BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
NGUYỄN THIỆN TÚ
ẢNH HƯỞNG CỦA TIẾN ĐỘ THI CÔNG ĐẾNCHI PHÍ XÂY DỰNG HẠNG MỤC KÊNH DẪN DÒNG,
CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN LAI CHÂU
Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Nguyễn Hữu Huế
HÀ NỘI, NĂM 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả Các kết quảnghiên cứu và các kết luận trong Luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ mộtnguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã đượcthực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo theo đúng quy định
Tác giả luận văn
Nguyễn Thiện Tú
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫnkhoa học PGS.TS Nguyễn Hữu Huế đã tận tình định hướng, chỉ bảo và theo sát tác giảtrong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện Luận văn Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâusắc đến Trường Đại học Thuỷ lợi, phòng Đào tạo Đại học và Sau đại học đã tạo điềukiện thuận lợi, hỗ trợ tác giả trong quá trình làm Luận văn Tác giả xin cảm ơn cácthầy cô trong Khoa Công trình, bộ môn Quản lý xây dựng của Trường Đại học ThủyLợi đã dành nhiều thời gian công sức giúp đỡ tác giả hoàn thành Luận văn Đồng thờitác giả cũng nhận được sự động viên và ủng hộ rất lớn về vật chất và tinh thần từ giađình, bạn bè và đồng nghiệp Từ đáy lòng mình, tác giả xin gửi đến họ những lời cảmơn chân thành và sâu sắc nhất
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2
6 Kết quả đạt được của Luận văn 3
7 Cấu trúc Luận văn 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TIẾN ĐỘ THI CÔNG VÀ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂYDỰNG 4
1.1 Dự án đầu tư xây dựng 4
1.2 Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình 4
1.2.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 4
1.2.2 Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư 4
1.2.3 Giai đoạn kết thúc xây dựng 5
1.3 Tiến độ thi công trong xây dựng 5
1.4 Ý nghĩa của tiến độ thi công 7
1.5 Các phương pháp lập tiến độ thi công 11
1.5.1 Sơ đồ đường thẳng (sơ đồ ngang) 11
1.5.2 Sơ đồ xiên (sơ đồ chu trình) 12
1.5.3 Sơ đồ mạng 13
1.5.4 Phương pháp Monter Carlo 15
1.6 Chi phí của dự án đầu tư xây dựng công trình 18
1.6.1 Chi phí của dự án đầu tư xây dựng công trình 18
1.6.2 Các loại chi phí của dự án đầu tư xây dựng công trình 18
Trang 61.7 Quản lý tiến độ trong xây dựng 19
1.8 Quản lý chi phí trong xây dựng 21
1.9 Công tác lập và quản lý tiến độ các dự án thủy lợi, thủy điện ở Việt Nam 25
1.9.1 Đặc điểm của các dự án thủy lợi, thủy điện 25
1.9.2 Thực trạng về tiến độ thi công của một số công trình xây dựng hiện nay 26
1.10 Kết luận chương 1 29
CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TIẾN ĐỘ VÀ CHI PHÍ XÂY DỰNG 31
2.1 Các nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ thi công xây dựng công trình 31
2.1.1 Do điều kiện tự nhiên 31
2.1.2 Do sự biến động của giá cả thị trường 32
2.1.3 Do sự biến động của nền kinh tế 32
2.1.4 Do cơ chế chính sách của nhà nước 33
2.1.5 Do cơ cấu tổ chức quản lý 33
2.1.6 Do năng lực của các bên tham gia 33
2.1.7 Do các yếu tố về kỹ thuật - biện pháp 34
2.1.8 Do các yếu tố về tài chính - kế hoạch 35
2.2 Cơ sở lý thuyết trong quản lý kế hoạch tiến độ 35
2.2.1 Lập kế hoạch tiến độ 35
2.2.2 Tổ chức thực hiện 37
2.2.3 Theo dõi, kiểm soát, quản lý tiến độ công trình 38
2.3 Cơ sở lý thuyết xác định quan hệ giữa tiến độ và chi phí xây dựng công trình 41
2.3.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng công trình 41
2.3.2 Quan hệ giữa tiến độ thi công và chi phí xây dựng công trình 44
2.3.3 Chỉ số giá xây dựng và áp dụng để tính quan hệ giữa tiến độ thi công và chi phí xây dựng công trình 47
2.4 Kết luận chương 2 51
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA TIẾN ĐỘ ĐẾN CHI PHÍ XÂYDỰNG KÊNH DẪN DÒNG, CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN LAI CHÂU 53
Trang 73.1 Giới thiệu về dự án 53
3.1.1 Vị trí địa lý, quy mô, kết cấu công trình 53
3.1.2 Chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn, thiết kế, thi công công trình 53
3.1.3 Yêu cầu về tiến độ và chất lượng của công trình 55
3.2 Xây dựng kế hoạch tiến độ của dự án đầu tư xây dựng công trình thủy điện LaiChâu và hạng mục kênh dẫn dòng 56
3.2.1 Căn cứ xây dựng kế hoạch tiến độ 56
3.2.2 Kế hoạch tiến độ của dự án 59
3.2.3 Tiến độ thi công hạng mục kênh dẫn dòng 68
3.3 Tính toán chi phí xây dựng hạng mục kênh dẫn dòng ứng với tiến độ thi côngban đầu, công trình thủy điện Lai Châu 69
3.3.1 Kết cấu kênh dẫn dòng 69
3.3.2 Tiến độ và chi phí kênh dẫn dòng 70
3.3.3 Tính toán chi phí trượt giá 71
3.3.4 Tính toán trượt giá ứng với tiến độ thi công ban đầu 72
3.4 Sự thay đổi của chi phí xây dựng hạng mục kênh dẫn dòng khi tiến độ thi công thay đổi so với tiến độ ban đầu 73
3.4.1 Tính toán chi phí khi đẩy nhanh tiến độ thi công so với tiến độ ban đầu 73
3.4.2 Tính toán chi phí khi tiến độ thi công chậm hơn so với tiến độ ban đầu 75
3.5 Phân tích mối quan hệ giữa tiến độ và chi phí đối với hạng mục kênh dẫn dòng 76
3.6 Bài học kinh nghiệm từ thực tế công trình thuỷ điện Lai Châu 78
3.7 Kết luận chương 3 80
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
PHỤ LỤC 85
