Hình ảnh nhật thực tại thành phố New Dehli vào sáng 22/7. Ảnh: Reuters. Nhât thực lúc9h 22’ GMT+7 • Những điều thú vị về nhật thực • Chim và động vật thường chuẩn bị ngủ hoặc có những hành vi kỳ lạ khi nhật thực xảy ra. Dưới đây là những sự thật ít được biết đến về nhật thực. > Nhật thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21 • 1. Nhật thực dài nhất trong lịch sử nhân loại kéo dài 7,5 phút. • 2. Chúng ta không thể nhìn thấy nhật thực toàn phần cho tới khi hơn 90% mặt trời bị che khuất bởi mặt trăng. NHẬT THỰC NGÀY 22/7/2009 • 3. Khi 99% mặt trời bị che khuất, ngày sẽ trở thành đêm ở những khu vực nhìn thấy nhật thực. • 4. Trong khoảng thời gian hơn 5000 năm - từ năm 2000 trước Công nguyên và năm 3000 sau Công nguyên - cư dân trên trái đất từng được chiêm ngưỡng nhật thực 11.898 lần. • 5. Số lượng nhật thực tối đa trong một năm bất kỳ là 5, bao gồm nhật thực toàn phần, một phần hoặc vành khuyên. Tại mọi vị trí trên trái đất, chúng ta luôn có cơ hội ngắm nhật thực ít nhất hai lần trong năm. NHẬT THỰC NGÀY 22/7/2009 • 6. Khi nhật thực xảy ra chim và động vật thường đi ngủ hoặc tỏ ra hoang mang. • 7. Mọi nhật thực luôn bắt đầu vào lúc bình minh tại một điểm nào đó trong lộ trình của nó và kết thúc khi mặt trời lặn. Điểm kết thúc cách vị trí bắt đầu khoảng nửa vòng trái đất. Nhật thực toàn phần hôm nay bắt đầu lúc mặt trời mọc ở Ấn Độ và chấm dứt vào lúc hoàng hôn ở bán cầu đông. • 8. Cứ 18 năm và 11 ngày nhật thực gần giống hệt nhau (toàn phần, một phần hoặc vành khuyên) xảy ra một lần. Người ta gọi đó là chu kỳ Saros. NHẬT THỰC NGÀY 22/7/2009 • 9. Trong thời gian nhật thực diễn ra, bóng của nó di chuyển với tốc độ 1.770,28 km/h ở xích đạo và lên tới 8.046,73 km/h ở cực bắc và cực nam. 10. Bóng của nhật thực có chiều rộng xấp xỉ 273,59 km. Khi nhật thực toàn phần xảy ra, nhiệt độ ở những vùng chìm trong bóng tối có thể giảm tới 20 độ C so với thời điểm trước nhật thực. • 11. Trước khi đồng hồ nguyên tử ra đời, những tài liệu nghiên cứu nhật thực từ thời cổ đại cho phép giới thiên văn phát hiện trái đất quay chậm 0,001 giây trong một thế kỷ. NHẬT THỰC NGÀY 22/7/2009 • 12. Nếu tính trung bình thì cứ một hoặc hai năm nhật thực toàn phần xảy ra một lần. Tuy nhiên, nhật thực toàn phần chỉ có thể được quan sát từ một dải đất hẹp chiếm chưa tới 1% diện tích địa cầu. • 13. Nhật thực hôm nay kéo dài tới 6 phút 39 giây do nó xảy ra chỉ vài giờ sau khi mặt trăng tiến tới cận điểm (điểm gần trái đất nhất trong quỹ đạo của nó). Ở khoảng cách gần như vậy, kích thước của mặt trăng lớn hơn mặt trời 8% đối với người quan sát từ trái đất. Vì thế mà bóng của nhật thực hôm nay lớn hơn bóng của tất cả nhật thực sẽ xảy ra trong thế kỷ 21. NHẬT THỰC NGÀY 22/7/2009 • 14. Chúng ta không bao giờ quan sát được nhật thực toàn phần nếu đứng ở Nam Cực và Bắc Cực. • 15. Vào ngày 11/7/2010, người dân châu Á sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng nhật thực dài thứ ba trong thế kỷ.