Quan hệquốctế sau năm1917 Trong lịch sử quanhệquốctế hiện đại, quanhệ Xô – Mỹ trước đây (và Nga – Mỹ hiện nay) luôn có vị trí đặc biệt quan trọng – có ảnh hưởng to lớn (thậm chí nhiều khi chi phối) tới các quanhệ khác nhau trên trường quốc tế. Tuy nhiên, khi nói về quanhệ Xô – Mỹ trước đây, người ta thường tập trung vào thời kỳ chiến tranh lạnh sau 1945, mà ít chú ý tới giai đoạn đầu sau Cách mạng tháng Mười – 1917 (**) . Nhưng chính thời kỳ từ sau Cách mạng tháng Mười Nga – 1917 đến 1933 (là năm Mỹ buộc phải bình thường hóa quanhệ ngoại giao với Liên Xô) lại có ý nghĩa rất quan trọng và để lại cho chúng ta những bài học lịch sử rất bổ ích. 1. Như đã biết, ngay sau khi cách mạng thành công (25-10-1917, tức 7-11-1917 theo dương lịch), sắc lệnh đầu tiên mà chính quyền Xô Viết thông qua là “Sắc lệnh về Hòa bình” (ngày 26-10-1917), thể hiện những nguyên tắc cơ bản của Nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới. Sắc lệnh về hòa bình lần đầu tiên lên án chiến tranh xâm lược là tội ác lớn nhất chống lại con người và nhân loại, đồng thời kêu gọi tất cả các nước đang tham gia chiến tranh thế giới thứ I (1914 - 1918) hãy ngưng chiến và ký kết ngay các hiệp ước hòa bình, không có thôn tính đất đai và bồi thường chiến phí. Tiếc thay, các nước trong phe Hiệp ước (Entente) cũng như phe Liên minh đã không đáp ứng lời kêu gọi này của chính quyền Xô Viết. Cần chú ý rằng, Sắc lệnh về Hòa bình được công bố chỉ một ngày sau khi Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi (ngày 8-11-1917) tức là trước “Chương trình 14 điểm” của Tổng thống Mỹ Uyn-xơn khá lâu (8-1-1918). Chẳng những thế, thi hành chính sách đối ngoại cũng tồn tại hòa bình, bình đẳng, hợp tác và cùng có lợi, ngay sau khi cách mạng, chính quyền Xô Viết đã cho công bố hơn 100 hiệp ước bí mật mà nước Nga Sa hoàng trước đó đã ký với nước ngoài, phơi rõ bộ mặt thật của nền ngoại giao đế quốc chủ nghĩa. Trong quanhệ với Mỹ, ngay từ năm 1918, mặc dù Mỹ cùng các nước đồng minh của mình đưa quân tiến hành can thiệp vũ trang trực tiếp nhằm bóp chết chính quyền Xô Viết non trẻ, nhưng V. Lênin vẫn chủ trương thiết lập quanhệ bình thường hóa với Hoa Kỳ. Chẳng hạn, tháng 4-1918, Mỹ đưa quân vào Nga, thì ngày 14-5-1918, V. Lênin đã gửi cho Rô-bin-xơn - người đứng đầu Phái đoàn Hồng thập tự Mỹ - bản Dự thảo về quanhệ thương Nga - Mỹ, trong đó, Người đánh giá giá trị xuất khẩu từ Nga sang Mỹ có thể đạt tới 3 tỷ rúp. Rô-bin-xơn đã chuyển đề nghị này cho bí thư Nhà Trắng Lan-xing, nhưng chính quyền Mỹ khi đó đã phớt lờn đề nghị này (1) . Tiếp đó, Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ VI (tháng 11-1918) rồi Chính phủ Xô Viết (ngày 24-12-1918) đã gửi Công hàm tới Tổng thống Mỹ Uyn-xơn đề nghị giải quyết các vấn đề chiến tranh – xung đột bằng con đường thương lượng hòa bình, nhưng cũng không được trả lời (2) . Ngày 19-3-1919, đại diện