1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

02 đột biến gen DONE

11 128 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 225,23 KB

Nội dung

THPT Đào Duy Từ – 2016 Đột biến thay thế 1 cặp Nuclêôtit này bằng 1 cặp Nuclêôtit khác có thể gây ra: 1 thay 1 axitamin này bằng 1 axit amin khác 2 sinh ra prôtêin có hoạt tính không tha

Trang 1

ĐỘT BIẾN GEN

LÝ THUYẾT ĐỘT BIẾN GEN Câu 1 (THPT Đào Duy Từ – 2016) Ở sinh vật nhân sơ tại sao nhiều đột biến gen thay thế một cặp nucleotit thường

là đột biến trung tính?

A Do tính chất phổ biến của mã di truyền

B Do tính đặc hiệu của mã di truyền

C Do tính thoái hóa của mã di truyền nên tuy có thay đổi bộ mã ba nhưng vẫn cùng mã hóa cho một loại

axitamin

D Do tính thoái hóa của mã di truyền, đột biến không làm biến đổi bộ ba này thành bộ ba khác

Câu 2 (THPT Đào Duy Từ – 2016) Tần số đột biến gen cao hay thấp tùy thuộc vào:

(1) loại tác nhân gây đột biến (2) đặc điểm cấu trúc của gen

(3) cường độ, liều lượng của tác nhân (4) chức năng của gen

(5) cơ quan phát sinh đột biến

Số ý đúng là:

Câu 3 (THPT Đào Duy Từ – 2016) Nhận định không đúng về đột biến gen?

A Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN

B Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính

C Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa

D Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất một cặp nucleotit

Câu 4 (THPT Diệu Hiền – 2016) Trong các câu sau đây khi nói về đột biến điểm:

1 Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hóa

2 Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen cấu trúc

3 Trong bất cứ trường hợp nào, tuyệt đại đa số đột biến điểm là có hại

4 Trong số các đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế một cặp nucleotit là gây hại ít nhất cho cơ thể sinh vật

5 Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm là trung tính

6 Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp gen mà nó tồn tại

Có bao nhiêu câu đúng?

Câu 5 (THPT Đào Duy Từ – 2016) Trong một operon Lac, giả thiết xảy ra đột biến, thì trường hợp nào sau đây sẽ

làm cho nhóm gen cấu trúc mất khả năng sản xuất enzim phân giải đường Lactôzơ?

(1) Gen bị đột biến mất vùng khởi động (2) Gen bị đột biến không có mã mở đầu

(3) Đột biến ở vùng vận hành (4) Đột biến ở gen điều hòa (R)

Số ý đúng là:

Câu 6 (THPT Đào Duy Từ – 2016) Đột biến thay thế 1 cặp Nuclêôtit này bằng 1 cặp Nuclêôtit khác có thể gây ra:

(1) thay 1 axitamin này bằng 1 axit amin khác

(2) sinh ra prôtêin có hoạt tính không thay đổi

(3) ngừng quá trình tổng hợp Prôtêin tại một điểm nào đó

(4) làm thay đổi nghiêm trọng cấu trúc của phân tử Prôtêin

Số ý đúng là:

Câu 7 (THPT Lương Ngọc Quyến – 2016) Cho các thông tin về đột biến sau đây:

(1) Xảy ra ở cấp độ phân tử, thường có tính thuận nghịch

(2) Làm thay đổi số lượng gen trên NST

(3) Làm mất một hoặc nhiều phân tử ADN

(4) Làm xuất hiện những alen mới trong quần thể

Các thông tin nói về đột biến gen là:

A (1) và (4) B (1) và (2) C (3) và (4) D (2) và (3)

Trang 2

Câu 8 (THPT Nghi Lộc – 2016) Ở sinh vật nhân sơ, có nhiều trường hợp gen bị đột biến nhưng chuỗi polypeptit

do gen quy định tổng hợp không bị thay đổi Nguyên nhân là vì?

A Mã di truyền có tính thoái hóa B Mã di truyền có tính đặc hiệu

C AND của vi khuẩn dạng vòng D Gen của vi khuẩn có cấu trúc theo operon

Câu 9 (THPT Nghi Lộc – 2016) Đột biến gen chỉ xuất hiện do?

A Có sự rối loạn trong quá trình nhân đôi của NST

B Các tác nhân đột biến từ bên ngoài

C Các tác nhân đột biến xuất hiện ngay trong cơ thể sinh vật

D Tác nhân đột biến bên trong và bên ngoài cơ thể làm rối loạn quá trình nhân đôi ADN

Câu 10 (THPT Đa Phúc – 2016) Ở sinh vật nhân sơ, có nhiều trường hợp gen bị đột biến nhưng chuỗi polypeptit

do gen quy định tổng hợp không bị thay đổi Nguyên nhân là vì:

A ADN của vi khuẩn có dạng vòng B Gen của vi khuẩn có cấu trúc theo operon

C Mã di truyền có tính thoái hóa D Mã di truyền có tính đặc hiệu

Câu 11 (THPT Đa Phúc – 2016) Cho các trường hợp sau:

1 Gen tạo ra sau tái bản ADN bị mất 1 cặp nuclêôtit

2 Gen tạo ra sau tái bản ADN bị thay thế ở 1 cặp nuclêôtit

3 mARN tạo ra sau phiên mã bị mất 1 nuclêôtit

4 mARN tạo ra sau phiên mã bị thay thế 1 nuclêôtit

5 Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị mất 1 axit amin

6 Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị thay thế 1 axit amin

Có bao nhiêu trường hợp được xếp vào đột biến gen?

