Luận văn tốt nghiệp ngành kĩ sư quản lí đất đai.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
- -
NGUYỄN HỒ NGỌC HẢI
TÔ VĂN NHƠN
QUY HOẠCH NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020 TẠI
XÃ NGUYỆT HÓA, HUYỆN CHÂU THÀNH,
TỈNH TRÀ VINH
LUẬN VĂN KỸ SƢ NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Cần Thơ – 2013
Trang 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
- -
QUY HOẠCH NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020 TẠI XÃ NGUYỆT HÓA, HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TRÀ VINH LUẬN VĂN KỸ SƢ NGÀNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Mã ngành: 52850104 Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Th.S NGUYỄN HỮU KIỆT NGUYỄN HỒ NGỌC HẢI (4105481) TÔ VĂN NHƠN (4105500)
LỚP: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI K36
Cần Thơ, 05/2013
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
- -
XÁC NHẬN CỦA BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI Xác nhận của Bộ môn Tài nguyên đất đai với đề tài: “QUY HOẠCH NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020 TẠI XÃ NGUYỆT HÓA, HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TRÀ VINH” Do sinh viên Nguyễn Hồ Ngọc Hải và Tô Văn Nhơn, lớp Quản Lý Đất Đai Khóa 36, thuộc Bộ môn Tài Nguyên Đất Đai – Khoa Môi Trường & Tài Nguyên Thiên Nhiên – Trường Đại Học Cần Thơ thực hiện Xác nhận của Bộ môn: ………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Cần Thơ, ngày…tháng … năm 2013
Trưởng Bộ Môn
Trang 4TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
- -
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Chứng nhận chấp thuận báo cáo luận văn tốt nghiệp ngành Quản Lý Đất Đai với đề tài: “QUY HOẠCH NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020 TẠI XÃ NGUYỆT HÓA, HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TRÀ VINH” Do sinh viên Nguyễn Hồ Ngọc Hải và Tô Văn Nhơn, lớp Quản Lý Đất Đai Khóa 36, thuộc Bộ môn Tài Nguyên Đất Đai – Khoa Môi Trường & Tài Nguyên Thiên Nhiên – Trường Đại Học Cần Thơ thực hiện từ ngày 3/1/2013 đến 3/5/2013 Xác nhận: ………
………
………
………
………
………
………
Cần Thơ, ngày…tháng … năm 2013 Cán bộ hướng dẫn
Trang 5TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
- -
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG BÁO CÁO Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận báo cáo với đề tài: “QUY HOẠCH NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020 TẠI XÃ NGUYỆT HÓA, HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TRÀ VINH” Do sinh viên Nguyễn Hồ Ngọc Hải và Tô Văn Nhơn, lớp Quản Lý Đất Đai Khóa 36, thuộc Bộ môn Tài Nguyên Đất Đai – Khoa Môi Trường & Tài Nguyên Thiên Nhiên – Trường Đại Học Cần Thơ thực hiện và bảo vệ trước hội đồng Ngày 10 tháng 5 năm 2013 Báo cáo Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức: ……… … ……….……
………
Ý kiến hội đồng: ………
………
………
………
………
Cần Thơ, ngày…tháng … năm 2013
Chủ tịch hội đồng
Trang 6TIỂU SỬ CÁ NHÂN
- - Sinh viên: Nguyễn Hồ Ngọc Hải
Sinh ngày: 03/01/1990
Nơi sinh: Vĩnh Long
Họ và tên cha: Nguyễn Văn Tính
- Thi đỗ vào trường Đại học Cần Thơ năm 2010, ngành học Quản Lý Đất Đai
- Tốt nghiệp Kỹ sư chuyên ngành Quản lý đất đai năm 2013
Sinh viên: Tô Văn Nhơn
Sinh ngày: 19/06/1992
Nơi sinh: An Giang
Họ và tên cha: Tô Văn Bên
- Thi đỗ vào trường Đại học Cần Thơ năm 2010, ngành học Quản Lý Đất Đai
- Tốt nghiệp Kỹ sư chuyên ngành Quản lý đất đai năm 2013
Trang 7LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đề tài “Quy hoạch nông nghiệp đến năm 2020 tại xã Nguyệt
Hóa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh” là công trình nghiên cứu của bản thân Các
số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ luận văn nào trước đây
Tác giả luận văn
Nguyễn Hồ Ngọc Hải
Tô Văn Nhơn
Trang 8LỜI CẢM TẠ - -
Sau ba năm được học tập, rèn luyện dưới mái trường Đại Học Cần Thơ và bốn
tháng thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp tại Bộ Môn Tài Nguyên Đất Đai – Khoa Môi
Trường & Tài Nguyên Thiên Nhiên, đến nay luận văn tốt nghiệp của chúng em đã hoàn
thành Để đạt được kết quả như hôm nay, tất cả là nhờ vào công ơn của quý thầy cô
trường Đại Học Cần Thơ, nhất là quý Thầy Cô trong Bộ Môn Tài Nguyên Đất Đai đã tận
tình truyền đạt cho chúng em những kiến thức chuyên môn, những kinh nghiệm về học
tập cũng như trong cuộc sống Đây sẽ là những vốn sống vô cùng quan trọng và là hành
trang tri thức giúp chúng em vững bước trong quá trình công tác về sau
Chúng em xin gửi lời biết ơn chân thành và sâu sắc đến:
Quý thầy cô Bộ Môn Tài Nguyên Đất Đai – những người đã trực tiếp giảng dạy và
hướng dẫn chúng em trong trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường
Chúng em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Hữu Kiệt đã
trực tiếp hướng dẫn chúng em hoàn thành đề tài này
Chúng con xin cảm ơn ba mẹ và gia đình đã động viên nhắc nhở con trong suốt quá
trình học tập và tạo điều kiện tốt nhất để con có kết quả như ngày hôm nay
Xin chân thành cảm ơn các bạn lớp Quản Lý Đất Đai K36 đã động viên giúp đỡ
chúng tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn
Chân thành cảm ơn!
