lại đánh mất chính mình Anh ấy nói rằng nhiệm vụ của anh ấy là miêu tả người phụ nữ này chỉ đáng thương mà không có lỗi Tuy nhiên phải ba năm sau, Lep Tônxtôi mới quay trở lại thực hiện ý đồ nghệ thuật ấy

Phác thảo đầu tiên của Anna Karênina được viết xong trong vòng 50 ngày năm

1873, bốn năm sau, năm 1877 Anna Krênina ra mắt bạn đọc

Lep Tônxtôi xác định tư tưởng chủ yếu của Anna Karênina là tư tưởng gia đình Và thông qua tư tưởng gia đình đó, ông muốn phản ánh bản chất xã hội

Anna Karênina ra đời thể hiện những ý tưởng chủ quan lẫn khách quan của Lep Tônxtôi Ðó là một sự đột phá cách tân táo bạo hình thức tiểu thuyết, đi sâu vào miêu tả tâm lý và kết hợp với triết lý Tất cả những điều đó một lần nữa khẳng định tài năng và vị trí của Lep Tônxtôi trên văn đàn văn học Nga và thế giới

Ana Karênina thể hiện không chỉ cái nhục của của Lep Tônxtôi đối với thực tại nước Nga đương thời, nó đồng thời là sự bộc lộ cao nhất những suy tư, dằn vặt và khát vọng của ông về một xã hội tốt đẹp Tiểu thuyết Ana Karênina kết thúc bằng những câu hỏi không lời đáp vốn dằn vặt Lep Tônxtôi suốt đời: Con đường đến với nhân dân phải như rhế nào ? Phải thay đổi xã hội và gia đình ra sao ?

Sau khi khi viết xong Ana Karênina, Lep Tônxtôi chuyển sang viết những tác phẩm

chính luận : Nghiên cứu thần học giáo điều ( 1879-1880 ), Phúc âm giản yếu

(1880-1881 ), Lời tự thú ( 1879-1882 )

Năm 1881, Lep Tônxtôi chuyển về Matxcơva Ở đây ông tiếp xúc trực tiếp với cuộc

sống đô thị Ông thấy rõ cuộc sống xa hoa lộng lẫy của giới quý tộc thủ đô và cuộc sống nghèo khổ của những con người dưới đáy xã hội Mâu thuẫn trong con người ông ngày càng gay gắt Trong Lời tự thú Lep Tônxtôi viết : Ý tưởng tự sát đến với tôi cũng tự nhiên như ý tưởng làm cho cuộc đời mình tốt hơn trước đây Yï tưởng đó lôi cuốn tôi tới mức tôi buột phải thực hiện một số biện pháp với tôi để tránh tiến hành nó quá vội vã Lep Tônxtôi ngày càng nổi loạn Ông chống lại tất cả những gì từng là máu thịt của mình, ông chống lại Puskin, Tuôcghênhep, cả bản thân mình Ông phủ nhận cả Chiến tranh và hòa bình và

Anna Karênina

Từ giữa những năm 80, Lep Tônxtôi thoát dần ra khỏi khủng hoảng tư tưởng và

vươn đến những đỉnh cao mới trong nghệ thuật Năm 1886, vở kịch Quyền lực của bóng

tối ra đời, phản ánh bi kịch đồng tiền đang phá hủy mọi nền tảng đạo đức xã hội

Cũng năm 1886, truyện vừa Cái chết của Ivan Ilich ra đời Trong tác phẩm này Lep Tônxtôi đặt ra vấn đề ý nghĩa cuộc sống và cái chết Nó được viết với một văn phong mới mẻ, giản dị và rạch ròi: Nhiều mối quan hệ dường như được đơn giản đi, phân rõ trắng đen

