1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Bản dịch chuẩn mực kiểm toán IPSAS 8

18 554 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 231 KB

Nội dung

BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN LỢI ÍCH TỪ HOẠT ĐỘNG LIÊN DOANH IPSAS 8 188 IPSAS 8 – BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN LỢI ÍCH TỪ HOẠT ĐỘNG LIÊN DOANH Lời nói đầu Chuẩn mực kế toán công quốc tế này được soạn thảo dựa trên chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) số 31, “Báo cáo tài chính đối với các khoản lợi ích từ hoạt động liên doanh”, do Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) ban hành. Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) và Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASCF) được thành lập năm 2001 để thay thế IASC. Các chuẩn mực kế toán quốc tế (IASs) do IASC ban hành vẫn còn hiệu lực cho đến khi nó được sửa đổi hoặc huỷ bỏ bởi IASB. Các đoạn trích từ IAS 31 được sao chép lại trong ấn phẩm này của Uỷ ban lĩnh vực công thuộc Liên đoàn kế toán quốc tế với sự cho phép của IASB. Tài liệu về IASs được IASB xuất bản bằng tiếng Anh và các bản copy có thể nhận được trực tiếp từ bộ phận xuất bản của IASB theo địa chỉ: tầng 7, 166 Fleet Street, London EC4A2DY, Anh quốc. Địa chỉ email: publications@iasb.org Trang website: http://www.iasb.org IASs, các bản thảo và những ấn phẩm khác của IASC và IASB thuộc bản quyền của IASCF. “IAS”, “IASB”, “IASC”, “IASCF” và “Chuẩn mực kế toán quốc tế” là những thương hiệu của IASCF và không được phép sử dụng nếu không được sự nhất trí của IASCF. BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN LỢI ÍCH TỪ HOẠT ĐỘNG LIÊN DOANH Tháng 5 năm 2000 IPSAS 8: BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN LỢI ÍCH TỪ HOẠT ĐỘNG LIÊN DOANH NỘI DUNG Đoạn Phạm vi . 1-4 Các khái niệm……… . 5-17 Thoả thuận ràng buộc lẫn nhau . 6-9 Đơn vị kinh tế………… . 10-12 Các hình thức liên doanh… ………………………………… 13-14 Lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng 15 Đơn vị kinh doanh bằng vốn Nhà nước …… 16 Tài sản thuần/Vốn chủ sở hữu 17 Hoạt động đồng kiểm soát………………………………………… . 18-22 Tài sản đồng kiểm soát ……………….…………… ……… 23-29 Đơn vị đồng kiểm soát…………………… 30-50 Báo cáo tài chính hợp nhất của một bên góp vốn liên doanh . 36-49 Phương pháp chuẩn – Hợp nhất theo tỷ lệ .…………… 36-42 Phương pháp thay thế được chấp nhận – Phương pháp vốn chủ sở hữu. 43-45 Những trường hợp ngoại lệ của phương pháp chuẩn và phương pháp thay thế được chấp nhận 46-49 Báo cáo tài chính riêng của bên góp vốn liên doanh…… . 50 Giao dịch giữa một bên liên doanh và một liên doanh ……… 51-53 Báo cáo lợi ích tài chính trong các liên doanh trong báo cáo của một nhà đầu tư .……………………………………… 54-55 Nhà điều hành liên doanh .…………………………………… 56-57 Giải trình…………… .……………… ……… 58-62 Điều khoản chuyển đổi……………………………………… . 