Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
135 KB
Nội dung
Tư liệu dạy bài: BẠNĐẾNCHƠINHÀ Lớp 7 Tiết: 30 Đã bấy lâu nay bác tới nhà, Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa. Ao sâu nước cả khôn chài cá, Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà. Cải chửa ra cây, cà mới nụ, Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa. Đầu trò tiếp khách trầu không có Bác đếnchơi đây ta với ta - Nguyễn Khuyến - Thẩm định giá trị thơ nôm Đường luật là một thao tác phức tạp. Nhưng từ góc độ thể loại, kết hợp với những yếu tố ngoài văn bản, ta vẫn tìm được thông điệp đích thực của bài thơ. Trên tinh thần đó, ta tiếp cận bài "Bạn đếnchơi nhà", một bài thơ vẫn được xem là nói về tình bạn. Ta quan sát hai câu đề: Đã bấy lâu nay bác tới nhà Trẻ thời đi vắng chợ thời xa. Thành phần tình huống đã bấy lâu nay có tính cấu trúc. Nó phản ánh chu kỳ bạnđếnnhà với tần suất thấp, rất thấp. Khoảng giữa chu kỳ đó là sự trống vắng. Thêm một từ nhưng vào giữa hai câu phá - thừa, mọi việc sẽ sáng tỏ. Điều đó ta có thể làm được và cần thiết phải làm, vì thơ Đường đòi hỏi phải tư duy mới tái tạo được hồn thơ, mà khi đã tư duy thì phải dùng kết từ, hệ từ, tất nhiên. Ngược lại, tác giả thơ Đường không tư duy thay ta. Họ chỉ nêu hiện tượng, sự việc, còn ta phải tự khám phá các mối quan hệ. Do đó, thơ Đường rất kiêng kỵ dùng kết từ, hệ từ. Nguyễn Khuyến cũng vậy, thơ nôm Đường luật của ông dường như vắng bóng các từ nhưng, vì, nếu, là . Còn khi đọc ta phải thêm vào để hiểu thơ ông. Với câu thừa, sự thể thật trớ trêu. Những tưởng khách đếnchơinhà thì nỗi cô đơn được giải toả, nào ngờ khách lại bước vào cõi riêng của chủ thể, ở đó chủ thể bị cô lập với thế giới, với con người, kể cả người thân. Vị thế thay đổi. Khách biến thành người chung cảnh ngộ. Nỗi cô đơn được nhân đôi. Không gian ở hai câu thực rất đặc biệt nếu đem so sánh với không gian tương đồng trong những bài thơ khác. Vẫn là "Vườn Bùi chốn cũ", quê hương ông, vẫn là ao ấy, vườn ấy, hàng dậu ấy, nhưng khi cần một không gian trống vắng để đối lập với một tâm cảnh ngổn ngang thế sự thì: Ao thu lạnh lẽo nước trong veo . Ngõ trúc quanh co khách vắng teo (Thu điếu) Khi dùng hơi men hòa giải với nỗi lòng trầm uất thì không gian biến hiện, chấp chới với người say: Lưng dậu phất phơ màu khói nhạt Làn ao lóng lánh bóng trăng loe (Thu ẩm) Khi tâm tư mang niềm hoài cổ thì nước ao trở thành tầng khói phủ làm mờ những giới hạn thời gian, hàng dậu đánh thức ký ức về chùm hoa quá khứ. Nước biếc trông như tầng khói phủ . Mấy chùm trước dậu hoa năm ngoái (Thu vịnh) Vậy mà ở đây, cái vườn Bùi chốn cũ thơ mộng kia biến đâu mất cả, chỉ còn trơ lại một không gian cách trở, ngoài tầm với của con người: Ao sâu nước cả, khôn chài cá Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà. Một sự lựa chọn cực đoan, nhưng đó chính là thơ Đường! Nếu như hai câu thực xác định một không gian ngoài chủ thể, thì hai câu luận lại điểm nhịp thời gian lặng lờ trôi, lãng quên chủ thể. Hãy thử thay đổi các loại cây quả, ví như: Đậu chửa ra cây vừng mới nụ Ngô vừa trổ bắp lạc đương hoa Bốn loại cây trên gieo trồng và thu hái một lần theo mùa vụ. Khoảng giữa thời gian đó không ăn được. Nếu vậy thì ta mất hướng. Khách có thể xui xẻo đếnnhà vào lúc chủ nhà trắng tay lắm chứ. Nhưng Nguyễn Khuyến đã lựa chọn, ông chọn những cây ra hoa kết trái nhiều lần và con người thu hái dần dần trong một thời lượng tương đối dài. Bầu có quả vừa rụng rốn nhưng cũng có quả ăn được. Cà mướp cũng vậy. Cần nói rõ về cây cải. Nó là loại cây phát triển nhanh, chỉ cần một tháng sau khi gieo trồng đã có thể thu hái. Ở nông thôn, nó là loại rau phổ biến trong bữa ăn của mỗi gia đình suốt mùa thu - đông. Dân ta không bao giờ thu hái hết lớp này mới gieo trồng lớp khác. Họ trồng xen, trồng gối. Trong vườn bao giờ cũng có cải đủ loại: cây non ăn sống, cây vừa nấu canh, cây già muối dưa, ăn củ. Vậy là rõ. Ông đã lựa chọn, không những thế, ông còn bắt tất cả quả bầu đều phải vừa rụng rốn cùng một lúc. Cải, cà, mướp cùng chung số phận. Thật không gì có thể phi lý hơn! Bằng một loạt phó từ chỉ quan hệ thời gian chửa, mới, vừa, đương, ông dồn nén các thì tương đối hội tụ về một điểm trùng với thì tuyệt đối - thì phát ngôn thơ - rồi thì tương đối ra đi, hững hờ, vô cảm - đặc trưng muôn thuở của thời gian - để lại cho thì tuyệt đối cùng chủ thể trữ tình một con số 0 (không) tròn trĩnh: không cải, không cà, không bầu, không mướp. Có bạnđếnchơinhà thật, hay chỉ là một thủ thuật cấu tứ? Điều ấy không quan trọng. Vấn đề cốt lõi là ở chỗ ông đứng ngoài không gian, đứng ngoài thời gian. Và đó là cách ông tuyệt đối hoá nỗi cô đơn của mình. Từ lúc cáo quan về nhà, Nguyễn Khuyến là hai con người trong một tâm thân. Một con người thuộc cộng đồng, nghĩa là con người của gia đình, làng xóm, bạn bè, nhiều người quý mến nể vì, cũng không ít kẻ ghét ghen đố kỵ. Và một con người ngoài cộng đồng. Để giải mã triệt để bài thơ, ta xét hồ sơ con người ngoài cộng đồng. Ông nhận học vị Tam nguyên Hoàng giáp từ vua Tự Đức. Ông trân trọng, tôn thờ cân đai áo mão vua ban. Mong muốn trọn đời của ông là phò vua giúp nước. Nhưng rồi vua Tự Đức băng hà. Lý tưởng trung quân ái quốc của ông sụp đổ. Với Nguyễn Khuyến, Hiệp Hoà, Kiến Phúc, Đồng Khánh là những ông vua bù nhìn. Hàm Nghi là ông vua hữu danh vô thực. Ông không hưởng ứng chiếu Cần vương vì thiếu dũng khí hay vì ông biết vận nước đã tận? Sự thật là cuối thế kỷ 19, tất cả các cuộc khởi nghĩa Cần vương đều bị dập tắt. Bài thơ chữ Hán Xuân dạ liên nga (Đêm xuân thương con thiêu thân) tương truyền ông làm để bày tỏ lòng tiếc thương người bạn đồng học, tiến sĩ Vũ Hữu Lợi, chưa kịp khởi sự đã bị bắt và xử tử hình đêm ba mươi tết (1887) cho thấy khá rõ chính kiến của Nguyễn Khuyến về phong trào Cần vương. Ta nghiêng mình trước những văn thân yêu nước dám xả thân vì nghĩa lớn, nhưng không thể lấy họ làm toạ độ quy chiếu để đánh giá nhân cách của người khác. Động thái của họ chỉ để thành nhân, không thể thành công. Nguyễn Khuyến muốn điều ngược lại và ông bế tắc. Lịch sử đã an bài: gần như cả châu Á đã rơi vào nanh vuốt phương Tây, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Lẽ xuất xứ của các sĩ phu thời tao loạn là Dụng tắc hành, Xả tắc tàng. Ông đã tự xả, nhưng không tàng được. Ông giả điếc, và theo một nghiên cứu của Xuân Diệu, ông còn giả mù, giả câm để tránh chính quyền đương thời nhiễu sự, nhưng ông đã không chạy trốn được chính mình. Ông từ quan mà lòng vẫn bất an. Mặc cảm cay đắng Ơn vua chưa chút báo đền, Cúi trông hổ đất ngửa lên thẹn trời ông đeo đẳng đến lúc chết. Không ai hiểu ông. Người vợ tao khang của ông chỉ biết hay lam hay làm, thắt lưng bó que tần tảo. Con trai ông vẫn hăm hở với hư danh. Bạn bè ông kẻ cùng chí không cùng ý, người tặc lưỡi buông xuôi . Ông cô đơn. Bây giờ ta đã đủ hành trang để "vượt rào cản" hai câu kết: Đầu trò tiếp khách trầu không có Bác đếnchơi đây ta với ta. Nguyễn Khuyến bao giờ cũng có trầu. Những lúc vắng nhà, ông vẫn không quên mang theo gói trầu têm sẵn. Nhưng nghịch lý trầu không có chưa phải là thần tứ. Phó từ phủ định không bất ngờ, sắc lạnh như một nhát chém, chặt đứt nẻo giao tiếp cuối cùng giữa chủ thể với thế giới. Đúng nghệ thuật thơ Đường là nghệ thuật của hư từ! Đại từ chỉ nơi chốn đây định vị một cõi riêng, cõi bị cô lập với không gian và thời gian thông lệ. Kết từ với không gợi tư duy mà chỉ đơn thuần liên kết, hơn thế nữa, hoà tan cái ta cụ thể bác trong cái ta cô đơn. Cụ Nguyễn Thị Đà (mất năm 1971, thọ 86 tuổi), cháu nội của nhà thơ, kể rằng: "Cứ vào khoảng chiều muộn, cụ thường ra sân ngồi trầm ngâm bên bể cạn non bộ, trước hai ông phỗng đá. Tại đây, khi hoàng hôn sắp xuống, cụ mới bắt đầu bữa rượu chiều. Cụ rót cho mình một chén, rót cho hai ông phỗng hai chén. Xong xuôi, cụ nâng chén mời hai ông phỗng. Hai ông phỗng không biết uống rượu. Cụ buồn rầu xoa đầu hai ông rồi lần lượt uống rượu cho cả hai. Cạn ba chén rượu, cụ ngồi thừ người một lúc rồi cúi đầu lặng lẽ bưng mặt khóc." (Nguyễn Khuyến và giai thoại - Bùi Văn Cường, Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nam Ninh, 1987). Ta lại phải dùng hư từ với. Nhà thơ đã đồng nhất mình với hai ông phỗng, hay hai ông phỗng đồng nhất họ với nhà thơ? Dù sao thì đây cũng chỉ là một yếu tố ngoài văn bản. ---------------------------------------------------------------------------------------------- Khóc Dương Khuê Tác giả: Nguyễn Khuyến (1835 – 1909), người Yên Đổ, Bình Lục, Hà Nam. Nhà nghèo, rất hiếu thảo, học giỏi và có chí lớn. Đỗ đầu ba kỳ thi, được người đời ái mộ gọi là “Tam nguyên Yên Đổ”. Làm quan dưới triều Nguyễn. Yêu nước nhưng bất lực trước thời cuộc, cáo quan về quê, không cam tâm làm tôi tớ - tay sai cho thực dân Pháp. Tác phẩm: Còn để lại trên 800 bài thơ nôm và thơ chữ Hán, vài chục câu đối nôm. Thơ Nguyễn Khuyến bình dị mà điêu luyện, mộc mạc mà thâm trầm, hóm hỉnh. Ông là nhà thơ của làng quê. Một hồn thơ thanh cao, chứa chan nghĩa tình đối với quê hương, gia đình, bằng hữu. Những bài thơ thu, những bài thơ viết về vợ con, tình bạn… là hay nhất, cảm động nhất. Nguyễn Khuyến là nhà thơ nôm kiệt xuất của đất nước ta. Xuất xứ Dương Khuê (1839 – 1902) vị đại quan của triều Nguyễn. Là nhà thơ để lại một số bài thơ hát nói