Trang 4

Trong 10 năm, từ 1889 đến 1899, Lep Tônxtôi tập trung vào tiểu thuyết Phục sinh

Nhận xét về tác phẩm này, nhà thơ Blôc đánh giá nó là Lời di huấn của thế kỷ đang qua

với thế kỷ mới

Tác phẩm Phục sinh ra đời đã phá vỡ khuôn khổ tiểu thuyết truyền thống vốn dựa trên tình yêu và những vấn đề gia đình Phục sinh được xây dựng như một tiểu thuyết xã hội phản ánh những vấn đề bức thiết của thời đại, nhân loại Nó không chỉ là tòa án đối với cuộc sống của một hay một số người mà là tòa án đối với cả chế độ hiện hành, đồng thời là bài ca về sự phục sinh của con người

Những năm đầu thế kỷ XX, Lep Tônxtôi vẫn tiếp tục viết không biết mệt mỏi

Những tác phẩm cuối đời của ông là: Ðừng giết, Và ánh sáng soi rọi trong bóng tối,

Khatgi Murat, Sau lễ hội, Tôi không thể im lặng

Lep Tônxtôi đạt đến đỉnh cao vinh quang, nhưng những mâu thuẫn trong lòng ông

cũng không được giải quyết, bi kịch gia đình trở nên ngày một nặng nề

Vào lúc 5 giờ sáng đêm 27 rạng 28 tháng 10 năm 1910, Lep Tônxtôi bỏ nhà ra đi cùng với người bác sĩ thân tín của mình là Ðusan Macôvixki Dọc đường ông bị cảm nặng Ngày 7 tháng 11 năm 1910, Lep Tônxtôi qua đời

II TÁC PHẨM CỦA LEP TÔNXTÔI:

Từ nửa sau những năm 50 Tônxtôi nung nấu ý đồ viết một tác phẩm văn học về con đường phát triển của nước Nga, về số phận và vai trò của nhân dân trong lịch sử, về mối quan hệ giữa những người quý tộc và nhân dân Ông bỏ nhiều công sức để nghiên cứu lại những sự kiện lịch sử lớn nhất đầu thế kỉ XIX, chọn lọc xem sự kiện nào có thể thể hiện được tinh thần ấy

Ý đồ sáng tác cuốn sách Chiến tranh và hoà bình của Tônxtôi trăn trở chuyển hoá

từ những phác thảo Ba thời kì, Những người tháng Chạp, Những gì kết thúc tốt đều tốt,

Năm 1805 Trong 6 năm, Tônxtôi viết đi viết lại cuốn tiểu thuyết này đến bảy lần Ông dồn

hết tâm huyết để nghiên cứu những chuyên luận lịch sử, quân sự, thư từ, hồi kí của những người chứng kiến sự kiện, trò chuyện trực tiếp với họ Tônxtôi suy ngẫm, đắm mình trong những sự kiện của quá khứ, dùng quá khứ để giải thích hiện tại và từ tầm cao của suy ngẫm hiện tại phân tích lại quá khứ Tônxtôi không ngừng làm việc, viết rồi xoá, xoá rồi viết, chọn lựa hàng trăm phương án, hàng nghìn cách kết hợp Năm 1869 tiểu thuyết vĩ đại

Chiến tranh và hoà bình ra đời

Chiến tranh và hoà bình thực sự là tác phẩm có một không hai trong văn học thế

giới TônxTôi tuyên bố: Ðây không phải là tiểu thuyết, cũng không phải trường ca, càng không phải là biên niên sử Chiến tranh và hòa bình là điều mà tác giả muốn nói và đã có thể diễn đạt được trong hình thức diễn đạt của nó

Tư tưởng chủ đạo của Chiến tranh và hoà bình được thể hiện tập trung qua biến cố lịch sử 1812 chống quân xâm lược Pháp, đó là chủ đề nhân dân và nhân dân tính Nhân dân và nhân dân tính là chủ đề trung tâm, quán xuyến toàn bộ tác phẩm Bên cạnh chủ đề

Trang 5

trung tâm, Chiến tranh và hoà bình còn có chủ đề về giai cấp quí tộc Nga cùng với đời sống sinh hoạt của họ trong thời kì chiến tranh và hoà bình từ 1805- 1820 Nhưng đó

không phải là chủ đề tách rời chủ đề trung tâm mà bổ sung và là những khía cạnh biểu hiện chủ đề trung tâm

