Hướng dẫnháttậpthểHáttậpthể là một nội dung rất cần thiết trong mọi hoạt động của thanh niên chúng ta, vì háttậpthể vừa hể hiện tính năng động, trẻ trung, sôi nổi của thanh niên, đồng thời háttậpthể còn lá kiểu mời gọi mọi người hãy nhanh chân đến với nhau qua những buổi họp mặt, các hội nghị, các buổi lễ hội, các đêm giao lưu . Hát được những bài háttậpthể còn là chiếc vé chắc chắn để hội nhập, hòa đồng, hiểu biết lẫn nhau của thanh niên chúng ta. Vậy làm thế nào để thanh niên chúng ta hát được những bài háttậpthể ? Mời các bạn tham khảo các nội dung sau đây : I.Công việc chuẩn bị : 1.Người hướngdẫn : -Phải hiểu thật rõ bài hát mình sắphướng dẫn cho tậpthể như : nhịp, cao độ, tone bài hát, tố chất phù hợp. -Xuất xứ của bài hát ( ra đời trong hoàn cảnh nào ? Thời gian nào ? ) để thể hiện cho đúng tâm trạng. Tìm các từ khó để giải thích cho mọi người hiểu đúng ý tác giả. -Chia bài hát thành từng đoạn ngắn để tậpdần cho đến hết. Khi phân đoạn cần cho tròn khuôn nhịp và tròn cả lời đoạn đó. Thí dụ : trong bài hát "Bốn phương trời" : Nên : Bốn phương trời ta về đây chung vui. Không nên : Bốn phương trời ta về ( rât khó hát ) 2.Hiểu được đối tượng : -Số lượng, nam, nữ, tuổi, nghề nghiệp . -Trình độ thưởng thức âm nhạc, nhạc lý của họ . -Có thường xuyên háttập thể, có thích háttậpthể . -Hiểu được các yếu tố này chúng ta sẽ dễ dàng mời gọi họ cùng hát, dễ phân đoạn bài hát ngắn hoặc dài, tập nhanh hay chậm, tập dễ hay khó… 3.Điều kiện phục vụ cho lúc tập : -Phòng tập, nơi tập . -Đàn, âm thanh, bảng, phấn viết . -Bài hát cho từng người hay đọc chép . -Nước uống . II.Cách hướngdẫnháttậpthể : 1.Nên nói qua xuất xứ bài hát, giải thích từ khó, tên tác giả ( nếu là bài hát phỏng thơ thì nói rõ tên bài thơ ), nhịp điệubài hát, phát cho mỗi người một bài hoặc đọc chậm cho ghi. Sau cùng hát một vài lần cho mọi người để làm quen với bài hát. 2.Bắt đầu hướngdẫn hát, nên hướngdẫn từng đoạn, nếu khối đông tiếp thu nhanh thì có thể mở rộng đoạn dài hơn hoặc tiếp thu chậm thì thu ngắn lại. Nếu chậm hơn nữa thì nên cho nói bài hát theo nhịp, khi đúng rồi mới chuyển sang hát. 3.Lúc đầu có thểhát chậm hơn so với yêu cầu bài hát. Khi quen rồithì nâng tốc độ cho đúng. Ngoài ra, khi tập thỉnh thoảng nên khen, động viên vài cá nhân và nhóm hát tốt. III.Củng cố lại, sửa sai để hoàn thiện bài hát : 1.Hát mẫu lại bài hát lần cuối ( có lưu ý các đoạnkhó hát, các đoạn đảo nhịp, các nơi có luyến láy, các nơi cần hát to, nhỏ để thể hiện tình cảm của bài hát .) 2.Chia tập hể thành từng tổ, nhóm nhỏ để thi đua cùng với nhau qua bài hát vừa tập xong. Dành phần nhận xét cho các tổ, nhóm trước khi người hướngdẫn nhận xét. Chỉ rõ các nơi hát sai, hát lại để tậpthể sửa sai. 3.Nhắc nhở các yêu cầu các bạn rong tậpthể về tự tập lại, hát thường xuyên, nếu không sẽ quên đi. Có thể tìm nơicác tậpthể khác hoặc nghe đài có bài hát đó để nghe thêm, tốt nhất là học thuộc bài hát đó sau khi học hát xong. (sưu tầm) __________________ HÁT, MÚA TẬPTHỂ TRONG SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG I. HÁTTẬPTHỂ 1. Mục đích, ý nghĩa Trong một cuộc gặp mặt đông vui, trước cuộc họp chi đoàn, chi hội, chi đội, những khuôn mặt trẻ trung, rạng rỡ, những lời ca tiếng hát cùng tiếng vỗ tay và tiếng cười sảng khoái. Đó là hình ảnh đẹp đẽ thể hiện tình bạn, tình đồng chí của mỗi tậpthể thanh thiếu nhi. Háttậpthể trong