63-65 Ngày hiệu lực 43-44 So sánh với IAS 31 IPSAS 8 189 BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN LỢI ÍCH TỪ HOẠT ĐỘNG LIÊN DOANH Những chuẩn mực viết bằng kiểu chữ in đậm, phải được đọc trong ngữ cảnh của các đoạn dẫn giải viết bằng chữ thường trong Chuẩn mực này, và trong ngữ cảnh của “Lời tựa cho chuẩn mực kế toán công quốc tế”. Các chuẩn mực kế toán công quốc tế không áp dụng cho những khoản mục không trọng yếu. Phạm vi 1. Một đơn vị lập và trình bày báo cáo tài chính theo phương pháp kế toán dồn tích phải áp dụng chuẩn mực này trong kế toán các khoản lợi ích từ hoạt động liên doanh và phản ánh các tài sản, nợ phải trả, thu nhập và chi phí liên doanh trong báo cáo tài chính của bên góp vốn liên doanh và nhà đầu tư, dù liên doanh đó hoạt động dưới bất kỳ hình thức nào. 2. Chuẩn mực này cung cấp các phương pháp kế toánbản đối với các khoản lợi ích từ hoạt động liên doanh. 3. Chuẩn mực này áp dụng cho tất cả đơn vị thuộc khu vực công ngoại trừ các đơn vị kinh doanh bằng vốn Nhà nước 4. Đơn vị kinh doanh bằng vốn Nhà nước phải tuân thủ chuẩn mực kế toán quốc tế được ban hành bởi Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC). Hướng dẫn của Uỷ ban khu vực công số 1 “Báo cáo tài chính của các đơn vị kinh doanh bằng vốn Nhà nước” nhấn mạnh chuẩn mực kế toán quốc tế IAS phù hợp với tất cả các doanh nghiệp không phân biệt thuộc khu vực công hay khu vực tư. Theo đó, hướng dẫn số 1 gợi ý các đơn vị kinh doanh bằng vốn Nhà nước nên trình bày báo cáo tài chính nhất quán theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IASs) trên mọi khía cạnh trọng yếu Các khái niệm: 5. Các thuật ngữ được sử dụng trong chuẩn mực này được hiểu như sau: Đơn vị dồn tích là một đơn vị kế toán theo đó các giao dịch và các sự kiện khác được ghi nhận khi chúng phát sinh (không phụ thuộc vào thực tế thu hoặc chi tiền hoặc các khoản tương đương tiền). Vì vậy, các giao dịch và sự kiện được ghi chép vào sổ kế toán và được ghi nhận trên các báo cáo tài chính của các kỳ kế toán tương ứng. Những yếu tố được ghi nhận trên đơn vị kế toán dồn tích là tài sản, nợ phải trả, tài sản thuần (vốn chủ sở hữu), doanh thu và chi phí. Tài sản là các nguồn lực được kiểm soát bởi đơn vị như là kết quả của các sự kiện trong quá khứ và từ các lợi ích kinh tế trong tương lai hoặc lợi ích tiềm tàng mà đơn vị có thể thu được. Đơn vị liên kết là đơn vị trong đó nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể nhưng không phải là đơn vị bị kiểm soát hoặc đơn vị liên doanh của nhà đầu tư. Tiền mặt bao gồm tiền tại quỹ và các khoản tiền gửi không kỳ hạn. Báo cáo tài chính hợp nhất là các báo cáo tài chính của một đơn vị kinh tế được trình bày như những báo cáo tài chính của một đơn vị độc lập. IPSAS 8 190 BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN LỢI ÍCH TỪ HOẠT ĐỘNG LIÊN DOANH Vốn góp của chủ sở hữu là những lợi ích kinh tế trong tương lai đơn vị nhận được từ bên ngoài nhưng không làm phát sinh nợ phải trả của đơn vị mà góp phần tạo ra tài sản thuần/vốn chủ sở hữu của đơn vị. Những khoản này có đặc điểm : (a) Có quyền phân phối các lợi ích kinh tế trong tương lai trong suốt thời gian góp vốn, việc phân phối đó được thực hiện theo quyết định của chủ sở hữu hoặc người đại diện của họ và có quyền phân phối phần chênh lệch tài sản lớn hơn nợ phải trả; và/hoặc (b) Có thể bán, trao đổi, chuyển nhượng hoặc mua lại. Kiểm soát là quyền chi phối các chính sách tài chính và chính sách hoạt động của đơn vị khác nhằm thu được lợi ích từ hoạt động các của đơn vị đó. Đơn vị bị kiểm