Chủ đề thứ ba của tác phẩm, đó là cách giải thích và đánh giá lịch sử Theo Lep Tônxtôi, là một tác phẩm viết về quá khứ, thì mỗi sự kiện lịch sử cần thiết phải thông qua con người để giải thích, và cần tránh biểu hiện lịch sử theo kiểu cổ xưa Thông qua việc tái hiện số phận và bước đường đời của các nhân vật chính mà lịch sử nước Nga xa xưa được tái hiện và giải thích thông qua tất cả những con người tham gia những biến cố lịch sử của

Trong tác phẩm, giai cấp quý tộc đương thời được chia làm hai loại: Loại quý tộc kinh đô, từ nhà vua đến bọn quan lại cao cấp nhất đều là những nhân vật phản diện, mất hết bản sắc dân tộc, thờ ơ với vận mệnh mất còn của đất nước, mà phòng khách của bà Anna Sêre là bức tranh tiêu biểu, nổi bật nhất là gia đình công tước đại thần Valixi Kuraghin, tổng trấn Raxtôpsin

Loại quý tộc trại ấp tương đối tiến bộ còn quan tâm đến số phận của đất nước, nêu cao ý thức trách nhiệm là nghĩa vụ đối với đất nước trước họa xâm lăng Ðại diện cho họ là gia đình công tước Nicôlai Bônkônxki, lão bá tước Ilia Rôxtôp và các tướng lĩnh hết lòng phục

vụ tổ quốc, nêu cao truyền thống yêu nước

Nhân vật trung tâm của toàn bộ tiểu thuyết anh hùng ca Chiến tranh và hòa bình

chính là nhân dân Ở đây, chúng ta chưa thấy Tônxtôi xây dựng được những nhân vật điển

hình xuất thân từ nhân dân Song hình tượng nhân dân được nhà văn thể hiện một cách sinh động phong phú ở nhiều cung bật khác nhau Trong số 559 nhân vật có thể đếm được trong tác phẩm có đến 200 nhân vật xuất thân từ nhân dân Hình tượng nhân dân ở đây hiện lên những con người yêu nước một cách thiết tha nhưng giản dị, bình thường Họ không hề nghĩ đến gươm giáo nhưng khi giặc đến thì họ bất chấp tất cả để bảo vệ nơi chôn nhau cắt rốn, tiêu diệt kẻ thù bằng bất cứ hình thức nào có thể

Có thể nói, trong khi miêu tả các chiến sự, các trận đánh đẫm máu, những cảnh sinh hoạt trong quân đội, trong các đội du kích nhân dân, thông qua bút pháp hiện thực và tôn trọng hiện thực, thông qua phân tích tâm lí và tôn trọng bản chất sâu xa của con người khi miêu tả, Tônxtôi đã sáng tạo được những bức tranh thấm nhuộm màu sắc dân tộc Nga, đã

vẽ nên những nét sắc sảo về tinh thần nhân dân Nga, nông dân Nga, giản dị, nhân hậu, yêu nước, biểu lộ trong những nét tâm lý cá nhân rất khác nhau của quần chúng tham gia chiến đấu

Lấy một ví dụ, đêm trước trận Bôrôđinô, viên đại úy Timôkhin đã nói với Andrây

và Pie Bây giờ còn sợ chết hay sao? Binh sĩ trong tiểu đoàn tôi không chịu uống rượu

Vôtka Họ nói bây giờ không phải là lúc chè chén (Chiến tranh và hòa bình, III 1329) Còn

đối với những tân binh phục vụ chiến trường, họ đã quyết tâm" để chuẩn bị đương đầu với

cái chết ngày mai, họ đã mặc áo sơ mi trắng" (Chiến tranh và hòa bình,III 1309 )

