1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát triển năng lực thực hành cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam (từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX) ở trường THPT trên địa bàn tỉnh quảng nam (chương trình chuẩn)

137 98 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 137
Dung lượng 3,08 MB

Nội dung

Phát triển năng lực thực hành cho học sinh trong dạy họcLịch sử thông qua việc tăng cường tổ chức các hoạt động, hành động học tập cho họcsinh là biện pháp đa dạng hóa các hình thức dạy

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TỈNH QUẢNG NAM (chương trình chuẩn)

Sinh viên thực hiện : Trương Công Hoài Thư

Người hướng dẫn : Ths Trương Trung Phương

Đà Nẵng, 4/2018

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu nhà trường và quý thầy cô giáo tại các trường THPT trên địa bàn Quảng Nam đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để em thực nghiệm đề tài trong suốt quá trình làm khóa luận.

Em chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.

Em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến phòng học liệu khoa Lịch sử, thư viện trường Đại học sư phạm Đà Nẵng, thư viện tổng hợp Đà Nẵng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình tiếp cận các nguồn tài liệu.

Để hoàn thành khóa luận này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Th.s Trương Trung Phương, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp.

Trong quá trình làm khóa luận, do hạn chế về thời gian, đồng thời trình độ lý luận còn hạn chế nên báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong quý thầy, cô lượng thứ Kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp.

Đà Nẵng, ngày 24 tháng 4 năm 2018

Sinh viên thực hiện

Trương Công Hoài Thư

Trang 3

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ

Bảng 3.1: Niên biểu tổng hợp phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ

1858 – cuối thế kỉ XIX……… 37

Hình 3.1: Lược đồ khởi nghĩa Yên Thế……… 38

Hình 3.2: Lược đồ khởi nghĩa Hương Khê……… 42

Sơ đồ 3.1: Tình hình Việt Nam trước khi Pháp xâm lược……… 39

Trang 4

CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4

4.1 Mục đích nghiên cứu 4

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 5

5.1 Nguồn tư liệu 5

5.2 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Đóng góp của khóa luận 6

7 Bố cục của đề tài: 6

NỘI DUNG 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HÀNH CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT 7

1.1 Cơ sở lí luận 7

1.1.1 Khái niệm năng lực 7

1.1.2 Quan niệm thực hành, thực hành lịch sử 8

1.1.3 Đặc điểm của kiến thức lịch sử và nhận thức lịch sử của học sinh 9

1.1.4 Vai trò, ý nghĩa của việc phát triển năng lực thực hành cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT 11

1.2 Cơ sở thực tiễn 15

1.2.1 Mục đích điều tra 15

1.2.2 Đối tượng điều tra 15

1.2.3 Nội dung điều tra 16

1.2.4 Kết quả điều tra 16

CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG BÀI HỌC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Trang 6

NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX) Ở TRƯỜNG THPT (CHƯƠNG TRÌNH

CHUẨN) 18

2.1 Nội dung cơ bản phần lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX 18

2.2 Năng lực thực hành cần phát triển cho học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường THPT 24

2.3 Xây dựng hệ thống bài học phục vụ phát triển năng lực thực hành cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam (1858 đến cuối thế kỉ XIX), ở trường THPT (chương trình chuẩn) 27

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HÀNH CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ NĂM 1858 CUỐI THẾ KỈ XIX) Ở TRƯỜNG THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) 29

3.1 Yêu cầu khi phát triển năng lực thực hành lịch sử cho học sinh 29

3.2 Một số biện pháp phát triển năng lực thực hành cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX) ở trường THPT (Chương trình chuẩn) 32

3.2.1 Hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức về phương pháp thực hành lịch sử 32 3.2.2 Hướng dẫn luyện tập các kĩ năng thực hành lịch sử 35

3.2.2.1 Kĩ năng lập niên biểu lịch sử 35

3.2.2.2 Kĩ năng xây dựng và sử dụng bản đồ lịch sử 37

3.2.2.3 Kĩ năng vẽ sơ đồ lịch sử 39

3.2.2.4 Kĩ năng tìm hiểu và tập trình bày một vấn đề lịch sử 40

3.2.2.5 Kĩ năng khai thác kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử 41

3.2.2.6 Kĩ năng sử dụng máy tính và khai thác tài liệu trên mạng Internet 43

3.2.2.7 Kĩ năng thực hành ngoại khóa môn lịch sử 45

3.3 Thực nghiệm sư phạm 47

3.3.1 Mục đích thực nghiệm 47

3.3.2 Đối tượng, thời gian thực nghiệm 47

3.3.3 Nội dung và phương pháp tiến hành 47

3.3.4 Kết quả thực nghiệm 48

KẾT LUẬN 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

PHỤ LỤC P1

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong giáo dục nói chung, dạy học lịch sử nói riêng việc phát triển năng lực chohọc sinh là hết sức cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụcho quá trình phát triển đất nước Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cậnnăng lực người học là trào lưu tích cực đã và đang diễn ra trong ngành giáo dục Thựcchất của trào lưu này là hướng toàn bộ quá trình dạy học vào người học trên cơ sở vậndụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm khai thác tối đa tiềm năng trí tuệ, tínhtích cực và sự sáng tạo của họ

Tồn tại ở trường phổ thông với tư cách là một khoa học, môn lịch sử có chứcnăng và nhiệm vụ rất quan trọng trong hệ thống giáo dục Thông qua học tập Lịch sử,bức tranh quá khứ được khôi phục một cách chính xác, khoa học, những nút thắt lịch

sử dần được tháo gỡ, kích thích tư duy của học sinh không ngừng phát triển Tính khoahọc của bộ môn đòi hỏi kiến thức lịch sử không chỉ dừng lại ở việc miêu tả vẻ bề ngoàicủa sự kiện, mà còn phải đi sâu vào giải thích chúng, chỉ ra bản chất bên trong của sựkiện, hiện tượng lịch sử

Hiện nay, “thực hành” trong dạy học LS ở trường trung học phổ thông còn ítđược sử dụng, một số người quan niệm Lịch sử là một môn học thuần túy lý thuyết,chỉ là những câu chuyện với kiểu học thuộc lòng, cho rằng học lịch sử không cần bàitập, không cần thực hành và nếu có thì chủ yếu là tập trung vào việc rèn luyện các bàitập Lịch sử Sự nhận thức chưa đúng đắn này không chỉ làm hạn chế hiệu quả bài học

mà còn thực hiện không đúng những tính chất, nguyên lí giáo dục của một nền giáodục hiện đại Trong giáo dục nói chung, dạy học Lịch sử nói riêng, nguyên lí “học điđôi với hành’’ được xem là nguyên tắc giáo dục cơ bản nhất, nó chỉ đạo việc xác địnhnhững nhiệm vụ, nội dung, phương pháp giáo dục cụ thể “Học đi đôi với hành”- mộttrong bốn nội dung của nguyên lí giáo dục, là một tư tưởng giáo dục vừa có tính khoahọc, vừa có tính thực tiễn Phát triển năng lực thực hành cho học sinh trong dạy họcLịch sử thông qua việc tăng cường tổ chức các hoạt động, hành động học tập cho họcsinh là biện pháp đa dạng hóa các hình thức dạy học, tích cực hóa, hoạt động hóa họcsinh, hạn chế những giờ học trên lớp nhàm chán thường xuyên lặp đi lặp lại, gắn học

Trang 8

với hành, gắn kiến thức lí luận với thực tiễn, là biện pháp khắc phục tình trạng quá coitrọng lí thuyết và xem nhẹ thực hành, thực tiễn.

Do vậy việc phát triển năng lực thực hành cho học sinh trong dạy học lịch sử làmột trọng những việc làm cần thiết, giúp học sinh tăng hứng thú học tập và rèn luyện

kỹ năng góp phần giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước và nếu làm tốt sẽ góp phầnnâng cao chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử ở trường phổ thông Vì thế việc pháttriển năng lực thực hành cho học sinh là một biện pháp cần chú trọng thực hiện Với

những lí luận nêu trên, chúng tôi chọn đề tài “Phát triển năng lực thực hành cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX) ở trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Nam’’ (Chương trình chuẩn) làm công trình nghiên

Trong cuốn “Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa”(2010), tác giả Trần Bá Hoành cho thực hành là một trong ba nhóm của phương phápdạy học tích cực: nhóm các phương pháp dùng lời; nhóm các phương pháp trực quan;nhóm các phương pháp thực hành So sánh nhóm các phương pháp này với nhau, tác

giả Trần Bá Hoành viết: “Các sách lí luận dạy học đã chỉ rõ, về mặt hoạt động nhận thức, thì phương pháp thực hành là “tích cực” hơn các phương pháp trực quan, các phương pháp trực quan là “tích cực” hơn các phương pháp dùng lời”

Phan Ngọc Liên trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử” (tập 1) đề cập đếnviệc phát triển năng lực thực hành của học sinh trong học tập lịch sử về các mặt như:

Trang 9

rèn luyện thực hành cho học sinh; con đường, những biện pháp phát triển năng lựcthực hành cho học sinh Giáo trình này mới chỉ đề cập một cách khái quát về thực hành

bộ môn chứ chưa đi sâu vào việc rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh trong từngkhóa trình cụ thể

Tài liệu “Rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm môn lịch sử” do Nguyễn ThịCôi chủ biên, chủ yếu trình bày việc rèn luyện kỹ năng thực hành cho sinh viên sưphạm nhưng cũng đã đề cập tới một số kỹ năng thực hành về các mặt: vị trí, ý nghĩa,yêu cầu của các kỹ năng và cách hướng dẫn học sinh rèn luyện các kỹ năng đó Tuyvậy việc rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh lại chưa được trình bày kỹ

Ở các tài liệu hướng dẫn giảng dạy như: “Thiết kế bài giảng lịch sử 11”, sáchgiáo viên Lịch sử lớp 11” (Phan Ngọc Liên - Nguyễn Ngọc Cơ chủ biên, NXB Giáo dục,2007)….đã đề cập đến việc rèn luyện kĩ năng cho HS thông qua mục tiêu cụ thể

của từng bài học

Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển năng lực thựchành cho HS phục vụ dạy học lịch sử Việt Nam là không ít Tuy nhiên, đa số các côngtrình đều trình bày một cách khái quát, chưa đi sâu vào thiết kế cho từng giai đoạn đặcbiệt là giai đoạn (từ năm 1858 – cuối thế kỉ XIX) Chính vì vậy công trình nghiên cứunày sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn chi tiết cụ thể hơn về vấn đề phát triển năng lựcthực hành phục vụ dạy học lịch sử Việt Nam (từ năm 1858 – cuối thế kỉ XIX)

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Phát triển năng lực thực hành cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam (từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX) ở trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Trang 10

nhà trường THPT hiện nay nhằm phát triển năng lực thực hành lịch sử của HS.