tuyệt tác. Là bạn đồng khoa, rồi trở thành bạn tri kỷ của Nguyễn Khuyến. Năm 1902, Dương Khuê qua đời, Nguyễn Khuyến viết bài thơ chữ Hán, nhan đề “Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương thượng thư”, sau đó tác giả tự dịch ra chữ Nôm thành bài “Khóc Dương Khuê” bằng thơ song thất lục bát gồm có 38 câu thơ. Chủ đề Đau xót và thương tiếc bạn, khi bạn đột ngột qua đời. Nhớ lại những kỷ niệm đẹp của một tình bạn đẹp, càng cảm thấy cô đơn và đau đớn hơn bao giờ hết. Phân tích 1. Bạn thân qua đời đột ngột. Được tin đau đớn bàng hoàng: “Bác Dương thôi đã thôi rồi Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta” Bốn tiếng “thôi đã thôi rồi” thốt lên như bất ngờ đánh rơi mất một cái gì vô cùng thiêng liêng. Nỗi đau xót ngậm ngùi thấm sâu từ lòng ta, mà tỏa rộng khắp “nước mây man mác” bao la. Ngôn ngữ bình dị mà tiếng khóc lâm ly thấm thía. Thật vô cùng điêu luyện. 2. Nhớ từ thuở… Giờ đã âm dương đôi đường cách trở, nhưng những kỷ niệm đẹp ngày nào vẫn nhớ mãi không nguôi. Nhớ kỷ niện xưa là thương tiếc bạn vô cùng, là tự hào về một tình bạn đẹp, thủy chung. Tuổi già khóc bạn nên mới kể lể như vậy: - Nhớ ngày đỗ đạt, thành đôi bạn đồng khoa, biết mấy tự hào: “Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước, Vẫn sớm hôm tôi với bác cùng nhau” - Nhớ những lần du ngoạn thảnh thơi: “Cũng có lúc chơi nơi dặm khách, Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo” - Nhớ khi đàm đạo văn chương tâm đầu ý hợp. Một chén rượu, một cung đàn, một điệu hát… nhớ mãi bạn tao nhân tri âm ở đời: “Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp, Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân. Có khi bàn soạn câu văn, Biết bao đông bích điển phần trước sau” - Cùng chung hoạn nạn. Cùng chung tuổi già. Ba chữ “thôi” như một tiếng thở dài ngao ngán: “Bác già tôi cũng già rồi Biết thôi thôi thế thì thôi mới là!” - Kỷ niệm cuối cùng đôi bạn già gặp nhau. Nhiều mừng vui bịn rịn. Phảng phất lo âu. Xúc động bồi hồi. Bạn đã mất rồi mà nhà thơ tưởng như bạn còn hiển hiện: “Cầm tay hỏi hết xa gần, Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can” 3. Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời… - Bạn đã mất rồi. Tin buồn đến quá đột ngột. Đau đớn cực độ như chết đi nửa con người. Không thể nào tin được “sự việc” đã xảy ra. Vừa bàng hoàng ngạc nhiên vừa tái tê đau đớn! Nhà thơ như tự hỏi mình: “Làm sao bác vội về ngay Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời” - Trách bạn “Vội vàng chi đã mải lên tiên”. Cảm thông với nỗi “chán đời” của bạn vì tuổi già lại ốm đau,… Bạn “lên tiên” để nhà thơ ở lại cõi trần, trở nên cô đơn lẻ bóng. Với Nguyễn Khuyến nỗi đau như nhân lên nhiều lần: vợ mất, con chết, nay bạn tri âm lại qua đời. Cuộc sống mất hết niềm vui và trở nên vô nghĩa. Nhà thơ nhắc lại 2 điển tích về Bá Nha và Chung Tử Kỳ (đàn kia), về Trần Phồn và Từ Trĩ (giường kia…) để diễn tả nỗi buồn bơ vơ, cô đơn, lẻ bóng. Đây là 6 câu thơ hay nhất trong bài được nhiều người hau nhắc đến khi nói về tình bạn. Có 6 chữ “không”, 2 từ láy: “hững hờ”, “ngẩn