Nguyễn Hồ Ngọc Hải
Tô Văn Nhơn
Trang 9TÓM LƯỢC
Ngày nay, nhu cầu của con người về sử dụng đất đai ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp Các nhu cầu về nhà ở, lương thực, vui chơi, giải trí ngày một tăng cùng với việc gia tăng nhanh của dân số Các nhu cầu này đã vượt quá khả năng cung của nguồn tài nguyên đất đai khan hiếm và có giới hạn Do đó, vấn đề đặt ra là làm sao có thể chọn lựa các kiểu sử dụng đất đai hợp lý để chuyển đổi cơ cấu sản xuất cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng, từng địa phương và việc sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hiệu quả và hợp lý nhất bên cạnh việc bảo vệ được các nguồn tài nguyên cho thế hệ tương lai
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài bao gồm: Thu thập số liệu thứ cấp như: khí hậu, thủy văn, đất, diện tích, bảng đồ hành chánh của xã Nguyệt Hóa Sau
đó tiến hành khảo sát thực tế, điều tra về số liệu tài nguyên nước gồm: thời gian mặn,
độ sâu ngập, khả năng tưới: Phỏng vấn cán bộ xã Cuối cùng là nội nghiệp: phân tích
và xử lý số liệu để thành lập các bản đồ
Qua điều tra thực tế và kết quả nghiên cứu có 9 kiểu sử dụng đất đai có triển vọng (LUTs) được chọn lọc cho việc đánh giá phân hạng thích nghi đất đai cho xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, đó là: LUT 1: 2 vụ lúa, LUT 2: Lát, LUT 3: Chuyên màu, LUT 4: Đậu phộng, LUT 5: Dừa (xiêm lai, dừa ta), LUT 6: Cây ăn trái
có múi, LUT 7: Lài, LUT 8: Tôm quảng canh cải tiến (tôm càng xanh), LUT 9: Cá bột (cá tra)
Kết quả nghiên cứu đã thành lập bản đồ thích nghi đất đai về tự nhiên cho từng kiểu sử dụng đất đai và phân vùng thích nghi đất đai dựa trên mức độ tương quan về khả năng thích nghi của từng đơn vị đất đai đối với các kiểu sử dụng đã cho ra được các nhóm vùng thích nghi về tự nhiên (có 5 vùng thích nghi chính), cũng như chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi một cách phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng
Qua việc đề xuất các kiểu sử dụng đất đai có triển vọng và đầu tư khai thác tiềm năng của vùng nhằm đảm bảo tính bền vững về tự nhiên - kinh tế - xã hội - môi trường
Trang 10MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Nhận xét của cơ quan thực tập (nếu có)
1.1 Khái niệm về đất đai và đánh giá đất đai 2 1.1.1 Đất đai 2
1.1.5 Quy trình đánh giá đất đai theo FAO (1976) 3
1.1.7 Quy định việc thành lập, thẩm định, phê duyệt quy
hoạch xây dựng xã nông thôn mới
6
1.1.8 Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã
theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
2.2 2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 17
3.1.3 Chọn lọc kiểu sử dụng đất đai có triển vọng 29 3.1.4 Mô tả kiểu sử dụng đất đai (LUTs) 29 3.1.5 Chất lượng đất đai/ yêu cầu sử dụng đất đai và đặc
tính đất đai cho các kiểu sử dụng đất
Trang 113.3 Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp 46
Trang 12DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
of the United Nations
Tổ chức nông lương thế giới
LUT Land Utilization TypesLand Utilization Types (Kiểu sử dụng đất đai) Kiểu sử dụng đất đai
Trang 13DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1 Quy trình đánh giá đất đai cho qui hoạch sử dụng đất đai De Vos
Hình 1.2 Bản đồ hành chính xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh 12 Hình 3.1 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Nguyệt Hóa, huyện ChâuThành,
Hình 3.2 Bản đồ độ sâu xuất hiện tầng phèn tiềm tàng xã Nguyệt Hóa, huyện
Hình 3.4 Bản đồ độ sâu ngập xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà̀
Hình 3.9 Bản đồ quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp xã Nguyệt
Trang 14Bảng 3.11 Phân cấp yếu tố của LUT 8: Tôm càng xanh (Quảng canh cải tiến) 39
Bảng 3.13 Phân hạng khả năng thích nghi đất đai tự nhiên cho KSD lúa 2 vụ
Trang 15có múi (LUT 6) Bảng 3.19 Phân hạng khả năng thích nghi đất đai tự nhiên cho KSD Lài (LUT
Bảng 3.20 Phân hạng khả năng thích nghi đất đai tự nhiên cho KSD Tôm càng
Bảng 3.21 Phân hạng khả năng thích nghi đất đai tự nhiên cho KSD Thâm canh
Bảng 3.22 Phân hạng thích nghi đất đai tự nhiên xã Nguyệt Hóa, huyện Châu
Bảng 3.23 Phân vùng thích nghi đất đai cho các kiểu sử dụng đất đai thuộc xã
Bảng 3.24 Bố trí mô hình sản xuất theo vùng trên địa bàn xã Nguyệt Hóa, huyện
Trang 16MỞ ĐẦU
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người Đất đai là tài sản phẩm của tự nhiên, là điều kiện lao động Đất đai là một trong những tài nguyên vô cùng quý giá của con người, điều kiện sống cho động vật, thực vật và con người trên trái đất
Ngày nay với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa việc thu hẹp diện tích đất nông nghiệp để xây nhà máy và các công trình dịch vụ khác là điều tất yếu, làm cho mật
độ dân cư ngày càng tăng lên và chính sự gia tăng này làm cho nhu cầu về nhà ở cũng như đất xây dựng các công trình công cộng, dịch vụ ngày càng trở nên nan giải hơn
Trong khi đó, việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp để phát triển kinh tế xã hội theo quá trình đô thị hóa như hiện nay đã làm cho diện tích sử dụng đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp dần
Xã Nguyệt Hóa thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh là một xã với lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp Nguyệt Hóa được chọn xây dựng mô hình nông thôn mới của huyện, phát triển mạnh nông nghiệp truyền thống, gắn kết nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ và xây dựng đô thị, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật nông thôn Nền sản xuất nông nghiệp của xã đang được chú trọng đầu tư phát triển, năng suất không ngừng tăng lên, nâng cao đời sống nhân dân trong xã Tuy nhiên, nền sản xuất nông nghiệp của xã còn tồn tại nhiều khuyết điểm như khai thác sử dụng đất vẫn chưa hợp lý, trình độ khoa học còn yếu kém, các công trình giao thông, thủy lợi phục sản xuất còn yếu kém, tư liệu sản xuất đơn giản, kĩ thuật canh tác truyền thống, nhiều nơi còn độc canh cây lúa đã không phát huy được tiềm năng đất đai có được mà có xu thế làm cho nguồn tài nguyên đất bị thoái hóa