Để khẳng định tính khả thi của công trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành điềutra, thực nghiệm sư phạm các biện pháp đề xuất trong hoạt động nội khóa và ngoạikhóa chủ yếu ở các trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Từ kết quả TN, chúngtôi rút ra kết luận khái quát và kiến nghị

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề tài khẳng định vai trò, ý nghĩa củanăng lực thực hành đối với quá trình học tập LS ở trường THPT; xác định những nộidung của thực hành LS và đề xuất một số biện pháp chủ yếu để phát triển năng lựcthực hành LS cho HS

- Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn, thể hiện trên các mặt về giáo dục, giáodưỡng và phát triển Khắc phục được tình trạng chất lượng học tập môn Lịch sử đanggiảm sút

- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học bộ môn, làm phong phú hơn hìnhthức học tập của bộ môn mang tính chất đặc thù

- Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc tiếp thu các kiến thức Lịch sử

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, đề tài giải quyết những nhiêm vụ cơ bản sau:

- Nghiên cứu các tác phẩm, các bài nghiên cứu, các công trình nghiên cứu về lí luận dạy học Lịch sử, v ề v ấ n đề phát triển năng lực thực hành học tập cho HS

- Nghiên cứu nội dung Lịch sử dân tộc trong sách giáo khoa lớp 11, từ năm

Trang 11

thực hành cho học sinh khi tiến hành bài học lịch sử nội khóa ở trên lớp và ngoại khóa.

- Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng các biện pháp sư phạm, từ đó rút ra kết luận về tính khả thi của các biện pháp sư phạm đã đề ra

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Nguồn tư liệu

Cơ sở phương pháp luận của đề tài dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như quan điểm, đường lối của Đảng, nhà nước ta vềgiáo dục lịch sử và nhận thức LS Đề tài cũng dựa vào lí luận dạy học của Giáo dụchọc, Tâm lí học, Lý luận và Phương pháp dạy học môn LS,

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Tuân thủ những nguyên tắc của nghiên cứu khoa học nói chung và căn cứ vàođặc thù của bộ môn cũng như nội dung, tính chất của đề tài, chúng tôi chủ yếu sử dụngcác phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục sau:

- Nghiên cứu các tài liệu Tâm lý học, Giáo dục học, nhất là lí luận dạy học bộmôn liên quan đến vấn đề thực hành của HS trong dạy học LS ở trường phổ thông cùngcác tài liệu khác có liên quan

- Nghiên cứu thực tiễn khâu thực hành ở trường THPT trên nhiều tỉnh, thành của cả nước qua các phiếu điều tra, dự giờ, phỏng vấn,

- Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa LS cấp THPT, nhất là lớp 11 phần

LS Việt Nam (từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX) để xác định những nội dung có thể

áp dụng các biện pháp thực hành cho HS

- Soạn bài và thực nghiệm sư phạm theo những biện pháp đề xuất trong khóa luận để kiểm chứng tính khả thi của đề tài

- Sử dụng phương pháp toán học thống kê, tập hợp và xử lí số liệu đã thu được

để phân tích, nhận xét và rút ra những kết luận rồi nêu kiến nghị

Trang 12

6 Đóng góp của khóa luận

- Đề tài khóa luận góp phần khẳng định rõ vai trò, ý nghĩa của việc phát triển năng lực thực hành cho HS trong dạy học Lịch sử ở trường THPT

- Đánh giá đúng thực trạng việc dạy học Lịch sử và thực trạng vấn đề phát triển năng lực thực hành học tập Lịch sử cho HS ở trường THPT

- Đề xuất những biện pháp sư phạm nhằm phát triển năng lực thực hành chohọc sinh qua việc thiết kế nội dung bài học, thực hiện các hình thức tổ chức dạy họcđặc biệt đối với bài nghiên cứu kiến thức mới ở trên lớp nhằm nâng cao chất lượng dạyhọc Lịch sử ở trường THPT

- Khóa luận này là nguồn tài liệu cho những ai quan tâm đến đề tài này, là tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên, giáo viên trong dạy học Lịch sử Việt Nam

Chương 3: Biện pháp phát triển năng lực thực hành cho học sinh trong dạy họcLịch sử Việt Nam (từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX) ở trường THPT (Chương trìnhchuẩn)

Trang 13

NỘI DUNGCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HÀNH CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Khái niệm năng lực

Nói đến năng lực là nói đến khả năng có thể thực hiện được và thực hiện tốt mộthành động cụ thể nào đó của chủ thể Để hành động có kết quả tốt chủ thể phải có nhữnghiểu biết về kiến thức, về phương pháp hành động và có sự nổ lực và năng lực được biểuhiện ở mức độ khác nhau thông qua chất lượng và sự nhạy bén làm chủ tình huống để thựchiện tốt hành động ở một lĩnh vực nào đó trong các tình huống khác nhau

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về năng lực, với những cách tiếp cận khácnhau thì các nhà nghiên cứu khoa học có thể định nghĩa khác nhau về năng lực:

Theo giáo sư Hoàng Phê trong từ điển tiếng Việt: “Năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan, tự nhiên sẵn có để thực hiện một công việc nào đó; Phẩm chất tâm lý

và sinh lý tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao”.[25]

Theo PGS TSKH Thái Duy Tuyên trong Giáo dục học hiện đại : “Năng lực Là những đặc điểm tâm lí của nhân cách, là điều kiện chủ quan để thực hiện có kết quả một dạng hoạt động nhất định Năng lực có quan hệ với kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo Năng lực thể hiện ở tốc độ, chiều sâu, tính bền vững và phạm vi ảnh hưởng của kết quả hoạt động ở tính sáng tạo, tính độc đáo của phương pháp hoạt động Một số năng lực có thể đo được bằng trắc nghiệm” [31]

Theo GS.TS Nguyễn Quang Uẩn trong Giáo trình tâm lí học đại cương: “Năng lực là một khả năng hành động hiệu quả hoặc là sự phản ứng thích đáng trong các tình huống phức tạp nào đó” [34]

Theo GS.TS Nguyễn Quang Uẩn trong Giáo trình tâm lí học đại cương: “Năng lực là tổ hợp các thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, bảo đảm cho hoạt động đó hoạt động có kết quả” [34]

Trang 14

Theo OEDC (Tổ chức kinh tế các nước phát triển) : “Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể” [14;107]

Theo Chương trình giáo dục Quécbec (Chương trình GDTH Quécbec- Bộ giáo

dục Canada -2004): “Năng lực có thể định nghĩa như là một khả năng hành động hiệu quả bằng sự cố gắng dựa trên nhiều nguồn lực Những khả năng này được sử dụng một cách phù hợp, bao gồm tất cả những gì học được từ phía nhà trường cũng như những kinh nghiệm của HS; những kĩ năng, thái độ và sự hứng thú; ngoài ra còn những nguồn bên ngoài chẳng hạn như bạn cùng lớp, thày cô giáo, các chuyên gia hoặc các nguồn thông tin khác” [14;tr 107]

Từ những cách hiểu trên đây, có thể hiểu một cách đơn giản: Năng lực là khả năng làm chủ hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái độ và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lí vào thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra trong cuộc sống.

Theo từ điển tiếng Việt: “Thực hành” nói một cách khái quát là làm để áp dụng

Trang 15

chữa bệnh hay giải quyết vấn đề nào đó có liên quan đến luật pháp, Trong trườnghợp này nghĩa của thực hành tương đương với sự hành nghề Các thao tác tư duy thamgia tích cực vào quá trình thực hành, đây là một loại hoạt động bậc cao của con người.

Từ những khái niệm như đã trình bày ở trên và căn cứ vào những đặc trưng của

bộ môn lịch sử có thể hiểu “Thực hành trong học tập Lịch sử là những hoạt động, hành động học tập của học sinh trên cơ sở vận dụng những hiểu biết về kiến thức lịch

sử và phương pháp học tập bộ môn để giải quyết những nhiệm vụ học tập và những vấn đề của cuộc sống đặt ra”.

Đối tượng của thực hành lịch sử là những kiến thức lịch sử cơ bản thuộcchương trình SGK và những kĩ năng học tập bộ môn Phương thức tiến hành các hoạtđộng thực hành trong dạy học lịch sử rất phong phú, đa dạng, chủ yếu phụ thuộc vàođặc trưng kiến thức, điều kiện vật chất cho phép thực hiện cũng như khả năng hiện cócủa HS Hình thức thực hành sẽ chi phối hành động, thao tác học tập của HS

Căn cứ vào lí luận dạy học và đặc trưng của kiến thức lịch sử, vấn đề thực hành

bộ môn lịch sử bao gồm:

Thực hành bộ môn bao gồm tất cả những công việc cần thiết học sinh phải làm

để hiểu và vận dụng kiến thức đã học vào tiếp thu kiến thức mới Đó là những phươngthức, biện pháp cụ thể hóa tri thức như “đọc”, biết vẽ, biết sử dụng bản đồ lịch sử, xâydựng các đồ dung trực quan quy ước khác ngoài bản đồ như biểu đồ, sơ đồ, đồ thị, làmcác mô hình, sa bàn, đồ phục chế đơn giản nhưng chính xác, khoa học

Sử dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống như vận dụng nhữnghiểu biết về lịch sử quá khứ để hiểu, giải thích hiện tại và biến thành hành động thựctiễn; tập dượt các công việc nghiên cứu lịch sử, tham gia sưu tầm tài liệu để biên soạn

và học tập LS địa phương; tham gia vào những hoạt động mang tính công ích xã hội:xây dựng phòng, nhà truyền thống địa phương, hành quân theo bước chân người anhhùng, đi tìm địa chỉ đỏ, gìn giữ chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ

1.1.3 Đặc điểm của kiến thức lịch sử và nhận thức lịch sử của học sinh

Khác với kiến thức của các môn học khác, kiến thức lịch sử trong nhà trường

Trang 16

phổ thông có những đặc trưng riêng mà những đặc trưng đó quy định nội dung thựchành bộ môn Những đặc trưng nổi bật của kiến thức lịch sử được biển hiện như sau:Kiến thức Lịch sử mang tính không lặp lại về thời gian và cả không gian; kiến thứclịch sử mang tính cụ thể; kiến thức lịch sử mang tính hệ thống

- Lịch sử là những gì đã diễn ra, đã trải qua trong quá khứ Tính quá khứ củakiến lịch sử gây ra những cản trở cho quá trình nhận thức của học sinh khi mà các emkhông được trực tiếp quan sát diễn biến của các sự kiện, hiện tượng lịch sử Do vậy, nhận thức lịch sử chủ yếu là quá trình nhận thức gián tiếp