ngơ” – cho thấy nghệ thuật sử dụng ngôn từ cực kỳ điêu luyện, thơ liền mạch – của Tam nguyên Yên Đồ: “Rượu ngon không có bạn hiền, Không mua không phải không tiền không mùa Câu thơ nghĩ đắn đo không viết, Viết đưa ai ai biết mà đưa. Giường kia treo những hững hờ, Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn” - Nỗi đau đớn, tiếc thương bạn không thể nào kể xiết. Nhà thơ như “lặng” đi. Tuổi già vốn ít lệ. Chỉ biết khóc bạn trong lòng: “Tuổi già hạt lệ như sương, Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan” Câu thơ chữ Hán diễn tả ý thơ này, nỗi đau như nén lại: “Lão nhân khốc vô lệ, Hà tất cưỡng nhi liên” Nghĩa là: Người già khóc không nước mắt – Cac chi mà cố gượng cho (nước mắt) giàn giụa ra. Kết luận “Khóc Dương Khuê” là bài thơ hay nhất, cảm động nhất nói về một tình bạn đẹp, thắm thiết, thủy chung của 2 nhà nho, 2 nhà thơ một trăm năm về trước. Nguyễn Khuyến khóc bạn cũng như đang tự khóc mình. Thể thơ song thất lục bát giàu âm điệu trầm bổng, réo rắt đã góp phần tạo nên giọng lâm li thê thiết. Câu thơ nào, vần thơ nào cũng như thấm đầy lệ. Bài thơ “Khóc Dương Khuê” khác nào một bài văn tế? ----------------------------------------------------------------------------------------- Khóc Dương Khuê Bác Dương thôi đã thôi rồi, Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta. Nhớ từ thuở đăng khoa (1) ngày trước, Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau; Kính yêu từ trước đến sau, Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời? Cũng có lúc chơi nơi dặm khách, Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo; Có khi tầng gác cheo leo, Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang; Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp, Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân, Có khi bàn soạn câu văn, Biết bao đông bích, điển phần (2) trước sau, Buổi dương cửu (3) cùng nhau hoạn nạn, Phận đẩu thăng (4) chẳng dám tham trời; Bác già, tôi cũng già rồi, Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là! Muốn đi lại tuổi già thêm nhác, Trước ba năm gặp bác một lần; Cầm tay hỏi hết xa gần, Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can, Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác, Tôi lại đau trước bác mấy ngày; Làm sao bác vội về ngay, Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời. Ai chẳng biết chán đời là phải, Vội vàng sao đã mải lên tiên; Rượu ngon không có bạn hiền, Không mua không phải không tiền không mua. Câu thơ nghĩ đắn đo không viết, Viết đưa ai, ai biết mà đưa; Giường kia treo (5) cũng hững hờ, Đàn kia gẩy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn (6). Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở, Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương; Tuổi già hạt lệ như sương, Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan! (Tác giả tự dịch bài "Văn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương thượng thư"). 1.