1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giao duc moi truong

8 321 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 101 KB

Nội dung

XU HƯỚNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI Dựa theo vào một số bài báo khoa học đăng trên các tạp chí GDMT quốc tế Xã hội hiện đại hoá, công nghiệp hoá, xã hội của sự tiện lợi, sản xuất và tiêu thụ tối đa… là một xã hội mà con người đã và đang tạo ra để phục vụ cho những nhu cầu ngày càng tăng của mình. Để đạt được mục đích này, con người không ngừng tác động vào tự nhiên, khai thác và làm biến đổi tự nhiên. Những hoạt động như vậy đã làm cho môi trường dần dần xấu đi, thiên tai liên tiếp xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng. Những biến đổi về môi trường dường như đã nằm ngoài sự kiểm soát của con người. Thiên nhiên đã nổi giận! Ý thức được những hiểm hoạ mà con người sẽ phải gánh lấy, nhiều tổ chức môi trường trên thế giới đã rung lên hồi chuông cảnh báo thức tỉnh toàn nhân loại. Nhiều cuộc họp ở mọi khu vực liên tục được tổ chức nhằm đưa ra những giải pháp ngăn chặn và giải quyết những vấn đề môi trường, những chính sách bảo vệ môi trường cũng được thiết lập, trong đó chính sách về Giáo dục môi trường (GDMT) được các tổ chức đặc biệt ưu tiên. Trong thời gian theo học chuyên đề Giáo dục môi trường (GDMT), nhóm nghiên cứu gồm các học viên cao học khóa 16 và 17 đã đọc và dịch, thảo luận hơn 20 bài báo (xem phần tài liệu tham khảo) đăng trên các tạp chí GDMT quốc tế 1 . Xa hơn nữa, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp nội dung các bài báo nói trên và khái quát theo một số vấn đề được nhiều tác giả quan tâm. Về GDMT trong hệ thống giáo dục UNESCO đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo để xem xét lại những hoạt động GDMT trên thế giới và đưa ra những kiến nghị liên quan đến cách thức GDMT. GDMT cần được đưa vào hệ thống giáo dục quốc dân của các nước và các chiến lược thực hiện không chỉ cần dựa trên kinh nghiệm mà phải dựa trên những nghiên cứu và đánh giá nhằm thúc đẩy chính sách cải thiện giáo dục (UNESCO, 1980). GDMT đã trở thành một mối quan tâm xã hội rộng lớn, đánh dấu một kỉ nguyên mới của giáo dụcgiáo dục chuyên sâu. Những phương hướng phát triển chính hiện nay là: 1. Đưa chương trình tìm hiểu tự nhiên vào trong các môn học không chỉ ở tiểu học và phổ thông mà còn ở nhà trẻ và mẫu giáo. Trách nhiệm trong tương lai của các nhà trường (từ mẫu giáo cho đến nhà trường phổ thông) về GDMT cần được thực hiện trên khắp thế giới, GDMT trong tất cả các môn học (GDMT ở Cộng hòa Liên bang Đức). Những tác động của khoa học, nhân văn, xã hội, đạo đức tôn giáo, nghệ thuật và âm nhạc đang tiếp tục được tìm kiếm và tích hợp dần dần. 1 20 bài báo quốc tế (bằng Tiếng Anh) và 20 bản dịch đã được đóng thành quyển và lưu tại phòng tư liệu của khoa Giáo dục Tiểu học. Vấn đề thực hành về các quan hệ môi trường từ vườn trường (vườn sinh thái) ở các trường tiểu học và mầm non cũng được các chuyên gia chú ý tới, điều mà cách đây vài thập kỉ chưa hề được biết đến trong mọi nhà trường. Những khu vườn trường này đã giúp hình thành ở học sinh không chỉ những phương pháp sinh học thủ công, mà còn hình thành cho học sinh những kinh nghiệm đầu tiên về sinh thái học và giúp cho học sinh biết được những gì nguy hiểm có thể xảy ra đối với chúng. Bên cạnh đó, tác giả Mathew Brennan đề xuất một chương trình giáo dục liên quan đến tất cả các môn học và các cấp bậc giáo dục, đây là một hình thức giáo dục mới dựa trên khái niệm mới về bảo tồn. Chương trình đề cập tới việc GDMT tổng thể của con người - Môi trường bên ngoài và môi trường bên trong mỗi con người. Điều này có nghĩa là “Giáo dục tổng thể về môi trường tổng thể” 2. Tích hợp GDMT vào giáo dục đại học đại cương. (UNESCO, 1988) Các trường đại học phải có trách nhiệm đưa vấn đề bảo vệ môi trường vào trong các ngành nghề đào tạo của mình. Rất nhiều trường đại học đã tiến hành sử dụng các modul GDMT trong chương trình giáo dục đào tạo của mình (GDMT ở Nam Phi dưới ánh sáng của hội nghị Tbilisi và Moscow). Chủ đề bảo vệ môi trường được thể hiện rất rõ trong các môn học của các chương trình đào tạo giáo viên các ngành sinh học, địa lí và hóa học, tất cả các môn học khác hiện nay cũng được đưa vào chủ đề GDMT trong những bài giảng chuyên đề. Bên cạnh đó, việc đào tạo đối với tất cả các ngành nghề chuyên nghiệp về khoa học tự nhiên hay kĩ thuật đều chứa đựng một lượng đáng kể các quan hệ môi trường trong nội dung đào tạo. (GDMT ở Cộng hòa Liên bang Đức) 3. Đưa vấn đề bảo vệ môi trường vào trong các ngành nghề chuyên nghiệp, vào trong giáo dục và đào tạo bổ túc. Ngày càng nhiều các khóa đào tạo được bổ sung thêm phần bảo vệ môi trường trong chương trình (áp dụng cho cả các trường kinh tế và ngoại thương) GDMT ở cấp độ chuyên môn đủ cao nhằm cung cấp nhóm đích với những công cụ để giải quyết và ngăn ngừa các sự cố môi trường. Nó đào tạo những chuyên gia trong các bộ môn kĩ thuật, kinh tế, luật cũng như các nhà quản lí môi trường và các nhà khoa học môi trường. (GDMT – Xu hướng toàn cầu và thực trạng địa phương) Về cách tiếp cận tích hợp Tích hợp là gì? Tích hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức, khái niệm quen thuộc, các môn học khác nhau thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học đó. Tích hợp GDMT là sự kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức GDMT và kiến thức môn học thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập đến trong bài học. Tích hợp ở đây chỉ những hệ thống cách suy nghĩ mà thuật ngữ đưa ra là “tư duy tích hợp”. Có 3 đặc trưng để hiểu “tư duy tích hợp” là gì: Tính phức hợp: Có năng lực chấp nhận mối quan hệ phức tạp, đặc biệt trong việc đối phó với những thông tin còn chưa rõ ràng, mâu thuẫn và chưa hoàn chỉnh. Tính thích nghi: Có năng lực tiếp cận các vấn đề theo phương pháp mới khi mà các phương pháp truyền thống hoặc các phương pháp khuôn mẫu không còn hiệu quả và có thể nhận ra rằng những cách tiếp cận mới là cần thiết. Tính khoan dung (sự sẵn sàng tiếp thu cái mới): sự sẵn lòng nhìn nhận quan điểm khác, thậm chí cả những ý kiến hoàn toàn trái ngược với bản thân. Tích hợp GDMT vào các môn học trong nhà trường Hội nghị quốc tế Tbilisi (1972) đã khuyến cáo rằng GDMT cần được đưa vào hệ thống giáo dục quốc gia của các nước. Khuyến cáo này đã hình thành