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Đường tích phân vốn đưa vào công trình 11
Hình 1.2 Tiến độ thi công theo sơ đồ đường thẳng 11
Hình 1.3 Tiến độ thi công công tác bê tông cốt thép theo sơ đồ xiên 12
Hình 1.4 Kế hoạch tiến độ lập theo phương pháp sơ đồ mạng 14
Hình 1.5 Sơ đồ khối mô phỏng Monte Carlo 16
Hình 2.1 Sơ đồ trình tự lập biểu đồ tiến độ 37
Hình 2.2 Kiểm tra tiến độ bằng đường tích phân 39
Hình 2.3 Kiểm tra tiến độ thi công bằng đường phần trăm 39
Hình 2.4 Biểu đồ nhật ký công việc 40
Hình 2.5 Biểu đồ quan hệ giữa thời gian và chi phí gián tiếp 45
Hình 2.6 Biểu đồ quan hệ giữa thời gian và chi phí trực tiếp 45
Hình 2.7 Bài toán tối ưu hóa thời gian và chi phí 45
Hình 2.8 Mối quan hệ giữa thời gỉan và chi phí 46
Hình 2.9 Biểu đồ quan hệ giữa chi số giá phần xây dựng và thời gian 50
Hình 3.1 Quan hệ giữa tiến độ và chi phí xây dựng 77
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Chỉ số giá xây dựng công trình khu vực Lai Châu 49
Bảng 2.2 Bảng tính chỉ sô giá xây dựng liên hoàn 50
Bảng 3.1 Chi phí xây dựng sau thuế (thời điểm lập năm 2009) 71
Bảng 3.2 Chỉ số giá xây dựng công trình khu vực Lai Châu (năm 2008 là 100%) 71
Bảng 3.3 Giá trị phân bổ vốn cho từng quý với tiến độ thi công ban đầu (triệu VNĐ) 72Bảng 3.4 Mức trượt giá cho từng quý ứng với tiến độ thi công ban đầu (triệu VNĐ) 73
Bảng 3.5 Phân bổ vốn theo phương án đẩy nhanh tiến độ 10% (triệu VNĐ) 73
Bảng 3.6 Mức trượt giá khi đẩy nhanh tiến độ 10% (triệu VNĐ) 74
Bảng 3.7 Phân bổ vốn theo phương án đẩy nhanh tiến độ 20% (triệu VNĐ) 74
Bảng 3.8 Mức trượt giá khi đẩy nhanh tiến độ 20% (triệu VNĐ) 74
Bảng 3.9 Phân bổ vốn theo phương án chậm tiến độ 10% (triệu VNĐ) 75
Bảng 3.10 Mức trượt giá khi chậm tiến độ 10% (triệu VNĐ) 75
Bảng 3.11 Phân bổ vốn theo phương án chậm tiến độ 20% (triệu VNĐ) 76
Bảng 3.12 Mức trượt giá khi chậm tiến độ 20% (triệu VNĐ) 76Bảng 3.13 Tổng hợp kết quả tính toán chi phí trượt giá khi tiến độ thi công thay đổi 77
Trang 10DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CĐ Ch
ĐH Đạ
IE In
KH Kế
SĐ Sơ
WT Tổ
Trang 11MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng là một ngành công nghiệp sản xuất ra một khối lượng vật chất lớn cho xãhội, có vai trò lớn trong nền kinh tế quốc dân, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển củacác ngành kinh tế khác Ngành xây dựng không chỉ cung cấp hầu hết các tư liệu sảnxuất, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các ngành kinh tế mà còn tạo ra các sảnphẩm tiêu dùng có giá trị, góp phần phát triển kinh tế - ổn định chính trị và nâng caotrình độ văn minh cho toàn xã hội Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, sân chơi toàn cầucủa Ngành xây dựng được mở ra, mang lại nhiều những vận hội mới nhưng cũng cónhiều những khó khăn thách thức
Công cuộc Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang diễn ra mạnh mẽ trên khắpmọi miền đất nước và trên mọi lĩnh vực Nhiều công trình, khu công nghiệp lớn vớitổng mức đầu tư lên đến hàng nghìn tỷ đồng đã và đang được triển khai thi công xâydựng Tuy nhiên vào những năm gần đây, sẽ là quá xa xỉ khi nói đến dự án này hay dựán kia đảm bảo tiến độ và không vượt tổng mức đầu tư ban đầu
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông: với tổng mức đầu tư 552 triệu USD (thờigiá năm 2008) Thời gian triển khai của dự án Cát Linh - Hà Đông được đề ra lúc đầulà từ tháng 08/2008 đến tháng ll/2013 Do chậm tiến độ, công trình giãn đến cuối năm2016 mới có thể bàn giao Nguyên nhân được đưa ra là gần 2 km đường sắt đi qua cáctuyến phố Đê La Thành - Hoàng Cầu - Láng thuộc quận Đống Đa vẫn chưa đổ trụ bêtông Tại khu vực quận Hà Đông, 2 trong số 6 nhà ga chưa giải phóng xong mặtbằng, Việc chậm giải phóng mặt bằng, cùng với nhiều hạng mục thay đổi, biến độngvề giá nguyên vật liệu đã khiến tổng mức đầu tư từ 552 triệu USD lên tới 891 triệuUSD, tăng 339 triệu USD
Dự án Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai: có tổng chiều dài là 245 km đi qua Hà Nội vàcác tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai với tổng mức đầu tư 1,46 tỷ USD (giaiđoạn 1) Dự án khởi công từ quý III năm 2008 và dự kiến thông xe toàn tuyến vào cuốitháng 06/2014, nhưng thực tế thì tiến độ vẫn chậm đến tháng 09/2014 mới thông xetoàn tuyến
Trang 12Trên đây chỉ là một số dự án điển hình bị chậm tiến độ và vượt chi phí so với kế hoạchban đầu, ngoài ra trên cả nước còn có rất nhiều các dự án đang gặp tình trạng tương tự.Trái ngược với những dự án đó, công trình thủy điện Lai Châu lại là công trình hoànthành vượt tiến độ thi công, tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng cho Nhà nước.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Ảnh hưởng của tiến độ thicông đến chi phí xây dựng hạng mục kênh dẫn dòng, công trình thủy điện Lai Châu”
làm Luận văn thạc sĩ, là đề tài có ý nghĩa thực tiễn, không chỉ riêng đối với chủ đầu tưdự án, nhà thầu thi công mà còn có ý nghĩa thực tiễn với các đơn vị doanh nghiệp kháctrong nước về công tác quản lý tiến độ và chi phí
2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu ảnh hưởng của tiến độ thi công xây dựng công trình đến chi phí đầu tư xây dựng của dự án
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các công trình thủy lợi, thủy điện tại Việt Nam.Phạm vi nghiên cứu: tiến độ và chi phí của dự án xây dựng nói chung và hạng mục