Đăng khoa: đi thi đỗ. 2. Đông bích điển phần: đọc sách, tra cứu. 3. Buổi dương cửu: ý nói thời gian nan. 4. Đẩu thăng: cái đấu, cái thăng, đơn vị đo lường ngày xưa. Câu này ý nói: trước cảnh đời đổi thay phải từ quan về, nhà thơ không dám tham công danh bổng lộc nữa. 5. Giường treo: Trần Phồn đời Hậu Hán, dành riêng cho bạn thân một cái giường khi bạnđến thì mời ngồi, lúc bạn về thì treo lên. 6. Câu này nhắc lại tích Bá Nha và Trung Tử Kì, hai bạn tri âm. Khi Chung Tử Kì mất thì Bá Nha đập nát cây đàn không gảy nữa Xuất xứ Dương Khuê (1839 – 1902) vị đại quan của triều Nguyễn. Là nhà thơ để lại một số bài thơ hát nói tuyệt tác. Là bạn đồng khoa, rồi trở thành bạn tri kỷ của Nguyễn Khuyến. Năm 1902, Dương Khuê qua đời, Nguyễn Khuyến viết bài thơ chữ Hán, nhan đề “Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương thượng thư”, sau đó tác giả tự dịch ra chữ Nôm thành bài “Khóc Dương Khuê” bằng thơ song thất lục bát gồm có 38 câu thơ. Chủ đề Đau xót và thương tiếc bạn, khi bạn đột ngột qua đời. Nhớ lại những kỷ niệm đẹp của một tình bạn đẹp, càng cảm thấy cô đơn và đau đớn hơn bao giờ hết. Phân tích 1. Bạn thân qua đời đột ngột. Được tin đau đớn bàng hoàng: “Bác Dương thôi đã thôi rồi Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta” Bốn tiếng “thôi đã thôi rồi” thốt lên như bất ngờ đánh rơi mất một cái gì vô cùng thiêng liêng. Nỗi đau xót ngậm ngùi thấm sâu từ lòng ta, mà tỏa rộng khắp “nước mây man mác” bao la. Ngôn ngữ bình dị mà tiếng khóc lâm ly thấm thía. Thật vô cùng điêu luyện. 2. Nhớ từ thuở… Giờ đã âm dương đôi đường cách trở, nhưng những kỷ niệm đẹp ngày nào vẫn nhớ mãi không nguôi. Nhớ kỷ niện xưa là thương tiếc bạn vô cùng, là tự hào về một tình bạn đẹp, thủy chung. Tuổi già khóc bạn nên mới kể lể như vậy: - Nhớ ngày đỗ đạt, thành đôi bạn đồng khoa, biết mấy tự hào: “Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước, Vẫn sớm hôm tôi với bác cùng nhau” - Nhớ những lần du ngoạn thảnh thơi: “Cũng có lúc chơi nơi dặm khách, Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo” - Nhớ khi đàm đạo văn chương tâm đầu ý hợp. Một chén rượu, một cung đàn, một điệu hát… nhớ mãi bạn tao nhân tri âm ở đời: “Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp, Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân. Có khi bàn soạn câu văn, Biết bao đông bích điển phần trước sau” - Cùng chung hoạn nạn. Cùng chung tuổi già. Ba chữ “thôi” như một tiếng thở dài ngao ngán: “Bác già tôi cũng già rồi Biết thôi thôi thế thì thôi mới là!” - Kỷ niệm cuối cùng đôi bạn già gặp nhau. Nhiều mừng vui bịn rịn. Phảng phất lo âu. Xúc động bồi hồi. Bạn đã mất rồi mà nhà thơ tưởng như bạn còn hiển hiện: “Cầm tay hỏi hết xa gần, Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can” 3. Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời… - Bạn đã mất rồi. Tin buồn đến quá đột ngột. Đau đớn cực độ như chết đi nửa con người. Không thể nào tin được “sự việc” đã xảy ra. Vừa bàng hoàng ngạc nhiên vừa tái tê đau đớn! Nhà thơ như tự hỏi mình: “Làm sao bác vội về ngay Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời” - Trách bạn “Vội vàng chi đã mải lên tiên”. Cảm thông với nỗi “chán đời” của bạn vì tuổi già lại ốm đau,… Bạn “lên tiên” để nhà thơ ở lại cõi trần, trở nên cô đơn lẻ bóng. Với Nguyễn Khuyến nỗi đau như nhân lên nhiều lần: vợ mất, con chết, nay bạn tri âm lại qua đời. Cuộc sống mất hết niềm vui và trở nên vô nghĩa. Nhà thơ nhắc lại 2 điển tích về Bá Nha và Chung Tử Kỳ (đàn kia), về Trần Phồn và Từ Trĩ (giường kia…) để diễn tả nỗi buồn bơ vơ, cô đơn, lẻ bóng. Đây là 6 câu thơ hay nhất trong bài được nhiều người hau nhắc đến khi nói về tình bạn. Có 6 chữ “không”, 2 từ láy: “hững hờ”, “ngẩn ngơ” – cho thấy nghệ thuật sử dụng ngôn từ cực kỳ điêu luyện, thơ liền mạch – của Tam nguyên Yên Đồ: “Rượu ngon không có bạn hiền, Không mua không phải không tiền không mùa Câu thơ nghĩ đắn đo không viết, Viết đưa ai ai biết mà đưa. Giường kia treo những hững hờ, Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn” - Nỗi đau đớn, tiếc thương bạn không thể nào kể xiết. Nhà thơ như “lặng” đi. Tuổi già vốn ít lệ. Chỉ biết khóc bạn trong lòng: “Tuổi già hạt lệ như sương, Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan” Câu thơ chữ Hán diễn tả ý thơ này, nỗi đau như nén lại: “Lão nhân khốc vô lệ, Hà tất cưỡng nhi liên” Nghĩa là: Người già khóc không nước mắt – Cac chi mà cố gượng cho (nước mắt) giàn giụa ra. Kết luận “Khóc Dương Khuê” là bài thơ hay nhất, cảm động nhất nói về một tình bạn đẹp, thắm thiết, thủy chung của 2 nhà nho, 2 nhà thơ một trăm năm về trước. Nguyễn Khuyến khóc bạn cũng như đang tự khóc mình. Thể thơ song thất lục bát giàu âm điệu trầm bổng, réo rắt đã góp phần tạo nên giọng lâm li thê thiết. Câu thơ nào, vần thơ nào cũng như thấm đầy lệ. Bài thơ “Khóc Dương Khuê” khác nào một bài văn tế? [...]... là tấm gương sáng để mọi người soi chung Nguyễn Khuyến không những là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam mà còn là nhà thơ của tình bạn trong sáng, thuỷ chung và cao đẹp rất đáng yêu, đáng kính Ứng xử khi đến chơinhà Nếu bạn là khách được mời đếnnhà bất kì một gia đình nào đó và cho dù bạn đã đến nhiều lần hay mới đến lần đầu thì bạn cũng nê cẩn thận lời nói, cố gắng giữ gìn ý tứ, cử chỉ, tác phong của... nếu không thì những người trong gia đình đó sẽ đánh giá tư cách của bạn bằng những lời không mấy là tốt đẹp Sau đây là một số quy tắc ứng xử mà bạn cần phải có khi bạn là khách được mời hoặc là khi bạn đếnchơinhàbạn bè hay người yêu: - Đầu tiên là khi đếnnhà mà bạn không thấy có người ra đón tiếp thì bạn cần gõ cửa hoặc bấm chuông (Bạn nhớ là không đập cửa thình thịch hoặc bấm chuông liên hôi) càng... đếnbạn để chủ nhà cảm thấy thoải mái và dễ chịu khi tiếp chuyện cùng bạn Có một điều các bạn cũng nên lưu ý rằng, trong khi trò chuyện cùng chủ nhà cho dù bạn có vui đến mấy thì bạn cũng không nên cười nói lớn tiếng, vì điểu đó không những sẽ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và giờ giấc nghỉ ngơi của những người khác trong gia đình của chủ nhà mà còn gây ấn tượng không tốt về bạn Điều này chắc các bạn. .. thăm đến sức khoẻ cha mẹ bạn hoặc sức khoẻ của chính bạn thì bạn cần dạ thưa hoặc cảm ơn trước rồi mới từ tốn trả lời Trong lúc trả lời, bạn nên trả lời sao cho chu đáo rõ ràng nhưng phải ngắn gọn Cho dù đếnnhà ai đi nữa thì bạn cũng đừng bao giờ ngồi im lặng một chỗ mà ngược lại bạn nên tỏ ra vui vẻ, chuyện trò cùng chủ nhà bằng cách tìm kể một mẩu chuyện thú vị hoặc những câu chuyện có liên quan đến. .. Nguyễn Khuyến (1835-1909) là nhà thơ Nôm kiệt xuất của dân tộc Ông để lại nhiều bài thơ nói về tình bạn: bạn cùng quê, bạn đồng học, bạn đồng khoa… Ai lên thăm hỏi bác Châu Cầu Lụt lội năm nay bác ở đâu…” (Lụt hỏi thăm bạn) Bác Dương thôi đã thôi rồi Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta…” (Khóc Dương Khuê) Châu cầu, Dương Khuê là hai bạn đồng khoa của Nguyễn Khuyến Bài Bạnđếnchơinhà là một trong những... thân mật với bạn bè ngang hàng hoặc nhỏ hơn - Bạn nên cởi giầy, dép để ngoài và cất mũ, nón trước khi bước vào nhà - Nếu trong nhà có người lớn thì bạn nên chờ họ ngồi vào ghế trước rồi sau đó bạn mới ngồi vào chỗ hợp với địa vị và tuổi tác của mình, không ngồi ngang hàng với những người nhiều tuổi như ông, bà, cha, mẹ, cô, dì, chú, bác của bạn mình - Khi được người nhà mang nước mời bạn thì bạn hãy bưng... tình đời và sau nặng tình bạn Qua đó, ta cảm nhận được phần nào tính cá thể hoá cua ngôn ngữ và sắc điệu trữ tình tạo nên giá trị văn chương trong những bài thơ cổ Có đọc qua một số bài thơ của Nguyễn Khuyến viết về tình bạn, ta mới thấy cái hay, cái ý vị của bài thơ Bạnđếnchơinhà : “Từ trước bảng vàng nhà sẵn có, Chẳng qua trong bác với ngoài tôi” (“Gửi bác Châu Cầu”) Đến thăm bác, bác đang đau... Khuyến đang giãi bày với bạn: trong nhà ngoài vườn có bao nhiêu thứ, nhưng thực ra chẳng có gì để thết bạn, đãi bạn vì tất cả mọi thứ, mọi thức chưa đến lúc, đến thời! Câu thơ thứ bảy tiếp nối và mở rộng ý thơ trên, khẳng định luôn cái “không có”: “Đầu trò tiếp khách trầu không có” Phải chăng cái nghèo của cụ Tam nguyên Yên Đổ đã đến mức ấy ư? “Vẻ chi một mớ trầu cay” (ca dao) Nhà thơ đã thậm xưng hoá... động và niềm vui sướng vô hạn khi gặp lại bạn Trong bài thơ “Khóc Dương Khuê”, có một chi tiết giúp ta cảm nhận được mọt phần nào cái hay, cái tình ẩn chứa trong câu nhập đề: “Muốn đi lại tuổi già thêm nhác, Trước ba năm gặp bác một lần, Cầm tay hỏi hết xa gần Mừng rằng bác vẫn tinh thần chưa can” Chữ “bác” được nói đến trong bài thơ Bạnđếnchơinhà là bạn chí thân, ở xa, lâu ngày mới gặp nên Nguyễn... cho dù đó là nhà của một người bạn thân hoặc cho dù là người yêu của bạn đi chăng nữa Một mạch nguồn khác của thơ Nguyễn Khuyến Mạch “tình bạn của Nguyễn Khuyến chảy trong nhiều bài thơ Có bài ít bài nhiều Có bài chỉ một câu nhưng cũng có bài toàn bài Tất cả tạo thành một mạch nguồn rõ rệt và khá ấn tượng Có thể thấy Nguyễn Khuyến đã sống vì tình bạn và tình bạn đã nuôi dưỡng tâm hồn nhà thơ Thi hào . của bạn bằng những lời không mấy là tốt đẹp. Sau đây là một số quy tắc ứng xử mà bạn cần phải có khi bạn là khách được mời hoặc là khi bạn đến chơi nhà bạn. là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam mà còn là nhà thơ của tình bạn trong sáng, thuỷ chung và cao đẹp rất đáng yêu, đáng kính. Ứng xử khi đến chơi nhà Nếu bạn