của chính quyền Xô Viết là Mác-ten-xơ lại gửi cho Quốc hội Mỹ một Bị vong lục đề nghị thiết lập lại những quanhệ thương mại Nga - Mỹ. Nhưng phía Hoa Kỳ chẳng những cự tuyệt, mà còn tiếp tục duy trì quanhệ với cái gọi là đại diện của chính phủ Kê-ren-xky đã bị lật đổ (3) . Chính là trong toàn bối cảnh trên mà vào mùa hènăm 1919, V. Lênin đã chỉ rằng: “Trong quanhệ với Mỹ và Nhật Bản, trước hết chúng ta thi hành chính sách đẩy lùi các cuộc tấn công ăn cướp trắng trợn đầy tội ác vào nước Nga – cuộc tấn công chỉ nhằm làm giàu cho giới tư bản của họ. Chúng ta đã nhiều lần long trọng đưa ra ( những đề nghị với cả Mỹ và Nhật về hòa bình, nhưng họ thậm chí không thèm trả lời chúng ta, và vẫn tiếp tục chiến tranh với chúng ta” (4) . Mặc dù thái độ của Mỹ là thù địch và không thiện chí, nhưng sau khi cuộc nội chiến cơ bản đã kết thúc (1918-1920), cuối tháng 3-1920, Chính phủ Xô Viết tiếp tục gửi Công hàm tới Tổng thống Mỹ Hác-đing và Quốc hội Hoa Kỳ đề nghị bình thường hóa quanhệ giữa hai nước. Song, vẫn như trước đó, phía Mỹ, mặc dù đã thất vọng trong việc vũ trang can thiệp vào nước Nga cách mạng, vẫn tiếp tục cự tuyệt đề nghị của nước Nga. Chẳng những thế, chính quyền Mỹ còn ngăn cấm các công ty tư nhân Mỹ không được quanhệ thương mại với nước Nga Xô Viết. Chỉ tính sơ bộ từ 1917 đến 1923, chính quyền Xô Viết (ở nhiều cấp độ khác nhau, từ Đại hội Xô viết toàn Nga đến Chính phủ, bộ Ngoại giao v.v…) đã hơn 20 lần gửi đến phía chính quyền Mỹ (ở các cấp độ từ Tổng thống, Quốc hội, bộ Ngoại giao v.v…) các đề nghị về việc mở các cuộc đàm phán, thương lượng để giải quyết vấn đề bình thường hóa quanhệ giữa hai nước (5) . Tất cả những điều đó đã thể hiện rõ nguyên tắc và thiện chí của Nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới đối với các nước TBCN nói chung và Hoa Kỳ nói riêng – chính quyền Xô Viết luôn theo đuổi chính sách cùng tồn tại hòa bình giữa các nước có chế độ chính trị – xã hội và hệ tư tưởng khác nhau, bình đẳng, cùng hợp tác để phát triển. 2. Những quan điểm, thái độ và hành động của phía Mỹ khi đó như thế nào? Trước hết, cần đề cập đến một sự kiện rất đáng chú ý khi đó là “Chương trình 14 điểm” của Tổng thống Mỹ Uyn-xơn mà phía Mỹ coi là “Khuôn vàng thước ngọc” để giải quyết những vấn đề quốctế do Cuộc chiến tranh thế giới thứ I (1914-1918) đặt ra, trong đó có “vấn đề nước Nga”. Đó là Chương trình được Tổng thống Uyn-xơn đưa ra trong diễn văn đọc tại Quốc hội Hoa Kỳ ngày 8-1-1918, tức là sau khi Cách mạng tháng Mười Nga – 1917 thành công, nhưng chiến tranh thế giới thứ I còn khá lâu sau mới chấm dứt (11-11-1918) và các đế quốc đã bắt đầu can thiệp vào nước Nga. Chúng tôi xin trích toàn bộ điểm thứ 6 trong Chương trình 14 điểm của Uyn-xơn, là điểm được giành để nói lên quan điểm của Mỹ đối với nước Nga: “VI. Triệt thoái các quân lực ngoại quốc ra khỏi lãnh thổ Nga và giải quyết các