kênh dẫn dòng của dự án thủy điện Lai Châu nói riêng
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này này, các phương pháp sau được sử dụng, vận dụng:- Nghiên cứu tổng quan;
- Phương pháp kế thừa, áp dụng có chọn lọc;- Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu;- Phương pháp chuyên gia;
- Kết hợp một số phương pháp khác để nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề đặtra
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Trang 13Ý nghĩa khoa học: đề tài góp phần hệ thống hóa và cập nhật những vấn đề lý luận cơ
bản về công tác quản lý tiến độ thi công công trình và qua đó cho thấy mối liên hệ giữatổng mức đầu tư và tiến độ thi công công trình Những nghiên cứu này có giá trị làm
Trang 14tài liệu tham khảo cho công tác quản lý tiến độ thi công công trình, áp dụng cho các doanh nghiệp xây dựng, chủ đầu tư hiện nay.
Ý nghĩa thực tiễn: nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị trong việc
nâng cao chất lượng trong công tác quản lý tiến độ thi công công trình thủy lợi, là tàiliệu tham khảo hữu ích cho Ban quản lý dự án và nhà thầu trên cả nước
6 Kết quả đạt được của Luận văn
- Tính toán được ảnh hưởng của tiến độ thi công đến chi phí xây dựng cho hạng mục kênh dẫn dòng của công trình thủy điện Lai Châu;
- Đề xuất một số giải pháp trong quản lý thực hiện dự án, điều hành tổ chức thi côngđể đảm bảo tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng của dự án
7 Cấu trúc Luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kiến nghị, Luận văn được trình bày trong bachương như sau:
Chương 1 Tổng quan về tiến độ thi công và chi phí đầu tư xây dựngChương 2 Nghiên cứu lý thuyết về mối quan hệ giữa tiến độ và chi phí xây dựngChương 3 Đánh giá ảnh hưởng của tiến độ đến chi phí xây dựng kênh dẫn dòng, công
trình thủy điện Lai Châu
Trang 15CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TIẾN ĐỘ THI CÔNG VÀ CHI PHÍ ĐẦUTƯ XÂY DỰNG
1.1 Dự án đầu tư xây dựng
Theo Luật Xây dựng: “Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến
việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạocông trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sảnphẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tưxây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xâydựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầutư xây dựng” [1]
Như vậy, có thể hiểu dự án xây dựng bao gồm hai nội dung là đầu tư và hoạt động xâydựng Nhưng do đặc điểm của các dự án xây dựng bao giờ cũng yêu cầu có một diệntích nhất định, ở một địa điểm nhất định, do đó có thể biểu diễn dự án xây dựng nhưsau:
DAXD = KẾ HOẠCH + TIỀN + THỜI GIAN + ĐẤT → XDCT
1.2 Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình
Trình tự thực hiện một dự án đầu tư xây dựng được chia ra làm 3 giai đoạn
1.2.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
Nội dung thực hiện trong giai đoạn này là:- Nghiên cứu thị trường, khả năng, sự cần thiết phải đầu tư và lựa chọn địa điểm xâydựng công trình Đối với các dự án quan trọng quốc gia chủ đầu tư phải lập báo cáo đầutư xây dựng công trình trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội thông qua chủtrương và cho phép đầu tư Đối với các dự án khác, chủ đầu tư không phải lập báo cáođầu tư (Nghị định số 59/2015/NĐ-CP [2]), lập dự án đầu tư nếu báo cáo đầu tư đượcphê duyệt;
Trang 16- Đối với các dự án đầu tư không phải lập báo cáo đầu tư thì chủ đầu tư lập luôn dự ánđầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, với những công trình không cần lập dự ánđầu tư thì tiến hành lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật [2].
1.2.2 Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư
Trang 17Theo quy định hiện hành [2] thì giai đoạn thực hiện dự án bao gồm các công việc sau:- Xin xây lắp và mua sắm thiết bị;
- Giao đất hoặc thuê đất để xây dựng công trình;- Đền bù giải phóng mặt bằng;
- Thiết kế công trình và lập tổng dự toán;- Xin phép xây dựng;
- Đấu thầu - thực hiện thi công xây dựng công trình
1.2.3 Giai đoạn kết thúc xây dựng
Các công việc phải thực hiện trọng giai đoạn này [2] là:- Nghiệm thu bàn giao công trình;
- Đưa công trình vào sử dụng;- Bảo hành công trình;
- Quyết toán vốn đầu tư.Tuy nhiên, việc chia làm 3 giai đoạn như trên chỉ là tương đối về mặt thời gian vàcông việc, không nhất thiết phải theo tuần tự như vậy Có những việc bắt buộc phảithực hiện theo trình tự nhưng cũng có những việc của một số dự án có thể làm gối đầuhoặc song song để rút ngắn thời gian thực hiện
1.3 Tiến độ thi công trong xây dựng
Xây dựng cơ bản (XDCB) là ngành sản xuất vật chất độc lập có chức năng tái sản xuấttài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân Nó tạo nên cơ sở vật chất cho xã hội, tăngtiềm lực kinh tế và quốc phòng của đất nước Hơn thế nữa, đầu tư XDCB gắn liền vớiviệc ứng dụng các công nghệ hiện đại do đó, góp phần thúc đẩy sự phát triển của khoahọc kỹ thuật đối với các ngành sản xuất vật chất Nó có tác động mạnh mẽ tới hiệu quảcủa quá trình sản xuất kinh doanh Vì vậy, một bộ phận lớn của thu nhập quốc dân nói
Trang 18chung và quỹ tích luỹ nói riêng với vốn đầu tư, tài trợ của nước ngoài được sử dụngtrong lĩnh vực XDCB.