- Sự kiện, hiện tượng lịch sử rất phong phú, đa dạng diễn ra trong khoảng thờigian, không gian nhất định và không lặp lại Tính không lặp lại, tính cụ thể của kiến thứclịch sử đòi hỏi quá trình dạy học phải bắt đầu từ việc khôi phục lại bức tranh quá khứ Sựtái hiện càng cụ thể bao nhiêu, càng sinh động và giàu hình ảnh bao nhiêu càng tốt bấynhiêu

- Tính thống nhất giữa “sử” và “luận” thể hiện quan điểm nhìn nhận, đánh giálịch sử dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác và những nguyên lí của chủ nghĩa duyvật biện chứng, duy vật lịch sử để nghiên cứu nhìn nhận các vấn đề lịch sử, đảm bảotính đúng đắn, khách quan của lịch sử

- Các đặc điểm trên của kiến thức lịch sử lại có mối quan hệ biện chứng vớinhau Chỉ có thể dựa vào những nguyên lí của chủ nghĩa Mác, vận dụng phương phápnghiên cứu đúng đắn, chúng ta mới có những kết luận chính xác mang tính khoa học

Có như vậy, kiến thức lịch sử mới thực sự có ý nghĩa với cuộc sống

Đặc điểm nhận thức của học sinh biến đổi là yếu tố quan trọng quy định nộidung và phương pháp giảng dạy Cùng với sự thay đổi về mặt tâm lý thì học sinh phổthông trung học cũng đang ở giai đoạn tư duy phát triển ở mức cao độ, khả năng độclập tư duy, tính chủ động trong lĩnh hội tri thức cũng được biểu hiện rõ Trong khi đónội dung kiến thức mà học sinh tiếp nhận là cái mới chủ quan, tức là những thành tựu,những kiến thức và những kinh nghiệm mà nhân loại đã khám phá Hay nói cách khácquá trình nhận thức của học sinh thực ra là một quá trình “khám phá lại”, “phát hiệnlại”, những kiến thức dưới sự điều khiển, hướng dẫn của giáo viên Với đặc điểm tâm

Trang 17

việc dạy học ở trường phổ thông đòi hỏi giáo viên phải tạo điều kiện cho các em lĩnhhội kiến thức một cách chủ động, sáng tạo và bền vững hơn.

Những đặc điểm của kiến thức lịch sử nêu trên đã ảnh hưởng trực tiếp tới quátrình nhận thức lịch sử của học sinh Học sinh không được trực tiếp quan sát đối tượngnhận thức Quá trình nhận thức bắt đầu trên cơ sở nắm bắt lại những nét cơ bản của sựkiện để khôi phục lại bức tranh lịch sử, tìm hiểu bản chất, rút ra tính quy luật, bài họckinh nghiệm cá nhân, giải thích hiện tại, dự đoán tương lai Quá trình nhận thức lịch sửcủa học sinh đi từ xa đến gần ngược lại với nhận thức của các em phải đi từ gần đến

xa Các biện pháp thực hành giúp học sinh tạo ra các biểu tượng lịch sử, khắc phụctình trạng “hiện đại hóa” lịch sử Khôi phục lại bức tranh lịch sử chính xác, khoa học

là cơ sở, là điều kiện bắt buộc cho quá trình nhận thức lí tính tiếp theo Ngoài ra, cáccông việc như sưu tầm tư liệu, tập nghiên cứu lịch sử; các hoạt động mang tính côngích xã hội như xây dựng phòng, nhà truyền thống địa phương, đi tìm địa chỉ đỏ, gìngiữ, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ là hình thức gắn kiến thức đã học vào thực tiễn và cótác dụng giáo dục học sinh Từ đó, có thể khẳng định đặc điểm của kiến thức lịch sửkhông chỉ tạo khả năng mà còn đòi hỏi quá trình dạy học lịch sử phải thực hiện cácbiện pháp thực hành lịch sử

1.1.4 Vai trò, ý nghĩa của việc phát triển năng lực thực hành cho học sinh

trong dạy học lịch sử ở trường THPT

Mục tiêu của giáo dục phổ thông được xác định rõ tại điều 27, Luật giáo dục là:giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơbản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách conngười Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bịcho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc “Trong đó, mục tiêu của giáo dục THPT nhằm: giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kĩ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động ” [30] Nguyên lí giáo dục “học đi đôi với

hành, lí luận gắn liền với thực tiễn” luôn định hướng và chỉ đạo các hoạt động dạy học

Trang 18

lịch sử nói riêng không chỉ là biện pháp để phát triển toàn diện học sinh mà còn là thựchiện đúng mục tiêu, nguyên lí giáo dục đề ra Ngày nay các nước trên thế giới đã điềuchỉnh chiến lược phát triển giáo dục cho phù hợp với sự phát triển của thời đại Hướngđào tạo của các nước là phát huy tối đa tiềm năng của người học, rèn luyện óc tư duy,sáng tạo, khả năng làm việc độc lập và thích nghi của họ với mọi hoàn cảnh sống Pháttriển năng lực thực hành cho học sinh cũng phù hợp với định hướng phát triển của giáodục trong thời đại mới.

Vấn đề phát triển năng lực thực hành có vai trò hết sức to lớn, góp phần tích cựcvào việc hoàn thành mục tiêu dạy học bộ môn đặt ra

* Về mặt kiến thức:

Mục đích của thực hành là làm nổi bật hay củng cố, phát triển kiến thức cơ bản.Những kiến thức được lựa chọn cho các hoạt động thực hành bao giờ cũng là những kiếnthức cơ bản nhất của bài, của chương Tùy theo đặc điểm của kiến thức và mục đích họctập mà giáo viên hay học sinh lựa chọn cách thức thực hành phù hợp nhất Năng lực thựchành lịch sử, không chỉ giúp học sinh nắm vững những kiến thức Lịch sử cơ bản hơn cả vềchiều rộng và bề sâu, mà còn trang bị cho học sinh những hiểu biết về phương pháp họctập bộ môn, nâng tầm hiểu biết của học sinh lên mức độ cao hơn Ví dụ, nhờ có năng lựcthực hành lịch sử nên khi học về diễn biến chiến sự ở Gia Định 1859, học sinh biết và cónhu cầu sử dụng lược đồ chiến sự ở Gia Định Đứng trước lược đồ, học sinh nhanh chóngxác định được các bước, cách thức khai thác lược đồ làm nổi bật nội dung kênh thông tin

mà lược đồ chứa đựng như xác định những vị trí quan trọng có liên quan trực tiếp đếnchiến sự: Đại đồn Chí Hòa, Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long hay các kí hiệu có tínhchất quy ước: hướng tấn công của địch của ta,… Khi đọc lược đồ, học sinh biết cách khaithác thông tin cần thiết, biến những kí hiệu quy ước thành lời nói hay viết Nhờ đó các e

có thể nhanh chóng nắm được diễn biến tình hình chiến sự Năng lực khai thác lược đồcòn được thể hiện qua khả năng phân tích, nhận xét, đánh giá mối liên hệ giữa các thôngtin thể hiện qua cách nhìn khái quát toàn bộ chiến sự trên lược đồ Chẳng hạn như họcsinh có thể đánh giá được tại sao Pháp lại tấn công Gia Định, hay HS có thể phân tíchnhững khó khăn mà Pháp gặp phải khi tấn công Gia Định…Qua đó, HS

Trang 19

thấy được ý đồ của Pháp khi tấn công Gia Định cũng như những khó khăn mà Phápgặp phải trong quá trình chiếm Gia Định.

Ngoài ra, năng lực thực hành còn giúp học sinh vận dụng tốt những kiến thức

đã học vào thực tiễn cuộc sống, nổi bật đó là nó luôn mang lại cho học sinh những bàihọc mà HS gặp ở mọi lúc mọi nơi, những tiết học lịch sử thực sự phát huy tác dụng khihọc sinh biết vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết nhu cầu nào đó hay đểnâng cao sự hiểu biết của mình và năng lực thực hành là yếu tố cần thiết giúp học sinhđáp ứng chính nhu cầu ấy một cách nhanh chóng và hiệu quá nhất Ví dụ, tổ chức cho

HS đi thăm quan thành Điện Hải (Đà Nẵng) Nếu có năng lực tốt thì các em sẽ vậndụng năng lực thực hành đã được học vào việc tìm hiểu khu di tích đó như quan sát vịtrí địa lí để phát hiện ra sự lợi hại của khu di tích đã góp phần đẩy lui cuộc tấn côngcủa quân Pháp 1858 – 1860 Ngoài sự quan sát, HS có thể tìm hiểu khu di tích qua việcđưa ra những câu hỏi nhờ sự giải đáp của người hướng dẫn tham quan, hoặc tìm muasách, báo đọc thêm hay tra cứu trên mạng internet, Nhờ đó các em hiểu rõ hơn tầmquan trọng của thành Điện Hải trong những ngày đầu chống Pháp xâm lược

Năng lực thực hành cho học sinh những hiểu biết về lựa chọn hoạt động thựchành phù hợp với nội dung kiến thức Ví dụ, học về diễn biến một chiến dịch cụ thểnên sử dụng bản đồ, lược đồ lịch sử, để tuyên truyền một nội dung lịch sử thì lựa chọnhình thức tổ chức dạ hội hay nói chuyện lịch sử,

Năng lực thực hành bao gồm cả những hiểu biết về phương pháp thực hành và

kĩ năng thực hành Phương pháp thực hành sẽ chỉ đạo học sinh thực hiện hành độngthực hành nhanh, đúng và hiệu quả Phương pháp thực hành và kĩ năng hành động cómối quan hệ mật thiết, tỉ lệ thuận với nhau, tỉ lệ thuận với kết quả thực hành Chẳnghạn, khi vẽ lược đồ lịch sử, học sinh phải nắm được nguyên tắc bản đồ: cách chia tỉ lệ,

kí hiệu bản đồ, các quy ước thể hiện nội dung bản đồ, màu sắc, Những hiểu biết sẽđịnh hướng hoạt động vẽ bản đồ Nắm vững nguyên tắc bản đồ, học sinh sẽ không bịlúng túng trong các bước thực hiện Các hành động vẽ ngày càng trở nên thuần thụchơn nếu nó được lặp đi, lặp lại nhiều lần và dần chuyển sang giai đoạn kĩ xảo

Trang 20

Thông qua rèn luyện kỹ năng diễn đạt nói và viết giúp học sinh phát triển tưduy logic qua việc hệ thống lại kiến thức lịch sử đã học để từ đó vận dụng vào câu trảlời, bài viết của mình.