vấn đề quanhệ đến nước Nga theo tinh thần hợp tác tốt đẹp và tự do nhất của các quốc gia tự do khác trên thế giới, để đảm bảo cho Nga một cơ hội tự quyết định việc phát triển chính trị và chính sách quốc gia mà không bị nước nào can thiệp hay cản trở, chân thành tiếp nhập nước Nga vào đại gia đình những quốc gia tự do dưới những chế độ riêng biệt tùy ý Nga lựa chọn; và, trên cả sự tiếp nhận nồng hậu, hết sức viện trợ những gì mà Nga có thể cần và mong muốn. Sự đối đãi mà các quốc gia bạn sẽ giành cho Nga trong những tháng tới sẽ là một thủ thách chua cay cho thiện chí của những nước này, cho sự am hiểu rằng nhu cầu của Nga khác biệt với quyền lợi của chính họ, và cho cảm tình sáng suốt và vị tha của họ” (6) . Có lẽ không cần phải bình luận gì nhiều lắm về những lời tuyên bố trên đây của Tổng htống Mỹ Uyn-xơn. Chỉ xin lưu ý rằng, “Chương trình 14 điểm” chính là một phản ứng đích thực của Hoa Kỳ nhằm đối phó với ảnh hưởng tích cực của Cách mạng tháng Mười Nga và chính sách ngoại giao hòa bình, tiến bộ và cách mạng của nước Nga Xô Viết. Chính người Mỹ chứ không ai khác đã thừa nhận điều này. Chú giải về “Chương trình 14 điểm” của Tổng thống Uyn-xơn, giáo sư Richard B.Moris thuộc Đại học đường Columbia, chủ bút, tác giả Hoa Kỳ lịch sử toàn thư đã phải viết rằng: “Sau khi cuộc Cách mạng tháng 11 tại Nga những người Bôn-sê-vích công bố những hiệp ước bí mật của các nước đồng minh và tố cáo rằng, những điều khoản thỏa thuận trong các hiệp ước đó là chứng cớ về những mục đích của đế quốc, nhu cầu về việc tuyên bố những mục đích chiến tranh liên minh trở nên khẩn cấp. Tổng thống Uyn-xơn đã đưa ra Chương trình 14 điểm của ông trong bài diễn văn dọc trước Quốc hội ngay 8-1-1918” (7) . Mặc dù có những tuyên bố hoa mỹ như vậy, nhưng chính bản thân Tổng thống Uyn- xơn va những người kế tục ông ta sau đó vẫn phớt lờ một sự thật là Nhà nước XHCN Xô Viết ra đời sau Cách mạng tháng Mười Nga – 1917, và do đó hoàn toàn cự tuyệt những đề nghị bình thường hóa quanhệ hợp tình, hợp lý mà chính quyền Xô Viết đề nghị, như đã biết ở trên. Nhưng sự thể không chỉ dừng lại ở đó. Chính quyền Mỹ từ 1917 đến 1933 đã còn liên tiếp thi hành những hành động thù địch chống lại Nhà nước Xô Viết đầu tiên trên thế giới, nhằm tiêu diệt bóp chết nó. Như đã biết, không phải đợi đến khi chiến tranh thế giới thứ I (1-8-1914 đến 11-11- 1918) hoàn toàn chấm dứt, các nước đế quốc mới tiến hành cuộc can thiệp vũ trang nhằm bóp chết chính quyền Xô Viết non trẻ. Thực tế, ngay trong lúc chiến tranh đang diễn ra ác liệt, các nước đế quốc mặc dù còn vướng mắc vào trong cuộc chiến tranh này, vẫn phối hợp với lực lượng bạch vệ phản động trong nước, tiến hành cuộc can thiệp vũ trang vào nước Nga Xô Viết. Hoa Kỳ cũng không đứng ngoài can thiệp này của 14 nước đế quốc trong thời kỳ 1918 - 1920. Cụ thể, ngày 9-3-1918, đạo quân can thiệp đầu tiên của