So với các ngành sản xuất khác, XDCB có những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật đặctrưng, được thể hiện rất rõ ở sản phẩm xây lắp và quá trình sáng tạo ra sản phẩm củangành
Đặc điểm của sản phẩm xây lắp là có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sử dụnglâu dài, có giá trị lớn đòi hỏi các nhà xây dựng phải dự đoán trước xu hướng tiến bộ xãhội để tránh bị lạc hậu Phong cách kiến trúc và kiểu dáng một sản phẩm cần phải phùhợp với văn hoá dân tộc Trên thực tế, đã có không ít các công trình xây dựng trởthành biểu tượng của một quốc gia như chùa Một Cột ở Hà Nội, tháp Eiffel ở Paris, và do đó chất lượng của các công trình xây dựng cũng phải được đặc biệt chú ý Nókhông chỉ ảnh hưởng tới tuổi thọ của công trình mà còn ảnh hưởng tới sự an toàn chongười sử dụng
Sản phẩm xây lắp mang tính tổng hợp phát huy tác dụng về mặt kinh tế, chính trị, kếtoán, nghệ thuật, Nó rất đa dạng nhưng lại mang tính độc lập, mỗi một công trìnhđược xây dựng theo một thiết kế, kỹ thuật riêng, có giá trị dự toán riêng và tại một địađiểm nhất định, nơi sản xuất ra sản phẩm cũng đồng thời là nơi sau này khi sản phẩmhoàn thành được đưa vào sử dụng và phát huy tác dụng Những đặc điểm này có tácđộng lớn tới giá trị sản xuất ngành xây dựng
Quá trình từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao và đưa vào sửdụng có thể nhanh hoặc kéo dài, được phụ thuộc quy mô và tính chất phức tạp về kỹthuật của từng công trình Quá trình thi công được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giaiđoạn thi công lại chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc chủ yếu diễn rangoài trời và chịu tác động rất lớn của các nhân tố tiêu cực của môi trường như mưa,nắng, lũ lụt, đòi hỏi các nhà xây dựng phải giám sát chặt chẽ những biến động này đểhạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu của nó Do đó, ngành xây dựng cũngnhư các ngành sản xuất khác muốn đạt được hiệu quả thực sự thì trước khi thực hiệnphải có một kế hoạch tổ chức rõ ràng, hiệu quả
Theo [3], một kế hoạch rõ ràng hiệu quả gắn với thời gian thực hiện và thể hiện sự
Trang 19logic chặt chẽ giữa các đại lượng được gọi là tiến độ thi công hay kế hoạch thi công.
Trang 20Theo [1], kế hoạch tiến độ xây dựng công trình là kế hoạch thực hiện các hoạt độngxây dựng bằng những công nghệ xây dựng, kỹ thuật xây dựng và biện pháp tổ chứcthích hợp nhằm hoàn thành công trình xây dựng đảm bảo chất lượng kỹ thuật trongmức hạn phí và thời hạn đã đề ra, bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường.Tiến độ thi công là kế hoạch sản xuất thể hiện bằng biểu đồ nội dung bao gồm các sốliệu tính toán, các giải pháp được áp dụng trong thi công như: công nghệ, thời gian, địađiểm, vị trí và khối lượng các công việc xây lắp cùng với điều kiện thực hiện chúng.Tiến độ thi công là bộ phận không thể tách rời của thiết kế tổ chức xây dựng và thiếtkế tổ chức thi công Trong kế hoạch tổng tiến độ xác định tốc độ, trình tự và thời hạnthi công cho các công trình đơn vị (công trình chính, công trình phụ, công trình tạm)của hệ thống công trình, định ra thời hạn hoàn thành các công tác chuẩn bị xây dựngvà công tác kết thúc.