Trang 6

Trên chiến trường Bôrôđinô " Quân đội đã chiến đấu với một tinh thần anh dũng không thể tưởng tượng được Các trận địa pháo chuyển từ tay này sang tay khác và kết quả là không có nơi nào quân địch giành được thắng lợi, chúng cũng không tiến được bước nào mặc dầu lực lượng chúng mạnh hơn" Chính Kutudôp đã nhận định về quân đội, những người lính bình thường - của mình như vậy

Nhân dân trong Chiến tranh và hòa bình đã thật sự trở thành hình tượng cơ sở trong toàn bộ tác phẩm đồng thời nhân dân cũng là nguồn cảm hứng chủ đạo trong lí tưởng thẩm

mĩ của Tônxtôi Dưới mắt Tônxtôi, nhân dân chính là thước đo cơ bản nhằm đánh giá tình cảm, tư tưởng, phẩm chất đạo đức cũng như ngôn ngữ và hành động của mỗi người trong

hệ thống 559 nhân vật Ðối vơí Tônxtôi, sức mạnh cách mạng là ở nhân dân chứ không phải ở giai cấp quý tộc

Tuy nhiên, tính nhân dân ở Chiến tranh và hòa bình thuộc về tính dân tộc chứ không phải mang tính giai cấp

Trong các nhân vật lịch sử được Tônxtôi thể hiện, nổi bật nhất là Napôlêông và Kutudôp Ðó là hai danh tướng đã đối đầu nhau trong hai cuộc chiến tranh lớn, làm thành hai hình tượng tương phản gay gắt

Napôlêông được Tônxtôi xây dựng thành một hình tượng văn học có tính cách ổn định Ðầu tiên, Napôlêông hiện lên như một nhà chỉ huy tài ba lỗi lạc Và từ vinh quang của tài năng và quyền lực, Napôlêông trở thành một con người ham quyền lực, ham danh vọng, nuôi một giấc mơ điên rồ là thống trị toàn bộ thế giới, gom cả nhân loại vào trong tay mình, tưởng rằng tài ba uy tín của cá nhân mình có thể tha hồ chi phối vận mệnh các dân tộc Napôlêông từ một thiên tài đã trở thành một con người nhỏ bé, ti tiện vì chính lòng kiêu ngạo ích kỉ không bờ bến của mình

Trong tác phẩm, Napôlêông được miêu tả như một tên hề đang diễn trên sân khấu, hắn luôn luôn đóng kịch, luôn luôn lấy điệu bộ này, làm cử chỉ kia, không bao giờ đi đứng nói năng một cách tự nhiên Hắn xem quân lính như những công cụ riêng của mình, như những

kẻ có bổn phận lao vào chỗ chết theo một cái vẫy tay, một cử chỉ nhỏ nhặt của mình Hắn khinh miệt họ, tàn nhẫn với họ và luôn luôn dùng những thủ đoạn để lừa bịp họ Sau khi miêu tả và phản ánh bản chất bên trong con người này, Tônxtôi cho rằng Napôlêông chẳng phải là thiên tài mà chỉ là một công cụ vô nghĩa trong tay lịch sử

Ðối với Lep Tônxtôi, Kutulôp không phải là một nhân vật lý tưởng Những nét Tônxtôi đã gắn cho nhân vật này từ khi mới xây dựng dàn ý vẫn tiếp tục tồn tại trong tác phẩm Ðó là những nét tính cách như háu sắc, láo cá và không trung thành Tuy nhiên những nét ấy chỉ trở thành một phần của tính cách Kutulôp Tính cách Kutulôp được tổng hợp lại ở một điểm là vị tướng này biết phục tùng ý chí của nhân dân, nhận thức được tình cảm của nhân dân và đi sâu vào tinh thần của quân đội

Kutulôp vốn tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân, nên đã không dựa vào những

lý thuyết quân sự cổ điển, mà dựa vào nhân dân, dựa vào thiên thời địa lợi, cũng như tinh thần của binh sĩ Mặt dù Tônxtôi có một quan niệm chưa chín về lịch sử, cho nên ông đã ít