Anh đổ bộ lên Muốc-măng- xcơ, thì tiếp ngay sau đó trong tháng 4-1918 quân đổ bộ Mỹ cũng đổ bộ lên Muốc-măng-xcơ và Ác-khan-ghen-xcơ (cùng với quân đội của Pháp, Ý, Anh). Tháng 8 năm đó (1918) cùng với quân Nhật, quân đội Mỹ lại đổ bộ vào vùng Viễn Đông (Vla-đi-vô-xtốc) của nước Nga Xô Viết. Trong nửa cuối năm 1918 dưới quyền chỉ huy của tướng Grếp-xơ, đạo quân can thiệp của Mỹ ở đây đã lên tới 9.000 người (8) . Trước sức chiến đấu ngoan cường của Hồng quân và nhân dân Xô Viết, trước sự phản đối của nhân dân Mỹ, cuối cùng chính quyền Mỹ đã buộc phải rút quân, không thi hành chính sách can thiệp vũ trang công khai, mà chuyển sang sử dụng Hội nghị Véc-xây và ủng hộ bọn bạch vệ ở Nga và bạch vệ Ba Lan tiêu diệt chính quyền Xô Viết. Tại Hội nghị Véc-xây, ngày 25-2-1919 Mỹ đã đồng ý với kế hoạch của Thống chế Phốc (người Pháp) về việc mở rộng cuộc can thiệp chống nước Nga Xô Viết bằng cách lôi kéo thêm các nước Đông Âu vào cuộc can thiệp này. Để mỵ dân và lừa bịp dư luận, Mỹ có cử đại diện Bu-lít đến đam phán với chính quyền Xô Viết và được V. Lênin tiếp vào ngày 14-3- 1919. Nhưng khi thấy lực lượng bạch vệ của Đô đốc Côn-sắc đang thắng lớn ở phía đông đang tiến về hướng Mát-xcơ-va, Tổng thống Mỹ Uyn-xơn (cùng Thủ tướng Anh Lôi Joóc- giơ) đã cho triệu hồi Bu-lít và cự tuyệt các đề nghị hòa bình của chính quyền Xô Viết. Khi lực lượng phiến loạn của Côn-sắc bị đập tan, ngày 25-4-1920, quân đội phản động của Ba Lan tấn công nước Nga Xô Viết thì Mỹ (cùng với Anh, Pháp) lại ra sức ủng hộ bằng cách trang bị vũ khí, khí tài chiến tranh cho Ba Lan. Chính sách bao vây, thù địch của Mỹ với nước Nga Xô Viết vẫn tiếp tục sau khi cuộc can thiệp vũ tranh của 14 nước đế quốc cùng cuộc nội chiến phản cách mạng của bọn bạch vệ ở Nga bị đập tan. Từ 1921 trở đi, Nga đã có thể bước vào thời kỳ hòa bình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hầu hết các nước tư bản chủ yếu đã buộc phải chấp nhận sự tồn tại của nước Nga Xô Viết (và sau đó là Liên Xô, từ 1922 trở đi) như một thực tế không thể phủ nhận được. Ngay 16-3-1921, Anh đã ký Hiệp định thương mại với nước Nga Xô Viết, trong đó, Anh đã công nhận trên thực tế (De Facto). Ngày 6-5-1921, Hiệp ước thương mại Nga - Đức cũng được ký kết, rồi tiếp sau đó là Hiệp ước tương tự với Na Uy, Áo, Ý, Đan Mạch và Tiệp Khắc. Nhưng Mỹ vẫn giữ lập trường phủ nhận nước Nga Xô Viết như trước đó. Thậm chí, khi hầu hết các nước tư bản phương Tây đã thừa nhận và chính thức thiết lập quanhệ ngoại giao với Liên Xô (Anh - ngày 2-2-1924; Ý - ngày 7-2-1924; Pháp - ngày 28-10-1924; Trong năm 1924, Liên Xô còn thiếp lập quanhệ ngoại giao với Na Uy, Áo, Thụy Điển, Hy Lạp, Đan Mạch, Mê-hi-cô; năm 1925 với Nhật v.v…), thì phía Mỹ vẫn ngoan cố khăng khăng cự tuyệt các đề nghị bình thường hóa quanhệ với Liên Xô. Chẳng những thế, sau khi Liên Xô thiết lập quanhệ ngoại giao với U-ru-goay (22-8-1926) và chuẩn bị thiết lập quanhệ với Ác-hen-ti-na, Bra-xin, Chi Lê, Vê-nê-zuy-ê-la, Xan-va-đo, Cô-lôm-bi-a và Bô-li- vi-a, thì Mỹ, lợi dụng ảnh hưởng của minh ở “sâu sau” Mỹ La-tinh, đã gây áp lực với các nước này khiến họ không thiết lập quanhệ ngoại giao với Liên Xô. Chính sách bao vây, cô lập Liên Xô như vậy không chỉ ảnh hưởng tới quyền lợi và vị trí của Liên Xô, mà cả quyền lợi, vị trí và uy tín của bản thân nước Mỹ. Phải đến nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống F.Ru-dơ-ven (bắt đầu từ 1933) với việc triển khai học thuyết “Đường lối mới” (New Deal) chính quyền Mỹ mới có bước thay đổi quyết định trong việc bình thường hóa quanhệ với Liên Xô. Cần chú ý là, lúc này, phong trào đấu tranh đòi bình thường hóa quanhệ với Liên Xô ở Mỹ diễn ra rất sôi nổi. Tháng 1-1933, 800 giáo sư và cán bộ giảng dạy ở trường đại học và các trường học khác ở Mỹ đã gửi thư cho Tổng thống F.Ru- dơ-ven vừa trúng cử, yêu cầu thừa nhận Liên Xô. Ngày 24-6-1933, Ủy ban hành pháp Viện Thương mại Hoa Kỳ thống nhất gần 3.000 phiếu ủng hộ. Các viện thương mại ở địa phương cũng ra tuyên bố tương tự. Các thượng nghị sĩ Mỹ khi đó như Rô-bin-xơn, Pít-men v.v… đã công khai tuyên bố rằng, việc thừa nhận và đặt quanhệ ngoại giao với Liên Xô có ý nghĩa quan trọng sống còn về khía cạnh chính trị ở Viễn Đông. Kết quả là sức ép của dư luận trong nước, trước những cố gắng không mệt mỏi của phía Liên Xô để đi đến bình thường hóa quanhệ Xô - Mỹ, tháng 10-1933, Tổng thống F.Ru- dơ-ven đã phải đồng ý đàm phán với Liên Xô về việc bình thường hóa quan hệ. Phía Liên Xô đã luôn sẵn sàng, nên chỉ sau một thời gian ngắn đàm phán, ngày 16-11-1933 hai bên Xô - Mỹ đã trao đổi công hàm chính thức thiết lập quanhệ ngoại giao giữa hai nước. Tuy vậy, cũng phải hai năm sau, năm 1935, rồi 1937 các Hiệp định thương mại Xô - Mỹ mới được ký kết. 3. Như vậy, phải 16 nămsau Cách mạng tháng Mười Nga (1917-1933), Mỹ mới chịu đi tới bình thường hóa quanhệ với Liên Xô. Trong thời gian ấy, phía Liên Xô đã đưa ra nhiều sáng kiến đầy thiện chí để giải quyết các vấn đê trong quanhệ Xô - Mỹ, nhưng quá trình bình thường hóa ấy cũng khôg thể rút ngắn trước hết là do phía Hoa Kỳ. So sánh tiến trình bình thường hóa quanhệ Xô – Mỹ sau Cách mạng tháng Mười Nga - 1917 và quá trình bình thường hóa quanhệ Việt - Mỹ sau chiến tranh Việt Nam (1975 - 1995) không khỏi có phần khập khiễng và kiên cưỡng. Nhưng dù sao lịch sử cũng đã cho thấy chính quyền của các tổng thống Mỹ đều có các nguyên tắc của mình trong việc thiếp lập quanhệ với các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó người ta thấy giữa lời nói và việc làm khoảng cách của chúng quá xa. Thời kỳ trước 1945, phải mất tới 16 năm trời Mỹ mới chịu công nhận một cường quốc như Liên Xô. Thời kỳ sau 1945, trong chiến tranh lạnh, phải mất 23 năm (1949 - 1972), Mỹ mới đi tới bình thường hóa