Câu 12 (THPT Đa Phúc – 2016) Cho các phát biểu sau về đột biến gen:

(1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã

(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể

(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit

(4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến

(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường

Trong những phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?

Câu 13 (THPT Yên Định – 2016) Nếu mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit xảy ra ở codon đầu tiên trong đoạn mã hoá

thì:

A Thay một axitamin này bằng axitamin khác

B Thay đổi thành phần, trật tự sắp xếp của các axitamin trong chuỗi polipeptit do gen đó tổng hợp

C Không ảnh hưởng gì tới qúa trình giải mã

D Mất hoặc thêm một axitamin mới

Câu 14 (THPT Yên Định – 2016) Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác xảy ra tại vùng

exôn của gen cấu trúc nhưng không làm thay đổi trình tự các axit amin do gen đó quy định tổng hợp Nguyên nhân

là do?

A Mã di truyền có tính phổ biến B Mã di truyền là mã bộ ba

C Mã di truyền có tính thoái hoá D Mã di truyền có tính đặc hiệu

Câu 15 (THPT Quảng Xương – 2016) Gen N ở sinh vật nhân sơ có trình tự các nucleotit như sau:

Biết rằng axit amin valin chỉ được mã hóa bởi 4 codon là 3’ UUG 5’;3’ XUG 5’;3’ AUG 5’;3’ GUG 5’ và chuỗi polipeptit do gen N quy định tổng hợp 31 axit amin Căn cứ vào các dữ liệu trên, hãy cho biết trong các dự đoán sau đây, có bao nhiêu dự đoán sai?

(1) Đột biến thay thế cặp nucleotit G – X ở vị trí 88 bằng cặp nucleotit A – T tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi polipeptit ngắn hơn so với chuỗi polipeptit do gen N quy định tổng hợp

Trang 3

(2) Đột biến thay thế một cặp nucleotit ở vị trí 63 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi polipeptit thay đổi một axit amin so với chuỗi polipeptit do gen N quy định tổng hợp

(3) Đột biến mất một cặp nucleotit ở vị trí 64 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi polipeptit có thành phần axit amin thay đổi từ axit amin thứ 2 đến axit amin thứ 21 so với chuỗi polipeptit do gen N quy định tổng hợp (4) Đột biến thay thế một cặp nucleotit ở vị trí 91 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi polipeptit giống với chuối polipeptit do gen N quy định tổng hợp

Câu 16 (THPT Quảng Xương – 2016) Nói về đột biến gen:

1 Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã

2 Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể

3 Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit

4 Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính với thể đột biến

5 Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường

Số phát biểu đúng là:

Câu 17 (THPT Yên Lạc – 2016) Đột biến gen tác động lên protein gây ra bệnh phêninkêtô niệu thuộc dạng?

A Làm biến đổi chức năng protein B Không tạo ra protein

C Tạo ra ít protein hơn bình thường D Tạo ra quá nhiều protein

Câu 18 (THPT Yên Lạc – 2016) Cho các thông tin:

(1) Gen bị đột biến dẫn đến protein không được tổng hợp

(2) Gen bị đột biến làm tăng hoặc giảm số lượng protein

(3) Gen đột biến làm thay đổi một axit amin này bằng một axit amin khác nhưng không làm thay đổi chức năng của protein

(4) Gen bị đột biến dẫn đến protein được tổng hợp bị thay đổi chức năng

Các thông tin có thể được sử dụng làm căn cứ để giải thích nguyên nhân của các bệnh di truyền ở người là?

A (1), (2), (4) B (2), (3), (4) C (1), (3), (4) D (1), (2), (3)

Câu 19 (THPT Ngô Sỹ Liên – 2016) Trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu khi nói về đột biến gen là

đúng đây đúng?

(1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã

(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể

(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit

(4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến

(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường

Câu 20 (THPT Ngô Sỹ Liên – 2016) Cơ thể mang gen đột biến nhưng chưa được biểu hiện thành thể đột biến vì:

A Đột biến trội ở trạng thái dị hợp B Đột biến lặn không có alen trội tương ứng

C Đột biến lặn ở trạng thái dị hợp D Đột biến lặn ở trạng thái đồng hợp

Câu 21 (THPT Ngô Sỹ Liên – 2016) Kết luận nào sau đây là không đúng?