soát là đơn vị nằm dưới quyền kiểm soát của một đơn vị khác (được gọi là đơn vị kiểm soát). Đơn vị kiểm soát là đơn vị có một hoặc nhiều đơn vị bị kiểm soát. Phân phối cho các chủ sở hữu vốn là lợi ích kinh tế trong tương lai hoặc lợi ích tiềm tàng mà đơn vị phân phối cho tất cả hoặc một số chủ sở hữu như là thu nhập từ khoản đầu tư của chủ sở hữu hoặc trả lại vốn đầu tư cho chủ sở hữu Đơn vị kinh tế là một nhóm gồm đơn vị kiểm soát và một hoặc nhiều đơn vị bị kiểm soát. Ph ương pháp vốn chủ sở hữu là một phương pháp kế toán mà khoản đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá gốc, sau đó được điều chỉnh theo những thay đổi của phần sở hữu của nhà đầu tư trong tài sản thuần/vốn chủ sở hữu của bên nhận đầu tư. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải phản ánh phần sở hữu của nhà đầu tư trong kết quả hoạt động của bên nhận đầu tư. Chi phí là những khoản giảm sút về lợi ích kinh tế hoặc dịch vụ tiềm tàng trong suốt thời kỳ báo cáo dưới hình thức là dòng tiền ra hoặc tiêu dùng các tài sản hoặc việc gánh chịu các khoản nợ phải trả dẫn đến kết quả giảm tài sản thuần/vốn chủ sở hữu, chứ không phải là các khoản phân phối cho chủ sở hữu. Đơn vị kinh doanh bằng vốn Nhà nước là một đơn vị có tất cả các đặc tính sau: (a) Là một đơn vị có quyền ký hợp đồng dưới tên của đơn vị mình; (b) Được phép hoạt động và sử dụng nguồn tài chính để thực hiện kinh doanh; (c) Bán hàng hoá và dịch vụ trong một chu kỳ hoạt động kinh doanh thông thường cho các đơn vị khác với mức có lợi nhuận hoặc thu hồi toàn bộ chi phí bỏ ra; IPSAS 8 191 BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN LỢI ÍCH TỪ HOẠT ĐỘNG LIÊN DOANH (d) Không dựa vào tài trợ của Chính phủ để hoạt động liên tục (Không dựa vào các giao dịch trao đổi không ngang giá); và (e) Được kiểm soát bởi đơn vị kế toán công. Nhà đầu tư trong liên doanh là một bên có vốn góp trong liên doanh nhưng không có quyền đồng kiểm soát liên doanh đó. Đồng kiểm soát là việc đồng ý chia sẻ quyền kiểm soát đối với một hoạt động bởi các thoả thuận có tính ràng buộc. Liên doanh là thoả thuận có tính ràng buộc của hai hoặc nhiều bên cam kết thực hiện hoạt động kinh tế, mà hoạt động này được đồng kiểm soát. Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của đơn vị phát sinh từ các sự kiện trong quá khứ mà việc thanh toán nghĩa vụ đó sẽ làm giảm sút các nguồn lợi ích kinh tế của đơn vị. Tài sản thuần/Vốn chủ sở hữu là phần lợi ích còn lại của giá trị các tài sản trong đơn vị sau khi trừ nợ phải trả. Hợp nhất theo tỷ lệ là phương pháp kế toán và lập báo cáo tài chính khi phần tài sản, nợ phải trả, doanh thu và chi phí của bên góp vốn liên doanh trong đơn vị kinh doanh đồng kiểm soát các khoản mục hợp nhất trên đơn vị cộng từng dòng với các khoản mục tương tự trên báo cáo tài chính của bên tham gia góp vốn liên doanh hoặc được báo cáo như các khoản mục riêng biệt trong báo cáo tài chính của bên góp vốn liên doanh. Thặng dư/thâm hụt thuần bao gồm: (a) Thặng dư hoặc thâm hụt từ hoạt động thông thường; và (b) Các khoản mục bất thường. Doanh thu là tổng giá trị lợi ích kinh tế đơn vị thu được trong kỳ báo cáo làm tăng tài sản thuần/vốn chủ sở hữu chứ không phải là khoản vốn