Thông qua việc thiết kế dùng trực quan sẽ phát huy óc sáng tạo, sự tìm tòi củahọc sinh về các phương án, cách tiến hành, trình bày nội dung hợp lý trên đồ dùng trựcquan Còn việc trình bày nội dung trên đồ dùng trực quanh học sinh sẽ phải huy độngnăng lực tư duy tái hiện lại tri thức lịch sử trên đồ dùng trực quan

Với việc thực hiện các nhiệm vụ về mặt giáo dục, giáo dưỡng, phát triển họcsinh thì việc phát triển năng lực thực hành cho học sinh góp phần nâng cao chất lượngdạy học, gây hứng thú học tập, phát triển tư duy cho học sinh

Việc phát triển năng lực thực hành đã có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tìnhcảm, thái độ của học sinh Năng lực thực hành tạo khả năng hoạt động dễ dàng vàmang lại hiệu quả cao làm cho học sinh không thấy chán nản hay ngại ngần khi phảitham gia vào các hoạt động thực hành Ngược lại nó tạo hứng thú, niềm say mê cũngnhư nhu cầu được tham gia vào các hoạt động cụ thể và ý chí vượt khó để hoàn thànhnhiệm vụ Tâm lí học quan niệm ý chí là một phẩm chất tâm lí của cá nhân, một thuộctính tâm lí của nhân cách Trong ý chí có những phẩm chất quan trọng, cơ bản củanhân cách như tính mục đích, tính độc lập, tính quyết đoán, tính bền bỉ và tính tự chủ[34, tr.166-168] Tổ chức các hoạt động thực hành lịch sử có tác dụng rèn luyện ý thứchọc tập và góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh Yêu cầu của thựchành càng cao thì sự nỗ lực, ý chí phấn đấu càng lớn Bên cạnh những phẩm chất trên,các hoạt động thực hành còn rèn luyện tinh thần tự giác trong lao động, tạo thói quendám nghĩ, dám làm và phong cách làm việc khoa học cho học sinh

Phát triển năng lực thực hành cho học sinh thông qua việc tổ chức các hoạtđộng thực hành trong dạy học lịch sử là một hình thức đa dạng hóa các hoạt động nhậnthức ở các điều kiện sư phạm khác nhau Sự đa dạng cả về môi trường học tập và hànhđộng học tập đã khắc phục được tình trạng nhàm chán của giờ học nội khóa khi cáchành động tương tự cứ bị lặp đi lặp lại nhiều lần Môi trường học phong phú, tạo ra cáctình huống học tập khác nhau có tác dụng kích thích trí tò mò, tạo động cơ

Trang 21

cho học sinh hăng hái giải quyết nhiệm vụ, rèn luyện sự năng động nhạy bén của tưduy Tạo hứng thú học tập cho HS là một nghệ thuật sư phạm giúp học sinh thấy yêuthích môn lịch sử hơn, là yếu tố kích thích tính tự giác, sáng tạo trong suốt quá trìnhhọc tập của các em Nhờ đó mà quá trình học tập thu được kết quả được tốt hơn.

Ví dụ như khi giáo viên dùng lược đồ trận Cầu Giấy để tường thuật diễn biến

trận phục kích trong bài 20 (Lịch sử 11) ‘’Chiến sự lan rộng ra cả nước Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884 Nhà Nguyễn đầu hàng’’ học sinh

sẽ thấy chiến thắng Cầu Giấy có ý nghĩa vô cùng to lớn, khiến cho nhân dân ta vô cùngphấn khích, làm cho thực dân Pháp vô cùng hoang man, lo sợ, chúng tìm cách thươnglượng với triều đình Huế Tình hình đó đã tạo ra một cơ hội để quân ta tấn công tiêudiệt địch buộc chúng rút khỏi bắt kì bằng tấn công quân sự Nâng cao lòng yêu nước, ýchí căm thù bọn cướp nước và tay sai bán nước, qua đó còn giúp các HS nhận thứcđược ý nghĩa của sự đoàn kết, muốn chiến thắng kẻ thù phải có sự đồng tâm hiệp lực

từ trên xuống dưới, phải có một giai cấp lãnh đạo tiên tiến

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Mục đích điều tra

- Trong thực tế, giáo viên có rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh trongquá trình giảng dạy hay không và hiệu quả của nó lại phụ thuộc vào các yếu tố, tùy thuộcvào quan niệm, năng lực sư phạm của giáo viên và thái độ, hợp tác của học sinh từ lýthuyết đến thực tiễn như thế nào nhằm giúp chúng tôi tìm hiểu thực tế một số trườngTHPT, nhằm đánh giá tình hình dạy học lịch sử nói chung và tình hình phát triển nănglực thực hành cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (từ năm 1858 –

cuối thế kỉ XIX) ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

- Tìm hiểu việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử thông qua việc phát triển năng lực thực hành

1.2.2 Đối tượng điều tra

Đối tượng điều tra là giáo viên và học sinh lớp 11 của ba trường THPT Nguyễn Trãi, THPT Nguyễn Khuyến và THPT Lương Thế Vinh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Trang 22

1.2.3 Nội dung điều tra

- Đối với học sinh: Tôi xây dựng 7 câu hỏi trắc nghiệm (xem phụ lục 1) để

kiểm tra 200 học sinh ở 3 trường THPT: Trường THPT Nguyễn Trãi, THPT NguyễnKhuyến và THPT Lương Thế Vinh vào năm học 2017 - 2018 với mục đích sau:

+ Tìm hiểu về tình hình học tập, nhận thức và thái độ của học sinh đối với mônlịch sử

+ Tìm hiểu về việc nắm và hiểu kiến thức lịch sử Việt Nam (từ năm 1858 –cuối thế kỉ XIX)

- Đối với giáo viên: Tôi xây dựng 10 câu hỏi trắc nghiệm (xem phụ lục 2) điều

tra về việc giáo viên có quan tâm đến việc phát triển năng lực thực hành cho học sinhtrong dạy học lịch sử

+ Nhận thức của giáo viên về năng lực thực hành và tổ chức các hoạt động thựchành

+ Việc tổ chức các hoạt động thực hành cho học sinh gặp những khó khăn, thuận lợi nào

1.2.4 Kết quả điều tra

Đối với học sinh: sau khi điều tra chúng tôi đã tiến hành xử lí số liệu bằng

phương pháp thống kê toán học Chúng tôi thấy học sinh tập trung vào nội dung thựchành (xem phụ lục 3)

Đối với giáo viên: chúng tôi thấy rằng đa số giáo viên đều thấy được tầm quan

trọng của việc phát triển năng lực thực hành cho học sinh trong dạy học lịch sử ViệtNam ở trường THPT Tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhaunên việc phát triển năng lực thực hành còn hạn chế, mà chủ yếu do cơ sở vật chất củatrường và do tiết học quá ngắn so với lượng kiến thức cần cung cấp (xem phụ lục 4)

Từ kết quả điều tra học sinh và giáo viên chúng tôi rút ra kết luận rằng: việcphát triển năng lực thực hành phục vụ việc dạy học lịch sử, học sinh hứng thú vớiphương pháp này, tuy nhiên kết quả đạt được chưa cao Qua đó, chúng tôi thấy đượcnguyên nhân mà đa số thầy cô đưa ra là:

Trang 23

Thứ nhất, do quan niệm sai lệch về bộ môn lịch sử của các cấp quản lý, giáoviên, học sinh và xã hội, coi lịch sử là môn phụ không cần chú ý nhiều Từ việc coithường bộ môn dẫn đến coi thường việc đổi mới trong dạy học nói chung và rèn luyện

kĩ năng thực hành lịch sử nói riêng

Thứ hai, hầu hết giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chứccác hoạt động thực hành cho học sinh Nhưng hiện nay ở nhiều trường học, đồ dùng hỗtrợ dạy học môn lịch sử còn rất hạn chế Chính vì điều này làm cho bài học lịch sử trởnên khô khan, thiếu hấp dẫn gây tâm lí chán nản cho học sinh

Thứ ba, trong quá trình học mặc dù học sinh hứng thú với bộ môn lịch sử nhưngchưa thật phát huy khả năng tư duy của bản thân, mà vẫn còn lối học thụ động

Trang 24

CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG BÀI HỌC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HÀNH CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX) Ở TRƯỜNG THPT (CHƯƠNG

TRÌNH CHUẨN)

2.1 Nội dung cơ bản phần lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX

* Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (từ năm 1858 đến trước năm 1873)

Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền song chế độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng, suy yếu trầm trọng

+ Chính trị: Giữa thế kỉ XIX, trước khi thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam làmột quốc gia có chủ quyền, độc lập dưới chế độ phong kiến nhà Nguyễn, song trong nội

bộ triều đình đã có lục đục, khủng hoảng, tranh chấp lẫn nhau gây rối loạn ngay trongchính hoàng cung

+ Kinh tế: Nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém thường xuyên

Công - thương nghiệp đình đốn, lạc hậu do chính sách “bế quan toả cảng” của triều đình

+ Quân sự lạc hậu, chính sách đối ngọai sai lầm: “cấm đạo”, xua đuổi giáo sĩ.+ Xã hội: nhiều cuộc đấu tranh chống triều đình bùng nổ

Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản chủ nghĩa tự do đang dần chuyển sang chủnghĩa tư bản độc quyền, mở rộng xâm chiếm thuộc địa với mục tiêu: thị trường, nhâncông và nguyên liệu Với mục tiêu đó, Việt Nam – đất nước nằm trên bán đảo ĐôngDương, đáp ứng đầy đủ những gì thực dân cần, đã trở thành mục tiêu cho sự nhòm ngócủa thực dân Pháp

Sau nhiều lần khiêu khích, lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, Pháp đem quân xâm lượcViệt Nam Chiều 31/8/1858, 3000 quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển

Đà Nẵng Âm mưu của Pháp là chiếm xong Đà Nẵng sẽ kéo thẳng ra Huế, nhanhchóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng

Trang 25

Rạng sáng 1/9/1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta Quândân ta, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, anh dũng chống trả Quân Pháp bướcđầu thất bại Sau 5 tháng xâm lược, chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.