A Trong điều kiện không có tác nhân gây đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen

B Cơ thể mang đột biến gen lặn ở trạng thái dị hợp không được gọi là thể đột biến

C Quá trình tự nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ phát sinh đột biến gen

D Gen ở tế bào chất bị đột biến thành gen lặn thì kiểu hình đột biến luôn được biểu hiện

Câu 22 (THPT Ngô Sỹ Liên – 2016) ở một gen xảy ra đột biến thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp

nucleotit khác nhưng số lượng và trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit vẫn không thay đổi Giải thích nào sau đây

là đúng?

A Mã di truyền là bộ mã ba

B Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa cho một loại axit amin

C Một bộ ba mã hóa cho nhiều loại axit amin

D Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ

Câu 23 (THPT Ngô Sỹ Liên – 2016) Biến đổi trên một cặp nucleotit của gen phát sinh trong nhân đôi AND được

gọi là:

Trang 4

A Đột biến B Đột biến gen C Thể đột biến D Đột biến điểm

Câu 24 (THPT Ngô Sỹ Liên – 2016) Trong số các dạng đột biến sau đây, dạng nào thường gây hậu quả ít nhất?

A Thay thế một cặp nucleotit B Mất một cặp nucleotit

C Đột biến mất đoạn D Thêm một cặp nucleotit

Câu 25 (THPT Yên Thế – 2016) Thể đột biến là?

A Những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình trội

B Những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình trung gian

C Những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình lặn

D Những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình

Câu 26 (THPT Yên Thế – 2016) Bệnh nào sau đây ở người là do đột biến gen gây ra?

A Ung thư máu B Claiphentơ C Đao D Hồng cầu lưỡi liềm

Câu 27 (Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc – 2016) Nhận định nào sau đây đúng?

A Trong quá trình nhân đôi ADN, Guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với Timin sẽ gây đột biến thay thế cặp nuclêôtit

B Dung dịch cônsixin gây ra đột biến mất cặp nuclêôtit

C Đột biến gen gây hậu quả nặng nề hơn so với đột biến NST

D Chất 5 – BU gây đột biến thay thế cặp A – T thành G – X qua 2 lần tái bản ADN

Câu 28 (Sở GD&ĐT Bắc Giang – 2016) Hiện tượng nào sau đây là đột biến?

A Một số loài thú thay đổi màu sắc, độ dày của bộ lông theo mùa

B Người mắc bệnh ung thư máu

C Cây sồi rụng lá vào cuối mùa thu và ra lá non vào mùa xuân

D Con tắc kè hoa đổi màu cơ thể theo nền môi trường

Câu 29 (Sở GD&ĐT Bắc Giang – 2016) Cho các thông tin về đột biến sau đây:

(1) Xảy ra ở cấp độ phân tử, thường có tính thuận nghịch

(2) Làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể

(3) Làm mất một hoặc nhiều phân tử ADN

(4) Làm xuất hiện những alen mới trong quần thể

Các thông tin nói về đột biến gen là?

A (1) và (2) B (1) và (4) C (3) và (4) D (2) và (3)

Câu 30 (Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc – 2016) Cho các thông tin sau:

(1) Gen bị đột biến dẫn đến prôtêin không được tổng hợp

(2) Gen bị đột biến làm tăng hoặc giảm số lượng prôtêin

(3) Gen đột biến làm thay đổi một axit amin này bằng một axit amin khác nhưng không làm thay đổi chức năng của prôtêin

(4) Gen bị đột biến dẫn đến prôtêin được tổng hợp bị mất chức năng

Trong các thông tin trên, những thông tin được sử dụng làm căn cứ để giải thích nguyên nhân của các bệnh di truyền phân tử ở người là?

A (1), (3), (4) B (2), (3), (4) C (1), (2), (3) D (1), (2), (4)

Câu 31 (Sở GD&ĐT Kiên Giang – 2016) Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm thường vô hại

(2) Giá trị của đột biến gen có thể thay đổi tùy vào điều kiện môi trường và tổ hợp gen

(3) Đột biến gen chỉ liên quan đến một cặp nucleotit gọi là đột biến điểm

(4) Tất cả các đột biến gen sau khi phát sinh đều sẽ được di truyền lại cho thế hệ sau

Câu 32 (Sở GD&ĐT Quảng Ninh – 2016) Ở tế bào thực vật, khi gen trên AND của lục lạp bị đột biến sẽ không

dẫn đến kết quả nào dưới đây:

A Trong tế bào có mang gen đột biến sẽ có 2 loại lục lạp xanh và trắng

B Làm cho toàn bộ lá cây hóa trắng do không tổng hợp được chất diệp lục

C Sự phân phối ngẫu nhiên và không đồng đều của những lạp thể này không thông qua quá trình nguyên phân sẽ sinh ra hiện tượng lá có đốm xanh, đốm trắng

D Lục lạp sẽ mất khả năng tổng hợp diệp lục làm xuất hiện màu trắng

Trang 5

Câu 33 (Sở GD&ĐT Bà Rịa – Vũng Tàu – 2016) Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?