hai xu hướng: hoặc thêm một môn học mới vào chương trình học, hoặc tích hợp GDMT vào các môn học đã có sẵn. Xu hướng thứ nhất đã bộc lộ những hạn chế nhất định, gây tình trạng quá tải đối với học sinh. Hơn nữa, môi trường và các vấn đề môi trường mang tính chất đa môn, đa khoa. Vì vậy, cách tiếp cận tích hợp được xem như là giải pháp tốt nhất, và là đặc thù, đặc trưng của GDMT, cách tiếp cận đề cao “bức tranh tổng thể” (Meadows) chứ không chỉ đơn thuần là “phép cộng” của những lĩnh vực khoa học khác nhau; hay nói cách khác là cách tiếp cận xuyên các môn học, đề cao tính bao quát, tổng thể, toàn thể và tính liên quan của vấn đề nghiên cứu. Cách tiếp cận này bắt đầu được đề cao ở Mỹ và các nước châu Âu từ những năm 50, 60, và ở châu Á vào những năm 70 của thế kỷ XX. Trong thời gian đầu, do chưa nhận thấy các khía cạnh đạo đức, xã hội, văn hoá và kinh tế cũng góp phần quan trọng vào việc xác định phương pháp sử dụng tốt hơn các tài nguyên thiên nhiên, nên vấn đề GDMT chủ yếu tập trung vào các môn học đặc thù như sinh học, địa lý, khoa học tự nhiên . Ngày nay, các chủ đề GDMT đang được tích hợp cao trong tất cả các môn học trong nhà trường. Cuộc điều tra do trung tâm GDMT (Zentralstell fur Umwelterziehung) thực hiện ở Essen từ năm 1985 đến năm 1987 (Lob và Wichert, 1987) chỉ ra rằng hầu như tất cả các lĩnh vực đều có thể có những đóng góp cho chương trình GDMT trong nhà trường. Qua bảng trên, ta có thể thấy tất cả các môn học đang góp phần thực hiện GDMT hay sẽ có những đóng góp vào việc GDMT. Điều này đòi hỏi chúng ta cần khai thác lợi thế của từng môn học để GDMT có thể đạt hiệu quả cao nhất, và đảm bảo hình thành ở người học không chỉ kiến thức, kỹ năng mà cả thái độ và những hành động cụ thể để cải thiện tình hình môi trường hiện nay. Tích hợp GDMT với các lĩnh vực khác Những nghiên cứu đã cho thấy, nguyên nhân của những thảm họa sinh thái học chủ yếu là do sự can thiệp phức tạp của công nghệ kĩ thuật hơn là do bản thân hệ sinh thái. Một nguyên nhân nữa được phác họa đó là có sự mâu thuẫn giữa kế hoạch và phương pháp bắt nguồn từ lối suy nghĩ không thỏa đáng của các nhóm chuyên gia. Các nhà phê bình thường phê phán cách suy nghĩ là “ảo tưởng cá nhân” hay “giấc ngủ của Newton”. Họ nhận thấy trong đó sự bất lực hay sự không thỏa mãn để nhìn xa hơn về trách nhiệm chuyên môn và từng lĩnh vực của mỗi cá nhân. Từ những lí do trên, nhiều nhà phê bình đã chỉ ra rằng, các loại chuyên ngành cần được đào tạo theo cách thức vận dụng trí tuệ hoàn toàn khác nhau. Nên quan tâm đến xu hướng tổng hợp, sự tham gia và các mối liên hệ với nhau hơn là quá nghiêng về sự phân tích, sự vận động và sự chi phối. Sự lựa chọn cách thức này thường được gọi như là “tích hợp”. Việc tích hợp GDMT với các lĩnh vực khác là vô cùng quan trọng. GDMT cho phép dự đoán trước về những hậu quả của môi trường, tích cực hoặc tiêu cực. Vấn đề môi trường là vấn đề mang tính chất đa ngành, mỗi ngành khoa học đều có bộ phận liên quan đến môi trường và các vấn đề môi trường. Môi trường có thể cung cấp nền tảng có tổ chức cho hoạt động khoa học nên tất cả các lĩnh vực đều cần kết hợp với GDMT. Do đó, sự tham gia của công chúng trong