Trang 7

nhiều phủ nhận vai trò của cá nhân Kutulôp trong chiến tranh vệ quốc Tuy nhiên, dưới ngòi bút hiện thực, Kutulôp chính là một tướng lĩnh nhân dân chân chính Cái vĩ đại của các vị tướng là ở chỗ mục đích ông tự đặt ra cho mình chính là nguyện vọng của nhân dân, sức mạnh của ông là ở chỗ ông là hiện thân của tư tưởng, tình cảm và ý chí của nhân dân

Trong Chiến tranh và hòa bình Tônxtôi đã phát triển phương thức truyền đạt cái chung, cái "tất cả" thông qua việc miêu tả cái riêng, số phận của mỗi cá nhân Ông miêu tả con người như dòng sông" mà tất cả dòng sông đều đổ ra biển cả Sự phát triển của các nhân vật trung tâm trong Chiến tranh và hòa bình như: Pie Bêdukhôp, Anđrây Bônkônxki, Natasa Rôxtôva mỗi người một vẻ, nhưng cùng một hướng Thực chất, đó là những con đường khác nhau của mỗi cá nhân tìm đến chân lí chung, đến lẽ sống vì mọi người

Cũng giống như bản thân Tônxtôi các nhân vật trung tâm trong Chiến tranh và hòa

bình đều xuất thân từ tầng lớp qúy tộc, trên con đường tìm chân lí cho những phút giây

lầm lỡ, sa ngã, thất vọng trong các thế giới mù xám của xã hội thượng lưu, của những Êlen, Anatôn, Anna Sêre, Vaxili Kuraghin Nhưng họ cũng có những phút giây bình tỉnh, hạnh phúc, thấu hiểu ý nghĩa của cuộc sống Ðặt biệt trong chiến tranh vệ quốc, các nhân vật qúy tộc đã kề vai sát cánh bên những người lính nông dân hiện thân cho tất cả chất Nga như Platôn Karataep, như người du kích" hữu ích và quả cảm nhất" Tikhôn, như những sĩ quan bình dị mà anh hùng Timôkhin, Tursin Họ hiểu ra rằng cuộc sống con người thật sự

có giá trị khi kề vai sát cánh bên nhau, gạt sang một bên lòng kiêu hãnh, những suy nghĩ ích kỉ

Anđrây Bônkônxki là một người trung thực, thông minh và có nghị lực Chàng thấy rõ những sự hèn nhát của bọn thượng lưu, qúy tộc ở thủ đô và không giấu giếm lòng khinh miệt đối với họ cũng như sự chán nản đối với cuộc đời vô nghĩa mà chàng đang phải sống

ở giữa đám người ngu xuẩn, giả dối, vụ lợi, hám danh

Anđrây muốn sống cho có ý nghĩa Chàng muốn tìm cho mình một lý tưởng cao đẹp Vì vậy chàng vào quân đội, không phải để có địa vị mà để cùng chiến đấúu bên cạnh binh sĩ Chàng mơ ước "một trận Tulông" có thể đem lại vinh quang cho chàng như Napôlêông

Nhưng sau khi bị thương trong trận Aosteclich và thất vọng về những hư vinh quân sự, về thần tượng Napôlêông, Anđrây trở về điền trang cố tìm cách cải thiện cuộc sống của nông dân, thực hiện những cải cách tiến bộ Sau đó chàng làm việc bên cạnh Spêranxki Nhưng Anđrây vẫn chưa tìm thấy lối thoát cho tư tưởng của mình

Những tưởng Anđrây có thể tìm được hạnh phúc trong tình yêu với Natasa, nhưng tên bất lương của xã hội thượng lưu Anatôn đã phá vỡ hạnh phúc đó Anđrây đã phải trải qua một thời gian khủng hoảng tinh thần trầm trọng, để sau đó chàng tìm thấy hạnh phúc trong cuộc sống và tình yêu của nhân dân trong cuộc đấu tranh cho nhân dân và tổ quốc