A Đột biến gen có thể phát sinh ngay cả khi môi trường không có tác nhân đột biến

B Đột biến gen tạo ra các lôcut gen mới, làm tăng đa dạng di truyền của loài

C Đột biến gen lặn vẫn có thể biểu hiện ngay ra kiểu hình ở cơ thể bị đột biến

D Các đột biến gen gây chết vẫn có thể truyền lai cho đời sau

Câu 34 (Sở GD&ĐT Thanh Hoá – 2016) Trong các câu sau đây khi nói về đột biến điểm:

1 Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hóa

2 Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen cấu trúc

3 Trong bất cứ trường hợp nào, tuyệt đại đa số đột biến điểm là có hại

4 Trong số các đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế một cặp nuclêôtit là gây hại ít nhất cho cơ thể sinh vật

5 Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm là trung tính

6 Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp gen mà nó tồn tại

Có bao nhiêu câu đúng?

Câu 35 (Sở GD&ĐT Thanh Hoá – 2016) Mức độ có lợi hay có hại của gen đột biến phụ thuộc vào?

A Tần số phát sinh đột biến B Tỷ lệ đực, cái trong quần thể

C Số lượng cá thể trong quần thể D Môi trường sống và tổ hợp gen

Câu 36 (Sở GD&ĐT Bắc Ninh – 2016) Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là không đúng?

A Đột biến gen tạo ra các lôcut gen mới, làm tăng tính đa dạng di truyền cho loài

B Đột biến gen có thể phát sinh ngay cả khi trong môi trường không có tác nhân đột biên,

C Đột biến gen trội vẫn có thể không biêu hiện ra kiêu hình của cơ thê bị đột biên

D Các đột biên gen gày chêt vẫn có thê được truyên lại cho đời sau

Câu 37 (THPT chuyên Hoàng Văn Thụ – 2016) Các bộ ba mã gốc nào sau đây:

 1 ATG  2 AXG  3 AAG  4 TTX  5 TTG  6 TXX

Trong các bộ ba đã cho có bao nhiêu bộ ba mà đột biến điểm xảy ra thay thế một cặp nu ban đầu bằng căp nu A – T

sẽ dẫn đến xuất hiện bộ ba mã kết thúc trên mARN?

Câu 38 (THPT chuyên Nguyễn Trãi – 2016) Khi nói về đột biến gen, có mấy phát biểu sau đây không đúng?

(1) Đột biến thay thế một cặp nucleotit có thể dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã

(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới và làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định

(3) Đột biến gen có thể làm thay đổi vị trí của gen trên NST

(4) Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất 1 cặp nucleotit

(5) Xét ở mức độ phân tử, phần lớn đột biến điểm là vô hại (trung tính)

(6) Đột biến mất một cặp nucleotit có thể dẫn đến quá trình phiên mã của gen không diễn ra

Câu 39 (THPT chuyên Nguyễn Trãi – 2016) Khi nói về đột biến gen phát biểu nào sau đây là không đúng?

A Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nu thường làm thay đổi ít nhất thành phần axit amin của chuỗi polypeptit do gen đó tổng hợp

B Đột biến gen không làm thay đổi vị trí của gen tren NST

C Khi các bazo nito dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nu

D Xét ở mức độ phân tử, đa số đột biến điểm vô hại (trung tính)

Câu 40 (THPT chuyên Khoa học tự nhiên – 2016) Loại đột biến gen nào làm thay đổi khả năng thích nghi của

một sinh vật?

A Đột biến thay thế nucleotit làm codon này chuyển thành codon khác nh ưng đều cùng mã hóa cho một loại axit amin

B Đột biến xáy ra ở mã mở đầu của một gen thiết yếu

C Đột biến thay thế nucleotit làm xuất hiện codon mới, mã hóa axit amin khác nhưng không làm thay đối chức năng và hoạt tính của protein

D Đột biến xảy ra ở vùng intron của gen,

Trang 6

Câu 41 (THPT chuyên sư phạm Hà Nội – 2016) Có 3 bạn học sinh phát biểu về đột biến gen (ĐBG) như sau:

An: ĐBG phát sinh trong giảm phân, đi vào giao tử và di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính, đồng thời ĐBG thường xuất hiện đồng loạt trên các cá thể cùng loài sống trong cùng một điều kiện sống

Bình: ĐBG phát sinh trong nguyên phân của tế bào sinh dưỡng và di truyền cho đời sau qua sinh sản vô tính, nếu phát sinh trong giảm phân sẽ được nhân lên ở một mô cơ thể và biểu hiện kiểu hình ở một phần cơ thể

Hùng: Đột biến điểm có thể không ảnh hưởng gì đến sức sống của sinh vật và ĐBG là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho quá trình tiến hóa của sinh vật

Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết ai phát biểu chính xác?