tất cả các lĩnh vực, cấp độ sẽ tạo ra những cơ hội tốt cho sự lồng ghép GDMT trong cuộc sống thường nhật, giúp cho nhiều dự án về môi trường đạt được những hiệu quả lâu dài. Môn học Đóng góp • Tiếng Đức • Nghệ thuật • Âm nhạc Tạo lập những mối quan hệ giữa con người với môi trường. • Khoa học và các chủ đề gia đình • Công nghệ dệt may • Thể thao Đề cập các mối quan hệ giữa người tiêu dùng và thực tế cuộc sống • Triết học và tôn giáo: đạo Thiên chúa, đạo Tin lành • Kiến trúc Tạo lập quan điểm của chúng ta về con người và môi trường, xây dựng những chuẩn và những giá trị của con người, xây dựng đạo đức và lối sống. Vấn đề tích hợp bước đầu được thể hiện trong các lĩnh vực khác, các chủ đề nghĩa là xem xét những khía cạnh của GDMT. Tuy nhiên, việc tích hợp GDMT với các lĩnh vực khác cũng gặp nhiều khó khăn. Những câu hỏi đặt ra như: Mục đích của đa ngành học / liên môn là gì? Việc xây dựng chương trình GDMT vào trong các ngành học như thế nào, phân chia ngành học thế nào cho phù hợp và sự ảnh hưởng của nó trong sự phát triển trí tuệ người học, các chủ đề chuyên môn?… Và quan trọng hơn cả là làm thế nào thay đổi tư duy con người để chấp nhận cách tư duy tích hợp. Giải pháp đưa ra trước hết là chúng ta cần phải có một tư duy tích hợp. Đó là có khuynh hướng nhận thức phức tạp, độc lập, được miêu tả tổng quát, có khuynh hướng cởi mở dựa vào lối suy nghĩ thực tiến với trình độ hiểu biết và khả năng thích nghi cao… Tích hợp GDMT với các lĩnh vực khác sẽ giúp nhiều dự án phát triển đạt được kết quả lâu dài. Điều đó sẽ là phổ biến khi chúng ta đưa GDMT vào kết hợp với các công nghệ và quy trình mới tiên tiến. Phải thay đổi cách suy nghĩ rằng khoa học công nghệ phát triển có thể thay đổi môi trường mà chúng ta phải luôn gắn lợi ích của môi trường song song với sự tiến bộ của công nghệ. Trong giáo dục, chúng ta phải giải quyết được mâu thuẫn giữa mục đích của từng môn học và của liên môn, thiết kế được chương trình tích hợp với GDMT. Chương trình cần được đề cập tới việc GDMT tổng thể của con người, bao gồm môi trường thế giới bên ngoài và môi trường bên trong mỗi con người. Điều này có nghĩa là chúng ta đã đạt được những kết quả trong việc tích hợp GDMT với các lĩnh vực khác – “Giáo dục tổng thể về môi trường tổng thể”. Vê phương pháp GDMT GDMT thông qua trải nghiệm GDMT trong nhà trường cần phối hợp cả ba cách tiếp cận “Giáo dục về môi trường”, “Giáo dục trong môi trường”, “Giáo dụcmôi trường”. Hiện nay việc giảng dạy môi trường không chỉ nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng về môi trường mà quan trọng cần hướng tới các hành động vì môi trường. Vậy làm thế nào để đạt được điều đó? Như chúng ta đã biết GDMT mang tính chất liên môn có nghĩa là được giảng dạy thông qua các môn học trong nhà trường. Để người học có được những hành động phù hợp, điều tối cần thiết là giúp các em hiểu được nguyên nhân của các vấn đề môi trường và quan trọng hơn là các em cần có tình cảm gắn bó thân thiết và yêu môi trường sống xung quanh mình, đặc biệt là môi trường tự nhiên. Để làm được điều này thì một trong những giải pháp tối ưu là giúp học sinh được trải nghiệm trong môi trường xung quanh