Thấy không thể chiếm được Đà Nẵng, Pháp quyết định đưa quân vào Gia Định.Tháng 02/1859, Pháp đánh chiếm thành Gia Định nhưng gặp nhiều khó khăn do hoạtđộng của các dân binh Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp thất bại, chúngphải chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”

Từ năm 1960, Pháp bị sa lầy trong cuộc chiến ở Trung Quốc, Xi-ri, phải rútquân từ Đà Nẵng về Gia Định Lực lượng địch rất mỏng, tình thế cực kì khó khăn.Triều Nguyễn không tranh thủ phản công mà cử Nguyễn Tri Phương vào xây dựngphòng tuyến Chí Hoà để “thủ hiểm”

Các nghĩa dũng do Dương Bình Tâm lãnh đạo tiếp tục tấn công giặc ở đồn ChợRẫy (07/1960), trong khi triều đình Huế xuất hiện tư tưởng chủ hòa

Ngày 23/2/1861, quân Pháp công phá đại đồn Chí Hòa, gặp sự kháng cự quyếtliệt của quân Nguyễn Sau hai ngày chiến sự ác liệt, quân Nguyễn bị tổn thất nặng.Nguyễn Tri Phương bị thương, còn em là Nguyễn Duy thì tử trận Quân Nguyễn phải

bỏ đại đồn Chí Hòa, rút về Biên Hòa

Sau khi phá được đại đồn Chí Hòa, quân Pháp chiếm đánh Định Tường (MỹTho), đặt đồn lũy khắp nơi để kiểm soát Triều đình Huế cử phái bộ do Phan ThanhGiản cầm đầu vào nghị hòa và ký hiệp ước Nhâm Tuất (1862) nhường ba tỉnh miềnĐông cho Pháp

Trong khi triều đình Huế nhường từng bước trước quân Pháp và sau đó là cắtđất cho Pháp thì phong trào chống Pháp nổi dậy mạnh mẽ trong dân chúng Tiêu biểucủa buổi khởi đầu chống Pháp là cuộc khởi nghĩa của Trương Định và Võ Duy Dương

Trong khi nhân dân miền Đông đứng lên chống Pháp thì triều đình Huế đã cửmột phái bộ do Phan Thanh Giản làm Chánh sứ, Phạm Phú Thứ làm phó sứ sang Phápxin chuộc Việc thương thuyết chưa ngã ngũ thì quân Pháp tiến hành cuộc đánh chiếm

ba tỉnh miền Tây (6.1867) Lợi dụng sự bạc nhược lúng túng của triều đình Huế, ngày20/6/1867, quân Pháp kéo đến trước thành Vĩnh Long, ép Phan Thanh Giản phải nộp

Trang 26

thành không điều kiện Chúng còn khuyên ông viết thư cho quan quân hai tỉnh AnGiang và Hà Tiên hạ nộp vũ khí.

Trong vòng 5 ngày, thực dân Pháp đã chiếm gọn ba tỉnh miền Tây Nam Kì(Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) mà không tốn một viên đạn

Sau khi mất ba tỉnh miền Tây, quân triều đình rút khỏi Nam Kỳ, chiến trường ởđây chỉ còn có nhân dân và quân Pháp Tiếp bước theo miền Đông, nhân dân miền Tâyđứng lên chống Pháp mà điển hình là các cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực vàNguyễn Hữu Huân

* Chiến sự lan rộng ra cả nước Cuộc kháng chiến của nhân dân ta (1873 1884) Nhà Nguyễn đầu hàng

-Sau khi chiếm 6 tỉnh Nam kỳ (1867 - 1873) tình hình kinh tế, xã hội nước tacàng lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng

Về chính trị: nhà Nguyễn tiếp tục chính sách bảo thủ “bế quan tỏa cảng”, khôngtính đến việc lấy lại 6 tỉnh Nam Kỳ Nội bộ quan lại bước đầu có sự phân hóa giữa bộphận chủ chiến và chủ hòa

Về kinh tế: Nền kinh tế của đất nước ngày càng bị kiệt quệ vì triều đình huyđộng tiền để trả chiến phí cho Pháp

Xã hội: Đời sống ngày càng khó khăn, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt,nhân dân bất bình đứng lên chống triều đình ngày càng nhiều

Một số quan lại có tư tưởng tiến bộ đã đề nghị cải cách, song triều đình khôngchấp nhận Tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ đã mạnh dạn dâng lên triều đình bản điềutrần, bày tỏ ý kiến cải cách duy tân Nhưng do bảo thủ, cố chấp nên triều Nguyễn đã từchối những đề nghị của ông Nguyễn Trường Tộ xứng đáng được coi là nhà tư tưởngđổi mới, có hành động thức thời ở nửa sau thế kỷ XIX đầy biến động của Việt Nam

Sau năm 1867 tình hình đất nước không có gì đổi mới, kinh tế không được chấnhưng, quân đội không được cải tiến, khả năng phòng thủ đề phòng Pháp mở rộng tấncông không được tăng cường Sự khủng hoảng trầm trọng kinh tế, xã hội càng làmtăng nguy cơ mất nước, tạo cơ hội cho Pháp mở rộng đánh chiếm cả nước

Trang 27

Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội, thực dân Pháp đem quân

ra Bắc Ra đến Bắc, Gác-ni-ê đòi Nguyễn Tri Phương, phải khai phóng sông Hồng.Nguyễn Tri Phương không đồng ý với yêu sách ấy, cương quyết đòi Đuy-puy phải rờikhỏi sông Hồng

Ngày 19/11/1873 Gác-ni-ê cho nã súng tấn công thành Hà Nội Nguyễn TriPhương cùng con là Nguyễn Lâm ra sức chỉ huy quân lính chống cự Nhưng chưa đầymột giờ thì thành Hà Nội bị vỡ Nguyễn Lâm tử trận, Nguyễn Tri Phương bị thươngnặng Quân Pháp bắt được ông và chiêu dụ nhưng Nguyễn Tri Phương không chịu đểcho quân Pháp săn sóc vết thương, nhịn ăn mà chết

Gác-ni-ê chiếm được thành Hà Nội nhưng lực lượng quân sự của Triều đình vẫncòn, do Hoàng Tá Viêm cầm đầu Quân của Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân CờĐen của Lưu Vĩnh Phúc vây Hà Nội buộc Gác-ni-ê phải đem quân từ Nam Đinh trở vềtrên đường đi thì bị phục kích giết chết tại Cầu Giấy

Trước cái chết của Gác-ni-ê, phía Pháp đồng ý nghị hòa Nguyễn Văn Tườngthay mặt cho Triều đình Huế ký hiệp ước Giáp Tuất (1874), công nhận Nam Kỳ làthuộc địa của Pháp, Pháp đồng ý trả lại Hà Nội và các tỉnh đã bị chiếm ở Bắc Kỳ

Ngày 26/3/1882 Ri-vi-e đem hai pháo thuyền cùng nhiều tàu chiến ra đóng gần

Hà Nội rồi đến sáng ngày 25/4, Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hà Nội là HoàngDiệu, đòi phải nộp thành Hoàng Diệu không đầu hàng Quân Pháp công phá thànhkịch liệt Trong khi cuộc kháng diễn diễn ra quyết liệt thì kho đạn trong thành bị bốccháy, quân sĩ hoang mang, mất thành Hà Nội Để bảo toàn khí tiết Hoàng Diệu chạyvào hành cung thảo di biểu gửi triều đình rồi tuẫn tiết trong vườn Võ Miếu để giữ trọnkhí tiết

Sau khi chiếm được Hà Nội, Ri-vi-e cho quân tiếp tục đi chiếm các tỉnh HònGai, Cẩm Phả và Nam Định Vua Tự Đức kêu cứu với nhà Thanh Khoảng 10.000quân Trung Hoa từ Lưỡng Quảng được điều động đến biên giới Thấy vậy, Toànquyền Pháp tại Nam Kỳ gửi thêm viện binh cho Ri-vi-e

Nhận được tin quân Thanh can thiệp, Ri-vi-e trở về lại Hà Nội Quân Triều đìnhcủa Hoàng Tá Viêm phối hợp cùng toán quân ở Bắc Ninh vây thành Hà Nội Ri-vi-e

Trang 28

đem quân chủ lực định vượt Cầu Giấy phá vòng vây nhưng bị pháo nã chận lại Quân

ta xung phong lên cầu giết chết được Ri-vi-e (19/5/1883)

Trong khi mọi việc chưa ngã ngũ thì vua Tự Đức mất (7/1883) quân Pháp do

Đô đốc Courbet cầm đầu, tiến vào đánh Đà Nẵng và tấn công cửa Thuận An Ngày18/8/1883, quân pháp gửi tối hậu thư cho vua Hiệp Hòa đồng thời công phá thành đồnThuận Hải Đồn vỡ, các quan giữ thành kẻ tử trận, kẻ tự tử chết

Nghe tin Pháp tấn công Thuận An, cử đại diện là Nguyễn Văn Tường xuốngThuận An xin đình chiến Tranh thủ thái độ mềm yếu của triều đình, Cao ủy Pháp Hác-măng (đại diện cao cấp của Pháp) đi ngay lên Huế đặt điều kiện cho một Hiệp ướcmới Triều đình Huế cử Trần Đình Túc và Nguyễn Trọng Hợp đứng ra thương thuyết,ngày 25/8/1883 Hác-măng đưa ra bản Hiệp ước mới buộc triều đình Huế phải ký kết.Thừa nhận sự “bảo hộ” của Pháp trên toàn cõi Việt Nam Nam Kì là thuộc địa Bắc Kì

là đất bảo hộ Trung Kì triều đình quản lý Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều

khiển các công việc ở Trung Kì

Theo các nội dung của Hiệp ước Việt Nam mất quyền tự chủ trên phạm vi toànquốc, triều đình Huế đã chính thức nhận sự bảo hộ của nước Pháp, mọi công việcchính trị, kinh tế, ngoại giao của Việt Nam đều do Pháp nắm Ở Trung Kì do triều đìnhcai quản, song trên thực tế đại diện của Pháp, khâm sứ ở Huế trực tiếp điều khiển cáccông việc ở Trung Kì, viên này có quyền gặp nhà vua bất kỳ lúc nào nếu xét thấy cầnthiết

Ký hiệp ước Hác-măng, triều đình Huế coi như đã quay lưng lại với nhân dân

cả nước Mặc dù vậy, quân dân miền Bắc vẫn quyết tâm kháng chiến chống quân xâmlược đến cùng Lệnh triệt binh của triều đình không ai nghe theo, nhiều trung tâmkháng chiến vẫn tiếp tục hình thành, các toán nghĩa binh do các quan lại chủ chiến đãphối hợp với các lực lượng quân Thanh (kéo sang từ mùa thu năm 1882) liên tiếpkhuấy đảo, tiến công quân Pháp gây cho chúng nhiều thiệt hại Tháng 12/1883 Phápbuộc phải tiến hành các cuộc hành binh nhằm tiêu diệt các ổ đề kháng còn sót lại đồngthời tiến hành thương lượng Để loại trừ sự can thiệp của nhà Thanh, chính phủ Pháp

đã cử Patơnốt sang Việt Nam và cùng triều đình Huế ký một hiệp ước mới vào ngày6/6/1884, nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc bọn phong kiến Nội dung chủ yếu như

Trang 29

hiệp ước Hác-măng song có sửa chữa một số điều: Trả lại cho nhà Nguyễn 3 tỉnh ởphía bắc là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Bình Thuận ở phía Nam (theo hiệp ướcHác-măng thì Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh sáp nhập vào Bắc Kì, còn Bình Thuậnsáp nhập vào Nam Kì) Nhà Nguyễn chỉ kiểm soát từ đèo Ngang (phía Bắc) đến KhánhHoà (phía Nam).

* Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX

Ngay sau khi hiệp ước được ký kết, phong trào chống Pháp nổi lên mạnh mẽ ởBắc Kỳ Các tướng của Triều đình như Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản khôngchấp nhận việc đầu hàng, liên tiếp tấn công các đồn trại của Pháp ở Bắc Kì Chiến sựxảy ra ác liệt với sự hỗ trợ của quân đội chính quy Trung Hoa

Hòa ước Giáp Thân 1884 mở đầu một giai đoạn rối loạn cho Triều đình Huế.Trong Triều đình, phe chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường.Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đưa Ưng Lịch, mới 13 tuổi lên làm vua, tức

là vua Hàm Nghi

Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5/7/1885 Tôn Thất Thuyết đã chỉ huy các đạoquân chia làm hai cánh tấn công cho quân tấn công vào tòa Khâm sứ, trại lính Pháp ởHuế Cuộc tấn công thất bại Vua Hàm nghi phải xuất bôn Tôn Thất Thuyết đưa vua

ra Quảng Trị rồi đến Nghệ An và đóng bản doanh tại đấy Từ bản doanh, vua HàmNghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi nhân dân khắp nơi nổi lên chống Pháp Thựcdân Pháp đưa quân đi càn quét núi rừng Quảng Bình, Nghệ An hòng bắt vua cho được

Đến tháng 11/1886 quân Pháp mua chuộc được Trương Quang Ngọc, chỉ đạođội quân người Mường có nhiệm vụ bảo vệ vua Trương Quang Ngọc bắt vua dângcho Pháp Vua bị thực dân Pháp bắt đi đày ở An-giê-ri

Chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi được sự hưởng ứng mạnh mẽ khắp nơi,nhất là trong giới sĩ phu và ngay cả sau khi vua đã bị bắt đi đày rồi

Ở Trung Kỳ, tiêu biểu cho phong trào Cần Vương là cuộc khởi nghĩa của Mai Xuân Thưởng (1860 - 1887)

Trang 30

Ở Hà Tĩnh, cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng (1847 - 1895) và Cao Thắng(1864 - 1893) cũng đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử dân tộc Ông xây dựng đồntrại, lập xưởng công binh chế tạo vũ khí Quân Pháp với sự giúp sức đắc lực củaHoàng Cao Khải, nhiều lần dụ ông ra hàng nhưng không được bèn cho quật mồ tổ tiênông Cuộc chiến đấu của Phan Đình Phùng kéo dài đến hơn 10 năm Trong một lần bịbao vây, ông bị bệnh và chết.

Quân Pháp lại phải đối phó với phong trào Cần Vương ở Bắc Kỳ NguyễnThiện Thuật (1844 - 1926) lập chiến khu ở Bãi Sậy, dùng chiến thuật du kích tấn côngtiêu diệt các toán quân tuần tiễu, các đồn bót của Pháp

Một cuộc khởi nghĩa lừng lẫy khác là tại Yên Thế do Hoàng Hoa Thám chỉ huy(1858 - 1913) Cuộc khởi nghĩa này làm tiêu hao lực lượng của quân Pháp, không đểchúng yên ổn áp dụng chính sách cai trị của mình tại Bắc Ninh, Thái Nguyên Đếntháng 2/1913, khi Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã Quân Pháp phải ra sức đàn ápđến năm 1913 mới diệt được

2.2 Năng lực thực hành cần phát triển cho học sinh trong dạy học Lịch sử

ở trường THPT

Cuối 2006, Bộ Giáo dục và đào tạo đã tổ chức hoàn thiện bộ chương trình giáodục phổ thông với sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học, nhà sư phạm, cán bộquản lí và giáo viên đang giảng dạy ở các nhà trường Chương trình giáo dục đangđược áp dụng hiện nay được điều chỉnh, hoàn thiện và tổ chức lại từ các chương trình

đã được ban hành trước kia và đã được một Hội đồng thẩm định quốc gia bao gồmnhiều chuyên gia giáo dục đầu ngành xem xét, phê duyệt Số tiết theo phân phốichương trình cho cấp THCS là 210 tiết (lớp 6: 35 tiết; lớp 7: 70 tiết; lớp 8: 52,5 tiết;lớp 9: 52,5 tiết), cấp THPT có tổng số tiết là 140 tiết (lớp 10: 52,5 tiết; lớp 11: 35 tiết;lớp 12: 52,5 tiết) Trong đó, những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng cho các cấp Trunghọc cơ sở và Trung học phổ thông được xác định ở các mức độ khác nhau dựa trên yêucầu dạy học được đặt ra cho mỗi cấp học phù hợp với lứa tuổi học sinh Ở cấp THPT,năng lực thực hành cần nâng cao cho học sinh là những yếu tố cơ bản cần thiết cho cáchoạt động thực hành của học sinh gồm:

1 Tiếp tục bồi dưỡng và hoàn thiện những hiểu biết về các hoạt động thực hành

Trang 31

nói chung.

2 Tiếp tục rèn luyện thái độ làm việc nghiêm túc, đúng đắn khi tham gia vàocác hoạt động thực hành cũng như ý chí tích cực, sáng tạo nhanh chóng hoàn thànhnhiệm vụ TH của HS

3 Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng thực hành Năng lực mang tính trừu tượng nhưng

nó có thể do được thông qua kĩ năng hành động Do vậy, kĩ năng thực hành phản ánhnăng lực thực hành của học sinh Có thể so sánh mức độ yêu cầu về mặt kĩ năng thựchành như sau:

- Kĩ năng khai thác kênh hình trong sách giáo khoa Nhìn chung số lượng kênhhình trong sách giáo khoa THPT nhiều hơn THCS, mặc dù số lượng chênh lệch nhaukhông nhiều Do chương trình xây dựng theo kiểu đồng tâm nên các kênh hình giữa haicấp học của từng giai đoạn LS tương ứng về cơ bản là giống nhau Một số kênh hình bổsung cho cấp THPT nhằm minh họa và nâng cao khả năng khai thác các lượng thông tinphù hợp với nội dung kiến thức và yêu cầu của bài học đối với đối tượng HS

kĩ năng khai thác kênh hình của học sinh THPT không chỉ nhanh hơn về mặt thời gian

mà lượng thông tin khai thác của các loại tranh ảnh cũng phải nhiều hơn, phức tạp hơn.Đặc biệt là loại kênh hình tồn tại dưới dạng lược đồ, biểu đồ trong các bài học về diễnbiến của các trận đánh tiêu biểu thì kĩ năng thực hành của HS cấp THCS chủ yếu đặt ra

là nhận biết được phạm vi, quy mô diễn ra sự kiện; vẽ lại lược đồ hay bản đồ theomẫu; đối với HS lớp 8 hoặc 9, có thể trình bày một cách thật khái quát diễn biến trênlược đồ theo sự làm mẫu của GV Trong khi đó kĩ năng khai thác lược đồ, bản đồ củacấp THPT được tiếp tục nâng cao lên mức vẽ được lược đồ nhanh hơn, hình thức đẹphơn và trình bày diễn biến không cần sự làm mẫu HS có thể tự đọc sách theo dõi diễnbiến trên lược đồ rồi trình bày lại diễn biến trên lược đồ Cũng như nhìn lược đồ đểkhai thác những kênh thông tin khác phục vụ cho bài học

- Kĩ năng lập niên biểu, bảng tổng hợp về các sự kiện, hiện tượng LS Do yêucầu biết rộng hiểu sâu hơn khi học về kiến thức LS nên số lượng niên biểu, bảng tổnghợp, thống kê các nội dung kiến thức mà học sinh cấp THPT phải làm là nhiều hơn.Mức độ nâng cao của kĩ năng này biểu hiện ở chỗ HS nhanh chóng xác định được hướng giải quyết nhiệm vụ đúng và hiệu quả Để nắm được các sự kiện, hiện tượng LS

Trang 32

của một hay nhiều giai đoạn LS, các em có thể biết ngay công việc phù hợp nhất phảilàm là lập bảng thống kê; tự tổng hợp, khái quát kiến thức và xác định số cột cần thiết

để lập bảng tổng hợp Nội dung kiến thức thực hành khó và phức tạp hơn

- Khai thác công nghệ thông tin, mạng Intetnet và sử dụng máy tính ngày càngđược sử dụng phổ biến hơn trong dạy học LS, nhất là đối với các trường ở thành phố,thị xã Giáo viên dạy cấp THCS cần cung cấp các trang web, địa chỉ cụ thể và hướngdẫn các em cách khai thác Những nội dung mà học sinh THCS khai thác thường đơngiản hơn Còn học sinh cấp THPT có khả năng tự tìm được các kênh thông tin từ nhiềuđịa chỉ khác nhau và thậm chí trên cơ sở của các nguồn thông tin với vốn kiến thức đã

có, các em có thể xử lí các kênh thông tin này một cách hợp lí, biết phân biệt nhữngquan điểm chính thống hay trái chiều để có thể lựa chọn những nội dung phù hợp vớiyêu cầu bài học Bên cạnh việc khai thác, các em cũng có thể thiết kế những bảng biểu,

sơ đồ, lược đồ hấp dẫn cùng các hiệu ứng giúp người xem dễ nhớ, dễ hiểu hơn

- Kể chuyện LS được sử dụng nhiều hơn cho cấp tiểu học Câu chuyện lúc này

có ý nghĩa như là sự cung cấp vốn kiến thức lịch sử cho HS qua một sự kiện, hiệntượng lịch sử nổi bật nào đó Đến cấp THCS, nội dung câu chuyện được nâng lênthành một vấn đề LS Trong đó có thể có cả lời bình của chính tác giả HS cả hai cấpTHCS và THPT đều có thể trình bày một vấn đề LS như kể chuyện LS, trình bày lạimột vấn đề LS nào đó Mức độ nâng cao của HS cấp THPT thể hiện ở kết quả của sựthuyết phục đối với người nghe qua sự nhập vai của chính bản thân người trình bàyqua ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ, thậm chí là cả lời bình và cách tổ chức buổi nói chuyện

- Rèn luyện kĩ năng sưu tầm tài liệu, hiện vật lịch sử, xây dựng phòng bộ môn,nhà truyền thống, viết sử địa phương và tạo các mô hình, sa bàn LS ít được sử dụng trongthực tiễn dạy học lịch sử Tuy nhiên, nó vẫn tồn tại như một phương pháp dạy học tíchcực Biện pháp này chỉ chủ yếu sử dụng với HS cấp THPT Muốn thực hiện

được các công việc này HS phải có kiến thức nền của bộ môn và những kĩ năng họctập môn LS đã học ở cấp học, lớp học dưới cùng với năng lực cá nhân và sự tích cựctrong học tập là cơ sở, điều kiện để các em có thể thực hiện tốt các công việc khó này

Bên cạnh việc tiếp tục các hoạt động thực hành của cấp THCS trên mức độ cao

Trang 33

hơn, thì cấp THPT cũng có thể áp dụng những hoạt động mới khó hơn như tạo các môhình, sa bàn lịch sử; sưu tầm tài liệu, hiện vật lịch sử, xây dựng phòng bộ môn, nhàtruyền thống, viết sử địa phương; dạ hội lịch sử;…