Câu 42 (THPT chuyên Vinh – 2016) Dạng đột biến nào sau đây gây hậu quả nghiêm trọng nhất về mặt di truyền?

A Thêm một cặp nucleotit trước mã mở đầu B Thêm một cặp nucleotit ở mã kết thúc

C Mất một căp nucleotit ở mã kết thúc D Mất một căp nucleotit sau mã mở đầu

Câu 43 (THPT chuyên Nguyễn Huệ – 2016) Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?

A Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường

B Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến

C Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã

D Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể

Câu 44 (THPT chuyên Phan Bội Châu – 2016) Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về tác nhân

gây đột biến?

1 Tia UV làm cho hai bazo nito Timin trên cùng một mạch liên kết với nhau

2 Nếu sử dụng 5 – BU thì sau ba thế hệ một codon XXX sẽ bị đột biến thành codon GXX

3 Guanin dạng hiếm tạo nên đột biến thay thế G – X bằng A – T

4 Virus cũng là tác nhân gây nên đột biến gen

5 Để tạo đột biến tam bội, người ta xử lý hợp tử 2n bằng conxixin

BÀI TẬP VỀ ĐỘT BIẾN GEN Câu 45 (THPT Đào Duy Từ – 2016) Một gen có chiều dài 4080 Å và có 900 nucleotit loại A Sau đột biến, chiều dài của gen không đổi nhưng số liên kết hydro là 2703 Loại đột biến gen đã xảy ra là gì?

A Thay thế một cặp nucleotit B Thêm một cặp nucleotit

C Mất một cặp nucleotit D Thay 3 cặp A – T bằng 3 cặp G – X

Câu 46 (THPT Diệu Hiền – 2016) Một gen cấu trúc có khối lượng 72.104 đvC và có tỷ lệ A : G 1: 3 Gen đột biến dẫn đến phân tử mARN được tổng hợp cau đột biến có chứa 178A,123U,582G,317X Biết rằng đột biến chỉ tác động lên một cặp nucleotit của gen Hãy cho biết dạng đột biến gen đã xảy ra?

A Thay 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X B Mất một cặp nucleotit loại G – X

C Thay 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T D Thêm 1 cặp nucleotit loại A – T

Câu 47 (THPT Lý Thái Tổ – 2016) Đột biến gen làm mất đi 1 axít amin thứ tư trong chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh

tương ứng là do đột biến làm?

A Mất 3 cặp nuclêôtit kế tiếp trong gen B Mất 3 cặp nuclêôtit thứ 10, 11, 12 trong gen

C Mất 3 cặp nuclêôtit bất kỳ trong gen D Mất 3 cặp nuclêôtit thứ 13, 14, 15 trong gen

Câu 48 (THPT Nghi Lộc – 2016) Một gen cấu trúc có chiều dài 0,51 µm và tỷ lệ

G 3 Gen bị Đột biến tổng hợp phân tử mARN có chứa 280 Ađênin, 321 Uraxin, 599 Guanin và 300 Xitôzin Biết rằng Đột biến chỉ tác động lên một cặp nuclêôtit Dạng Đột biến xảy ra là?

A Thay một cặp A – T bằng một cặp G – X B Thêm một cặp loại G – X

C Thay một cặp G – X bằng một cặp A – T D Thêm một cặp loại A – T

Trang 7

Câu 49 (THPT Yên Dũng – 2016) Gen dài 3060 Å, tỷ lệ

3

7

 Sau đột biến, chiều dài gen không đổi và tỷ lệ A

42,18%

G �

Dạng đột biến là?

A Thay thế 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X B Đảo vị trí của các cặp nucleotit

C Thay thế 3 cặp A – T bằng 3 cặp G – X D Thay thế 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T

Câu 50 (THPT chuyên Bến Tre – 2016) Gen D có khối lượng phân tử 72.104 đvC và có 2826 liên kết hiđrô Một đột biến xảy ra làm gen D biến thành gen d Khi cặp gen Dd đồng thời nhân đôi 3 lần, môi trường nội bào cung cấp tổng số 33586 nu tự do trong đó số nu loại A cung cấp nhiều hơn G là 4865 nucleotit Đột biến trên thuộc dạng?

C Thêm 1 cặp G – X D Thay 1 cặp A – T thành 1 cặp G – X

Câu 51 (Sở GD&ĐT Bắc Giang – 2016) Gen B có chiều dài 1530 Å và có 1169 liên kết hydro bị đột biến thành alen b Cặp gen Bb tự nhân đôi lần thứ nhất tạo ra các gen con, tất cả các gen con này lại tiếp tục lần nhân đôi thứ hai Trong tất cả các gen con có 1444 nucleotit loại Adenin và 2156 nucleotit loại Guanin Dạng đột biến đã xảy ra với gen B là?