góp của chủ sở hữu. Ảnh h ưởng đáng kể (chỉ trong chuẩn mực này) là quyền tham gia và việc đưa ra các quyết định về chính sách tài chính và chính sách hoạt động của bên nhận đầu tư, nhưng không kiểm soát các chính sách đó. Bên góp vốn liên doanh là một bên tham gia vào liên doanh và có quyền đồng kiểm soát đối với liên doanh đó. Thoả thuận ràng buộc lẫn nhau 6. Sự tồn tại của thoả thuận ràng buộc lẫn nhau nhằm phân biệt sự khác nhau giữa những lợi ích trong việc đồng kiểm soát từ các khoản đầu tư vào đơn vị liên kết mà nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể (xem chuẩn mực kế toán công quốc tế IPSAS 7, kế toán các khoản đầu tư vào đơn vị liên kết). Theo chuẩn mực này, một thoả thuận phải bao gồm tất cả các ràng buộc lẫn nhau giữa các bên góp vốn liên doanh. Nghĩa là, về căn bản, thoả thuận trao những quyền và nghĩa vụ tương ứng cho các bên góp vốn liên doanh như thể nó là một hình thức của một hợp đồng. Ví dụ: trường hợp hai bộ phận của Chính phủ có thể IPSAS 8 192 BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN LỢI ÍCH TỪ HOẠT ĐỘNG LIÊN DOANH thoả thuận cùng tham gia đảm nhận một liên doanh chính thức nhưng thoả thuận ký kết giữa hai bên có thể không tạo thành một hợp đồng hợp pháp bởi vì, trong phạm vi quyền hạn của mình, các bên đều không phải là một đơn vị có tư cách pháp nhân để ký kết các hợp đồng. Theo qui định của chuẩn mực này thì các hoạt động không có thoả thuận ràng buộc nhau nhằm thiết lập quyền đồng kiểm soát thì không phải là những liên doanh. 7. Thoả thuận giữa các bên góp vốn liên doanh có thể được thể hiện bằng nhiều cách, có thể là một hợp đồng giữa các bên liên doanh hoặc biên bản thảo luận giữa các bên liên doanh. Trong một số trường hợp, thoả thuận giữa các bên góp vốn liên doanh có thể là các điều khoản, hoặc dưới các hình thức khác được luật về liên doanh cho phép. Dù dưới bất kỳ hình thức nào, thoả thuận giữa các bên tham gia thường dưới hình thức văn bản và phải giải quyết các vấn đề sau: (a) Loại hình hoạt động, thời kỳ hoạt động và trách nhiệm báo cáo của liên doanh; (b) Bổ nhiệm Hội đồng quản trị hoặc ban lãnh đạo tương đương của liên doanh, quyết định quyền biểu quyết của các bên góp vốn liên doanh; (c) Phần vốn góp của các bên góp vốn liên doanh; và (d) Việc phân chia giữa các bên góp vốn liên doanh về sản lượng, thu nhập, chi phí, lãi hoặc lỗ, hoặc các dòng tiền của liên doanh. 8. Thoả thuận thiết lập quyền đồng kiểm soát đối với liên doanh. Điều này đòi hỏi phải đảm bảo không một bên góp vốn liên doanh nào có thể đơn phương kiểm soát liên doanh. Thoả thuận cũng nêu rõ những quyết định cơ bản liên quan đến mục tiêu của liên doanh phải được sự đồng thuận của các bên góp vốn liên doanh, còn những quyết định khác cần phải có sự đồng thuận của đa số. 9. Thoả thuận có thể xác định rõ một bên góp vốn liên doanh đóng vai trò là người điều hành hoặc quản lý liên doanh. Bên điều hành không kiểm soát liên doanh nhưng hoạt động trong phạm vi những chính sách về hoạt động và tài chính của liên doanh mà các chính sách này đã được nhất trí bởi liên doanh phù hợp với thoả thuận và uỷ nhiệm cho người điều hành. Nếu bên điều hành có quyền chi phối các chính sách hoạt động và