mình. Các em cần được vui chơi, tiếp xúc với môi trường, tìm hiểu thực tế các vấn đề môi trường,… qua đó nảy sinh tình yêu thiên nhiên, hiểu rõ hơn sâu sắc hơn về môi trường từ đó hướng đến các hành động đúng đắn, thiết thực nhằm bảo vệ môi trường. Theo Partic Geddes thì điều quan trọng không phải là chỉ dạy cho học sinh 3 kỹ năng cơ bản là đọc, viết và làm tính (3R - read, write, arithmetic) mà cần phải coi trọng 3H (head, heart, hand). Ngày nay các nhà lí luận giáo dục hiện đại đang tiếp nối phát triển tư tưởng này của Partic Geddes. Điều này thể hiện ở chỗ họ khuyến khích người dạy tìm các địa điểm trong tự nhiên để tiến hành tổ chức các hoạt động cho người học, tạo điều kiện cho người học càng tiếp xúc nhiều với thiên nhiên thì càng tốt. Ngoài ra cần khuyến khích học sinh tăng cường những trải nghiệm ngoài giờ học. Thực tế những trải nghiệm bên ngoài lớp học cung cấp cho học sinh những cơ hội để cải thiện môi trường. Một cách thức làm tăng hiệu quả của những trải nghiệm bên ngoài lớp học là sử dụng nhật ký cá nhân hoặc theo Beringer cần động viên học sinh kể về những câu chuyện riêng của họ, về những mâu thuẫn và những lựa chọn của họ về cuộc sống thực trong môi trường,… Như vậy việc trải nghiệm của người học được quan tâm đúng mức thông qua các hoạt động dạy học, hoạt động ngoại khoá… trong môi trường tự nhiên sẽ nâng cao hiệu quả GDMT. Tăng cường tính tương tác GDMT cần tăng cường giao tiếp đa chiều, và hạn chế giáo dục một chiều. Cách truyền tải tri thức hiệu quả nhất là tương tác từ nhiều phía, thông qua hội thoại chứ không phải độc thoại. Sự tham gia đối thoại và hợp tác giữa các đối tượng tham gia GDMT: Nhà trường – Gia đình – Xã hội sẽ góp phần nâng cao hiệu quả GDMT. Thông qua các buổi thảo luận, gặp gỡ giữa gia Nhà trường – Gia đình – Xã hội (chính quyền), nhà GDMT cùng người học có thể thông báo về thực trạng môi trường địa phương mà họ đã nghiên cứu được, từ đó đề xuất các biện pháp cải thiện môi trường địa phương. Nếu các đề xuất được thực hiện và trở thành hành động cụ thể bảo vệ môi trường, người học sẽ có niềm tin vào hiệu quả của việc bảo vệ môi trường, cũng như niềm tin vào khả năng của bản thân có thể đóng góp cho việc cải thiện chất lượng môi trường. Mặt khác, Nhà trường – Gia đình – Xã hội cũng cần có những hành động thiết thực để bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường bằng hành động cụ thể của mỗi người, bằng tuyên truyền qua các cuộc thi, trên các phương tiện thông tin đại chúng… giúp giáo dục học sinh ở mọi lúc, mọi nơi; tạo cho học sinh thói quen, hành vi đạo đức bảo vệ môi trường và từ đó hình thành cho người học lối sống thân thiện với môi trường. Có như vậy, GDMT mới thực sự đạt hiệu quả. Sử dụng những công nghệ thông tin mới Ngày nay, công nghệ kĩ thuật ngày càng khẳng định vai trò của mình trong đời sống nói chung và trong GDMT nói riêng. Các phương tiện truyền tải kiến thức về môi trường ngày một phong phú và đa dạng, như các tạp chí chuyên ngành, đài phát thanh, truyền hình… chính là nguồn tài liệu hữu ích cho các giáo viên. Cùng với sách giáo khoa, giáo viên cũng có được những ví dụ hay, thiết thực về môi trường và bảo vệ môi trường