A Thay thế một cặp G – X bằng một cặp A – T B Thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X

Câu 52 (Sở GD&ĐT Bắc Giang – 2016) Dạng đột biến gen nào sau đây có thể làm thay đổi thành phần 1 axit

amin nhưng không làm thay đổi số lượng axit amin trong chuỗi pôlipeptit tương ứng?

A Thêm 1 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ hai của gen

B Mất 1 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ ba của gen

C Thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác xảy ra ở bộ ba mã hoá thứ tư của gen

D Mất 3 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen

Câu 53 (Sở GD&ĐT Quảng Nam – 2016) Một gen cấu trúc có khối lượng 72.104 đvC và có tỷ lệ

G 3 Gen bị đột biến dẫn đến phân tử mARN được tổng hợp sau đột biến có chứa 178 adenin, 123 uraxin, 582 guanin, 317 xitozin Biết rằng đột biến chỉ tác động lên một cặp nucleotit của gen Hãy cho biết dạng đột biến gen đã xảy ra

A Thay thế 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T B Thay thế 1 cặp A – T bằng cặp G – X

C Thêm 1 cặp nu loại A – T D Mất một cặp nu loại G – X

Câu 54 (THPT chuyên sư phạm Hà Nội – 2016) Gen A có tổng số 3240 liên kết hiđrô và Guanin chiếm 35% tổng số nuclêôtit của gen Gen A bị đột biến thành gen a, cả hai gen này tự nhân đôi 2 lần đã cần môi trường cung cấp 5037 xitozin và 2160 adenin Đây là dạng đột biến:

C Thay cặp G – X bằng cặp A – T D Mất 1 cặp A – T

Câu 55 (THPT Quảng Xương – 2016) Trình tự mARN như sau: 5’ AUG GGG UGX XAU UUU 3’ mã hóa cho

một chuỗi polipeptit gồm 5 axit amin Dạng đột biến thay thế nào dẫn đến polipeptit này chỉ còn lại 2 axit amin?

A Thay thế A ở bộ ba đầu tiên bằng X B Thay thế X ở bộ ba thứ ba bằng A

C Thay thế G ở bộ ba đầu tiên bằng A D Thay thế U ở bộ ba đầu tiên bằng A

Câu 56 (THPT Quảng Xương – 2016) Ở một tế bào vi khuẩn, một gen có 2400 nuclêôtit và 3120 liên kết hiđrô

Sau khi đột biến ở một cặp nuclêôtit gen đột biến này tự nhân đôi 2 lần và đã sử dụng của môi trường 1440 ađênin

và 2163 guanin Số liên kết hiđrô của gen đột biến là:

Trang 8

Câu 57 (THPT Yên Thế – 2016) Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3000 nuclêôtit và có tỷ lệ

G 3 gen này bị đột biến mất 1 cặp nuclêôtit do đó giảm đi 3 liên kết hidrô so với gen bình thường Số lượng từng loại nuclêôtit của gen mới được hình thành sau đột biến là:

A A T 599;G X 900    B A T 900;G X 599   

C A T 600;G X 899    D A T 600;G X 900   

Câu 58 (THPT Yên Thế – 2016) Một đoạn của gen cấu trúc có trật tự nucleotit trên mạch gốc như sau:

3’ TAX AAG GAG AAT GTT TTA XXT XGG GXG GXX GAA ATT 5’

Nếu đột biến thay thế nuclêôtit thứ 19 là X thay bằng A, thì số axit amin (aa) môi trường cung cấp cho gen đột biến tổng hợp (tính cảaxit amin mở đầu) là:

Câu 59 (THPT Đào Duy Từ – 2016) Một gen trong quá trình nhân đôi đã bị tác động của chất 5 – BU gây đột biến

gen thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X Nếu gen ban đầu nhân đôi 5 lần liên tiếp sẽ tạo ra bao nhiêu gen con mang đột biến?

Câu 60 (THPT Đào Duy Từ – 2016) Một gen trong quá trình nhân đôi đã xảy ra sự kết cặp không đúng nguyên tắc

bổ sung, Guanin dạng hiếm kết cặp với Timin làm cho cặp G – X bị thay bằng cặp A – T Nếu gen bị đột biến nhân đôi 3 lần liên tiếp sẽ tạo ra bao nhiêu gen con mang đột biến?

