Nhiệm vụ nghiên cứu - Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ: - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án - Hệ thống hóa, làm rõ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
PHẠM QUỐC VINH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG BÌNH THEO
XU HƯỚNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
MÃ SỐ: 9 34 04 03
HÀ NỘI, 2019
Trang 2Công trình được hoàn thành tại: Học viện Hành chính Quốc gia
………
Người hướng dẫn khoa học: 1 TS Nguyễn Ngọc Thao
2 TS Nguyễn Hoàng Quy
Địa điểm: Phòng bảo vệ luận án tiến sĩ - Phòng họp… Nhà ……, Học
viện Hành chính Quốc gia Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa - Hà Nội
Thời gian: vào hồi ……… giờ … ngày … tháng … Năm ………
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia Việt Nam hoặc thư viện
của Học viện Hành chính Quốc gia
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong thời đại ngày nay, thế giới đã có nhiều biến chuyển, toàn cầu hóa và hội nhập về kinh tế được nhìn nhận không phải là một hiện tượng mà là một xu thế khách quan, một quy luật, bao trùm hầu hết trên các lĩnh vực của đời sống xã hội loài người và ngày càng có nhiều quốc gia trên thế giới tham gia vào quá trình này Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt các nước và các khu vực trước những vấn đề chung về sự phát triển Đối với Việt Nam, tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định quan điểm phát triển của nước ta là gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến
bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường Hội nhập về kinh tế sẽ thúc đẩy giao lưu, hợp tác, phát triển của lực lượng sản xuất, gia tăng sức ép cạnh tranh Các quốc gia khi tham gia vào quá trình này sẽ trở nên phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn trên các lĩnh vực, và khi mà tính phụ thuộc lẫn nhau tăng lên thì sự biến đổi trong một nền kinh tế này sẽ có những ảnh hưởng tới những nền kinh tế khác Có thể khẳng định rằng, trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, sẽ không có một quốc gia nào tự tách mình ra khỏi cộng đồng quốc tế
Sau 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những tiến bộ to lớn mà nguyên nhân chính là nhờ đổi mới tư duy, đổi mới trong quản lý nhà nước về nông nghiệp Trong 30 năm qua, nhiều chính sách đổi mới đã được triển khai để từng bước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trì trệ sang nền kinh tế thị trường Cùng với đó, Việt Nam đã chủ động, tích cực hội nhập vào nền kinh
tế khu vực và thế giới như: gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995, khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007 Nhờ vậy, GDP của ngành nông nghiệp không ngừng tăng trong giai đoạn từ năm 2000 – 2012, cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp của Việt Nam đã chuyển dịch theo hướng tích cực như: tăng tỷ trọng đóng góp của ngành thủy sản (tỷ trọng giá trị sản xuất thủy sản tăng từ 16%
Trang 4năm 2000 lên 24% năm 2011), tỷ trọng giá trị ngành trồng trọt giảm từ 65% xuống 55% trong cùng giai đoạn Trong nội bộ ngành trồng trọt, cơ cấu cây trồng chuyển dịch từ cây hàng năm, cây lương thực sang tăng tỷ trọng giá trị cây công nghiệp và cây ăn quả
Tuy nhiên, nông nghiệp, nông thôn Việt nam vẫn là khu vực chậm phát triển Năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của nông sản Việt nam còn thấp
mà nguyên nhân là do: tính chất nhỏ lẻ và phân tán trong sản xuất nông nghiệp còn thể hiện sự thiếu gắn kết giữa các tác nhân với nhau, kinh tế hợp tác kém phát triển nên không gắn kết được nông dân với nhau để tạo thành tổ, nhóm quy
mô lớn; quy hoạch phân bổ tài nguyên để phục vụ phát triển nông nghiệp chưa hợp lý, chưa hướng tới thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông, lâm, thủy sản Các quy hoạch về đất, mặt nước cho sản xuất lúa gạo, cây công nghiệp ngắn ngày, cây dài ngày, chăn nuôi và thủy sản,…chưa rõ ràng, chưa đủ cụ thể để quản lý chặt chẽ theo yêu cầu của sản xuất; lao động chất lượng thấp, tổ chức kém, trang bị công cụ và máy móc thiếu thốn; mức độ ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp còn hạn chế
Là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam, Quảng Bình nằm ở nơi hẹp nhất theo chiều Đông – Tây của dải đất hình chữ S của Việt Nam, với tổng diện tích 806,527 ha, gồm 6 huyện, một thành phố và 153 xã phường, Quảng Bình là một trong những tỉnh nằm trong vùng có thời tiết khí hậu khắc nghiệt và nhiều cơn bão đi qua, thường xuất hiện ở các tháng cuối năm gây hậu quả xấu đến hoạt động sản xuất đối với cộng đồng dân cư
Những năm qua, phát huy tiềm năng, lợi thế về đất đai, lao động và tranh thủ nhiều nguồn lực đầu tư nên sản xuất nông nghiệp tỉnh Quảng Bình đã đạt được những kết quả tích cực, từng bước chuyển dich theo hướng sản lượng sang sản xuất hàng hóa, nâng cao về chất lượng, giá trị sản phẩm, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế, xã hội và ổn định an ninh, chính trị của tỉnh Đến hết năm