Kết cục, Anđrây chết vì một vết thương trong trận Bôrôđinô, nhưng trong những giờ phút hấp hối, trong lòng chàng đã lóe lên những niềm vui vĩnh cữu trong tình yêu và cuộc sống của nhân dân

Trang 8

Pie Bêdukhôp cũng là một thanh niên qúy tộc nhưng lại là một người trong trắng, nhân hậu, tuy có những nhược điểm, nhưng luôn phục thiện, luôn luôn vươn tới chân lý, tìm về với ý nghĩa cuộc sống Pie háo hức hấp thụ những tư tưởng tự do của cách mạng pháp và vốn có một tâm hồn mơ mộng viển vong Pie khi thì mơ ước thực hiện chế độ cộng hòa ở Nga, khi thì muốn làm Napôlêông

Pie luôn luôn đi tìm sự "yên tĩnh tinh thần, tìm sự thỏa thuận với bản thân mình và

đó là nét đặc trưng chủ yếu của chàng

Tất cả con đường sống của Pie là một quá trình tìm tòi ý nghĩa của cuộc sống, một cuộc sống mà ở đó chàng có thể thỏa mãn về mặt tinh thần Chính vì thế Pie đã tìm đến tôn giáo, gia nhập hội Tam điểm, hòa mình vào cuộc sống ăn chơi, chè chén của xã hội thượng lưu Nhưng tất cả những cái đó đều đem đến cho chàng một sự thất vọng ê chề

Ðến khi dự trận Bôrôđinô, Pie đã thật sự xúc động trước lòng dũng cảm phi thường của binh sĩ, chàng bắt đầu thấy yêu mến họ, bắt chước họ và cảm thấy tin yêu vào cuộc sống

Khi bị Pháp bắt, Pie có dịp là quen với Platôn Karataiep Chính vẻ đẹp tâm hồn và

lý tưởng của Karataiep đã giúp Pie khôi phục được "cái thế giới trước đây bị sụp đổ bây giờ lại nảy nở trong lòng chàng đẹp đẽ hơn dựa trên những nền móng mới mẽ, chắc chắn không gì lay chuyển nổi Tuy vậy, Karataiep không khỏi không để lại trong Pie những ảnh hưởng tiêu cực mãi về sau bước vào hoạt động cách mạng Pie mới khắc phục được

Hành động của Pie (tham gia chiến đấu, hoạt động cách mạng ) tiêu biểu cho tư tưởng của các nhà cách mạng tháng Chạp Họ có ưu và cả nhược điểm Ghecxen đã đánh giá:" họ là những người dũng cảm từ đầu đến chân , họ không đứng về phía chính phủ cũng không đứng về phía nhân dân

Tóm lại, Pie Bêdukhôp và Ađrây Bônkônxki là hai tính cách điển hình cho tầng lớp quý tộc tiến bộ trong một giai đoạn lịch sử đầy biến cố trọng đại từ 1805 đến 1825 Ðiều chủ yếu trong họ là ở chổ, tuy vẫn mang đậm màu sắc quý tộc, nhưng họ luôn luôn muốn vươn lên, muốn thoát khỏi thế giới thượng lưu Vừa thể hiện được bản chất giai cấp qúy tộc, vừa thể hiện được bản sắc dân tộc Nga, tính cách của Anđrây và Pie có nhiều nét đồng điệu và không ít nét tương phản Song cả hai đều bổ sung cho nhau, đều là những người thanh niên ưu tú được nhân dân tiếp sức trong cuộc chiến đấu vĩ đại và họ đã trở thành anh hùng của nhân dân, trở thành nhân vật trung tâm của tác phẩm