Câu 61 (THPT Yên Thế – 2016) Gen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, gen B bị đột biến thành alen b Một tế bào chứa cặp gen Bb nguyên phân liên tiếp hai lần, môi trường nội bào đã cung cấp 1689 nuclêôtit loại timin

và 2211 nuclêôtit loại xitôzin Có các kết luận sau:

(1) Dạng đột biến đã xảy ra với gen B là đột biến thay thế 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T

(2) Tổng số liên kết hiđrô của gen b là 1669 liên kết

(3) Số nuclêôtit từng loại của gen b là A T 282;G X 368   

(4) Tổng số nuclêôtit của gen b là 1300 nuclêôtit

Trong các kết luận trên, có bao nhiêu kết luận đúng? Biết quá trình nguyên phân diễn ra bình thường

Câu 62 (THPT Lý Thái Tổ – 2016) Một gen có 1200 nuclêôtit và có 30% ađênin Do đột biến chiều dài của gen

giảm 10,2 Å và kém 7 liên kết hydrô Số nuclêôtit tự do từng loại mà môi trường phải cung cấp để cho gen đột biến

tự nhân đôi liên tiếp 2 lần là:

A A T 1432;G X 956    B A T 1440;G X 960   

C A T 1080;G X 720    D A T 1074;G X 717   

Câu 63 (Sở GD&ĐT Hải Phòng – 2016) Gen M dài 5100 Å và có 3900 liên kết hidro Gen bị đột biến thành gen

m có A T 601;G X 899    Kết luận nào sau đây không đúng?

(1) Đột biến trên thuộc dạng đột biến thay thế một cặp nucleotit

(2) Tác nhân gây nên dạng đột biến trên là 5 – BU

(3) Gen sau đột biến có số liên kết hidro giảm đi 1 liên kết

(4) Cặp gen Mm nhân đôi 3 lần liên tiếp thì số nucleotit tự do môi trường cung cấp là

A T 8407;G X 12600   

Câu 64 (Sở GD&ĐT Bình Thuận – 2016) Gen M ở vi khuẩn có trình tự nuclêotit trên mạch mã gốc như sau:

Trang 9

Theo bảng mã di truyền, axit amin alanin được mã hóa bởi 4 bộ mã (triplet): 3’XGA5’;3’XGG5’;3’XGT5’;3’XGX5’ Biết gen M trên quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit có 33 axit amin Đã có những nhận định sau khi phân tích các dữ liệu trên:

(1) Các cođon của axit amin alanin là 5’GXU3’;5’GXX3’;5’GXA3’;5’GXG3’

(2) Đột biến thay thế cặp nuclêotit A – T ở vị trí 27 bằng cặp nuclêotit G – X và thay thế cặp nuclêotit X – G ở

vị trí 57 bằng cặp nuclêotit A – T tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit thay đổi 2 axit amin so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp

(3) Đột biến thay thế cặp nuclêotit ở vị trí 88 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit thay đổi một axit amin so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp

(4) Đột biến mất một cặp nuclêotit ở vị trí 99 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit ngắn hơn so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp

Phương án trả lời đúng là:

A (1) sai; (2) sai; (3) đúng; (4) đúng B (1) đúng; (2) sai; (3) đúng; (4) sai

C (1) đúng; (2) đúng; (3) sai; (4) đúng D (1) đúng; (2) đúng; (3) sai; (4) sai

Câu 65 (Sở GD&ĐT Bình Thuận – 2016) Gen D bị đột biến thành gen d Cặp alen Dd cùng nhân đôi một số lần đã lấy từ môi trường nội bào tổng số nuclêotit loại A và G là 93000, trong đó số nuclêotit loại A môi trường cung cấp cho alen D là 21731, còn số nuclêotit loại G môi trường cung cấp cho alen d là 24.800 Biết chiều dài của hai alen đều bằng 510 nm, đột biến chỉ liên quan đến một cặp nuclêotit Khẳng định nào sau đây không đúng?

A Đột biến D thành d là đột biến thay thế cặp G – X thành cặp A – T

B Gen D có 701 nuclêotit loại T

C Cả hai gen đều nhân đôi 5 lần

D Tổng số nuclêotit loại X môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi của cả hai alen là 49569 nuclêotit

Câu 66 (Sở GD&ĐT Kiên Giang – 2016) Gen B có số nucleotit loại A chiếm 30%, do xảy ra đột biến mất đoạn thành gen b và làm cho số nucleotit loại A giảm đi

1

6 , loại G giảm đi

1

4 so với khi chưa đột biến Sau đột biến gen

b chỉ còn dài 4080 Å Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định là đúng?

(1) Số nucleotit các loại của gen b sẽ là: A T 720,G X 480   

(2) Khi cặp gen này nhân đôi 2 lần thì tổng số nucleotit loại X mà môi trường cần cung cấp là 3150

(3) Tổng số liên kết hidro của gen B là 3600

(4) Tổng số nucleotit của gen B là 2640

Câu 67 Một vùng ADN sợi kép được vẽ ở hình dưới; các gạch nối ngang là các đoạn trình tự có chiều dài không

xác định:

  

  

Xảy ra đảo đoạn với đoạn ADN nằm trong khung vuông Hình nào dưới đây vẽ đúng về đoạn ADN sau khi xảy ra đảo đoạn?

A.