Đánh giá đất đai và phân vùng thích nghi cho các loại cây trồng một cách phù hợp hiệu quả cao theo quan điểm bền vững làm nền tảng cho việc đề xuất quy hoạch sử dụng đất và định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp của xã Nguyệt Hóa là vấn
đề có tính chiến lược, cấp thiết
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là :
- Đánh giá thích nghi đất đai
- Định hướng quy hoạch sản xuất nông nghiệp cho xã đến năm 2020
Trang 17Chương 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 Khái niệm về đất đai và đánh giá đất đai
1.1.1 Đất đai ( Land )
Hiến pháp năm 1992 tại điều 17 và 18 quy định :
“Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, Nhà nước quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo cho việc sử dụng đất đúng mục đích
và có hiệu quả”
“Đất đai về mặt địa lý là một vùng đất chuyên biệt trên bề mặt của trái đất: Có những đặt tính mà chúng ta có thể dự đoán được, trong khu vực sinh khí quyển theo chiều thẳng đứng từ trên xuống dưới, bao gồm: không khí và lớp địa chất, nước và quần thể sinh vật và kết quả của những hoạt động của con người trong việc sử dụng đất đai trong quá khứ, hiện tại và tương lai” (Lê Tấn Lợi,1999)
Theo Brinkman và Smyth (1976), đất đai về mặt địa lý mà nói “Là một vùng đất chuyên biệt trên bề mặt của Trái Đất có những đặc tính mang tính chất ổn định, hay
có chu kì dự đoán được trong khu vực sinh khí quyển theo chiều thẳng từ trên xuống dưới, trong đó bao gồm: không khí, đất và lớp địa chất dưới quần thể động vật và thực vật và kết quả hoạt động bởi con người trong việc sử dụng đất đai ở quá khứ, hiện tại và trong tương lai” (Lê Quang Trí, 2009)
1.1.2 Đánh giá đất đai (Land evaluation)
Đánh giá đất đai là hệ thống bao gồm các nguyên tắc và quan điểm trên cơ sở đánh giá thích nghi cấp quốc gia, cấp vùng và cấp địa phương Nguyên tắc là đánh giá khả năng thích nghi đất đai cho loại sử dụng đất riêng biệt trên cơ sở phương pháp đánh giá FAO (1976) và phát triển thành các phương pháp đánh giá đất đai cho các mục đích khác nhau (Lê Quang Trí, 2010)
Theo A.Young: Đánh giá đất đai là quá trình đoán định tiềm năng của đất đai cho một hoặc một số loại sử dụng đất đai được đưa ra để chọn lựa FAO đã đề xuất định nghĩa và đánh giá đất đai (1976): Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vật chất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại
sử dụng phải có (Tôn Thất Chiểu và ctv, 1999)
1.1.3 Sự cần thiết của đánh giá đất đai
Theo Atkinson (1987), đã nghiên cứu nhận thấy công tác đánh giá đất đai được nhiều quốc gia xem như là mặt trận khẩn cấp của việc sử dụng tốt nguồn tài nguyên nước và đất Từ đó việc khảo sát đất là mục tiêu chung của quốc gia trong việc xây dựng hệ thống phân hạng đất đai đồng nhất bằng kĩ thuật đánh giá đất đai (khả năng
Trang 18đất đai và thích nghi đất đai), cung cấp cơ sở giá trị thực tế trong việc quyết định kế hoạch sử dụng đất đai và nguồn tài nguyên đất đai được tốt nhất
Đánh giá đất đai cho nông thôn của Brickman va Smyth (1973) thì đánh giá đất đai
là hệ thống bao gồm các nguyên tắc và quan điểm trên cơ sở đánh giá khả năng thích nghi đất đai cho loại sử dụng đất riêng biệt trên cơ sở phương pháp đánh giá FAO (1976) và phát triển thành các phương pháp đánh giá đất đai cho các mục đích khác nhau Và đất đai cũng có những đặc điểm riêng biệt khác với đất như : cũng có hình dạng, diện tích, kích thước và vị trí Đây chính là những tính chất cần thiết cho đánh giá đất đai
1.1.4 Vai trò của đánh giá đất đai
Nhằm cung cấp cơ sở khoa học và thực tiển để các nhà quy hoạch xem xét, lựa chọn
và đưa ra các phương án sử dụng đất đai tốt nhất
Những thông tin, tư liệu đầy đủ và toàn diện cả về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường trong đánh gia đất đai giúp cho các phương án quy hoạch sử dụng đất hình thành mang tính khả thi vì đã lường trước được những thuận lợi và khó khăn, đề xuất được giải pháp phù hợp nhằm sử dụng đất hợp lí và đạt hiệu quả cao
Vì vậy, trong tương lai để đảm bảo cho việc sử dụng nguồn tài nguyên đất đai một cách khoa học thì cần thiết phải tiến hành công việc đánh giá đất đai và từ đó sử dụng vào nhiều mục tiêu cho cả trước mắt và lâu dài
1.1.5 Quy trình đánh giá đất đai theo FAO (1976)
Quy trình đánh giá đất đai được mô tả và tiến hành qua các bước sau:
Xây dựng các khoanh đơn vị bản đồ đất đai dựa trên cơ sở kết quả điều tra khảo sát các nguồn tài nguyên đất đai như: khí hậu, địa hình, đất, nước, thực vật, nước ngầm Mỗi đơn vị đất đai sẽ có những đặc tính đất đai riêng và khác so với những đơn vị bản đồ đất đai lân cận
Chọn lọc và mô tả kiểu sử dụng đất đai mà nó phải phù hợp và liên quan đến mục tiêu chính sách và phát triển đã được xây dựng bởi các nhà quy hoạch cũng như phải phù hợp với những điều kiện về kinh tế - xã hội và tự nhiên môi trường trong khu vực đang thực hiện
Chuyển đổi những đặc tính đất đai của mỗi đơn vị bản đồ đất đai thành các chất lượng đất đai mà những chất lượng đất đai này có ảnh hưởng trực tiếp đến các kiểu sử dụng đất đai đã được chọn lọc
Trang 19 Xác định các yêu cầu về đất đai cho các kiểu sử dụng đất đai đã chọn lọc, hay gọi là yêu cầu sử dụng đất đai trên cơ sở của các chất lượng đất đai
Đối chiếu giữa yêu cầu sử dụng đất đai của các kiểu sử dụng đất đai được diễn tả dưới dạng phân cấp yếu tố với các chất lượng trong mỗi đơn vị bản đồ đất đai được diễn tả dưới dạng yếu tố chuẩn đoán Kết quả cho được sự phân hạng khả năng thích nghi đất đai của mỗi đơn vị bản đồ đất đai với từng kiểu sử dụng đất đai Đánh giá đất đai là sự so sánh giữa các dữ liệu về nguồn tài nguyên thiên nhiên và những yêu cầu về quản trị và bảo vệ môi trường của sử dụng đất đai Do đó, trong việc thực hiện cần phối hợp đa ngành bao gồm các nhà khoa học về đất, cây trồng,