Tóm lại, những năng lực thực hành cần nâng cao cho học sinh cấp THPT lànhững năng lực thực hành cơ bản, cần thiết cho việc học tập bộ môn Nâng cao nănglực thực hành cho HS ở trường THPT cần phải tiến hành đa dạng các biện pháp thựchành như đã nêu ở trên và lưu ý mức độ HS phải đạt được trong mỗi hoạt động thựchành

2.3 Xây dựng hệ thống bài học phục vụ phát triển năng lực thực hành cho học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam (1858 đến cuối thế kỉ XIX), ở trường THPT (chương trình chuẩn)

Bài 19: Nhân 1 Liên quân Pháp-Tây Ban Rèn luyện kĩ năng thực hành ngoạidân Việt Nam Nha xâm lược Việt Nam khóa, kĩ năng vẽ sơ đồ lịch sử, kĩ năngkháng chiến Chiến sự ở Đà Nẵng 1858 lập niên biểu lịch sử, kĩ năng khai thácchống pháp 2 Cuộc kháng chiến chống kênh hình trong sách giáo khoa, kĩ năngxâm lược Pháp ở Gia Định và các sử dụng và khai thác tài liệu trên mạng(từ1858 đến tỉnh miền Đông Nam Kì từ Internet, kĩ năng xây dựng và sử dụngtrước 1873) năm 1859 đến năm 1862 bản đồ lịch sử, kĩ năng tìm hiểu và tập

3 Cuộc kháng chiến của trình bày một vấn đề lịch sử Qua đó HSnhân dân Nam Kì sau hiệp có thể hệ thống một cách cụ thể toàn bộước 1862 nội dung bài học

Thông qua đó giúp HS hiểu được bảnchất xâm lược và thủ đoạn tàn bạo củachủ nghĩa thực dân

Đánh giá đúng mức nguyên nhân vàtrách nhiệm của triều đình phong kiếnnhà Nguyễn trong việc tổ chức khángchiến

Qua đó giáo dục lòng yêu nước, lòng tự

Trang 34

tôn dân tộc cho HS.

(xem ở phụ lục 8)Bài 20: Chiến 1 Thực dân Pháp tiến đánh Rèn luyện kĩ năng lập niên biểu, kĩ năng

sự lan rộng ra Bắc Kì lần thứ nhất (1873) vẽ sơ đồ lịch sử, kĩ năng xây dựng và sử

cả nước Cuộc Kháng chiến lan rộng ra dụng bản đồ lịch sử, kĩ năng khai tháckháng chiến Bắc Kì kênh hình trong sách giáo khoa, kĩ năngcủa nhân dân 2 Thực dân Pháp tiến đánh sử dụng và khai thác tài liệu trên mạng

ta từ năm Bắc Kì lần thứ hai Cuộc Internet Thể hiện quá trình Pháp đánh

1873 đến năm kháng chiến ở Bắc Kì và chiếm Bắc Kì qua hai lần, cuộc kháng

1884 Nhà Trung Kì trong những năm chiến của nhân dân và hai bản hiệp ướcNguyễn đầu 1882 - 1884 mà triều đình Huế đã kí với Pháp Để từhàng 3 Thực dân Pháp tấn công đó đánh giá đúng mức trách nhiệm của

cửa biển Thuận An Hiệp nhà Nguyễn trong việc để mất nước.ước 1883 và hiệp ước 1884 (xem phụ lục 9)

Bài 21: 1 Phong trào Cần Vương Rèn luyện kĩ năng khai thác kênh hìnhPhong trào bùng nổ trong sách giáo khoa, kĩ năng vẽ sơ đồyêu nước 2 Một số cuộc khởi nghĩa lịch sử, kĩ năng lập niên biểu lịch sử, kĩchống Pháp tiêu biểu trong phong trào năng sử dụng và khai thác tài liệu trêncủa nhân dân Cần Vương và phong trào mạng Internet, kĩ năng tìm hiểu và tậpViệt Nam đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ trình bày một vấn đề lịch sử, kĩ năng xâytrong những XIX dựng và sử dụng bản đồ lịch sử Để thấynăm cuối thế rõ hoàn cảnh phong trào đấu tranh vũ

đó có cuộc khởi nghĩa Cần Vương vàcác cuộc khởi nghĩa tự vệ, hiểu đượcdiễn biến cơ bản của một số khởi nghĩatiêu biểu: Ba Đình, Bãi Sậy, HươngKhê, Yên Thế

Qua đó HS có thể thấy được lòng yêunước của cha ông, đồng thời giáo dụccho HS lòng yêu nước, ý chí đấu tranhgiải phóng dân tộc (xem phụ lục 10)

Trang 35

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HÀNH CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ NĂM 1858 CUỐI THẾ KỈ XIX) Ở TRƯỜNG THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)

3.1 Yêu cầu khi phát triển năng lực thực hành lịch sử cho học sinh

* Biện pháp thực hiện và hình thức tổ chức phải phù hợp với đối tượng và khả năng của học sinh

Biện pháp, hình thức thực hiện phải phù hợp với đặc trưng kiến thức nhằm đạtmục tiêu bài học Yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra không quá dễ hay quá khó, phải vừa sứcvới HS Nên ở mức cao hơn một chút so với khả năng hiện có của HS, sao cho bằngnhững nỗ lực của bản thân, HS có thể thực hiện được Sự phù hợp cũng là biện pháp

để gây hứng thú và khích lệ các em hăng hái hoàn thành nhiệm vụ

- Giúp HS hiểu rõ mục đích của hoạt động thực hành, là làm cho HS biết trướckết quả mà quá trình thực hành phải đạt được Mục đích là cơ sở, nguồn gốc để hìnhthành động cơ hành động, đồng thời có tác dụng định hướng hành động Ví dụ, tổ chứcđêm dạ hội lịch sử cho HS chủ đề về Bác Hồ nhân kỉ niệm ngày sinh nhật Bác, HS cầnbiết trước mục đích của đêm dạ hội là để tuyên truyền về cuộc đời và sự nghiệp cáchmạng của Bác Hồ Từ đó, các em sẽ lựa chọn các tiết mục cụ thể của đêm dạ hội theohướng làm rõ cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Ngoài ra, tổ chức dạ hội còn

có tác dụng rèn luyện thái độ và hành vi ứng xử đúng đắn, nghiêm túc thể hiện lòngthành kính đối với vị lãnh tụ của dân tộc cho HS

- Biết tham gia vào đêm dạ hội về Bác, bản thân các em được học tập trên mộtsân chơi thoải mái, rèn luyện kĩ năng nói, kĩ năng tổ chức các hoạt động tập thể vànhiều kĩ năng mềm khác của cuộc sống, HS sẽ sẵn sàng, nhiệt tình tham gia, ủng hộđêm dạ hội Như vậy, bên cạnh việc chỉ cho HS biết mục đích của hoạt động thựchành, giáo viên cũng nên cho HS hiểu được tác dụng của thực hành đối với việc lĩnhhội kiến thức LS và thực tiễn cuộc sống Nhận thức được tác dụng của các hoạt độngthực hành, cũng như thấy những lợi ích thu được sau khi làm thực hành, HS sẽ có ýthức học tập đúng đắn, tham gia vào các hoạt động một cách nghiêm túc, tự giác, tíchcực

Xác định thái độ đúng đắn với hoạt động thực hành lịch sử là một trong những

Trang 36

nhiệm vụ của dạy học vừa có tác dụng hình thành nhân cách HS, vừa là cơ sở để quátrình học tập, lĩnh hội tri thức LS diễn ra hiệu quả nhất Bên cạnh việc xác định thái độđúng đắn với thực hành lịch sử cũng cần tạo hứng thú cho HS với các hoạt động thựchành lịch sử vì hứng thú có tác dụng khích lệ HS tích cực tham gia vào các hoạt độngthực hành, là cơ sở để hình thành thái độ làm việc đúng đắn cũng như ý chí vượt khó

để hoàn thành nhiệm vụ từ phía HS

Xét trên bình diện phát triển của các hiện tượng tâm lí, các nhà tâm lí học cho

rằng có ba con đường cơ bản để hình thành và phát triển hứng thú Đó là: từ nhu cầu đến hứng thú; từ tình cảm - nhận thức đến hứng thú; từ nhận thức - tình cảm đến hứng thú [34, tr.134,135] Theo đó thì trong dạy học LS để gây hứng thú cho các hoạt động

thực hành cho HS cần:

- Tạo ra sự hấp dẫn trong các hoạt động thực hành Hiểu một cách đơn giảnnhất, tạo sự hấp dẫn trong các hoạt động thực hành lịch sử là tạo sự thích thú của HSđối với các hoạt động thực hành lịch sử Cách đơn giản nhất để tạo sự hấp dẫn thường

là giáo viên gây ấn tượng, thu hút sự chú ý của HS bằng cách lựa chọn và chỉ cho HSthấy được những chi tiết có tính gợi cảm nhất hay những chi tiết độc đáo nhất của mỗihoạt động thực hành Ví dụ, tính độc đáo của hoạt động dạ hội lịch sử là HS được thamgia vào một sân chơi rất thú vị Các em được tự do trong khoảng thời gian, không giannhất định, được hợp tác với bạn bè Đây là kiểu học không căng thẳng, vừa học màvừa chơi, thậm chí còn có thưởng,…Điều đó cũng hoàn toàn phù hợp với tâm lí lứatuổi HS là thích được thoải mái, được thể hiện tài năng của mình Vì thế, loại hình hoạtđộng này sẽ dễ dàng thu hút đông đảo HS tham gia

Đối với những hoạt động thực hành khó tìm thấy những dấu hiệu bề ngoài gây

ấn tượng như vẽ sơ đồ, biểu đồ, lập niên biểu, thì việc giúp HS thấy được ý nghĩa củanhững hoạt động này với việc học tập LS là điều cần thiết Ở mức độ cao hơn là HScảm nhận được ý nghĩa, tác dụng quan trọng của mỗi hoạt động thực hành Cách tạo ra

sự hấp dẫn cũng rất đa dạng phong phú, tùy thuộc vào những tình huống cụ thể

- Tổ chức đa dạng các hoạt động thực hành là hình thức khắc phục tình trạngnhàm chán, buồn tẻ khi phải lặp đi lặp lại một hành động nhất định cho HS, là biện phápphát triển hứng thú, làm cho những hứng thú có tính chất cục bộ thành hứng thú

Trang 37

thực hành mang tính toàn diện, dần dần biến thành xu hướng cá nhân Nhờ xu hướnghướng này mà HS sẽ có thói quen sẵn sàng sử dụng các hình thức thực hành lịch sửtrong quá trình học tập lịch sử.