quanhệ với Trung Quốc (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa). Thì, với Việt Nam, sau thất bại đau đớn chưa từng có của Mỹ trong cuộc chiến tranh 1954 - 1975, chính quyền của các tổng thống Mỹ “cần tới” 20 năm (1975 - 1995) để đi tới bình thường hóa quanhệ với Việt Nam, thiết tưởng cũng là điều có thể hiểu được, xét từ các kinh nghiệm của lịch sử. Nhưng nếu tính từ Cách mạng tháng Tám – 1945 thì nước Mỹ “cần tới” đúng 1/2 thế kỷ để đi đến bình thường hóa quanhệ với Việt Nam. Tất nhiên, sự chậm trễ ấy hoàn toàn thuộc về phía Hoa Kỳ. Chúng ta cần nhớ lại rằng, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám - 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt cho nước Việt Nam độc lập, có chủ quyền nhiều lần gửi thư và công hàm tới Tổng thống Mỹ H.Tru-man va Quốc hội Mỹ để nghị Mỹ công nhận va thiết lập quanhệ ngoại giao với Việt Nam. Nhưng cũng nư trường hợp nước Nga Xô Viết sau cách mạng, phía Mỹ đã phớt lờ và từ chối tất cả những đề nghị đây thiện chí của Việt Nam. Chẳng những thế, Mỹ còn giúp Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ I (1946 - 1954) - can thiệp vào Việt Nam, rồi thay thế hẳn Pháp tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 - 1975). Nhưng nhân dân Việt Nam đã thắng. Sau 1975, với truyền thống “lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, đem chí nhân để thay cường bạo”, Chính phủ và nhân dân Việt Nam sẵn sàng khép lại quá khứ để hướng tới tương lai trong quanhệ bình đẳng, hợp tác và phát triển với Mỹ. Nhưng phía Hoa Kỳ một lần nữa lại thiếu thiện chí. Chẳng những không nhanh chóng bình thường hóa quanhệ với Việt Nam, Mỹ còn tiến hành bao vây, phong tỏa, thực hiện cấm vận toàn diện chống Việt Nam. Phải mất 20 năm Mỹ mới đi đến bình thường hóa quanhệ với Việt Nam - sự chậm trễ ấy trách nhiệm trước hết là thuộc về phía Mỹ. Ở đây, Hoa Kỳ dường như vẫn chưa rút ra được những bài học cần thiết từ lịch sử. Không phải đợi đến bây giờ mà ngay từ năm 1947, Hồ Chủ tịch đã nêu rõ chính sách đối ngoại của Việt Nam là “muốn là bạn với mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai” (8) . Nhưng nhiều đời tổng thống Mỹ lại cứ muốn gây thù oán với Việt Nam, và khi chiến tranh chấm dứt, họ lại chậm trễ, cố tình muộn màng trong việc giải quyết thù oán ấy. Nếu Hoa Kỳ quả thật chưa rút được những bài học nghiêm túc từ lịch sử, thì liệu người ta có quá đáng không khi tự hỏi rằng, vậy Mỹ định là nước cuối cùng trên hành tinh này sẽ công nhận - bình thường hóa quanhệ với Cu-ba hay sao? . Quan hệ quốc tế sau năm 1917 Trong lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại, quan hệ Xô – Mỹ trước đây (và Nga – Mỹ hiện nay) luôn có vị trí đặc biệt quan. bình thường hóa quan hệ Xô – Mỹ sau Cách mạng tháng Mười Nga - 1917 và quá trình bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ sau chiến tranh Việt Nam (1975 - 1995)