hệ thống canh tác cũng như các chuyên gia về lâm nghiệp, kinh tế và xã hội Tùy theo từng vùng và mục đích đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai cho từng vùng khác nhau mà thành phần các nhà khoa học tham gia cũng thay đổi (Lê Quang Trí, 2004) Các nguyên lý cơ bản của đánh giá đất đai theo FAO (1976) :
Khả năng thích nghi đất đai được đánh giá và phân hạng cho một loại sử dụng chuyên biệt
Đánh giá đòi hỏi phải có sự so sánh về lợi nhuận và mức độ đầu tư cần thiết cho từng kiểu sử dụng đất đai khác nhau
Đánh giá đòi hỏi theo hướng đa ngành
Đánh giá cần phải đứng trên quan điểm sự ảnh hưởng và liên quan các yếu tố
về môi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội đến vùng đang nghiên cứu
Đánh giá phải xây dựng trên nền tảng tính bền vững
Đánh giá thích nghi thường phải so sánh nhiều kiểu sử dụng với nhau
Trang 20Hình 1.1 Quy trình đánh giá đất đai cho qui hoạch sử dụng đất đai.De Vos
t.N.C., 1978; H Huizing, 1988; Lê Quang Trí, 1997
Bản đồ đơn vị đất đai và đặc tính đất
Quyết định thực hiện và hay đề nghị nghiên cứu thêm trong
tương lai
MỤC ĐÍCH CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN Quốc gia, vùng, khu vực, huyện
Kiến thức về điều kiện
kinh tế - xã hội
XÁC ĐỊNH YÊU CẦU CẦN THAY ĐỔI Kiến thức về điều kiện
sinh học – tự nhiên
THẢO LUẬN BAN ĐẦU Diện tích, mục đích, tỉ lệ, phương pháp, thời gian
KHẢO SÁT ĐẤT ĐAI Khí hậu, địa chất, địa
vật
Bản đồ sinh thái khí hậu nông nghiệp
Hiện trạng sử dụng đất đai và cách quản lý
THÍCH NGHI HIỆN TẠI
VÀ TIỀM NĂNG CHO MỖI ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI
Trang 211.1.6 Quy hoạch nông thôn mới
Theo thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT, quy hoạch nông thôn mới bao gồm quy hoạch định hướng phát triển không gian; quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội -môi trường theo chuẩn mới; quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp
1.1.7 Quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới
Quy hoạch sản xuất nông nghiệp
Quy hoạch sản xuất nông nghiệp bao gồm việc xác định phương án sản xuất nông nghiệp theo từng giai đoạn trong tương lai, bố trí không gian và hạ tầng kĩ thuật phù hợp (Theo thông tư số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT)
Theo Thông tư số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT, quy hoạch sản xuất nông nghiệp bao gồm:
+ Xác định tiềm năng, quy mô của từng loại hình sản xuất (những cây trồng, vật nuôi hiện là thế mạnh của địa phương và định hướng những cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương; dự báo khả năng sản xuất, sản lượng theo từng giai đoạn; định hướng phát triển đầu ra cho sản phẩm đem lại giá trị kinh
tế cao, có giá trị trên thị trường)
+ Phân bổ khu vực sản xuất nông nghiệp hàng hóa ngành trồng trọt (lúa, màu, cây công nghiệp, cây ăn quả); khu chăn nuôi; khu nuôi trồng thủy sản; nhà xưởng
Trang 22bảo quản, chế biến; công nghiệp và dịch vụ Hạng mục quy hoạch phải rõ vị trí theo thôn, bản
+ Xác định mạng lưới hạ tầng gồm: giao thông nội đồng (thể hiện đường đến lô diện tích 1 ha trở lên); thủy lợi (kênh mương tự nhiên và nhân tạo đến kênh cấp 3)
Hệ thống điện hạ thế phục vụ sản xuất, hệ thống cấp và thoát nước thải khu ao nuôi thủy sản
+ Giải pháp chủ yếu để phát triển đạt yêu cầu của quy hoạch
Quy hoạch sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ:
+ Tiềm năng phát triển công nghiệp - dịch vụ: Tài nguyên, đất đai, lao động
+ Lựa chọn loại ngành công nghiệp, dịch vụ cần phát triển và giải pháp chủ yếu
để đạt được mục tiêu xây dựng nông thôn mới
+ Xác định chỉ tiêu phát triển công nghiệp, dịch vụ của xã (tỷ trọng giá trị công nghiệp, dịch vụ trên giá trị tổng sản lượng sản xuất trên địa bàn)
+ Giải pháp chủ yếu để đạt yêu cầu phát triển theo quy hoạch
(Nguồn: Điều 12, Thông tư liên tịch số 13/2011/TTLT-BNNPTNT-BTN&MT ngày 28/10/2011 của Bộ Xây dựng – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – Bộ Tài Nguyên
và Môi Trường quy định việc lập, thẩm dịnh, phê duyệt quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới)
1.1.8 Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo bộ tiêu chí Quốc gia
về nông thôn mới
Lập nhiệm vụ quy hoạch sản xuất nông nghiệp cấp xã
Uỷ ban nhân dân xã đề ra yêu cầu quy hoạch sản xuất nông nghiệp dựa trên các căn
cứ sau:
- Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực của tỉnh, của huyện
- Căn cứ những chủ trương, chính sách của Chính phủ, ngành, địa phương
- Căn cứ mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp, yêu cầu xây dựng hạ tầng, cơ
sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất của từng địa phương
- Căn cứ quy hoạch sử dụng đất của tỉnh và của vùng, tránh việc phá vỡ các quy hoạch tổng thể chung
- Căn cứ đánh giá tác động của biến đổi khí hậu trên địa bàn nhằm hạn chế tối đa những rủi ro thiên tai (lũ, lụt, sạt lở đất, hạn hán, ) đối với sản xuất và đời sống
Trang 23 Nội dung lập nhiệm vụ quy hoạch sản xuất nông nghiệp
- Xác định ranh giới, quy mô đất phục vụ sản xuất nông nghiệp; xây dựng công trình phục vụ sản xuất
- Xác định ranh giới, quy mô đất, mặt nước phục vụ phát triển sản xuất các cây trồng, vật nuôi chủ yếu trên địa bàn
- Quy hoạch mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất kỹ thuật phục
vụ sản xuất
(Nguồn: Điều 3, Thông tư 07 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới)
1.2 Giới thiệu về phần mềm kĩ thuật PRIMER
Tính năng phân nhóm trong PRIMER
Phải đảm bảo rằng ekm.sid là trang đang hoạt động (bằng việc nhấp vào bất cứ nơi nào trên cửa sổ) và chọn Anylyse > Cluster (chú ý rằng cách mà menu Anylyse thay đổi có thể bỏ qua nội dung của nó hay không, trang hoạt động là ma trận dữ liệu giống với dạng ekm.sid, thể hiện những tùy chọn: ANOSIM, ANOSIM 2…)
Sự phân nhóm có thứ bậc