2013, gần 84% dân số nông thôn và 66% lao động làm việc trong lĩnh vực nông,
Trang 5lâm, ngư nghiệp Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp (giá 2010) là 6.763 tỷ đồng, chiếm 20,4% GDP toàn tỉnh; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 – 2013 đạt 4,2 %; cơ cấu có bước chuyển dịch đáng kể, tỷ trọng trồng trọt giảm, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản tăng ; bước đầu hình thành một số vùng sản xuất tập trung và một số sản phẩm trở thành hàng hóa như: cao su, sắn, gỗ dăm, thủy sản, ; thu nhập, đời sống của cư dân nông thôn từng bước được cải thiện, góp phần đáng kể vào chương trình xóa đói, giảm nghèo; ổn định đời sống, phát triển kinh tế xã hội và xây dựng nông thôn mới
Tuy nhiên trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì phát triển nông nghiệp của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng theo mục tiêu phát triển SXNN đặt ra; những tiềm năng và lợi thế chưa được khai thác hoặc khai thác kém hiệu quả Là thành viên của WTO, những cơ hội được tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ của các nước trong WTO với mức thuế nhập khẩu được cắt giảm và các ngành dịch vụ mở cửa theo các Nghị định thư gia nhập của các nước này mà không bị phân biệt đối xử; sự chênh lệch về trình độ sản xuất, quản lý, điều hành…, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập sẽ là những thách thức lớn đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Nguyên nhân của các hạn chế nêu trên trước hết là từ phía quản lý nhà nước và đang đặt quản
lý nhà nước về nông nghiệp trước nhiệm vụ to lớn là làm thế nào để nâng cao trình độ, hiệu quả, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp
Do vậy, đối với CDCCKTNN ở Việt Nam nói chung, tỉnh Quảng Bình nói riêng, việc hoàn thiện nội dung QLNN phù hợp với yêu cầu hội nhập, đẩy nhanh quá trình CDCCKTNN đang là vấn đề thực sự cấp thiết Xuất phát từ lý do trên
tôi chọn đề tài “Quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
tỉnh Quảng Bình theo xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài luận án
tiến sĩ
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trang 6Trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và thực tiễn
ở tỉnh Quảng Bình để đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án tập trung thực hiện các nhiệm vụ:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
- Hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
- Xây dựng khung lý thuyết quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp trên cơ sở kế thừa và phát triển các các công trình khoa học được nghiên cứu trước đây
- Phân tích và đánh giá làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Quảng Bình trong điều kiện hội nhập
- Tìm ra những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế làm cho hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chưa cao
- Luận giải, đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghiên cứu những vấn đề về nội dung quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Quảng Bình theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: luận án tập trung nghiên cứu những nội dung lý luận, thực
tiễn và các nội dung quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (quy hoạch, kế hoạch, xây dựng thực thi chính sách, tổ chức bộ máy, thanh tra, kiểm tra, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp ở tỉnh Quảng Bình)
Trang 7- Về không gian: luận án nghiên cứu trên phạm vi địa bàn tỉnh Quảng Bình
để giải quyết những vấn đề quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đặt ra
- Về thời gian: luận án tập trung nghiên cứu dựa trên cơ sở thông tin, tư liệu từ năm 1996 đến năm 2016, định hướng đến năm 2025 Lý do tác giả luận án lấy mốc thời gian nghiên cứu bắt đầu từ năm 1996 bởi vì năm 1995 Việt Nam nộp đơn xin gia nhập tổ chức thương mại thế giới
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
Phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin
4.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thông qua việc phân tích, tổng hợp những tài liệu, công trình khoa học trong và ngoài nước liên quan về QLNN, về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở những điều kiện lịch sử cụ thể để đưa
ra các luận cứ lý luận về vấn đề tác giả luận án đang nghiên cứu
- Phương pháp so sánh: phương pháp này dùng để so sánh thực tiễn QLNN
về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp qua các năm tại tỉnh Quảng Bình, qua
đó tìm ra những mặt mạnh, mặt còn hạn chế trong công tác QLNN về lĩnh vực
mà tác giả luận án đang nghiên cứu
- Phương pháp đánh giá, tổng kết thực tiễn: nghiên cứu thực tiễn quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thông qua các báo cáo tổng kết, đánh giá để thấy được ưu điểm, hạn chế của quản lý nhà nước về nông nghiệp để từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này hệ thống hóa, làm rõ