Cuộc đời các nhân vật trung tâm của Chiến tranh và hoà bình diễn ra trước mắt người đọc một cách trọn vẹn, với tất cả những màu sắc phong phú của quá trình "biện chứng của tâm hồn" họ, những số phận cá nhân ấy liên hệ với nhau một cách hữu cơ và cùng với số phận của 550 nhân vật khác diễn biến trên dòng sự kiện lịch sử đang lôi cuốn toàn dân tộc Ðó là những hình tượng kết tinh những quan sát sâu sắc nhất của Tônxtôi về con người, về thời đại

Trang 9

Trong khi đi sâu vào miêu tả bản chất con người, Tônxtôi chú ý đến tính chất động của nhân cách," biện chứng pháp của tâm hồn" Cuộc sống tinh thần của các nhân vật là một quá trình phức tạp diễn ra trong sự thống nhất và đấu tranh giữa các tâm trạng, các tư tưởng khác nhau Nhân vật của Tônxtôi sống, yêu thương, đau khô,ø tìm tòi, ngờ vực, lầm lẫn, tin tưởng Trong họ có lúc là thiên thần, có khi là ma quỷ

Khắc họa hình tượng Ðôlôkhôp, đó là một thanh niên ngỗ ngược, vô lương tâm, chơi bời vong mạng, nhưng đó cũng là con người thẳng thắn, dũng cảm, một người con có hiếu, có những tình cảm nồng nàn, cảm động đối với mẹ và về sau là một chiến sĩ phục thù của nhân dân đáng ca ngợi

Trong khi miêu tả các nhân vật cũng như các sự kiện, các cảnh sinh hoạt, các môi trường xã hội, Tônxtôi thích dùng thế tương phản như Napôlêông và Kutudôp, Natasa và Maria, gia đình Kuraghin và gia đình Rôxtôp Những cảnh tượng tương phản như chiến tranh và hòa bình, tử vong và sinh nở, cảnh thiên nhiên sinh động và cảnh trang trí giả tạo

Ngoài ra Tônxtôi còn xây dựng những nhân vật song hành như cha con Bônkônxki, Natasa và Nicôlai Rôxtôp, Êlen và Anatôn Tất cả sự đối lập đó thể hiện quan niệm của Tônxtôi về những lực lượng đối lập trong xã hội đương thời

Về nghệ thuật xây dựng và khắc họa tính cách - tâm lý nhân vật, Tônxtôi đã sử dụng rất đa dạng và phong phú những phương thức thể hiện nhằm phản ánh một cách chân thật, cụ thể, sinh động hình tượng

Trước hết những nhân vật chính trong Chiến tranh và hoà bình hoặc là những nhân vật lịch sử hoặc cũng là những người đã thật sự hiện hũu trong gia đình Tônxtôi Có thể khẳng định - ở một mức độ nhất định - Tônxtôi có đủ nguyên mẫu để xây dựng hình tượng Chúng ta có thể thấy nhân vật Anđrây Êvit Rôtôp chính là ông nội của nhà văn, công tước Nicôlai Bônkônki chính là ông ngoại tác giả Maria Bônkônki chính là mẫu thân của tác giả Còn cô Sônia chính là em họ của tác giả

Sau khi đã có nguyên mẫu nhân vật, Tônxtôi đã dùng những phương thức đặt biệt

để khắc họa tính cách nhân vật, ông dùng 4 phương thức phổ biến sau:

- Tả bề ngoài của nhân vật, ông tìm những nét đặt biệt của nhân vật rồi lặp đi lặp lại, nhằm khắc sâu vào trí nhớ người đọc Chẳng hạn như miêu tả vợ của Anđrây, Tônxtôi miêu tả 5 lần chi tiết "công tước phu nhân nhỏ nhắn có môi trên hơi ngắn cong lên, phủ lông tơ, để hở hàm răng trắng ngà

- Tả tính tình của nhân vật, ông dùng thuật gián tiếp, để cho các nhận vật khác nhận xét về nhân vật đó, từ đó chúng ta có thể thấy nhiều khía cạnh của tính cách nhân vật

đó Chẳng hạn, trong Chiến tranh và hoà bình, Anđrây dưới con mắt của giới quý tộc thì