Như vậy, kế hoạch thi công hay tiến độ thi công là một đại lượng đặc trưng về mặtthời gian hoạt động của dự án xây dựng, thể hiện phương pháp tổ chức thi công, trìnhtự - thời gian thi công các công việc và hao phí tài nguyên theo thời gian niên lịch.Tiến độ thi công là một bộ phận không tách rời của thiết kế tổ chức xây dựng
1.4 Ý nghĩa của tiến độ thi công
Một dự án đầu tư xây dựng được đánh giá là có tiến độ thi công hợp lý khi tiến độ đócó tổng thời gian thực hiện không vượt quá tổng thời gian đã được phê duyệt, có trìnhtự thi công các công việc hợp lý, sử dụng nhân lực máy móc thiết bị điều hòa và lượngvốn đưa vào công trình hợp lý
Trong bất kỳ một dự án đàu tư xây dựng công trình thì các yếu tố quy mô dự án, chiphí và tiến độ luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau Chúng tạo thành tam giác dựán, mỗi yếu tố là một cạnh của tam giác, khi một cạnh (yếu tố) nào đó thay đổi thì sẽlàm các cạnh khác thay đổi theo
Tiến độ thi công xây dựng công trình rất quan trọng và có ý nghĩa hết sức to lớn đốivới chủ đầu tư, nhà thầu và các đơn vị có liên quan:
- Đối với chủ đầu tư thì tiến độ thi công là cơ sở để lập chi phí, điều phối phân bổ chi phí theo từng thời điểm;
Trang 21- Tiến độ thi công là căn cứ để đảm bảo thời gian hoàn thành dự án giữa chủ đầu tư vànhà thầu; kiểm tra, kiểm soát tiến độ thi công công trình của nhà thầu;
- Là căn cứ xác định định lượng thời gian hoàn thành công trình và điều chỉnh tiến độthi công khi cần thiết;
- Đối với nhà thầu tiến độ thi công là căn cứ để xác định nhu cầu nhân lực, vật tư, huyđộng máy móc thiết bị;
- Dự trù được các rủi do gặp phải trong quá trình thi công;- Là tài liệu quan trọng để bố trí sắp xếp việc thực hiện công việc xây dựng, biết rõ
thời gian tập kết máy móc thiết bị, vật tư từ đó có biện pháp sắp xếp khoa học tạicông trường;
- Làm cơ sở cho quá trình thanh quyết toán theo giai đoạn.Nguyên tắc lập tiến độ thi công:
- Thời gian hoàn thành công trình phải nằm trong phạm vi thời hạn do nhà nước quy định;
- Phân rõ công trình chủ yếu, thứ yếu để tạo điều kiện thuận lợi thi công công trìnhmấu chốt;
- Tiến độ phát triển xây dựng công trình theo thời gian và không gian ràng buộc chặtchẽ với điều kiện khí tượng, thuỷ văn, địa chất thuỷ văn và yêu cầu lợi dụng tổnghợp;
- Tốc độ thi công và trình tự thi công phải thích ứng với điều kiện kỹ thuật thi công vàphương pháp thi công được chọn dùng;
- Đảm bảo sử dụng hợp lý vốn đầu tư xây dựng công trình, giảm thấp phí tổn côngtrình tạm, ngăn ngừa sự ứ đọng vốn;
- Trong thời kỳ chủ yếu cần giữ vững sự cân đối về cung ứng nhân lực, vật liệu, độnglực và sự hoạt động của máy móc thiết bị, xí nghiệp phụ;
- Cần dựa vào điều kiện tự nhiên và tình hình thi công cụ thể để đảm bảo trong quátrình thi công công trình được an toàn
1.4.1.1 Ồn định những công việc chuẩn bị
Trang 22Công tác xây dựng công trình tiến hành thuận lợi hay không phụ thuộc rất nhiều vào công tác chuẩn bị Công tác chuẩn bị bao gồm chuẩn bị mặt bằng xây dựng lán trại,
Trang 23đường phục vụ thi công và các công tác chuẩn bị khác Công tác chuẩn bị tốt sẽ làmcông tác xây dựng chính được tiến hành nhanh hơn và đạt hiệu quả cao.
1.4.1.2 Chọn thứ tự thi công hợp lý
Việc chọn thứ tự thi công hợp lý là rất quan trọng và nó có ảnh hưởng lớn đến tiến độthi công, nếu thứ tự không đảm bảo sẽ làm kéo dài thời hạn thi công hoặc làm giảmhiệu quả kinh tế của dự án Khi lựa chọn thứ tự triển khai các công việc cần chú ý:- Những công việc thi công tuần tự phải theo công nghệ sản xuất;
- Nên tập trung lực lượng và dứt điểm những phần việc cần xong sớm có tính chủđạo;
- Những hạng mục công trình trong một dây chuyền sản xuất nên ưu tiên triển khaiđồng bộ;
- Thông thường theo công nghệ người ta triển khai công việc như sau: thi công từtrong ra ngoài, phần kết cấu thi công từ dưới lên, từ hệ chính sang hệ phụ, từ hệ chịulực sang hệ không chịu lực, từ hệ ổn định sang hệ không ổn đinh, phần hoàn thiệnthi công từ trên xuống, từ trong ra ngoài, từ đầu nguồn xuống cuối nguồn
1.4.1.3 Đảm bảo thời hạn thi công
Thời hạn hoàn thành công trình đưa vào hoạt động vô cùng quan trọng, đôi khi nóquyết định đến sự thành bại của một dự án, chính vì vậy mọi sự thay đổi thời hạn thicông đều phải sửa theo các điều khoản ghi trong hợp đồng Thời hạn xây dựng đượchiểu là thời gian thực hiện các công tác xây lắp và đưa công trình vào hoạt động Đểcông trình hoàn thành đúng thời hạn, tiến độ ban đầu được lập phải tuân theo điều kiệnnày
Kế hoạch tiến độ càng có nhiều thời gian dự trữ thì thì khả năng điều chỉnh và đối phóvới các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thi công càng cao
1.4.1.4 Sử dụng nhân lực điều hòa trong sản xuất
Biểu đồ nhân lực được coi là điều hòa khi số công nhân tăng từ từ trong thời gian dàivà giảm dần khi công trường kết thúc, không có tăng giảm đột biến Nếu số công nhân
Trang 24tập trung quá cao và có lúc lại xuống thấp làm cho các phụ phí tăng theo và lãng phítài nguyên như xây dựng lán trại và các công việc dịch vụ đời sống hàng ngày Tập
Trang 25trung nhiều người trong thời gian ngắn gây lãng phí cơ sở phục vụ cũng như máy mócsử dụng ít không kịp khấu hao.