chính sách tài chính, thì bên đó kiểm soát liên doanh và liên doanh chỉ là một đơn vị bị kiểm soát của bên điều hành chứ không phải là một đơn vị liên doanh. Đơn vị kinh tế 10. Thuật ngữ “đơn vị kinh tế” được sử dụng trong chuẩn mực này, cho mục đích báo cáo tài chính, nhằm chỉ rõ một tập hợp các đơn vị bao gồm đơn vị kiểm soát và các đơn vị bị kiểm soát. 11. Những thuật ngữ khác đôi khi được sử dụng với ý nghĩa là một đơn vị kinh tế gồm:“đơn vị hành chính”,“đơn vị báo cáo tài chính”, “đơn vị hợp nhất” và “nhóm”. IPSAS 8 193 BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN LỢI ÍCH TỪ HOẠT ĐỘNG LIÊN DOANH 12. Một đơn vị kinh tế có thể bao gồm các đơn vị vừa hoạt động xã hội và các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Chẳng hạn, cơ quan quản lý nhà đất của Chính phủ có thể bao gồm các đơn vị cung cấp nhà ở với phí thuê nhà thấp không đáng kể và cũng có đơn vị kinh doanh nhà ở theo giá thị trường. Các hình thức liên doanh 13. Nhiều đơn vị thuộc khu vực công thiết lập các liên doanh để đảm nhận các hoạt động khác nhau. Các hoạt động này có thể là từ những hoạt động mang tính thương mại đến những hoạt động cung cấp dịch vụ miễn phí cho cộng đồng. Các điều khoản của một đơn vị liên doanh được ghi rõ trong hợp đồng hoặc trong các thoả thuận giữa các bên góp vốn liên doanh và thường xác định rõ phần đóng góp ban đầu của mỗi bên cũng như việc phân chia thu nhập hoặc các lợi ích khác (nếu có), phân chia chi phí giữa các bên góp vốn liên doanh. 14. Có nhiều hình thức và cơ cấu liên doanh. Chuẩn mực này xác định rõ ba loại hình liên doanh chính - hoạt động đồng kiểm soát, tài sản đồng kiểm soát và đơn vị đồng kiểm soát- đó là các hình thức thường được gọi là liên doanh và thoả mãn định nghĩa về liên doanh. Dù liên doanh dưới hình thức nào thì cũng có các đặc điểm chung dưới đây: (a) Hai hoặc nhiều bên góp vốn liên doanh ràng buộc nhau bằng các thoả thuận; và (b) Thoả thuận thiết lập quyền đồng kiểm soát. Lợi ích kinh tế tương lai và dịch vụ tiềm tàng 15. Các tài sản giúp cho đơn vị đạt được mục tiêu hoạt động của mình. Các tài sản được sử dụng để cung cấp hàng hoá và dịch vụ phù hợp với mục đích hoạt động của đơn vị nhưng không trực tiếp tạo ra dòng tiền vào thuần cho đơn vị được gọi là các “dịch vụ tiềm tàng”. Các tài sản được dùng để tạo ra dòng tiền vào thuần thường được gọi là “lợi ích kinh tế tương lai”. Để bao gồm tất cả các mục đích sử dụng tài sản trong đơn vị, chuẩn mực này cũng sử dụng thuật ngữ “lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng” để mô tả đặc tính cần thiết của các tài sản. Đơn vị kinh doanh bằng vốn Nhà nước 16. Đơn vị kinh doanh bằng vốn Nhà nước bao gồm cả các đơn vị kinh doanh bằng vốn thương mại và các đơn vị kinh doanh bằng vốn tài chính. Đơn vị kinh doanh bằng vốn Nhà nước, về cơ bản, không khác các doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong cùng lĩnh vực. Các đơn vị kinh doanh bằng vốn Nhà nước nhìn chung cũng hoạt động nhằm tạo ra lợi nhuận, tuy nhiên một vài đơn vị kinh doanh bằng vốn Nhà nước có thể có nghĩa vụ cung cấp các hàng hoá và dịch vụ cho một số cá nhân hoặc tổ chức trong cộng đồng miễn phí hoặc với phí giảm đáng kể. Chuẩn mực kế toán