đó có là người khinh khỉnh, còn trong con mắt của Pie thì đó là một người học rộng, đứng đắn, có lý tưởng

Trang 10

-Tônxtôi cho tâm lý các nhân vật thay đổi tùy theo hoàn cảnh và thời gian Tônxtôi hiểu hơn ai hết về phép biện chứng tâm hồn, chính vì thế nhân vật của ông rất chân thật, rất mâu thuẫn, rất phong phú

- Tônxtôi dùng thuật song hành và tương phản để khắc họa nhân vật

Về phương diện kết cấu, tiểu thuyết Chiến tranh hòa bình là sự thống nhất giữa chuyện kể lịch sử cùng với chủ nghĩa anh hùng của nhân dân Nó tạo nên mọi tình tiết trong cốt truyện và được hình tượng hóa trong quá trình kết cấu của tác phẩm

Cốt truyện Chiến tranh và hoà bình được xây dựng trên hai biến cố lịch sử chủ yếu đầu thế kỉ XIX Các chuyện kể và các tuyến cốt truyện được xây dựng tập trung xung quanh hai biến cố đó Tác phẩm được chia làm 4 tập, có nội dung và đặc điểm riêng, nhưng vẫn thống nhất với nhau

Về mặt ngôn ngữ, Tônxtôi đã tiếp tục sự phát triển của ngôn ngữ văn học từ Puskin, Lecmôntôp cho đến Gôgôn Ông đã cố gắng sử dụng ngôn ngữ trong sáng của nhân dân để phản ánh những sự việc, những suy nghĩ, cảm xúc phức tạp Tuy vậy, tác giả cũng dùng đến những yếu tố ngôn ngữ đầu thế kỷ XIX nhằm gợi lại dư âm của thời đại Nhiều từ ngữ và cách đặt câu nhắc nhở lại ngôn ngữ của thời đại Puskin Giọng kể chuyện biến chuyển không ngừng theo đối tượng tự sự

Chủ nghĩa hiện thực của Tônxtôi cũng biểu lộ rõ trong cách dùng các phương tiện

mô phỏng của ngôn ngữ trong tiểu thuyết Chẳng hạn lối so sánh phòng khách của Anna Sêre như một xưởng dệt, so sánh những người khách xung quanh Bagrachiôn như những hạt lúa dồn lại giữa sàng, so sánh nụ cười đau khổ, khó khăn của Natasa như một cánh cửa đang hé mở Tất cả những so sánh có tác dụng giúp người đọc hình dung được một cách

cụ thể những điều phức tạp mà nhà văn miêu tả

Ðể miêu tả và trình bày cho thật chính xác sự việc và tâm trạng các nhân vật, Tônxtôi không ngần ngại dùng những câu nặng nề chồng chất nhiều mệnh đề phụ Dù ông trau chuốt hành văn công phu, nhưng Tônxtôi không vì thế mà đánh mất nội dung cần miêu tả

KẾT LUẬN:

Chiến tranh và hòa bình là một tác phẩm anh hùng ca hiện đại Ðó là sự sáng tạo mới mẻ duy nhất của thể loại tiểu thuyết anh hùng ca không chỉ đối với văn học Nga và cả văn học thế giới ở thế kỷ XIX, kể từ thời Hômer đến nay

Chiến tranh và hoà bình đã có ảnh hưởng rất lớn lao đối với sự phát triển của văn

học Xô Viết và văn học Tây Âu Các nhà văn như M.Goocki, Sôlôkhôp, Êrenbua đã tiếp tục truyền thống nghệ thuật của Tônxtôi Từ khi ra đời đến nay, bộ tiểu thuyết đã được xuất bản hàng nghìn lần bằng nhiều thứ tiếng trên thế giới, nhất là trong đại chiến thứ hai, điều đó cũng nói lên ý nghĩa lớn lao của Tônxtôi đối với sự phát triển văn hóa của toàn thể nhân loại tiến bộ

Ngày đăng: 13/09/2013, 01:10

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w