Để đánh giá biểu đồ nhân lực người ta sử dụng các hệ số điều hòa K1 và hệ số ổn định
(1.2)Trong đó: Ntb là số công nhân trung bình; Nmax là số công nhân tập trung cao nhất; Tlà thời hạn thi công; Tv là thời gian số công nhân tập trung vượt quá số công nhântrung bình
1.4.1.5 Đưa tiền vốn vào công trình một cách hợp lý
Vốn đầu tư là lượng tiền bỏ vào công trình Tiền vốn là loại tài nguyên sử dụng mộtlần, nó chỉ sinh lời khi công trình hoạt động Đối với nhà thầu xây dựng, vốn thườngphải vay ngân hàng và phải chịu một lãi suất Nhà thầu chỉ được trả được khi chủ đầutư tạm ứng hoặc thanh toán hợp đồng Trường hợp chủ đầu tư chậm tạm ứng cho nhàthầu thì nhà thầu phải chịu lãi ngân hàng Vì vậy, tiền đưa vào công trình càng chậmthì càng dễ bị ứ đọng gây nên thua thiệt cho nhà thầu Người ta phải tìm một hình thứcđưa tiền vốn vào công trình sao cho ứ đọng vốn thấp nhất
Có 3 hình thức đưa tiền vốn vào công trình:- Tiền vốn đưa vào công trình đều đặn: từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc vốn đầu tư
trong khoảng thời gian như nhau bằng nhau;- Đưa vốn vào công trình tăng dần: lúc đầu chi phí ít sau tăng dần, giai đoạn cuối đưa
tiền vào công trình cao nhất;- Đưa vốn vào công trình giảm dần: lúc đầu chi phí lớn nhất, giai đoạn cuối đưa tiền
vào công trình ít nhất;
Trang 26Sau đây là hình biểu thị lượng vốn đưa vào công trình đối với các hình thức:
Trang 27a) Cấp vốn đều b) Cấp vốn tăng dần c) Cấp vốn giảm dần
Hình 1.1 Đường tích phân vốn đưa vào công trình
1.5 Các phương pháp lập tiến độ thi công
Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều phương pháp lập tiến độ thicông, trong đó phải kể đến như: phương pháp sơ đồ đường thẳng (ngang, xiên);phương pháp sơ đồ mạng (CPM, PERT); phương pháp EVM và phương pháp MonteCarlo
1.5.1 Sơ đồ đường thẳng (sơ đồ ngang)
Sơ đồ đường thẳng là loại hình đơn giản nhất để biểu diễn tiến độ thi công công trình.Công việc được thể hiện bằng đường gạch ngang, độ dài của mỗi đường gạch ngangtheo trục thời gian biểu thị thời gian hoàn thành công việc đó Sơ đồ đường thẳng đượcthể hiện như hình dưới đây:
Trang 28Hình 1.2 Tiến độ thi công theo sơ đồ đường thẳng
Trang 29Ưu điểm:- Dễ xây dựng và làm cho người đọc dễ nhận biết công việc và thời gian thực hiện của
các công tác;- Thấy rõ tổng thời gian thực hiện các công việc.Nhược điểm:
- Không thể thực hiện được mối quan hệ giữa các công tác, không ghi rõ quy trìnhcông nghệ (trong dự án có nhiều công tác thì điều này thể hiện rất rõ nét);
- Chỉ áp dụng cho những dự án có quy mô nhỏ, không phức tạp
1.5.2 Sơ đồ xiên (sơ đồ chu trình)
Sơ đồ xiên biểu diễn kế hoạch cả về thời gian thi công và không gian xây dựng Khibiểu diễn mối quan hệ công việc phát triển theo hai hướng không gian và thời gian tạothành những đường xiên Do đó, thể hiện tiến độ bằng sơ đồ xiên theo phương án tổchức sản xuất xây dựng dây chuyền rất thích hợp, bảo đảm tính nhịp nhàng, liên tục.Một trục của đồ thị (trục tung) biểu thị không gian (phân đoạn), trục kia của đồ thị (trụchoành) biểu thị thời gian Công việc được biểu thị bằng các đường xiên biểu thị mộtkhoảng không gian và thời gian nhất định Hình chiếu của đường xiên theo trục thờigian biểu thị
thời gian hoàn thành công việc đó Sơ đồ xiên được biểu diễn trong hình dướiđây:
Hình 1.3 Tiến độ thi công công tác bê tông cốt thép theo sơ đồ xiên
Trang 30Ưu điểm:- Thể hiện rõ ràng các công việc, dễ quản lý;
Trang 31- Các công việc được chia thành các phân đoạn nhỏ, thời gian được chia thành cácchu kỳ.
Nhược điểm:- Không thể hiện được các dự án lớn có nhiều công việc.So với sơ đồ đường thẳng, sơ đồ xiên thích hợp cho việc thể hiện kế hoạch tiến độ theophương pháp sản xuất xây dựng dây chuyền, tuy nhiên cả hai sơ đồ đều là một môhình toán học tĩnh Đối với các dự án lớn cả hai phương pháp thể hiện trên sơ đồ đềukhông giải quyết được tối ưu, nhất là các mối liên hệ giữa các công việc, các biến độngtrong dự án khi cần phải điều chỉnh về thời gian
1.5.3 Sơ đồ mạng
1.5.3.1 Khái niệm sơ đồ mạng
Sơ đồ mạng là một mô hình toán học động, thể hiện toàn bộ dự án xây dựng công trìnhthành một thể thống nhất, chặt chẽ, trong đó cho thấy rõ từng vị trí của từng công việcđối với mục tiêu chung và sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các công việc
Sơ đồ mạng lưới phản ánh mối quan hệ tương tác giữa các nhiệm vụ, các công việccủa dự án; xác định ngày bắt đầu, ngày kết thúc, thời hạn hoàn thành, trên cở sở đó xácđịnh công việc găng và đường găng của dự án; là cơ sở để tính toán thời gian dự trữcủa các công việc, các sự kiện; cho phép xác định những công việc nào cần phải thựchiện kết hợp nhằm tiết kiệm thời gian và nguồn lực, các công việc nào có thể thực hiệnđồng thời nhằm đạt được mục tiêu về ngày hoàn thành dự án; là cơ sở để lập kế hoạch,kiểm soát, theo dõi kế hoạch tiến độ và điều hành dự án
