Ngộ độc hữu cơ là hiện tượng cây lúa bị “ngộ độc” do các axít hữu cơ được hình thành trong quá trình phân hủy chất hữu cơ trong đất. Ngộ độc hữu cơ thường xảy ra nhiều trên đất phèn, đất canh tác lúa 3 vụ nhiều rơm rạ không đủ thời gian phân hủy, ở giai đoạn lúa từ 15 đến 30 ngày tuổi.Nguyên nhân gây ra ngộ độc hữu cơ: Sau khi thu hoạch lúa, bà con cày vùi rơm rạ trong đất ngập nước và trồng lúa ngay. Khi ngập nước rơm rạ phân hủy trong điều kiện yếm khí, nước ngăn cản không khí tiếp xúc với rơm rạ, nên tạo ra một số độc chất hữu cơ là khí H2S, các acid hữu cơ (acid humic, acid acetic,…), bản chất của acid hữu cơ là chua có độ pH thấp, thì các độc tố đó ảnh hưởng rất lớn đến bộ rễ, mà bộ rễ bị ngộ độc thì không hấp thu được nước, chất dinh dưỡng và không thở được vì điều kiện yếm khí.Khi hệ rễ giảm hoặc không còn khả năng hoạt động, đồng nghĩa với việc sự cung cấp dưỡng chất từ đất bị kém đi làm cho bộ phận phía trên bị ảnh hưởng, thể hiện rõ là sức đẻ nhánh kém, cây thấp, lá nhỏ và toàn thân có màu vàng nâu. Hậu quả là số bông trên đơn vị diện tích, số hạt trên bông giảm nhiều và năng suất thấp. Nếu ngộ độc hữu cơ nặng thì cây lúa sẽ chết, nhẹ thì còi cọc, không đẻ nhánh, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa sau này.
Trang 1BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LÚA NGỘ ĐỘC HỮU CƠ
Ngộ độc hữu cơ là hiện tượng cây lúa bị “ngộ độc” do các a-xít hữu cơ được hình thành trong quá trình phân hủy chất hữu cơ trong đất Ngộ độc hữu cơ thường xảy ra nhiều trên đất phèn, đất canh tác lúa 3 vụ nhiều rơm rạ không đủ thời gian phân hủy, ở giai đoạn lúa từ 15 đến 30 ngày tuổi
Nguyên nhân gây ra ngộ độc hữu cơ:
Sau khi thu hoạch lúa, bà con cày vùi rơm rạ trong đất ngập nước và trồng lúa ngay Khi ngập nước rơm rạ phân hủy trong điều kiện yếm khí, nước ngăn cản không khí tiếp xúc với rơm rạ, nên tạo ra một số độc chất hữu cơ là khí H2S, các acid hữu cơ (acid humic, acid acetic,…), bản chất của acid hữu cơ là chua có
độ pH thấp, thì các độc tố đó ảnh hưởng rất lớn đến bộ rễ, mà bộ rễ bị ngộ độc thì không hấp thu được nước, chất dinh dưỡng và không thở được vì điều kiện yếm khí
Khi hệ rễ giảm hoặc không còn khả năng hoạt động, đồng nghĩa với việc
sự cung cấp dưỡng chất từ đất bị kém đi làm cho bộ phận phía trên bị ảnh hưởng, thể hiện rõ là sức đẻ nhánh kém, cây thấp, lá nhỏ và toàn thân có màu vàng nâu Hậu quả là số bông trên đơn vị diện tích, số hạt trên bông giảm nhiều
và năng suất thấp Nếu ngộ độc hữu cơ nặng thì cây lúa sẽ chết, nhẹ thì còi cọc, không đẻ nhánh, ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lúa sau này
Lưu ý: Trên những ruộng phèn thì ngộ độc hữu cơ càng xảy ra mãnh liệt
hơn, do đất phèn chứa rất nhiều ion SO42-, mà môi trường có vi sinh vật yếm khí hoạt động sẽ tạo môi trường khử các ion SO42- tạo thành khí H2S, một nguyên nhân gây ra ngộ độc hữu cơ, vì vậy đất phèn là cánh tay đắc lực cho ngộ độc hữu cơ phát triển
Triệu chứng ngộ độc hữu
cơ:
Đầu tiên phải quan sát đất,
nếu mà nghi ngờ ruộng mình bị
ngộ độc hữu cơ thì nhổ cây lúa
lên, nhổ có đất và quan sát thấy
đất của mình đen dữ lắm sau đó bà
con đem rửa bụi lúa trong nước,
nhìn rễ nếu thấy toàn bộ rễ đen
bên ngoài bà con vuốt nó màu
trắng, có những cái rễ để lâu thì nó
sẽ chết mình đụng cái thì nó rơi
rớt ra và nó có khúc vàng, khúc
đen, khúc trắng, người ta thường gọi là rễ đuôi cọp, đó là triệu chứng rất điển hình của ngộ độc hữu cơ Rễ bị tổn thương, rễ không lấy được dinh dưỡng dẫn đến triệu chứng thiếu đạm (vàng cả lá), thiếu kali (cháy khô mép lá và xoắn lại), sau đó ngửi có mùi bùn rất đậm mùi đó là chất H2S chứa lưu huỳnh và rất độc với bộ rễ
Trang 2Nhìn bụi lúa phát triển không bình thường, lúa không nở bụi được, đứng sựng sựng mà bỏ phân không bắt (do rễ bị tổn thương nên không bắt được phân)
Biện pháp khắc phục ngộ độc hữu cơ:
Để khắc phục và hạn chế hiện tượng ngộ độc hữu cơ cần áp dụng một số giải pháp tổng hợp sau: Tranh thủ cắt gốc rạ, thu gom rơm rạ ra khỏi ruộng sau thu hoạch Tranh thủ cày hoặc xới đất sớm ngay sau thu hoạch để vùi gốc rạ còn lại vào đất
Phải đánh rãnh để nước rút càng nhanh chừng nào càng tốt chừng nấy, bởi khi mình rút nước bỏ thì mình đã xã độc chất đi rồi và khi đất của mình khô ráo
nó răn răn nứt nứt thì độc chất có thể bay hơi thoát lên, một mặt mình xổ xả, một mặt mình cho bay hơi, những chất độc còn lại sẽ bị oxy hóa và phân hủy, nếu rơm rạ ủ trên cạn thì không bao giờ sinh ra độc chất này, do điều kiện ngập nước nên mới sinh ra độc chất hữu cơ
Sau khi hóa giải những độc chất này thì phải tái tạo lại bộ rễ cây lúa cho tốt Rải vôi để trung hòa acid vì ngộ độc hữu cơ là sản sinh ra những acid hữu cơ tạo độ chua cho đất, đồng thời bón vôi còn cung cấp thêm canxi cho đất Khi kiểm tra thấy cây lúa ra rễ mới (rễ trắng) và lá mới tiến hành phun phân bón qua
lá (loại kích thích ra rễ cho cây lúa), khi cây lúa phát triển bình thường mới tiến hành bón thúc và chăm sóc bình thường./