Phân tích tổng hợp (hay phân loại) nhằm mục đích tìm thấy những nhóm tự nhiên của các mẫu, như những mẫu trong một nhóm thì giống nhau nhiều hơn so với khác nhóm
Theo sự phân loại của Cromack (1971) trong K R Clarke & R N Gorley, 2001 PRIMER v5 User Manual Tutorial Plymouth Marine Laboratory, UK, 5 phương pháp tổng hợp được phân biệt như sau:
Phương pháp có thứ bậc: những mẫu được nhóm lại và nhóm này sẽ định
Trang 24đồng dạng mang tính hổ tương cao nhất, sau đó dần dần hạ thấp xuống ở cấp độ tương đồng mà tại đó các nhóm đã được định dạng Tiến trình kết thúc với một nhóm đơn mà trong đó chứa tất cả các mẫu Những phương pháp phân chia có thứ bậc sẽ trình bày sự tiếp nối trái ngược, bắt đầu với một nhóm đơn và chia tách nó ra thành những nhóm nhỏ hơn
Kết quả của phép phân nhóm có thứ bậc được đại diện bởi biểu đồ dạng nhánh cây hay Dendrogram với trục X đại diện cho nhóm mẫu, trục Y đại diện cho cấp độ tương đương mà tại đó 2 mẫu hoặc nhóm mẫu sẽ được tính toán để kết thúc Chú ý rằng không có quy ước chặt chẽ cho sơ đồ nhánh được mô tả (những giá trị tăng hoặc giảm của trục Y) hoặc nhánh cây có thể thay thế được bằng kích cỡ khác hay không
1.3 Một số nghiên cứu về đánh giá đất đai tiêu biểu
- Nguyễn Thanh Vũ (2008), Đánh giá thích nghi đất đai và phân vùng thích nghi vùng ngọt hóa Gò Công, tỉnh Tiền Giang Có 7 kiểu sử dụng đất đai phù hợp được chọn lọc bao gồm: 3 vụ lúa, 2 lúa – 1 màu, 1 lúa – 2 màu, 1 lúa – 1 cá, chuyên cây ăn trái, chuyên màu và 2 vụ lúa Trên cơ sở đánh giá thích nghi về đất đai đã phân ra được 4 vùng thích nghi với vùng I có khả năng thích nghi cao với tất cả kiểu sử dụng đất đai và có diện tích lớn nhất so với các vùng còn lại Vùng II thích nghi cao với các kiểu sử dụng 1 lúa – 1 cá, cây ăn trái và chuyên màu Vùng III thích nghi cao với kiểu sử dụng cây ăn trái và chuyên màu Vùng IV thích nghi trung bình với 7 kiểu sử dụng đã được chọn lọc
- Nguyễn Thanh Hải (2008), Đánh giá và dự báo thị trường nhà đất tại quận Ninh Kiều thành phố Cần Thơ đến năm 2015 Giá đất tại quận Ninh Kiều đang tăng
và vượt xa giá quy định của nhà nước từ 3 – 7 lần Mức giá thị trường vẫn tăng theo một hệ số khá cao từ 1 -2,9 lần, với hệ số này thì mỗi năm mức giá sẽ tăng thêm 5 – 15% và có xu hướng ổn định vào năm 2015 khi cơ sở hạ tầng ở thành phố Cần Thơ
đã hoàn chỉnh
- Lê Cảnh Định (2009), Ứng dụng mô hình GIS mờ trong đánh giá thích nghi đất đai phục vụ cho quản lý sử dụng đất bền vững Kết quả đánh giá thích nghi bền vững đã loại bỏ loại hình sử dụng đất 1 vụ lúa (vì hiệu quả kinh tế xã hội thấp)
- Châu Thị Ngọc Huyền,Trần Thị Nhặn (2009), Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng đất và đề xuất hướng sử dụng hợp lý huyện Phong Điền thành phố Cần Thơ Kết quả đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến các mô hình canh tác cho thấy: 3 Lúa, chuyên màu và cây ăn trái thì yếu tố thị trường ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả canh tác của người dân; 2 Lúa - màu: yếu tố vốn làm người dân quan tâm nhiều
Trang 25trong quá trình sản xuất mô hình này quyết định nhiều đến hiệu quả sản xuất của người dân
- Trần Thanh Nhiên (2010), Ứng dụng công nghệ thông tin đánh giá thích nghi đất đai cấp huyện Kết quả đánh giá thích tổng hợp về tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường cho từng huyện đã chọn ra các kiểu sử dụng có tính thích nghi theo thứ
tự ưu tiên Huyện Tam Bình: Chuyên cây ăn trái, chuyên màu, lúa 2 vụ và lúa 3 vụ Hồng Dân: 2 vụ tôm – lúa, tôm quảng canh, 2 vụ lúa – cá và 2 vụ lúa Huyện Mỹ Tú: Chuyên màu, cây ăn trái, 2 vụ lúa - màu và lúa 3 vụ, chuyên mía và lúa - tôm Qua kết quả nghiên cứu cho thấy phần mềm ALES kết hợp với PRIMER có thể ứng dụng trong đánh giá thích đất đai tổng hợp về tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường
và cho kết quả nhanh chóng, tiện lợi và có hiệu quả đáp ứng được cho từng mục đích sử dụng đất khác nhau trong quy hoạch sử dụng đất đai bền vững.
- Lâm Văn Trường Giang (2010), Ứng dụng phần mềm hệ thống đánh giá thích nghi tự động (ALES – Automated Land Evaluation System) và các phần mềm liên quan cho đánh giá đất đai huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu Kiểu sử dụng 2 vụ Tôm – Lúa được đánh giá cao nhất vì tổng thu cao, chi phí thấp, lợi nhuận đạt cao nhất trong 4 mô hình, hiệu quả sử dụng đồng vốn của mô hình này cũng tương đối cao đứng ở vị trí thứ 2 sau mô hình tôm quảng canh, mục tiêu xã hội của mô hình này cũng gặp thuận lợi, môi trường được đánh giá tốt hơn những kiểu sử dụng còn lại
- Nguyễn Thị Thanh Hương (2010), Đánh giá các yếu tố đầu vào đầu ra của các
hệ thống sử dụng đất đai làm cơ sở cho quy hoạch sử dụng đất đai bền vững tại huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh Qua kết quả phân tích thứ tự ưu tiên các yếu tố đầu vào và đầu ra thì hầu hết đều chú trọng yếu tố đầu vào là vốn, phân bón và kỹ thuật, yếu tố đầu ra là năng suất, thị trường giá cả và lợi nhuận Thị trường là yếu tố
có tác động rất lớn đến các mô hình canh tác Nhưng nông dân lại ít chú ý đến chất lượng sản phẩm đã làm cho giá cả thu mua sản phẩm không cao gây bất lợi đối với nông dân
- Đinh Thị Bích Trâm (2010), Ứng dụng phần mềm hệ thống đánh giá đất đai tự động (ALES – Automated Land Evaluation System) và các phần mềm liên quan cho đánh giá đất đai huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long Phân vùng thích nghi đất đai dựa trên mức độ tương quan về khả năng thích nghi của từng đơn vị đất đai đối với các kiểu sử dụng đã cho ra được các nhóm vùng thích nghi về tự nhiên (có 5 vùng thích nghi), lợi nhuận (có 4 vùng thích nghi), hiệu quả đồng vốn (có 3 vùng thích nghi),
tự nhiên -lợi nhuận -hiệu quả đồng vốn (có 6 vùng thích nghi) đối với các kiểu sử dụng một cánh nhanh chóng và chi tiết bằng phần mềm PRIMER