công quốc tế IPSAS 6, “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào đơn vị bị kiểm soát, hướng dẫn xác định có tồn tại quyền kiểm soát cho mục đích báo cáo tài chính hay không, và sẽ đề cập việc xác định liệu một đơn vị kinh doanh bằng vốn Nhà nước có bị kiểm soát bởi một đơn vị thuộc khu vực công hay không. IPSAS 8 194 BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN LỢI ÍCH TỪ HOẠT ĐỘNG LIÊN DOANH Tài sản thuần/vốn chủ sở hữu 17. “Tài sản thuần/vốn chủ sở hữu” là thuật ngữ được sử dụng trong chuẩn mực này để xác định phần còn lại trong báo cáo tình hình tài chính (tài sản trừ nợ phải trả). Tài sản thuần/vốn chủ sở hữu có thể dương hoặc âm. Các thuật ngữ khác có thể được sử dụng để thay thế thuật ngữ tài sản thuần/vốn chủ sở hữu nếu ý nghĩa của các thuật ngữ đó là rõ ràng. Hoạt động đồng kiểm soát 18. Sự hoạt động của một số liên doanh kéo theo việc sử dụng tài sản và các nguồn lực khác của các bên góp vốn liên doanh chứ không phải thiết lập nhóm, công ty cổ phần, hay các đơn vị khác, hoặc cũng không phải thiết lập một cơ cấu tài chính tách riêng khỏi các bên góp vốn liên doanh. Mỗi bên góp vốn liên doanh sử dụng tài sản, nhà xưởng, thiết bị của mình và quản lý hàng tồn kho của mình. Mỗi bên cũng phải tự chịu trách nhiệm về chi phí, nợ phải trả, và huy động vốn cho hoạt động của chính mình. Các hoạt động của liên doanh có thể được các nhân viên của các bên góp vốn liên doanh thực hiện đồng thời với các hoạt động tương tự của mỗi bên. Hợp đồng liên doanh ở đây thể hiện sự chia sẻ giữa các bên góp vốn liên doanh về thu nhập từ việc bán hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ chung và bất kỳ chi phí nào gánh chịu chung. 19. Một ví dụ về hoạt động đồng kiểm soát là khi hai hoặc nhiều bên kết hợp hoạt động, nguồn lực của họ và nỗ lực để sản xuất, tiếp thị và phân phối chung một sản phẩm cụ thể như máy bay. Các công đoạn khác nhau của quá trình sản xuất được thực hiện bởi mỗi một bên. Mỗi bên gánh chịu chi phí riêng của mình và phân chia thu nhập có được từ việc bán máy bay, và việc phân chia này đã đ- ược xác định rõ trong thoả thuận liên doanh. Một ví dụ nữa là khi hai đơn vị cùng kết hợp hoạt động, nguồn lực và nỗ lực để cung cấp một loại dịch vụ như chăm sóc người già, theo thoả thuận liên doanh, chính quyền địa phương đóng góp về các dịch vụ nội địa còn bệnh viện địa phương đóng góp về các phương tiện y tế. Mỗi bên sẽ gánh chịu chi phí của mình và cùng chia sẻ thu nhập, như thu phí đối với người sử dụng dịch vụ và trợ cấp của Chính phủ những khoản phân chia đó được xác định, theo thoả thuận liên doanh. 20. Về lợi ích của đơn vị trong liên doanh theo hình thức hoạt động đồng kiểm soát, mỗi bên phải ghi nhận trong báo cáo tài chính riêng của mình và sau đó trong báo cáo tài chính hợp nhất những khoản mục sau: (a) Các tài sản do đơn vị kiểm soát và nợ phải trả đơn vị gánh chịu; và (b) Các chi phí đơn vị gánh chịu và phần thu nhập được chia từ việc bán hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ của hoạt động đồng kiểm soát. 21. Bởi vì các tài sản, nợ phải trả, các khoản thu (nếu có) và chi phí đều đã được ghi nhận trên báo cáo tài chính riêng của mỗi bên góp vốn liên doanh, và sau đó thể hiện trên báo cáo tài chính hợp nhất, nên không có bất kỳ sự điều chỉnh hay các thủ tục hợp nhất nào được áp dụng đối với những khoản mục này khi các bên liên doanh trình bày báo cáo tài chính hợp nhất. IPSAS 8 195 BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN LỢI ÍCH TỪ HOẠT ĐỘNG LIÊN DOANH 22. Liên doanh có thể không phải lập các sổ kế toán riêng cho hoạt động liên doanh này và không phải lập các báo cáo tài chính riêng. Tuy nhiên các bên góp vốn liên doanh đều phải ghi chép kế toán quản trị để có thể đánh giá được hoạt động của hoạt động đồng kiểm soát. Tài sản đồng kiểm soát 23. Một số liên doanh tham gia đồng kiểm soát và thường là sở hữu chung về một hoặc nhiều tài sản có được do đóng góp hoặc được mua cho mục đích của liên doanh. Những tài sản đó sử dụng nhằm thu được lợi ích cho các bên góp vốn liên doanh. Mỗi bên có thể được chia sẻ một phần sản lượng do tài sản tạo ra và gánh chịu một phần chi phí theo thoả thuận. 24. Những liên doanh theo hình thức này không dẫn đến việc thiết lập một nhóm, một công ty cổ phần hoặc các đơn vị khác, hoặc cũng không thiết lập một cơ cấu tài chính tách riêng khỏi các bên góp vốn liên doanh. Mỗi bên góp vốn liên doanh kiểm soát phần lợi ích kinh tế tương lai hay các dịch vụ tiềm tàng của mình dựa trên phần tài sản đồng kiểm soát. 25. Một số hoạt động trong các đơn vị thuộc khu vực công liên quan đến tài sản đồng kiểm soát. Chẳng hạn, chính quyền địa phương có thể tham gia một thoả thuận liên doanh với một công ty tư nhân trong việc xây dựng một con đường có thu phí. Con đường sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho dân cư đi lại từ khu công nghiệp địa phương đến các điểm giao thông. Và nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các hãng tư nhân trong việc lưu thông sản phẩm, hàng hoá. Thoả thuận giữu chính quyền địa phương và công ty tư nhân xác định rõ phần của mỗi bên về thu nhập cũng như chi phí trong việc xây dựng đường. Theo đó, mỗi bên sẽ nhận được lợi ích kinh tế hoặc dịch vụ tiềm tàng từ tài sản đồng kiểm soát và gánh chịu một phần chi phí hoạt động của con đường theo tỷ lệ đã thoả thuận. Tương tự như vậy là các hoạt động trong lĩnh vực dầu khí, ga và công nghiệp khai thác mỏ liên quan đến tài sản đồng kiểm soát; chẳng hạn một số đơn vị kinh doanh dầu khí có thể đồng kiểm soát và điều hành ống dẫn dầu. Mỗi bên góp vốn liên doanh đều sử dụng đường ống dẫn dầu để đưa sản phẩm của mình tới thị trường và họ chịu một phần chi phí vận hành đương ống dẫn theo tỷ lệ thoả thuận. Ví dụ khác về tài sản đồng kiểm soát là khi hai đơn vị đồng kiểm soát một bất động sản mỗi bên sẽ nhận được một phần tiền cho thuê tài sản và gánh chịu một phần chi phí. 26. Về lợi ích của đơn vị trong liên doanh theo hình thức tài sản đồng kiểm soát, mỗi bên phải ghi nhận trong báo cáo tài chính riêng của mình và sau đó trong báo cáo tài chính hợp nhất những khoản mục sau: (a) Phần tài sản đồng kiểm soát của mình, được phân loại tài sản theo đặc điểm; (b) Bất kỳ khoản nợ phải trả nào phát sinh; (c) Phần của bên liên doanh trong nợ phải trả phát sinh chung với các bên liên doanh khác liên quan đến tài sản đồng kiểm soát; IPSAS 8 196 BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN LỢI ÍCH TỪ HOẠT ĐỘNG LIÊN DOANH (d) Phần thu nhập của đơn vị từ việc bán hoặc sử dụng phần sản lượng của mình trong liên doanh cùng với việc chia sẻ chi phí phát sinh liên quan đến tài sản đồng kiểm soát; và (e) Bất kỳ khoản chi phí nào phát sinh liên quan đến quyền lợi của đơn vị đối với tài sản đồng kiểm soát. 27. Về lợi ích của đơn vị trong liên doanh theo hình thức tài sản đồng kiểm soát, mỗi bên góp vốn liên doanh phải ghi nhận vào sổ kế toán và báo cáo tài chính riêng của đơn vị, sau đó trong báo cáo tài chính hợp nhất những khoản mục sau: (a) Phần của đơn vị trong tài sản đồng kiểm soát, phân loại theo đặc điểm của tài sản chứ không được coi là khoản đầu tư. Chẳng hạn phần của đơn vị trong một con đường chịu sự kiểm soát chung được phân loại bao gồm nhà xưởng, máy móc thiết bị; (b) Bất kỳ khoản nợ nào phát sinh, ví dụ nợ phải trả phát sinh để mua sắm phần tài sản của đơn vị; (c) Phần của đơn vị đối với khoản nợ phát sinh chung với các bên góp vốn liên doanh khác liên quan đến tài sản đồng kiểm soát; (d) Phần thu nhập của đơn vị từ việc bán hoặc sử dụng phần sản lượng của mình cùng với phần chi phí phát sinh liên quan đến tài sản đồng kiểm soát; và (e) Bất kỳ khoản chi phí nào phát sinh liên quan đến lợi ích của đơn vị trong tài sản đồng kiểm soát đó, ví dụ những chi phí liên quan đến tài trợ cho phần tài sản của đơn vị và liên quan đến việc bán phần sản lượng của đơn vị. 28. Bởi vì các tài sản, nợ phải trả, thu nhập và chi phí đều đã được phản ánh trên báo cáo tài chính riêng của mỗi bên góp vốn liên doanh, và sau đó thể hiện trên báo cáo tài chính hợp nhất, nên không có bất kỳ sự điều chỉnh hay các thủ tục hợp nhất nào được áp dụng đối với những khoản mục này khi các bên liên doanh lập báo cáo tài chính hợp nhất. 29. Việc hạch toán các tài sản đồng kiểm soát thể hiện bản chất và thực trạng kinh tế và thường là hình thức pháp lý của tài sản đồng kiểm soát. Sổ sách kế toán riêng đối với tài sản đồng kiểm soát có thể chịu giới hạn bởi những chi phí phát sinh chung của các bên góp vốn liên doanh và cuối cùng mỗi bên chỉ gánh chịu theo phần đã được thoả thuận của họ. Báo cáo tài chính có thể không lập riêng cho tài sản đồng kiểm soát, vì vậy các bên góp vốn liên doanh có thể ghi chép kế toán quản trị để có thể đánh giá các hoạt động của tài sản đồng kiểm soát. Đơn vị đồng kiểm soát 30. Đơn vị đồng kiểm soát là một hình thức liên doanh dẫn đến việc thiết lập một nhóm, một công ty cổ phần hoặc các hình thức khác theo đó mỗi bên góp vốn liên doanh có một phần lợi ích của mình. Đơn vị đồng kiểm soát hoạt động theo cách thức như các đơn vị khác, chỉ khác là có một thoả thuận giữa các bên IPSAS 8 197 . BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN LỢI ÍCH TỪ HOẠT ĐỘNG LIÊN DOANH IPSAS 8 188 IPSAS 8 – BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN LỢI ÍCH TỪ HOẠT ĐỘNG LIÊN DOANH. từ ngày thực hiện cơ sở dồn tích. IPSAS 8 203 BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN LỢI ÍCH TỪ HOẠT ĐỘNG LIÊN DOANH IPSAS 8 204 BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI

Ngày đăng: 09/09/2013, 08:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w