- Luôn khích lệ, động viên HS Hứng thú là một hiện tượng tâm lí rất phức tạpthể hiện xúc cảm của con người, gắn liền với nhu cầu tìm hiểu đối tượng và khát vọngđược hành động để tìm hiểu đối tượng Khích lệ, động viên HS là cách làm cho hứngthú phát triển liên tục và bền vững Muốn khích lệ, động viên HS, giáo viên phải biếtnhu cầu thực của HS, xem các em cần gì, muốn gì để kịp thời có tác động phù hợpgiúp đỡ HS Đây cũng là hình thức dạy học tiếp cận năng lực HS Khi nhu cầu đượcthỏa mãn, HS sẽ tìm thấy sự say mê và có hứng thú với đối tượng đó

* Vận dụng linh hoạt, đa dạng các biện pháp thực hành

Nhìn chung, mỗi biện pháp thực hành đều có ưu thế nổi bật trong việc rèn luyệnmột năng lực nào đó cho HS Trên thực tế, không có một phương pháp nào đa năng,nếu có thể nên kết hợp các biện pháp với nhau một cách phù hợp và linh hoạt (trong đó

có một phương pháp chủ đạo) để phát huy đối đa những ưu thế của chúng

Vận dụng linh hoạt, đa dạng các biện pháp thực hành để phát triển toàn diện các

kĩ năng thực hành Đồng thời cũng rèn luyện tính mềm dẻo của tư duy, tránh được tìnhtrạng nhàm chán, mệt mỏi cho HS

Ngoài ra, lựa chọn biện pháp thực hành cần căn cứ vào đặc điểm kiến thức, mụctiêu dạy học, đối tượng HS cũng như khoảng thời gian cho phép

* Cần tiến hành một cách thường xuyên, liên tục các hình thức thực hành

Các hoạt động học tập nói chung, thực hành lịch sử nói riêng phải được tiến hànhmột cách thường xuyên, liên tục nếu không thì độ sâu, độ bền của kiến thức cũng như độthuần thục của các kĩ năng sẽ bị mất dần Theo cách nhìn của tâm lí học thì sự hình thành

kĩ năng, kĩ xảo là cả một quá trình mà con người liên tục tham gia vào các chuỗi hoạtđộng lặp đi lặp lại nhiều lần một cách có ý thức Trong quá trình hành động, các thao tác

đi dần đến tự động hóa, những yếu tố không cần thiết bị loại bỏ và kĩ xảo dần được hình

Trang 38

thành Tiến hành một cách thường xuyên, liên tục các biện pháp thực hành là cách tíchcực để ôn luyện, củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo học tập cho HS.

* Thường xuyên kiểm tra việc rèn luyện năng lực thực hành của học sinh

Kiểm tra đánh giá bao gồm cả việc tự kiểm tra đánh giá của HS tồn tại như mộtkhâu không thể thiếu được trong quá trình dạy học Mục đích của kiểm tra, đánh giánăng lực thực hành là để biết được sự chuyển biến của HS về độ thuần thục của các kĩnăng thực hành và qua đó, GV cũng biết được kết quả của các biện pháp thực hành đã

áp dụng Trước khi tiến hành khâu kiểm tra, đánh giá, GV phải xây dựng các tiêu chídựa trên mục tiêu thực hành đặt ra lúc đầu Các tiêu chí này là cơ sở để GV đánh giámức độ phát triển của năng lực sau một quá trình học tập Nội dung kiểm tra trong cáchoạt động thực hành chủ yếu là kĩ năng vận dụng những kiến thức đã học vào giảiquyết nhiệm vụ học tập Phương pháp kiểm tra rất đa dạng, tùy thuộc vào đặc điểm củatừng biện pháp thực hành mà GV đã rèn cho HS Thực hành lịch sử là một phươngpháp học tập lịch sử, được tiến hành thường xuyên đối với từng bài học lịch sử Kiểmtra thường xuyên sẽ giúp GV biết được ý thức học tập của HS, giúp HS tự đánh giákhả năng của mình Tuy nhiên, để kiểm tra các kĩ năng thực hành thì không nhất thiếttiết học nào cũng kiểm tra GV nên vạch ra kế hoạch dạy học nói chung, trong đó có kếhoạch kiểm tra thực hành

3.2 Một số biện pháp phát triển năng lực thực hành cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX) ở trường THPT

(Chương trình chuẩn)

3.2.1 Hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức về phương pháp thực hành lịch sử

Phương pháp thực hành lịch sử là cách thức tiến hành các hoạt động thực hànhlịch sử nói chung, là một trong ba thành phần cấu thành năng lực thực hành Muốnhình thành và nâng cao năng lực thực hành không thể không trang bị cho HS nhữnghiểu biết cơ bản về phương pháp thực hành bộ môn như khi nào cần sử dụng thực hànhlịch sử; sử dụng hoạt động nào, sử dụng như thế nào; tiện lợi của các hoạt động nàyđưa lại với quá trình nhận thức LS là gì?

Bồi dưỡng, hướng dẫn HS nắm vững kiến thức về phương pháp thực hành lịch sử

gồm:

Trang 39

- Hiểu biết về tình huống có thể sử dụng các hoạt động thực hành lịch sử Thựchành lịch sử tồn tại song song với quá trình dạy học LS và nó có thể thực hiện ở bất cứkhâu học tập nào của HS, từ khâu chuẩn bị bài ở nhà đến nhận thức kiến thức mớicũng như ôn tập, kiểm tra Tuy nhiên, không phải cứ thích là có thể thực hiện Phải căn

cứ vào đặc trưng kiến thức, yêu cầu của nhiệm vụ học tập trong tình huống nhất định

để lựa chọn hoạt động thực hành cụ thể Muốn lựa chọn được hoạt động phù hợp,trước hết cần trang bị cho HS nắm được khái niệm cơ bản về từng nội dung thực hành:

sơ đồ, biểu đồ, đồ thị, bảng thống kê, niên biểu tổng hợp, niên biểu chuyên đề, dạ hộiLS,… Rõ ràng là HS không thể vẽ được sơ đồ LS nếu như các em không tưởng tượngđược hình thù của sơ đồ ra sao; sơ đồ khác biểu đồ ở chỗ nào Nắm được khái niệm làrất cần thiết vì nó có tác dụng giúp HS nhanh chóng xác định được loại kiến thức màcác em đang học phù hợp với loại thực hành nào Đồng thời, nó còn có tác dụng địnhhướng cho hành động thực hành tiếp theo

- Biết được đặc trưng của từng hoạt động thực hành Mỗi một hoạt động thựchành đều có những đặc trưng nổi bật khác nhau Đặc trưng này làm nên sự khác biệt giữacác hoạt động thực hành và tạo nên sự phong phú, đa dạng của thực hành lịch sử nóichung Đặc trưng quy định hình thức hoạt động thực hành, là cơ sở để HS lựa chọn loạikiến thức phù hợp trong thực hành Dưới đây là đặc trưng nổi bật của các hoạt

động thực hành thường hay được sử dụng trong dạy học LS ở trường phổ thông:

Đặc trưng nổi bật của bản đồ, lược đồ LS là thể hiện địa danh LS Nhìn vàolược đồ, bản đồ LS dễ dàng nắm được một cách khái quát tiến trình diễn ra sự kiện,hiện tượng LS nên nó phù hợp cho việc trình bày diễn biến các sự kiện LS xảy ra trêncác địa danh đó

Đặc trưng của biểu đồ, đồ thị LS gắn liền với những đại lượng, những con số cụthể Nó được thể hiện qua các cột số liệu hay đường kí hiệu cho sự phát triển của cáccon số trên trục tung và trục hoành Đồ thị, biểu đồ LS được sử dụng khi muốn so sánhnhững số liệu khác nhau của một hay nhiều sự kiện LS để từ đó rút ra những kết luận

về bản chất của vấn đề đang được đề cập đến

Sơ đồ lịch sử gắn liền với các hình học đơn giản Nhìn vào sơ đồ cũng có thể dễdàng nhận thấy sự vận động hay đặc điểm của sự kiện, hiện tượng và nó thường được

Trang 40

dùng để minh họa hay cụ thể hóa một sự kiện LS.

Tranh, ảnh, tư liệu lịch sử - những minh chứng sinh động những con người thật,việc thật đã diễn ra trong lịch sử một cách chân thực Nó được sử dụng để minh họahay làm dẫn chứng khi trình bày một vấn đề LS nào đó

Mạng Internet là nơi lưu giữ lượng thông tin vô tận, phong phú về kiến thức LS.Qua máy tính và mạng internet có thể khai thác và thể hiện tất cả những gì cần thiếtnhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập

Các hình thức hoạt động ngoại khóa là một không gian học tập ngoài lớp học,thậm chí ngoài trường học (tham quan, học ở bảo tàng), là cơ hội giúp HS được tậnmắt nhìn thấy những dẫn chứng, minh họa lịch sử Nó phù hợp cho việc học tập,nghiên cứu những vấn đề lịch sử có tính chuyên đề

- Nắm được các bước tiến hành và cách thực hiện các hành động, thao tác cụthể Nếu như việc biết khái niệm và đặc trưng của mỗi loại thực hành có tác dụng địnhhướng cho hoạt động thực hành thì việc nắm được các bước thực hành và các thao tácthực hiện lại có tác dụng giúp cho HS làm thực hành tốt hơn Những hiểu biết nàyđược thể hiện qua kĩ năng của HS trong suốt quá trình thực hành Bước đầu trang bịnhững hiểu biết cho HS về phương thức thực hiện của mỗi loại thực hành, GV cần có

sự hướng dẫn tỉ mỉ và làm mẫu Quá trình làm mẫu, GV phải thực hiện đầy đủ cácbước cơ bản tránh làm tắt để HS dễ dàng tiếp thu và thực hiện Bước chuyển từ kĩ năngsang kĩ xảo thường do chính HS quyết định khi mà thao tác hành động đã trở nênthuần thục, các em tự biết cách lược bỏ những chi tiết phụ Ví dụ, hướng dẫn HS tậpnghiên cứu về một vấn đề LS, GV phải chỉ rõ cho HS biết công việc nghiên cứu cầnthiết phải trải qua các bước như xác định tên đề tài nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, viết đềcương, viết bản thảo, nghiệm thu

- Cuối cùng là những hiểu biết cơ bản nhất về cách kiểm tra, đánh giá kết quảcủa các hoạt động thực hành Đây là khâu rất khó với HS nhưng là bước cần thiết để

HS biết được sản phẩm của mình làm ra để có kế hoạch điều chỉnh GV cần đưa ranhững tiêu chí chủ yếu để HS có thể tự đánh giá là: khoảng thời gian thực hiện có phùhợp với số lượng kiến thức, công việc phải làm không; đường nét thể hiện như thế nào;sản phẩm có làm nổi bật được bản chất vấn đề mà các em đang tìm hiểu hay không?

Ngày đăng: 07/10/2019, 11:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w