Trang 26- Kim Hồng Phượng (2011), Phân vùng sinh thái nông nghiệp và đánh giá thích nghi đất đai làm cơ sở phát triển các mô hình canh tác có hiệu quả huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được 3 vùng sinh thái trên địa bàn huyện gồm: vùng ngọt, vùng lợ và vùng mặn Đánh giá thích nghi đất đai theo điều kiện tự nhiên đã xác lập ra được 19 đơn vị bản đồ đất đai để đánh giá khả năng thích nghi cho 9 kiểu sử dụng có triển vọng Đánh giá thích nghi đất đai kinh tế với hai chỉ tiêu là lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn (B/C) Trên cơ sở kết quả phân hạng thích nghi đất đai tự nhiên và kinh tế đã phân được 5 vùng thích nghi cho 9 kiểu sử dụng đất đai Kết quả theo dõi mô hình kiểm chứng đã chọn lọc được 6 kiểu sử dụng đất đai đại diện cho 3 vùng sinh thái
1.4 Đặc điểm vùng nghiên cứu
1.4.1 Diện tích tự nhiên, vị trí hành chính
Theo sơ đồ địa giới hành chánh 364/CT, vị trí hành chính của xã Nguyệt Hóa được
mô tả khái quát như sau:
- Phía Đông và Bắc giáp Thành phố Trà Vinh
- Phía Tây giáp huyện Càng Long
- Phía Nam giáp xã Lương Hòa
Trang 27Hình 1.2: Bản đồ hành chính xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh
Xã Nguyệt Hóa có 06 ấp gồm: Xóm Trảng, Cổ Tháp A, Cổ Tháp B, Sóc Thát, Trà Đét, Bến Có Theo kết quả kiểm kê đất đai 2010, tổng diện tích tự nhiên của xã là 1.180,76 ha, chiếm 3,44% diện tích tự nhiên của huyện
Xã Nguyệt Hóa có vị trí thuận lợi nằm cặp trên tuyến Quốc lộ 53, đường vành đai, cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng đang trong thời kì xây dựng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các xã, thị trấn trong huyện và các vùng lân cận
1.4.2 Khí hậu
Khí hậu xã Nguyệt Hóa mang đặc điểm khí hậu vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long với hai mùa mưa nắng rõ rệt trong năm: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 dương lịch; mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau
- Nhiệt độ: Do ảnh hưởng chế độ bức xạ phong phú và ít biến động nên nhiệt độ
tương đối cao và ổn định Nhiệt độ trung bình tháng trong năm biến thiên từ 23,6 -
Trang 2833,50C, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 – tháng 5 dương lịch và thấp nhất là tháng 12 – tháng 1 dương lịch
- Nắng và bức xạ mặt trời: Số giờ nắng trong năm khoảng 2.336 - 2.577 giờ/năm,
trung bình 6,8 giờ/ngày Tổng lượng bức xạ trung bình ngày đạt mức 385 - 448 cal/cm2/ngày, tập trung từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều trong ngày
- Mưa và lượng bốc thoát hơi: Tổng lượng mưa hàng năm khoảng 1.450 mm
đến 1550 mm, 90% lượng mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 11 dương lịch Lượng mưa lớn nhất vào các tháng 8, 9, 10 tới 250 mm đến 400 mm/tháng, các tháng còn lại chiếm 10%, đặc biệt có tháng 2, 3 hầu như không có mưa Lượng bốc thoát hơi cao nhất vào mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau
- Hướng gió: Xã bị chi phối ở nhiều hệ thống gió mùa, đặc biệt là gió Tây Nam,
Đông Bắc và gió Đông Nam
+ Gió mùa Tây Nam: thổi từ tháng 5 đến tháng 10, mang nhiều hơi nước và gây mưa, tốc độ 3 - 4 m/s
+ Gió mùa Đông Bắc hoặc gió mùa Đông Nam: thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Bắc có tốc độ gió 2 - 3 m/s, gió mùa Đông Nam (gió chướng) tốc độ 14 - 16 m/s
- Độ ẩm không khí: Xã có độ ẩm trung bình 83%, độ ẩm cao nhất 90% ở các
tháng mùa mưa và thấp nhất 79% vào các tháng mùa khô
Nhìn chung, khí hậu xã Nguyệt Hóa với đặc điểm nhiệt đới gió mùa có nền nhiệt độ cao ổn định, nắng và lượng bức xạ mặt trời rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi Tuy nhiên, yếu tố hạn chế đáng kể của khí hậu là lượng mưa ít lại tập trung theo mùa, kết hợp với địa hình thấp, đỉnh triều cao đã gây ngập úng cục bộ một số vùng trong mùa mưa hoặc hạn cục bộ cuối mùa khô
* Mạng lưới sông, rạch
Chế độ thuỷ văn của xã phụ thuộc chủ yếu vào lưu lượng và mực nước từ các sông, rạch lớn trên địa bàn như:
Trang 29- Sông Ba Si: bắt nguồn từ sông Cổ Chiên, nằm ở phía tây bắc xã Nguyệt Hóa, đoạn chạy qua xã có chiều dài 4,5 km
- Sông Phú Hòa: nằm ở phía Bắc của xã Nguyệt Hóa, đoạn chạy qua xã có chiều dài 2,0 km
- Ngoài ra trên địa bàn xã còn nhiều hệ thống kênh, rạch khác như: rạch Bến Có, kênh thủy lợi, … Đây là nguồn cung cấp nước chính để phục vụ tưới tiêu, sản xuất
và sinh hoạt của xã, đặc biệt thuận lợi cho quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp Bên cạnh đó, xã Nguyệt Hóa có nguồn nước ngầm rất phong phú, đảm bảo đủ nguồn nước cho sinh hoạt và cho sản xuất nông nghiệp
* Chế độ triều
Nguyệt Hóa chịu ảnh hưởng chế độ triều của sông Cổ Chiên thông qua sông Ba Si
và các kênh, rạch là chế độ bán nhật triều biển đông, ngày lên xuống 2 lần, mỗi tháng có 2 lần triều cường sau ngày 01 và 15 âm lịch, 2 lần triều kém sau ngày 7 và
đồ đất huyện Châu Thành (tỷ lệ 1/25.000) thuộc Chương trình Đất Cửu Long, năm
1992 (phân loại theo USDA), xã Nguyệt Hóa có các nhóm đất chính như sau:
- Đất cát giồng: tập trung ở những giồng cát trên địa bàn, có diện tích khoảng 56,23 ha được phân bố tập trung nhiều ở các ấp Xóm Trảng, Cổ Tháp B, Cổ Tháp
A Thành phần cơ giới chủ yếu là cát mịn đến cát mịn pha sét Đất có tầng canh tác mỏng, nghèo dinh dưỡng, hiện chủ yếu đang là đất thổ cư và một số diện tích đất trồng hoa màu
- Đất phù sa: Đất có cao trình phổ biến từ 0,6 - 1,2 m, thành phần cơ giới chủ yếu
là sét pha thịt, hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất ở mức trung bình đến khá cao Phần lớn diện tích này thích hợp cho trồng lúa, bao gồm các loại đất:
+ Đất phù sa xám nâu phát triển khá có chứa chất hữu cơ, có diện tích khoảng 275,68 ha, tập trung tại ấp Sóc Thát và Bến Có
+ Đất phù sa phát triển có mùn trên mặt phân bố rải rác tại các ấp Sóc Thát,
Cổ Tháp B, Bến Có
Trang 30+ Đất phù sa phát triển sâu trên chân giồng cát có khoảng 114,46 ha, phân bố nhiều ở Xóm Trảng, Cổ Tháp B, Cổ Tháp A
+ Đất phù sa xám nâu phát triển khá tiềm tàng tập trung ở các ấp Trà Đét, Sóc Thát, Cổ Tháp A, Cổ Tháp B và ấp Bến Có