Đặc điểm nổi bật của phương pháp được nhìn nhận trên các khía cạnh:- Các quan hệ thể hiện tính logic nghiêm ngặt;
- Làm hiện rõ các công việc, các hoạt động được coi là có địa vị then chốt;- Thuận lợi trong việc điều chỉnh, tối ưu hoá kế hoạch và sử dụng máy tính để lập và
quản lý kế hoạch trong trạng thái động
Trang 32Do vậy, trong thực tiễn phương pháp SĐM đã được áp dụng để lập kế hoạch và quảnlý hoạt động của nhiều lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, công nghiệp, quốc phòng;
Trang 33kế hoạch hoá các hoạt động điều tra, nghiên cứu, ra quyết định; quản lý phân phối và sử dụng các nguồn lực, tiền vốn,
Ví dụ: Lập kế hoạch tiến độ lắp ghép một ngôi nhà, bao gồm 6 công việc chính:- Thi công móng công trình: 3 tuần;
- Điều động cần cẩu về công trường: 1 tuần;- Làm đường cần cẩu: 2 tuần;
- Vận chuyển cấu kiện lắp ghép về công trường: 3 tuần;- Lắp dựng cần cẩu: 1 tuần;
- Thi công lắp ghép ngôi nhà: 5 tuần.Nếu dùng các mũi tên để thể hiện từng công việc và các khuyên tròn đánh dấu sự bắtđầu và kết thúc các công việc, đồng thời tuân theo quy trình công nghệ của công tácchuẩn bị và công tác xây lắp như các nhận xét đã nêu trên đây, có thể mô tả kế hoạchtiến độ thực hiện các đầu việc theo một hình thức khác gọi là kế hoạch thể hiện theophương pháp sơ đồ mạng như Hình 1.4
Hình 1.4 Kế hoạch tiến độ lập theo phương pháp sơ đồ mạng
1.5.3.2 Phân loại sơ đồ mạng
Có khá nhiều cách phân loại các phương pháp SĐM, căn cứ vào các tiêu thức ứng dụng, có thể phân loại như sau:
i) Căn cứ theo hình thức thể hiện các công việc trên sơ đồ, có thể chia ra hai loại chính:
Trang 34- Sơ đồ mạng với các công việc được thể hiện trên các cung của mạng Điển hình củacách thể hiện này là phương pháp phân tích đường găng C.P.M (viết tắt của các chữCritical Path Method).
- Sơ đồ mạng với các công việc được thể hiện trên các nút của mạng Điển hình củacách thể hiện này là phương pháp MPM (viết tắt của các chữ Metra PotentialMethod)
ii) Căn cứ vào đặc trưng các thông số cần phân tích - tính toán trong mô hình kếhoạch có thể phân ra:
- Phương pháp phân tích thời gian;- Phương pháp phân tích tài nguyên (nguồn lực);- Phương pháp phân tích chi phí
iii) Căn cứ đặc trưng yếu tố thời gian thực hiện công việc trên sơ đồ, có thể phân ra:- Phương pháp tất định: ở SĐM loại này, thời gian thực hiện các công việc là một trị
số được định trước.- Phương pháp xác suất: đối với sơ đồ mạng kiểu này, thời gian thực hiện các công
việc có thể thay đổi và được ấn định theo phương pháp xác suất thống kê, chẳng hạnnhư phương pháp sơ đồ PERT (Program Evaluation and Review Technique)
1.5.4 Phương pháp Monter Carlo
Mô phỏng Monte Carlo là một công cụ để phân tích các hiện tượng có chứa yếu tố rủiro nhằm rút ra lời giải gần đúng Nó còn được gọi là phương pháp thử nghiệm thốngkê Mô phỏng Monte Carlo thường được sử dụng khi việc thực hiện các thí nghiệmhoặc các phương pháp tính toán bằng giải tích gặp nhiều khó khăn hoặc không thểthực hiện được, đặc biệt là khi sử dụng các máy tính số và không yêu cầu những côngcụ toán học phức tạp Thực chất của mô phỏng này là lựa chọn một cách ngẫu nhiêncủa các biến đầu vào (risk variables) ngẫu nhiên để có một kết quả thực nghiệm củađại lượng tổng hợp cần phân tích Quá trình đó được lặp lại nhiều lần để có một tậphợp đủ lớn các kết quả thực nghiệm Cuối cùng xử lý thống kê để có các đặc trưngthống kê của đại lượng tổng hợp đó
Trang 35Hình 1.5 Sơ đồ khối mô phỏng Monte Carlo- Bước 1: Mô hình toán học
Mô hình này xác định các mối quan hệ đại số giữa các biến số hằng số Nó là một tậphợp các công thức cho một vài biến số mà các biến này có ảnh hưởng đến kết quả.- Bước 2: Xác định biến rủi ro (risk variables)
Phân tích độ nhạy sẽ được sử dụng trước khi áp dụng phân tích rủi ro để xác địnhnhững biến số quan trọng nhất trong mô hình đánh giá dự án và giúp người phân tíchlựa chọn các biến số rủi ro quan trọng (những biến số này giải thích hầu hết các rủi rocủa dự án)
- Bước 3: Xác định các dạng phân phối của các biến sốKhi lựa chọn dạng phân phối, người ta sử dụng dạng phân phối xác suất đa trị Cácdạng phân phối xác suất cơ bản như: phân phối đều, phân phối tam giác, phân phối
Trang 36chuẩn, phân phối dạng bậc thang Phân phối dạng bậc thang có ích cho những trườnghợp có nhiều ý kiến chuyên gia Một loại phân phối bậc thang đặc biệt là phân phối
Trang 37“bậc thang - rời rạc”, nó được dùng khi giá trị của một biến số có thể chỉ giả thiếtnhững con số phân biệt trong một phạm vi nào đó.