từ các tạp chí giáo dục chuyên biệt. Nhiều nhà xuất bản cũng phát hành những đầu sách về môi trường làm tài liệu giảng dạy đa dạng cho giáo viên. Thêm vào đó, đài phát thanh và truyền hình thường xuyên phát những chủ đề môi trường trong chương trình của họ và cho biết sự thay đổi cách nhìn của công chúng. Những lời khuyên và những đề xuất liên quan đến môi trường cũng thường được đưa ra trên đài, báo… Điều quan trọng là những sự kiện được ghi lại không chỉ gây sốc mà còn nhằm cải thiện hành vi ứng xử của con người. Và để giảm sự nhàm chán cho người xem, GDMT được lồng ghép vào những mẩu chương trình giải trí như câu chuyện về cuộc thám hiểm hay thậm chí ngay trong một bộ phim trinh thám. Như vậy, GDMT không chỉ trong phạm vi lớp học, trường học mà đã được mở rộng ra toàn xã hội. Tuy nhiên, do nguồn tài liệu rất đa dạng nên không tránh khỏi những sản phẩm mang tính thương mại, có nội dung kém chất lượng. Vì vậy, đòi hỏi giáo viên và phụ huynh cần có sự định hướng cho học sinh một cách hợp lý khi cho các em tiếp cận với các nguồn thông tin. ********* Trên đây là một số xu hướng GDMT được nhiều tác giả trên các tạp chí GDMT Quốc tế đề cập tới. Việc GDMT trong trường học ở Việt Nam nói chung và ở trường Tiểu học nói riêng đã được thực hiện. Tuy nhiên, đối chiếu với những xu hướng được tổng hợp ở trên, chúng tôi nhận thấy còn một số vấn đề bất cập có thể cản trở việc thực hiện các mục tiêu GDMT. Thứ nhất, ở trường tiểu học hiện nay vẫn còn xu hướng dạy học lệch (môn Tiếng Việt và Toán được ưu tiên hàng đầu) dẫn đến việc tích hợp cũng không không được thực hiện một cách đầy đủ. Ngoài ra, do đặc điểm của trường tiểu học, các môn học bị chia nhỏ, không có sự liên kết giữa các môn học, việc dạy các môn học giống như chúng ta bật hoặc tắt các công tắc, mỗi công tắc tương ứng với một môn học. Do đó việc tích hợp GDMT trong các môn học giống như là phép cộng các nội dung GDMT rời rạc, không có mối liên hệ. Như thế việc GDMT sẽ không đem lại hiệu quả cao. Thứ hai, điều kiện vật chất ở trường tiểu học vẫn còn hạn chế, cộng thêm nhiều yếu tố khác chi phối nên các phương pháp dạy học GDMT nêu làm cho giáo viên rất khó có thể thực hiện được. Để có thể áp dụng được các xu hướng GDMT này vào trường tiểu học ở Việt Nam đòi hỏi phải có sự điều chỉnh từ trên xuống dưới. Đầu tiên Bộ giáo dục, các Sở giáo dục cần có chính sách chỉ đạo để giải quyết tình trạng học lệch như hiện nay. Tiếp đó, cần có chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện giáo dục thuận lợi. Cuối cùng, cần mở nhiều đợt tập huấn nâng cao trình độ, hiểu biết về môi trường, các vấn đề liên quan đến môi trường cho giáo viên. Bên cạnh đó hình thành cho giáo viên những kỹ năng GDMT, chẳng hạn như kỹ năng tích hợp các nội dung môi trường, liên kết những nội dung môi trường ở các môn rời rạc thành một hệ thống hoàn chỉnh, kỹ năng tích hợp nội dung môi trường với thực trạng môi trường địa phương… . nhiên sẽ nâng cao hiệu quả GDMT. Tăng cường tính tương tác GDMT cần tăng cường giao tiếp đa chiều, và hạn chế giáo dục một chiều. Cách truyền tải tri thức

Ngày đăng: 10/09/2013, 08:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w