Tài nguyên nước :
Tài nguyên nước của Nguyệt Hóa được nhìn nhận và đánh giá dựa trên 2 nguồn nước chính là nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm
- Nguồn nước mặt: Chủ yếu được khai thác và sử dụng từ các sông rạch, ao có
trên địa bàn, trong đó sông Ba Si và sông Phú Hòa là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Tuy nhiên, trong những năm qua, cùng với phát triển kinh tế, các chất thải, rác thải trên địa bàn xã ngày càng nhiều làm ô nhiễm các sông rạch, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt của xã
- Nguồn nước ngầm: Theo kết quả nghiên cứu chung của tỉnh Trà Vinh và huyện Châu Thành thì nguồn nước ngầm của xã khá phong phú, chất lượng nước tốt, chiều sâu của tầng chứa nước thay đổi từ 60 - 400m và phổ biến trong khoảng 90 - 120m Tuy nhiên, nước ngầm hiện tại mới được khai thác sử dụng cho sinh hoạt của các khu dân cư Trong tương lai cần khai thác đưa vào phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của nhân dân
Tài nguyên nhân văn :
Hiện nay dân số xã có 6.837 người, gồm 3 dân tộc chính: Kinh, Khmer, Hoa Lịch
sử dựng nước, giữ nước và truyền thống văn hóa lâu đời đã hun đúc ý chí quật cường, tinh thần đoàn kết tương thân, tương ái giữa các dân tộc chung sống trên địa bàn, đặc biệt nhân dân Nguyệt Hóa đã đóng góp nhiều công sức cùng nhân dân cả nước trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và bảo vệ tổ quốc Nhân dân xã còn lưu giữ được nhiều giá trị văn hóa độc đáo đậm đà bản sắc dân tộc như Các lễ hội hạ điền (tháng 4), thượng điền (tháng 10) của người Kinh và người Khmer 1 năm có 3 lễ hội truyền thống (Chol Chnam Thmây, OK-Om-Bok và Sen Dolta), ngoài ra còn có một số lễ hội khác như: Cúng rằm tháng 2, tháng 7, lễ hội tảo mộ v.v
Những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Nguyệt Hóa đã vượt khó
đi lên đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các mặt kinh tế - văn hóa - xã hội Kế thừa những thành tựu đạt được, tranh thủ thời cơ, phát huy truyền thống cách mạng, Đảng bộ và nhân dân Nguyệt Hóa sẽ vững vàng thực hiện thành công
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, xây dựng quê hương giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh
Trang 31 Thực trạng môi trường:
Hiện tại kinh tế của xã phát triển chủ yếu từ việc ứng dụng kỹ thuật mới trong canh tác tăng năng suất cây trồng vật nuôi; đồng thời một phần phát triển dịch vụ phục vụ trực tiếp đời sống người dân không phải từ công nghiệp Do vậy, môi trường sinh thái chưa bị ảnh hưởng nhiều, nhất là môi trường không khí Tuy nhiên việc sử dụng các sản phẩm hóa học trong canh tác cây trồng vật nuôi chưa được hướng dẫn một cách đầy đủ cho người dân, các dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất thải trong sản xuất và sinh hoạt đã thải ra một cách tuỳ tiện đã ảnh hưởng và tác động xấu đến môi trường Để hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trong giai đoạn tiếp theo,
xã cần có các biện pháp thích hợp và hiệu quả để bảo vệ môi trường sinh thái nhằm tạo nên thế cần bằng giữa 03 yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường
Trang 32Chương 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 Phương tiện
Địa điểm thực hiện: Bộ Môn Tài Nguyên Đất Đai, Khoa Môi Trường và Tài Nguyên Thiên Nhiên, Trường Đại học Cần Thơ
Địa điểm nghiên cứu: xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh
Các loại phần mềm máy tính (phần mềm Mapinfo 10.5, Microstation 8.5, PRIMER, Microsoft, …) và các loại văn phòng phẩm khác
2.2 Phương pháp
2.2.1 Căn cứ quy hoạch
- Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của xã đến năm 2020; phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng phát triển kinh tế xã hội, tập quán sản xuất, tình hình quản lý đất đai, tiềm năng đất đai, đặc tính thổ nhưỡng của đất, số liệu kiểm kê đất đai năm 2010; dự báo đất đai cho các mục đích sử dụng của các ngành, lĩnh vực trên địa bàn xã đến năm 2020
- Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng phát triển sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu, tăng chất lượng, hạ giá thành sản phẩm theo hướng an toàn, bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái Đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng nông nghiệp theo hướng đa mục tiêu phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp kết hợp xây dựng nông thôn mới
- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp từng vùng, sử dụng giống lúa có chất lượng cao, áp dụng khoa học kĩ thuật vào đồng ruộng và các mô hình giảm giá thành
- Căn cứ bản đồ phân vùng thích nghi, hiện trạng canh tác, cân đối quy hoạch chung của huyện, dự báo nhu cầu thị trường, tình hình kinh tế - xã hội, khả năng phát triển của hạ tầng phục vụ sản xuất và tiến bộ kĩ thuật, đề xuất hướng quy hoạch như sau: Duy trì diện tích đất trồng lúa và đất trồng màu trong nội bộ đất nông nghiệp Đồng thời xây dựng vùng chuyên canh sản xuất lúa cao sản, cánh đồng hiện đại, vùng chuyên canh màu, ổn định diện tích vùng nuôi thủy sản, đặc biệt vùng nuôi thâm canh cá tra và vùng nuôi tôm sú thâm canh và quảng canh cải tiến
2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Khí hậu
Thu thập số liệu khí tượng tại trạm khí tượng gần nhất trong thời gian 10 năm trở lại đây (Trạm Trà Vinh) nhằm đánh giá ảnh hưởng của khí tượng đến tình hình
Trang 33sản xuất và bố trí mùa vụ tại khu vực khảo sát, bao gồm các số liệu thu thập như: lượng mưa, bốc hơi, ẩm độ không khí, nhiệt độ, phân bố mưa cho toàn vùng
- Dân số, lao động, việc làm, thu nhập
- Cơ sở hạ tầng - kỹ thuật: giao thông, thủy lợi, năng lượng, bưu chính viễn thông, cơ sở văn hóa, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục - đào tạo, cơ sở thể dục thể thao, cơ
sở dịch vụ về xã hội và chợ
2.2.3 Phương pháp thực hiện
Tiền dã ngoại
- Diện tích và bản đồ ranh giới hành chánh của vùng nghiên cứu được thu thập