- Bước 4: Xác định giới hạn phạm vi của hàm phân phối xác suấtCác giới hạn phạm vi được xác định bởi các giá trị nhỏ nất và lớn nhất Đó là các giátrị biến mà các biến số không được vượt qua Với những phân phối dạng tam giác haybậc thang cũng cần xác định cụ thể những phạm vi phụ nằm bên trong hai giới hạn.Xác định các giới hạn phạm vi cho các biến số dự án là một quá trình đơn giản bằngcách thu thập và phân tích những dữ liệu có sẵn từ quá khứ của các biến rủi ro, từ đóchúng ta có thể tìm được dạng phân phối xác suất phù hợp của nó
- Bước 5: Tạo ra các số ngẫu nhiênTìm cách phát ra hay lựa chọn một cách ngẫu nhiên kết cục của các biến ngẫu nhiênvới yêu cầu việc lựa chọn phải đảm bảo cho các kết cục có thể có phân phối xác suấtgiống như phân xác suất ban đầu của các biến ngẫu nhiên Trong thực tế, người tathường sử dụng sẵn bảng số ngẫu nhiên hay có thể lập các chương trình phát số ngẫunhiên để tạo ra các số đó
- Bước 6: Vận hành mô phỏngGiai đoạn vận hành mô phỏng là công việc khó khăn nhất, mất nhiều thời gian nhất, vìthế nó được dành cho máy tính Quá trình trên được lặp đi lặp lại cho đến khi đủnhững kết quả cần thiết, cần phải thực hiện một số khá lớn những phép thử MonteCarlo, có khi đến hàng trăm lần Nói chung, số phép thử càng lớn, các kết cục trungbình càng ổn định.Chọn số lần mô phỏng bao nhiêu là một vấn đề phức tạp Tuy nhiênthông thường số lần mô phỏng thường nằm trong khoảng 5.000÷10.000lần
- Bước 7: Phân tích các kết quảCuối cùng là phân tích và giải thích các kết quả thu được trong giai đoạn vận hành môphỏng Sử dụng các phép tính thống kê để xác định các đặc trưng thống kê như kỳvọng (mean), phương sai (variance), của đại lượng tổng hợp cần phân tích Từ hàmphân phối xác suất tích luỹ của các kết quả, người ta có thể quan sát mức độ mong đợicủa kết quả dự án với từng giá trị đã cho bất kỳ Vì vậy, rủi ro của dự án thường đượcbiểu thị qua hàm phân phối xác suất tích luỹ
Trang 381.6 Chi phí của dự án đầu tư xây dựng công trình
1.6.1 Chi phí của dự án đầu tư xây dựng công trình
Chi phí đầu tư xây dựng công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặcsửa chữa, cải tạo, mở rộng công trình xây dựng
Chi phí đầu tư xây dựng công trình được biểu thị qua các chỉ tiêu:- Chỉ tiêu tổng mức đầu tư của dự án ở giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng côngtrình;
- Dự toán xây dựng công trình ở giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng côngtrình;
- Giá trị thanh toán, quyết toán vốn đầu tư khi kết thúc xây dựng, đưa công trình vàokhai thác, sử dụng
Chi phí đầu tư xây dựng công trình được lập theo từng công trình cụ thể, phù hợp vớigiai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế, nguồn vốn sử dụng và các quyđịnh của Nhà nước
1.6.2 Các loại chi phí của dự án đầu tư xây dựng công trình
Các loại chi phí của dự án đầu tư xây dựng công trình được thể hiện trong Tổng mứcđầu tư xây dựng công trình, theo Nghị định số 32/2015/NĐ-CP [4] ngày 25/03/2015của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng bao gồm:
- Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: gồm chi phí bồi thường về đất, nhà, côngtrình trên đất, các tài sản gắn liền với đất, trên mặt nước và chi phí bồi thường kháctheo quy định; các khoản hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất; chi phí tái định cư; chi phítổ chức bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chi phí sử dụng đất trong thời gian xâydựng (nếu có); chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã được đầu tư xây dựng(nếu có) và các chi phí có liên quan khác;
- Chi phí xây dựng: gồm chi phí phá dỡ các công trình xây dựng, chi phí san lấp mặtbằng xây dựng, chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình, xây dựngcông trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công;
Trang 39- Chi phỉ thiết bị: gồm Chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ; chiphí đào tạo và chuyển giao công nghệ (nếu có); chi phí lắp đặt, thí nghiệm, hiệuchỉnh; chi phí vận chuyển, bảo hiểm; thuế và các loại phí, chi phí liên quan khác;
Trang 40- Chi phỉ quản lý dự án bao gồm: Chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lýdự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa côngtrình của dự án vào khai thác sử dụng;
- Chỉ phí tư vấn đầu tư xây dựng: gồm chi phí tư vấn khảo sát, lập Báo cáo nghiêncứu tiền khả thi (nếu có), lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, lập Báo cáo kinh tế - kỹthuật, chi phí thiết kế, chi phí tư vấn giám sát xây dụng công trình và các chi phí tưvấn khác liên quan;
- Chi phí khác: gồm chi phí hạng mục chung như quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 8Nghị định số 32/2015/NĐ-CP [4] và các chi phí không thuộc các nội dung quy định tại các Điểm 1; 2; 3; 4 và 5;
- Chi phí dự phòng: gồm chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh và chiphí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án
1.7 Quản lý tiến độ trong xây dựng
Sau khi kế hoạch tổng hợp đã được xây dựng và được cấp có thẩm quyền phê duyệt,dự án được phép triển khai sang giai đoạn thực hiện, đây cũng là giai đoạn phải hiệnthực hoá các mục tiêu đã đề ra Giai đoạn triển khai thực hiện dự án là giai đoạn cầnphải triển khai các công tác giám sát, kiểm soát và các hành động điều chỉnh nếu cầnthiết Quản lý tiến độ thực hiện dự án là một trong những nội dung then chốt trong quátrình triển khai thực hiện dự án, vì vậy các bước thực hiện cũng tuân thủ vào một vònglặp liên tục: lập kế hoạch - giám sát - kiểm soát
Công tác quản lý tiến độ thi công là một trong những yếu tố nhằm đảm bảo chất lượngcông trình và được quy định rõ trong các luật định
Theo điều 66 và điều 67 của Luật xây dựng số 50/QH13 [1] thì, nội dung quản lý dựán đầu tư xây dựng gồm quản lý về phạm vi, kế hoạch công việc; khối lượng côngviệc; chất lượng xây dựng; tiến độ thực hiện; chi phí đầu tư xây dựng; an toàn trong thicông xây dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng; lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xâydựng; quản lý rủi ro; quản lý hệ thống thông tin công trình và các nội dung cần thiếtkhác được thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật cóliên quan Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng công trình phải lập kế hoạch tiến độ,