cơ sở khoa học quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; phân tích làm rõ thực trạng quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Quảng Bình để chỉ ra kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân hạn chế của quản lý nhà nước Từ đó, luận án phân tích phương hướng và giải pháp
Trang 8nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Quảng Bình
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn thông qua điều tra xã hội học: luận án thu thập thông tin về phát triển nông nghiệp và công tác quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Quảng Bình ở cả 6 huyện và 1 thành phố của tỉnh Quảng Bình Việc điều tra được tiến hành theo 02 mẫu phiếu điều tra, với tổng số phiếu phát ra là 220 phiếu (120 phiếu dành cho người dân và doanh nghiệp làm nông nghiệp; 100 phiếu dành cho cán bộ làm trong các cơ quan quản lý liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp), số phiếu thu về là 170 phiếu (90 phiếu dành cho người dân và doanh nghiệp; 80 phiếu dành cho cán bộ làm trong các cơ quan quản lý liên quan đến nông nghiệp)
5 Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
5.1 Câu hỏi nghiên cứu
- Những cơ sở lý thuyết nào nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Quảng Bình theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế?
- Thực trạng đối với công tác quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp tỉnh Quảng Bình trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang đặt ra những hạn chế như thế nào?
- Tại sao QLNN về CDCCKTNN tỉnh Quảng Bình chưa thực sự phát huy được hiệu quả cao trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập KTQT hiện nay?
- Để hoàn thiện quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Quảng Bình theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế cần áp dụng những giải pháp gì?
5.2 Giả thuyết khoa học
- Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong định hướng, điều tiết, hỗ trợ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Quảng Bình phát triển đúng hướng và đạt hiệu quả cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 9- Nếu hoàn thiện tốt các nội dung quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sẽ tạo ra bước phát triển mới, có hiệu quả về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong điều kiện hội nhập
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1 Ý nghĩa lý luận
- Luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
- Vận dụng cơ sở lý luận để nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý nhà
nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Quảng Bình
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án nghiên cứu chỉ ra những yếu tố về tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Quảng Bình
- Luận án phân tích làm rõ thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Quảng Bình
- Luận án đưa ra quan điểm, định hướng và đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Quảng Bình
- Luận án là công trình có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập tại các cơ sở đào tạo về khoa học hành chính; là tài liệu tham khảo có ích cho các nhà hoạch định chính sách về nông nghiệp
7 Đóng góp mới của luận án
- Xác định được các nội dung quản lý nhà nước và phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
- Phân tích, đánh giá được thực trạng, kết quả đạt được, nguyên nhân hạn chế của thực trạng quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Quảng Bình
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Quảng Bình đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 108 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, tiểu kết chương, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
và các phụ lục; nội dung luận án được kết cấu với 4 Chương, như sau:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến
đề tài Luận án
- Chương 2: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp
- Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp tỉnh Quảng Bình
- Chương 4: Quan điểm và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Quảng Bình
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan
đến đề tài luận án
Trong quá trình nghiên cứu đề tài mà NCS đã lựa chọn, NCS đã thu thập,
nghiên cứu nhiều tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp, quản lý nhà nước về nông nghiệp, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào những nội dung
như:
Thứ nhất, lý giải nguyên nhân dẫn đến toàn cầu hóa, khó khăn, thách thức khi
Việt nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế;
Thứ hai, nghiên cứu quản lý nhà nước về nông nghiệp chủ yếu tập trung luận
giải về một khía cạnh như: phân tích, đánh giá các chính sách hỗ trợ về nông nghiệp,
chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế của các chính sách về nông nghiệp khi Việt Nam
tham gia vào xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế
1.2 Đánh giá các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Trang 11Các công trình nghiên cứu được tác giả luận án tổng quan nhìn chung chưa xây dựng được khung lý thuyết quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, gồm các nội dung: quy hoạch, kế hoạch; xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách; tổ chức bộ máy; thanh tra kiểm tra,…
1.3 Định hướng nghiên cứu của luận án
Xây dựng khung lý thuyết quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo chức năng và xác định các yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; Phân tích, đánh giá thực trạng CDCCKTNN, thực trạng QLNN về CDCCKTNN tại địa bàn một tỉnh để thấy được những kết quả đạt được trong công tác QLNN, những hạn chế và nguyên nhân những hạn chế trong công tác QLNN về CDCCKTNN; đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện QLNN về CDCCKTNN; Tìm kiếm những kinh nghiệp quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của một
số tỉnh, vùng lãnh thổ làm bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Bình
Chương 2
CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 2.1 Những vấn đề lý luận về nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp
2.1.1 Khái niệm về nông nghiệp, cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
2.1.1.1 Khái niệm nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội; sử dụng đất đai
để trồng trọt, chăn nuôi; khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp Là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp,
thủy sản
2.1.1.2 Khái niệm cơ cấu kinh tế
Trang 12Cơ cấu kinh tế là tổng thể các mối quan hệ hữu cơ, tác động lẫn nhau, làm điều kiện cho nhau giữa các bộ phận hợp thành, giữa các yếu tố trong nền kinh tế quốc dân, thể hiện cấu trúc bên trong, các mối quan hệ về chất lượng và các quan hệ
tỷ lệ về số lượng, thể hiện tính hiệu quả của nền kinh tế
2.1.1.3 Khái niệm cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Là tổng thể các mối quan hệ theo tỷ lệ về số lượng và chất lượng tương đối
ổn định của các yếu tố kinh tế xã hội liên quan đến sản xuất nông nghiệp trong một khoảng thời gian và không gian nhất định
2.1.1.4 Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Quá trình làm biến đổi cấu trúc và các mối quan hệ tương tác trong hệ thống sản xuất nông nghiệp theo những định hướng và mục tiêu nhất định
2.1.2 Vai trò của nông nghiệp
2.1.3 Sự cần thiết chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
2.1.4 Xu hướng chủ yếu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
2.2 Quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
2.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
2.2.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước
Quản lý nhà nước: Chức năng quan trọng nhất vận hành thường xuyên
bằng bộ máy nhà nước bảo đảm mọi hoạt động của xã hội cũng như trên từng lĩnh vực đời sống xã hội vận động theo một hướng, đường lối nhất định do Nhà nước định ra Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các
cơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định và phát triển xã hội theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi
2.2.1.2 Khái niệm quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật trong việc xây dựng
Trang 13và tổ chức thực hiện trên thực tế các chính sách của Nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp
2.2.2 Sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
2.2.3 Mục tiêu quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
2.2.4 Nội dung quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
2.2.4.1 Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp và tổ chức thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
2.2.4.2 Xây dựng pháp luật, thể chế, chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
2.2.4.3 Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về nông nghiệp
2.2.4.4 Giám sát, kiểm tra, điều chỉnh những sai lầm trong công tác quản
lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
2.2.5 Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
2.2.5.1 Một số tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
2.2.5.2 Một số tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
2.2.6 Những yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
2.2.6.1 Yếu tố khách quan
2.2.6.2 Các yếu tố chủ quan
2.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của một số tỉnh của Việt Nam, vùng lãnh thổ Đài Loan và bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Bình
2.3.1 Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định
2.3.2 Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh phúc
2.3.3 Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Giang