từ UBND xã Nguyệt Hóa, UBND huyện Châu Thành và tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Trà Vinh (tỷ lệ 1/5.000)
Trang 34 Nội nghiệp
Các số liệu dã ngoại thổ nhưỡng được tổng hợp và phân cấp Trên cơ sở này, các tầng chẩn đoán và các đặc tính chẩn đoán được xác định Cuối cùng, bản đồ đất và bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xây dựng Các bản đồ này được thành lập ở tỷ
lệ 1/5.000, và được dùng cho công tác đánh giá thích nghi đất đai
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu điều tra mô hình canh tác được thực hiện qua các bước sau:
- Chuyển số liệu vào trong biểu bảng theo từng chuyên mục
- Xử lý số liệu và kiểm tra chất lượng số liệu
- Nhập số liệu vào trong máy
- Phân tính và đánh giá số liệu theo từng chuyên mục
Phương pháp đánh giá đất đai của FAO (1976) được mô tả và tiến hành qua các bước sau:
Bước 1: Xây dựng các khoanh đơn vị bản đồ đất
Bước 2: Chọn lọc và mô tả kiểu sử dụng đất đai
Bước 3: Chuyển đổi những đặc tính đất đai của mỗi đơn vị bản đồ đất đai thành các chất lượng đất đai
Bước 4: Xác định yêu cầu về đất đai cho các kiểu sử dụng đất đai đã chọn lọc Bước 5: Đối chiếu giữa yêu cầu sử dụng đất đai của các kiểu sử dụng đất đai
Phương pháp quy hoạch nông nghiệp theo hướng dẫn của thông tư số 13/2011/TTLT-BXD-BNNPTNT-BTN&MT:
Xác định tiềm năng, quy mô của từng loại hình sản xuất chăn nuôi
Phân bổ khu vực sản xuất nông nghiệp
Xác định mạng lưới hạ tầng
Giải pháp chủ yếu để phát triển đạt yêu cầu của quy hoạch
Trang 35Chương 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 3.1 Kết quả đánh giá đất đai
Trang 36- Nhóm đất phi nông nghiệp: 182,43 ha, chiếm 15,45 % diện tích tự nhiên của
xã
- Nhóm đất chưa sử dụng: 1,37 ha, chiếm 0,12 % diện tích đất tự nhiên
Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
Diện tích nhóm đất nông nghiệp năm 2010 của xã là 996,96 ha, chiếm 84,43 % diện tích tự nhiên Trong đó:
- Đất lúa nước: diện tích 322,07 ha, chiếm 32,31 % diện tích đất nông nghiệp
- Đất trồng cây hàng năm còn lại: diện tích 32,64 ha, chiếm 3,27 % diện tích đất nông nghiệp
- Đất trồng cây lâu năm: có 626,33 ha diện tích đất trồng cây lâu năm, chiếm 62,82 % diện tích đất nông nghiệp
- Đất nuôi trồng thủy sản: diện tích 12,31 ha, chiếm 1,23 % diện tích đất nông nghiệp
- Đất nông nghiệp khác: diện tích 3,61 ha, chiếm 1,23 % diện tích đất nông nghiệp
Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp
Năm 2010, xã có 182,43 ha đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, chiếm 15,45 % diện tích tự nhiên của xã Trong đó:
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: diên tích 2,45 ha, chiếm 1,34% diện tích đất phi nông nghiệp
- Đất quốc phòng: có 3,15 ha, chiếm 1,73% diện tích đất nông nghiệp
- Đất cơ sở sản xuất kinh doanh: có 2,39 ha, chiếm 1,31% diện tích đất phi nông nghiệp
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng: diện tích 2,54 ha, chiếm 1,39% diện tích đất phi nông nghiệp
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: diện tích 3,50 ha, chiếm 1,92% diện tích đất phi nông nghiệp
- Đất sông, rạch: diện tích 76,15 ha, chiếm 41,74% diện tích đất phi nông nghiệp
- Đất phát triển hạ tầng: có 56,56 ha, chiếm 31 % diện tích đất phi nông nghiệp Trong đó: đất giao thông 20,84 ha; đất thủy lợi 25,83 ha; đất công trình bưu chính
Trang 37viễn thông 0,05 ha; đất cơ sở y tế 7,07 ha, đất cơ sở giáo dục - đào tạo 1,11 ha, đất dịch vụ xã hội 0,84 ha và đất chợ 0,82 ha
Đất chưa sử dụng
Toàn xã hiện nay còn 1,37 ha đất chưa sử dụng, chiếm 0,12 % diện tích đất tự nhiên toàn xã
3.1.2 Bản đồ đơn vị đất đai
Bản đồ đơn tính độ sâu tầng phèn tiềm tàng
Bản đồ độ sâu tầng phèn tiềm tàng: được thành lập dựa vào bản đồ thổ nhưỡng kết hợp phỏng vấn cán bộ phân ra 3 cấp:
- Không phèn: tập trung chủ yếu ở ấp Trà Đét và một phần nhỏ của ấp Sóc Thát,
Cổ Tháp A và Cổ Tháp B với diện tích 150,07 ha chiếm 13,59% diện tích bản đồ độ sâu phèn tiềm tàng thuận lợi cho trồng các loại cây ăn trái, màu và lúa cũng như nuôi trồng thủy sản
- Phèn tiềm tàng xuất hiện ở độ sâu 0 – 50 cm: chủ yếu ở ấp Xóm Trảng, Cổ Tháp A và Cổ Tháp B diện tích 493,58 ha chiếm 44,68% diện tích bản đồ độ sâu phèn tiềm tàng
- Phèn tiềm tàng xuất hiện ở độ sâu 50 – 100 cm: tập trung ở ấp Sóc Thát, Cổ Tháp A, Cổ Tháp B và ấp Bến Có diện tích 460,96 ha chiếm 41,73% diện tích bản
đồ độ sâu phèn tiềm tàng
Trang 38
Hình 3.2: Bản đồ độ sâu xuất hiện tầng phèn tiềm tàng xã Nguyệt Hóa,
huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh
Trang 39 Bản đồ đơn tính độ mặn
Bản đồ độ mặn được phân ra 2 cấp: không mặn với diện tích 969,18 ha chiếm 87,80% diện tích bản đồ độ mặn tập trung ở ấp Sóc Thát, ấp Cổ Tháp A, B, ấp Xóm Tràng và ấp Bến Có và mặn 1 – 2 0
/00 với diện tích 134,80 ha chiếm 12,20% diện tích bản đồ độ mặn tập trung ở ấp Trà Đét và một phần ấp Sóc Thát,mặn xảy ra vào tháng 2 – tháng 3 (âm lịch), mặn giảm dần theo hướng Đông Nam – Tây Bắc do nước biển xâm nhập vào từ cửa biển chạy dọc theo hướng Đông Nam – Tây Bắc đi dần vào nội bộ của xã và gặp nguồn nước ngọt của sông Ba Si và sông Phú Hòa nên
độ mặn giảm dần
Hình 3.3: Bản đồ mặn xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh
Trang 40 Bản đồ đơn tính độ sâu ngập
Được thành lập dựa vào khảo sát thực tế và các tài liệu có liên quan được phân ra 3 cấp: không ngập với diện tích 373,20 ha chiếm 33,79% diện tích bản đồ độ sâu ngập tập trung ở một phần ấp Trà Đét, Bến Có và ấp Xóm Trảng, ngập từ 0 – 50 cm với diện tích 475,34 ha chiếm 43,03% diện tích bản đồ độ sâu ngập tập trung chủ yếu ở
ấp Sóc Thát, Trà Đét và một phần ấp Bến Có, ngập từ 50 – 100 cm với diện tích 256,07 ha chiếm 23,18% diện tích bản đồ độ sâu ngập tập trung chủ yếu ở ấp Cổ Tháp A và B Ngập thường xảy ra từ tháng 9 – tháng 1 (âm lịch) năm sau chủ yếu là
do mưa và triều cường
Hình 3.4: Bản đồ độ sâu ngập xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh