Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 19 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
19
Dung lượng
248 KB
Nội dung
ẢNHHƯỞNGCỦASỰTHAYĐỔITỶGIÁHỐIĐOÁI IPSAS 4 125 IPSAS 4 – ẢNHHƯỞNGCỦASỰTHAYĐỔITỶGIÁHỐIĐOÁI Lời nói đầu Chuẩn mực kế toán công quốc tế này được soạn thảo dựa trên chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) số 21, “Ảnh hưởngcủa việc thayđổitỷgiáhối đoái”, do Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) ban hành. Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) và Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASCF) được thành lập năm 2001 để thay thế IASC. Các chuẩn mực kế toán quốc tế (IASs) do IASC ban hành vẫn còn hiệu lực cho đến khi nó được sửa đổi hoặc huỷ bỏ bởi IASB. Các đoạn trích từ IAS 21 được sao chép lại trong ấn phẩm này của Uỷ ban lĩnh vực công thuộc Liên đoàn kế toán quốc tế với sự cho phép của IASB. Tài liệu về IASs được IASB xuất bản bằng tiếng Anh và các bản copy có thể nhận được trực tiếp từ bộ phận xuất bản của IASB theo địa chỉ: tầng 7, 166 Fleet Street, London EC4A2DY, Anh quốc. Địa chỉ email: publications@iasb.org Trang website: http://www.iasb.org IASs, các bản thảo và những ấn phẩm khác của IASC và IASB thuộc bản quyền của IASCF. “IAS”, “IASB”, “IASC”, “IASCF” và “Chuẩn mực kế toán quốc tế” là những thương hiệu của IASCF và không được phép sử dụng nếu không được sự nhất trí của IASCF. ẢNHHƯỞNGCỦASỰTHAYĐỔITỶGIÁHỐIĐOÁI Tháng 5 năm 2000 IPSAS 4: ẢNHHƯỞNGCỦASỰTHAYĐỔITỶGIÁHỐIĐOÁI NỘI DUNG Đoạn Mục đích Phạm vi 1-8 Các khái niệm……… . 9-15 Đơn vị kinh tế………… . 10-12 Lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng…… . 13 Đơn vị kinh doanh bằng vốn Nhà nước …… . 14 Tài sản thuần/Vốn chủ sở hữu 15 Những giao dịch bằng ngoại tệ…………… . 16-32 Sự ghi nhận ban đầu… 16-19 Lập báo cáo sau kết thúc ngày báo cáo . 20-21 Ghi nhận chênh lệch tỷgiáhối đoái……………………… . 22-32 Đầu tư thuần vào một đơn vị ở nước ngoài 27-29 Phương pháp thay thế được chấp nhận 30-32 Báo cáo tài chính về các hoạt động ở nước ngoài .…………… . 33-59 Phân loại các hoạt động ở nước ngoài……………………… . 33-36 Hoạt động ở nước ngoài là một phần không thể thiếu trong hoạt động của đơn vị báo cáo . 37-40 Đơn vị ở nước ngoài.… . 41-56 Thanh lý một đơn vị ở nước ngoài 55-56 Thayđổi trong phân loại hoạt động ở nước ngoài . 57-59 Những thayđổi về tỷgiáhốiđoái ……… 60 Tác động của thuế đến chênh lệch tỷgiáhốiđoái 60 Giải trình .…… . 61-65 Điều khoản chuyển đổi… . 66 Ngày hiệu lực 67- 68 So sánh với IAS 21 IPSAS 4 126 ẢNHHƯỞNGCỦASỰTHAYĐỔITỶGIÁHỐIĐOÁI Những chuẩn mực viết bằng kiểu chữ in đậm, phải được đọc trong ngữ cảnh của các đoạn dẫn giải viết bằng chữ thường trong Chuẩn mực này, và trong ngữ cảnh của “Lời tựa cho chuẩn mực kế toán công quốc tế”. Các chuẩn mực kế toán công quốc tế không áp dụng cho những khoản mục không trọng yếu. Mục đích Một đơn vị có thể thực hiện các hoạt động liên quan đến nước ngoài theo hai cách. Đơn vị có thể có các giao dịch bằng ngoại tệ hoặc đơn vị có thể có các hoạt động ở nước ngoài. Để bao gồm các giao dịch bằng ngoại tệ và các hoạt động ở nước ngoài trong báo cáo tài chính của một đơn vị, các giao dịch phải được thể hiện theo đồng tiền báo cáo của đơn vị và báo cáo tài chính của hoạt động ở nước ngoài phải được chuyển đổi về đồng tiền báo cáo của đơn vị. Vấn đề cơ bản trong kế toán các giao dịch bằng ngoại tệ và các hoạt động ở nước ngoài của một đơn vị là việc quyết định sử dụng tỷgiáhốiđoái nào và việc ghi nhận trong báo cáo tài chính những tác động về mặt tài chính củasựthayđổitỷgiáhốiđoái ra sao. Phạm vi 1. Một đơn vị lập và trình bày báo cáo tài chính trên cơ sở kế toán dồn tích phải áp dụng chuẩn mực này: (a) Trong kế toán các giao dịch bằng ngoại tệ (bao gồm cả các báo cáo về các khoản mục tiền tệ và các khoản mục phi tiền tệ); và (b) Trong chuyển đổi báo cáo tài chính của các hoạt động ở nước ngoài về báo cáo tài chính của đơn vị bằng cách hợp nhất, hợp nhất theo phương pháp tỷ lệ hoặc theo phương pháp vốn chủ sở hữu. 2. Chuẩn mực này không đề cập đến kế toán công cụ ngăn ngừa rủi ro hốiđoáiđối với các khoản mục ngoại tệ trừ phi đó là việc phân loại chênh lệch tỷgiáhốiđoái phát sinh từ một khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ được kế toán như một công cụ ngăn ngừa rủi ro hốiđoái cho một khoản đầu tư thuần vào một đơn vị ở nước ngoài. Vì vậy, đơn vị có thể áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc gia khác để giải quyết về kế toán công cụ ngăn ngừa rủi ro hối đoái. 3. Hướng dẫn về các khía cạnh khác của kế toán công cụ ngăn ngừa rủi ro hối đoái, bao gồm các tiêu chuẩn sử dụng kế toán công cụ ngăn ngừa rủi ro hối đoái, có thể xem trong chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 39, Các công cụ tài chính: ghi nhận và xác định. 4. Chuẩn mực này áp dụng cho tất cả các đơn vị thuộc khu vực công loại trừ các đơn vị kinh doanh bằng vốn Nhà nước. 5. Các đơn vị kinh doanh bằng vốn Nhà nước tuân thủ chuẩn mực kế toán quốc tế (IASs) do uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC) ban hành. Trong hướng dẫn của Uỷ ban khu vực công (PSC) số 1, “Báo cáo tài chính của các đơn vị kinh doanh bằng vốn Nhà nước” đã chỉ rõ: IASs phù hợp cho các doanh nghiệp không phân biệt của khu vực công hay khu vực tư. Như vậy, hướng dẫn này IPSAS 4 127 ẢNHHƯỞNGCỦASỰTHAYĐỔITỶGIÁHỐIĐOÁI gợi ý rằng: các đơn vị kinh doanh bằng vốn Nhà nước nên lập và trình bày báo cáo tài chính tuân theo IASs trên mọi khía cạnh trọng yếu. 6. Chuẩn mực này không chỉ ra đơn vị tiền tệ cụ thể nào đơn vị sử dụng trong lập các báo cáo tài chính của mình. Tuy vậy, một đơn vị thường sử dụng đồng nội tệ để lập các báo cáo tài chính. Nếu đơn vị sử dụng ngoại tệ khác, chuẩn mực này yêu cầu giải trình lý do sử dụng đồng tiền đó của đơn vị. Chuẩn mực này cũng yêu cầu giải trình lý do thayđổi đồng tiền báo cáo của đơn vị. 7. Chuẩn mực này không đề cập đến việc trình bày lại các báo cáo tài chính của đơn vị từ đồng tiền báo cáo đơn vị áp dụng sang đồng tiền khác vì mục đích thuận lợi cho những người sử dụng thông tin hoặc vì các mục đích tương tự. 8. Chuẩn mực này đề cập đến việc trình bày doanh thu và chi phí phát sinh từ các giao dịch bằng ngoại tệ và sự chuyển đổi báo cáo tài chính của các hoạt động ở nước ngoài. Không đề cập đến việc trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ đối với dòng tiền phát sinh từ các giao dịch bằng ngoại tệ và việc chuyển đổi dòng tiền của các hoạt động ở nước ngoài (xem chuẩn mực kế toán công quốc tế IPSAS 2, báo cáo lưu chuyển tiền tệ) Các khái niệm: 9. Các thuật ngữ sử dụng trong chuẩn mực này được hiểu như sau: Cơ sở dồn tích là một cơ sở kế toán theo đó các giao dịch và các sự kiện khác được ghi nhận khi chúng phát sinh (không phụ thuộc vào thực tế thu hoặc chi tiền hoặc các khoản tương đương tiền). Vì vậy, các giao dịch và sự kiện được ghi chép vào sổ kế toán và được ghi nhận trên các báo cáo tài chính của các kỳ kế toán tương ứng. Những yếu tố được ghi nhận trên cơ sở kế toán dồn tích là tài sản, nợ phải trả, tài sản thuần (vốn chủ sở hữu), doanh thu và chi phí. Tài sản là các nguồn lực được kiểm soát bởi đơn vị như là kết quả của các sự kiện trong quá khứ và từ các lợi ích kinh tế trong tương lai hoặc lợi ích tiềm tàng mà đơn vị có thể thu được. Đơn vị liên kết là đơn vị trong đó nhà đầu tư có ảnhhưởng đáng kể nhưng không phải là đơn vị bị kiểm soát hoặc đơn vị liên doanh của nhà đầu tư. Tiền mặt bao gồm tiền tại quỹ và các khoản tiền gửi không kỳ hạn. Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn có tính thanh toán cao, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền. Luồng tiền là luồng vào và luồng ra của tiền và các khoản tương đương tiền. Tỷgiá cuối kỳ là tỷgiá giao ngay tại ngày báo cáo. Báo cáo tài chính hợp nhất là các báo cáo tài chính của một đơn vị kinh tế được trình bày như những báo cáo tài chính của một đơn vị độc lập. IPSAS 4 128 ẢNHHƯỞNGCỦASỰTHAYĐỔITỶGIÁHỐIĐOÁI Vốn góp của chủ sở hữu là những lợi ích kinh tế trong tương lai đơn vị nhận được từ bên ngoài nhưng không làm phát sinh nợ phải trả của đơn vị mà góp phần tạo ra tài sản thuần/vốn chủ sở hữu của đơn vị. Những khoản này có đặc điểm : (a) Có quyền phân phối các lợi ích kinh tế trong tương lai trong suốt thời gian góp vốn, việc phân phối đó được thực hiện theo quyết định của chủ sở hữu hoặc người đại diện của họ và có quyền phân phối phần chênh lệch tài sản lớn hơn nợ phải trả; và/hoặc (b) Có thể bán, trao đổi, chuyển nhượng hoặc mua lại. Kiểm soát là quyền chi phối các chính sách tài chính và chính sách hoạt động của đơn vị khác nhằm thu được lợi ích từ hoạt động các của đơn vị đó. Đơn vị bị kiểm soát là đơn vị nằm dưới quyền kiểm soát của một đơn vị khác (được gọi là đơn vị kiểm soát). Đơn vị kiểm soát là đơn vị có một hoặc nhiều đơn vị bị kiểm soát. Phân phối cho các chủ sở hữu vốn là lợi ích kinh tế trong tương lai hoặc lợi ích tiềm tàng mà đơn vị phân phối cho tất cả hoặc một số chủ sở hữu như là thu nhập từ khoản đầu tư của chủ sở hữu hoặc trả lại vốn đầu tư cho chủ sở hữu Đơn vị kinh tế là một nhóm gồm đơn vị kiểm soát và một hoặc nhiều đơn vị bị kiểm soát. Ph ương pháp vốn chủ sở hữu là một phương pháp kế toán mà khoản đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá gốc, sau đó được điều chỉnh theo những thayđổicủa phần sở hữu của nhà đầu tư trong tài sản thuần/vốn chủ sở hữu của bên nhận đầu tư. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải phản ánh phần sở hữu của nhà đầu tư trong kết quả hoạt động của bên nhận đầu tư. Chênh lệch tỷgiáhốiđoái là chênh lệch phát sinh từ việc quy đổi cùng một số lượng lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo các tỷgiáhốiđoái khác nhau. Tỷgiáhốiđoái là tỷgiá trao đổi giữa hai đơn vị tiền tệ. Chi phí là những khoản giảm sút về lợi ích kinh tế hoặc dịch vụ tiềm tàng trong suốt thời kỳ báo cáo dưới hình thức là dòng tiền ra hoặc tiêu dùng các tài sản hoặc việc gánh chịu các khoản nợ phải trả dẫn đến kết quả giảm tài sản thuần/vốn chủ sở hữu, chứ không phải là các khoản phân phối cho chủ sở hữu. Những khoản mục bất thường là các khoản doanh thu hoặc chi phí phát sinh từ những giao dịch hoặc sự kiện khác với hoạt động thông thường của đơn vị, không diễn ra thường xuyên và nằm ngoài tầm kiểm soát hoặc ảnhhưởngcủa đơn vị. IPSAS 4 129 ẢNHHƯỞNGCỦASỰTHAYĐỔITỶGIÁHỐIĐOÁIGiá trị hợp lý là giá trị tài sản có thể trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá. Hoạt động tài chính là các hoạt động tạo ra các thayđổi về quy mô và kết cấu vốn của chủ sở hữu và vốn vay của đơn vị. Ngoại tệ là đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán của đơn vị. Đơn vị ở nước ngoài là một hoạt động ở nước ngoài, mà các hoạt động của nó là một phần độc lập với đơn vị lập báo cáo. Hoạt động ở nước ngoài, là các chi nhánh, đơn vị bị kiểm soát, đơn vị liên kết, liên doanh của đơn vị lập báo cáo, mà hoạt động của các đơn vị này thực hiện ở một nước khác ngoài nước sở tại của đơn vị báo cáo. Đơn vị kinh doanh bằng vốn Nhà nước là một đơn vị có tất cả các đặc tính sau: (a) Là một đơn vị có quyền ký hợp đồng dưới tên của đơn vị mình; (b) Được phép hoạt động và sử dụng nguồn tài chính để thực hiện kinh doanh; (c) Bán hàng hoá và dịch vụ trong một chu kỳ hoạt động kinh doanh thông thường cho các đơn vị khác với mức có lợi nhuận hoặc thu hồi toàn bộ chi phí bỏ ra; (d) Không dựa vào tài trợ của Chính phủ để hoạt động liên tục (Không dựa vào các giao dịch trao đổi không ngang giá); và (e) Được kiểm soát bởi đơn vị kế toán công. Hoạt động đầu tư là các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không phải là các khoản tương đương tiền. Liên doanh là thoả thuận có tính ràng buộc của hai hoặc nhiều bên cam kết cùng thực hiện hoạt động kinh tế, mà hoạt động này được đồng kiểm soát. Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của đơn vị phát sinh từ các sự kiện trong quá khứ mà việc thanh toán nghĩa vụ đó sẽ làm giảm sút các nguồn lợi ích kinh tế của đơn vị. Lợi ích của cổ đông thiểu số là một phần của kết quả hoạt động thuần và gía trị tài sản thuần của một đơn vị bị kiểm soát liên quan đến phần lợi ích không phải do đơn vị kiểm soát sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các đơn vị bị kiểm soát. Khoản mục tiền tệ là tiền, các khoản phải thu, hoặc nợ phải trả bằng một lượng tiền cố định hoặc có thể xác định được. Tài sản thuần/Vốn chủ sở hữu là phần lợi ích còn lại củagiá trị các tài sản trong đơn vị sau khi trừ nợ phải trả. IPSAS 4 130 ẢNHHƯỞNGCỦASỰTHAYĐỔITỶGIÁHỐIĐOÁI Thặng dư/thâm hụt thuần bao gồm: (a) Thặng dư hoặc thâm hụt từ hoạt động thông thường; và (b) Các khoản mục bất thường. Hoạt động kinh doanh là các hoạt động không phải là các hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính. Hoạt động thông thường là các hoạt động được thực hiện bởi một đơn vị như là một phần của các hoạt đồng thương mại hoặc cung cấp dịch vụ. Hoạt động thông thường bao gồm những hoạt động mà đơn vị cam kết thực hiện hoặc các hoạt động này có thể xảy ra hoặc phát sinh từ các cam kết này. Hợp nhất theo tỷ lệ là phương pháp kế toán và lập báo cáo tài chính khi phần tài sản, nợ phải trả, doanh thu và chi phí của bên góp vốn liên doanh trong cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát được hợp nhất trên cơ sở cộng từng dòng với các khoản mục tương tự trên báo cáo tài chính của bên tham gia góp vốn liên doanh hoặc được báo cáo như các khoản mục riêng biệt trong báo cáo tài chính của bên góp vốn liên doanh. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong báo cáo tài chính là đơn vị tiền tệ được sử dụng trong việc lập và trình bày báo cáo tài chình. Ngày báo cáo là ngày cuối cùng của kỳ báo cáo mà báo cáo tài chính có liên quan Doanh thu là tổng giá trị lợi ích kinh tế đơn vị thu được trong kỳ báo cáo làm tăng tài sản thuần/vốn chủ sở hữu chứ không phải là khoản vốn góp của chủ sở hữu. Thăng dư/thâm hụt từ hoạt động thông thường là giá trị còn lại sau khi chi phí phát sinh từ hoạt động thông thường được khấu trừ với doanh thu phát sinh từ hoạt động thông thường. Đơn vị kinh tế 10. Thuật ngữ “đơn vị kinh tế” được sử dụng trong chuẩn mực này để định nghĩa một nhóm các thực thể bao gồm đơn vị kiểm soát và các đơn vị bị kiểm soát phục vụ mục đích lập báo cáo tài chính. 11. Các thuật ngữ khác đôi khi được sử dụng để chỉ một đơn vị kinh tế như: “Đơn vị hành chính”, “đơn vị tài chính”, “đơn vị hợp nhất” và “nhóm”. 12. Một đơn vị kinh tế có thể bao gồm các đơn vị nhỏ hoạt động vì mục tiêu chính sách xã hội và vì mục đích thương mại. Ví dụ như một Vụ nhà ở của Chính phủ có thể là một đơn vị kinh tế bao gồm cả các đơn vị cung cấp nhà ở với giá ưu đãi thấp và đơn vị cung cấp nhà với giá cao phục vụ cho mục đích thương mại. Lợi ích kinh tế tương lai hoặc dịch vụ tiềm tàng 13. Tài sản cung cấp phương tiện cho các đơn vị để đạt được mục tiêu của nó. Tài sản được sử dụng để cung cấp hàng hoá, dịch vụ gắn liền với mục tiêu của một IPSAS 4 131 ẢNHHƯỞNGCỦASỰTHAYĐỔITỶGIÁHỐIĐOÁI đơn vị nhưng nó không trực tiếp tạo ra luồng tiền vào thuần thì thường được mô tả như là “Dịch vụ tiềm tàng”. Những tài sản sử dụng tạo ra luồng tiền vào thuần được mô tả như là “Lợi ích kinh tế tương lai”. Để có thể bao quát được tất cả các mục đích đối với các tài sản có thể được đưa ra sử dụng, chuẩn mực này sử dụng thuật ngữ “Lợi ích kinh tế trong tương lai và dịch vụ tiềm tàng” để mô tả đặc điểm cơ bản của tài sản. Đơn vị kinh doanh bằng vốn Nhà nước 14. Đơn vị kinh doanh bằng vốn Nhà nước bao gồm cả đơn vị kinh doanh bằng vốn thương mại như doanh nghiệp công ích và đơn vị kinh doanh bằng vốn tài chính như các tổ chức tài chính. Đơn vị kinh doanh bằng vốn Nhà nước về cơ bản không khác những đơn vị có những hoạt động tương tự trong lĩnh vực tư nhân. Nói chung, các đơn vị kinh doanh bằng vốn Nhà nước cũng hoạt động vì mục đích lợi nhuận mặc dù có một số doanh nghiệp có trách nhiệm phục vụ cộng đồng theo đó chúng buộc phải cung cấp một số hàng hoá, dịch vụ cho cá nhân và các tổ chức trong công đồng miễn phí hoặc với mức phí rất thấp. Chuẩn mực số 6 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán đối với các đơn vị bị kiểm soát” sẽ hướng dẫn việc xác định liệu có tồn tại kiểm soát đối với các mục đích báo cáo tài chính hay không và cần xem xét trong việc xác định liệu một đơn vị kinh doanh bằng vốn Nhà nước có bị một đơn vị thuộc lĩnh vực công kiểm soát hay không. Tài sản thuần/vốn chủ sở hữu 15. “Tài sản thuần/vốn chủ sở hữu” là thuật ngữ được sử dụng trong chuẩn mực này để xác định phần còn lại trong báo cáo tình hình tài chính (tài sản trừ nợ phải trả). Tài sản thuần/vốn chủ sở hữu có thể dương hoặc âm. Các thuật ngữ khác có thể được sử dụng để thay thế tài sản thuần/vốn chủ sở hữu nếu ý nghĩa của các thuật ngữ đó là rõ ràng. Những giao dịch bằng ngoại tệ Sự ghi nhận ban đầu 16. Một giao dịch bằng ngoại tệ là một giao dịch đòihỏi được thanh toán bằng ngoại tệ, bao gồm các giao dịch phát sinh khi một đơn vị thực hiện một trong các hoạt động dưới đây: (a) Mua hoặc bán hàng hoá và dịch vụ mà giácủa nó được tính bằng ngoại tệ; (b) Vay hoặc cho vay mà số phải trả hoặc số được nhận vào là ngoại tệ; (c) Tham gia vào các hợp đồng hốiđoái chưa thực hiện; hoặc (d) Mua hoặc thanh lý các tài sản, phát sinh hoặc thanh toán các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ. 17. Bằng việc ghi nhận ban đầu theo đồng tiền báo cáo, một giao dịch bằng ngoại tệ phải được hạch toán theo tỷgiáhốiđoái giữa đồng ngoại tệ đó với đồng tiền báo cáo tại thời điểm phát sinh giao dịch. IPSAS 4 132 ẢNHHƯỞNGCỦASỰTHAYĐỔITỶGIÁHỐIĐOÁI 18. Tỷgiáhốiđoái tại thời điểm phát sinh giao dịch thường được coi là tỷgiá giao ngay. Trong thực tế, một tỷgiá xấp xỉ với tỷgiá thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch có thể được áp dụng, ví dụ tỷgiá bình quân trong một tuần hoặc một tháng sẽ được sử dụng cho tất cả các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong tuần hoặc tháng đó. Tuy nhiên, nếu tỷgiáhốiđoái biến động một cách đáng kể, việc sử dụng tỷgiá bình quân trong một khoản thời gian là không đáng tin cậy. 19. Sựthayđổitỷgiáhốiđoái có thể tác động đến tiền mặt hoặc các tài sản tương đương tiền nắm giữ hoặc là khoản nợ bằng ngoại tệ của đơn vị. Việc trình bày chênh lệch tỷgiáhốiđoái được đề cập đến trong chuẩn mực kế toán công quốc tế IPSAS 2. Dù sựthayđổitỷgiáhốiđoái không phát sinh dòng tiền nhưng các tác động củasựthayđổitỷgiáhốiđoáiđối với tiền mặt hoặc tài sản tương đương tiền nắm giữ hoặc các khoản nợ bằng ngoại tệ của đơn vị vẫn được trình bày trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhằm làm cho phù hợp số liệu về tiền mặt và các tài sản tương đương tiền giữa đầu kỳ và cuối kỳ. Số liệu này phải đ- ược trình bày riêng cho dòng tiền từ các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính và phải bao gồm cả chênh lệch (nếu có) mà các dòng tiền này đã được báo cáo theo tỷgiáhốiđoái tại thời điểm cuối kỳ. Lập báo cáo sau kết thúc ngày báo báo 20. Tại ngày lập báo cáo: (a) Khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phải được báo cáo theo tỷgiá cuối kỳ; (b) Khoản mục phi tiền tệ có giá gốc bằng ngoại tệ phải được báo cáo theo tỷgiá tại thời điểm phát sinh giao dịch; và (c) Khoản mục phi tiền tệ đã được xác định theo giá trị hợp lý bằng ngoại tệ phải được báo cáo theo tỷgiá tại thời điểm xác định giá trị đó. 21. Giá trị ghi sổ của một khoản mục được xác định theo các chuẩn mực kế toán công quốc tế có liên quan. Chẳng hạn, các công cụ tài chính, nhà xưởng, máy móc, thiết bị có thể được xác định theo giá gốc hoặc giá trị hợp lý. Dù giá trị ghi sổ được xác định trên cơ sở giá gốc hoặc giá trị hợp lý thì các khoản mục ngoại tệ vẫn được báo cáo theo đồng tiền báo cáo phù hợp với chuẩn mực này. Ghi nhận chênh lệch tỷgiáhốiđoái 22. Từ đoạn 24 đến đoạn 28 đưa ra phương pháp kế toán do chuẩn mực này yêu cầu đối với kế toán chênh lệch tỷgiáhốiđoái trong các giao dịch bằng ngoại tệ. Các đoạn này bao gồm phương pháp chuẩn đối với chênh lệch tỷgiáhốiđoái phát sinh do một sự sụt giá mạnh một đồng tiền mà lại không có một công cụ ngăn ngừa rủi ro hốiđoái cụ thể nào và điều đó ảnhhưởng đến nợ phải trả không thể thanh toán phát sinh trực tiếp từ việc mua sắm các tài sản bằng ngoại tệ. Phương pháp thay thế được chấp nhận đối với chênh lệch tỷgiá được trình bày trong đoạn 31. IPSAS 4 133 ẢNHHƯỞNGCỦASỰTHAYĐỔITỶGIÁHỐIĐOÁI 23. Chuẩn mực này không đề cập đến kế toán công cụ ngăn ngừa rủi ro hốiđoái cho các khoản mục ngoại tệ trừ khi đó là việc phân loại chênh lệch tỷgiá phát sinh đối với nợ phải trả bằng ngoại tệ đã được kế toán như một công cụ ngăn ngừa rủi ro hốiđoái cho khoản đầu tư thuần trong một đơn vị ở nước ngoài. Hướng dẫn liên quan đến các khía cạnh khác của kế toán công cụ ngăn ngừa rủi ro hốiđoái bao gồm các tiêu chuẩn sử dụng kế toán công cụ ngăn ngừa rủi ro hối đoái, có thể xem chuẩn mực kế toán IAS 39. 24. Khoản chênh lệch tỷgiáhốiđoái phát sinh từ việc thanh toán các khoản mục tiền tệ hoặc báo cáo các khoản mục tiền tệ của một đơn vị theo các tỷgiá khác với tỷgiá được sử dụng khi hạch toán ban đầu trong kỳ, hoặc đã được báo cáo trong báo cáo tài chính kỳ trước, phải được ghi nhận là các khoản thu hoặc chi phí trong kỳ phát sinh, ngoại trừ khoản chênh lệch tỷgiá được đề cập trong các đoạn 27 và 29. 25. Một khoản chênh lệch tỷgiá phát sinh khi có sựthayđổitỷgiáhốiđoái giữa ngày phát sinh giao dịch và ngày thực hiện thanh toán bất kỳ một khoản mục tiền tệ nào liên quan đến các giao dịch bằng ngoại tệ. Khi một giao dịch được thanh toán trong cùng một kỳ với kỳ nó phát sinh, toàn bộ chênh lệch tỷgiá đ- ược ghi nhận trong kỳ đó. Tuy nhiên, khi giao dịch được thanh toán trong kỳ kế toán sau thì chênh lệch tỷgiá sẽ được ghi nhận trong mỗi kỳ thực hiện thanh toán có sựthayđổitỷgiá trong các kỳ đó. 26. Việc xử lý đối với sựthayđổitỷgiáhốiđoái trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ được trình bày trong đoạn 19. Đầu tư thuần vào một đơn vị ở nước ngoài 27. Các khoản chênh lệch tỷgiáhốiđoái phát sinh từ một khoản mục tiền mà nó là một phần của khoản đầu tư thuần của đơn vị tại một đơn vị ở nước ngoài phải được phân loại là tài sản thuần (vốn chủ sở hữu) trong báo cáo tài chính của đơn vị đó cho đến khi thanh lý khoản đầu tư thuần đó, tại thời điểm đó chênh lệch tỷgiá sẽ được hạch toán là thu nhập hoặc chi phí phù hợp với đoạn 55. 28. Một đơn vị có thể có một khoản mục tiền nhận được hoặc phải trả cho một cơ sở nước ngoài. Một khoản mục mà sự thanh toán nó không có kế hoạch hoặc không có ý định phát sinh trong tương lai có thể dự đoán trước thì về cơ bản là một khoản cộng thêm vào hoặc trừ bớt đi từ khoản đầu tư thuần của đơn vị trong cơ sở nước ngoài đó. Các khoản mục tiền đó có thể bao gồm các khoản phải thu hoặc các khoản vay dài hạn. 29. Khoản chênh lệch tỷgiá phát sinh từ một khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ đã được hạch toán như một công cụ ngăn ngừa rủi ro hốiđoáicủa khoản đầu tư thuần của đơn vị trong một đơn vị ở nước ngoài phải được phân loại là tài sản thuần (vốn chủ sở hữu) trong báo cáo tài chính cho đến khi thanh lý khoản đầu tư đó, tại thời điểm đó, khoản chênh lệch tỷgiá được hạch toán như thu nhập hoặc chi phí phù hợp với đoạn 55. IPSAS 4 134 . không được sự nhất trí của IASCF. ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY ĐỔI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Tháng 5 năm 2000 IPSAS 4: ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY ĐỔI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI NỘI DUNG. ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY ĐỔI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI IPSAS 4 125 IPSAS 4 – ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY ĐỔI TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Lời nói đầu Chuẩn mực