5’ GAX TAG AXA TG ATX AGT GXT A 3’

3’ XTA ATX TGT AX TAG TXA XGA T 5’

  

  

B

5’ GAX TAG XTG AT XAT GTT GXT A 3’

3’ XTA ATX GAX TA GTA XAA XGA T 5’

  

  

C

5’ GAX TAG ATX AG AXA TGT GXT A 3’

3’ XTA ATX TAG TX TGT AXA XGA T 5’

  

  

Trang 10

D

5’ GAX TAG TGT AX TAG TXT GXT A 3’

3’ XTA ATX AXA TG ATX AGA XGA T 5’

  

  

Câu 68 (THPT chuyên Hoàng Văn Thụ – 2016) Trong bảng mã di truyền, người ta thấy rằng có 4 loại mã di

truyền cùng quy định tổng hợp axit amin prolin là 5’ XXU 3’: 5’ XXA 3’: 5’ XXX 3’: 5’ XXG 3’ Từ thông tin này cho thấy viêc thay đổi nucleotit nào trên mỗi bộ ba thường không làm thay đổi cấu trúc của axit amin tương ứng trên chuỗi polipeptit?

A Thay đổi nucleotit thứ nhất trong mỗi bộ ba B Thay đổi nucleotit đầu tiên trong mỗi bộ ba

C Thay đổi nucleotit thứ hai trong mỗi bộ ba D Thay đổi nucleotit thứ ba trong mỗi bộ ba

Câu 69 (THPT chuyên Hoàng Văn Thụ – 2016) Cho biết: 5’ AUG 3’: Met , 5’ UAU 3’ và 5’ UAX 3’: Tyr ,

5’ UGG 3’: trp ; 5’ UAA 3’;5’ UAG 3’;5’ UGA 3’ : kết thúc Xét một đoạn trình tự mARN: 5’ AUG UAU UGG 3’ Trình tự các nucleotit tương ứng là: 123 456 789 Trên phân tử mARN nói trên có mấy cách đột biến điểm thay thế cặp nucleotit làm kết thúc sớm quá trình dịch mã?

Câu 70 (THPT chuyên Vinh – 2016) Một phân tử 5 – brôm uraxin tác động vào lần nguyên phân đầu tiên của hợp

tử gây đột biến gen,số lượng nhiễm sắc thể của hợp tử 2n 4 Khi kết thúc 5 lần nguyên phân, trong tất cả các tế

bào con số nhiễm sắc thể mang gen đột biến là

Câu 71 (THPT chuyên sư phạm Hà Nội – 2016) Một gen không phân mảnh dài 198,9nm trong đó số nucleotide

loại G chiếm 40% Xử lý đột biến gen nói trên tạo alen đột biến, ký hiệu là Mt Biết rằng alen Mt nếu được dịch mã

sẽ tạo ra chuỗi polypeptide ngắn hơn so với gen gốc là 1 axit amin Tách alen Mt và tiến hành tự sao invitro (trong ống nghiệm) 3 lần thì nhu cầu của alen Mt với Adenosine thấp hơn so với gen gốc 14 phân tử Số liên kết hydro bị phá vỡ trong quá trình tái bản của alen Mt là:

Câu 72 (THPT chuyên sư phạm Hà Nội – 2016) Một gen bình thường có số nucleôtit loại A chiếm 30% Do xảy

ra đột biến mất đoạn làm cho nucleôtit loại A giảm đi

1

3 , loại G giảm đi

1

5 so với khi chưa bị đột biến Sau đột biến gen chỉ còn dài 2937,6 Å Số nucleôtit loại X của gen sau đột biến là

Câu 73 (THPT chuyên Nguyễn Huệ – 2016) Một quần thể sinh vật có alen A bị đột biến thành alen a , alen b bị đột biến thành alen B và alen C bị đột biến thành alenc Biết các cặp gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ và alen trội là trội hoàn toàn Dự đoán nào sau đây đúng về sự di truyền của các tính trạng?

A Các kiểu gen đều biểu hiện thành thể đột biến của cả 3 locut là aaBbCc , aaBBcc

B Có tối đa 30 loại kiểu gen quy định các tính trạng trên

C Kiểu hình A – B – C – có tối đa 10 kiểu gen quy định

D Có tối đa 6 loại kiểu gen dị hợp về 2 trong 3 cặp gen

Câu 74 (THPT chuyên Nguyễn Huệ – 2016) Một gen có chiều dài 0,51µm và có 3900 liên kết hiđro tiến hành

nhân đôi 4 đợt Trong lần nhân đôi đầu tiên của gen đã có sự bắt cặp nhầm giữa ađênin với 1 phân tử 5 – Brôm Uraxin Tổng số nucleotit mỗi loại trong các gen đột biến là

A A T 1800,G X 2700    B A T 4193,G X 6307   

C A T 1797,G X 2003    D A T 9594,G X 14422   

Câu 75 (Sở GD&ĐT Quảng Ninh – 2016) Giả sử một gen có một bazơnitơ ađênin trở thành dạng hiếm (A*) thì

sau 5 lần nhân đôi sẽ có tối đa bao nhiêu gen đột biến thay thế cặp A – T bằng cặp G – X được hình thành:

Ngày đăng: 16/09/2019, 21:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w