sinh hoạt Đoàn, Hội, Đội, sinh hoạt thanh thiếu nhi là hoạt động cần thiết không thể thiếu được của giới trẻ. Nó là nhịp cầu, là sự giao lưu, khởi động đầy hứng thú sôi nổi, tạo ấn tượng mạnh mẽ cho từng cá nhân và cho cả tập thể. Đồng thời với ý nghĩa, nội dung của từng thể loại, bài hát sẽ tạo được tình cảm với những sắc thái khác nhau, góp phần giáo dục ý thức tập thể, tinh thần đoàn kết thân ái trong một tậpthể vững mạnh. Háttậpthể góp phần giáo dục ý thức thẩm mỹ, sự cảm thụ nghệ thuật cho mỗi thành viên, Nó luôn kích thích lôi cuốn người tham dự cùng hát, cùng vỗ tay theo từng lời, tiết tấu, nhịp điệu của bài hát. 2. Những điều cần chú ý khi điều khiển háttập thể. a) Lựa chọn bài hát cho phù hợp, đây là bước rất quan trọng không thể tuỳ tiện. Bài hát được lựa chọn cần phù hợp với số lượng thành viên tham dự, phù hợp với chủ đề của buổi sinh hoạt, phù hợp với không gian, địa điểm nơi diễn ra cuộc họp. Chẳng hạn, trong một hội nghị với hàng trăm người tham dự với thành phần rất khác nhau thì nên chọn một bài hát thật quen thuộc và dễ hát. Nhưng trong sinh hoạt chi đoàn, chi hội với số lượng ít thì có thểhát những bài mà các bạn trẻ ưa thích. b) Giới thiệu bài hát, mời hát linh hoạt kèm theo những động tác cần thiết cũng là một nghệ thuật của người điều khiển. Bắt nhịp bài hát rõ ràng, chính xác, đúng nhịp phách, đúng cao độ, trường độ, sẽ làm tăng hiệu quả của việc háttập thể. Khéo xử lý tình huống bất trắc có thể xảy ra (bắt giọng cao hay thấp quá) cũng tạo nên bầu không khí vui tươi, phấn khởi trong tập thể. c) Có thể chọn một số bài hát mới đơn giản để tập cho mọi người trước buổi sinh hoạt tập thể. Những nhạc sĩ có tài thường sáng tác được những bài hát như vây. Ví dụ bài "Nụ cười hồng" của Lê Quốc Thắng chỉ có 4 câu rất dễ thuộc, dễ nhớ, nhịp phách đơn giản rất dễ hát. Trong 5 phút mọi người có thể thuộc và hát được ngay. d) Kết hợp háttậpthể với trò chơi tậpthể là một nét độc đáo trong phong cách điều khiển của ngươì cán bộ Đoàn, Hội, Đội. Hát liên khúc, hát đuổi, hát theo nhịp vỗ tay . có thể sử dụng các hình thức, phương pháp của câu lạc bộ các bạn yêu nhạc do đài truyền hình phối hợp với Đài tiếng nói Việt Nam tổ chức trong sinh hoạt văn nghệ tậpthể (thi hát theo từng chủ đề: Cây, con, sông, biển). 3. Tậphát cho tậpthể a) Đây là một việc làm tưởng dễ, nhưng không phải bất kỳ ai hễ cứ thuộc bài hát là có thểtập được cho người khác. Hướngdẫn một bài hát mới cho tậpthể cũng cần có phương pháp, nghĩa là làm cho mọi người dễ thuộc, dễ tiếp thu và có thể tự hát được một cách nhanh nhất. b) Tậphát cho tập thể, có thể tiến hành theo các bước sau đây: - Hát trước 1-2 lần để cho mọi người cảm nhận tiết tấu, giai điệu của bài hát. - Chép lời của bài hát (trên bảng nếu có) và phân tích ý nghĩa của lời ca để mọi người bước đầu nhận biết được tính chất, thể loại của bài hát (hành khúc, trữ tình, dân ca .) Tập từng câu một với giọng vừa phải (không cao quá, không thấp quá), chú ý những chỗ khó hát (luyến, láy ngắt âm) - Bài hát có thể có nhiều đoạn, có thểtập từng đoạn một, thuộc hết đoạn này mới sang đoạn khác. - Sửa ngay những chỗ mà nhiều người hát sai (về cao độ, trường độ) nhất là những lỗi theo quán tính (đã biết sơ sơ nhưng không chính xác) - Nếu có thời gian, cần gọi một vài bạn lên hát đơn ca, hoặc chia nhóm để thi xem nhóm nào hát đúng, hát hay (nhận xét lẫn nhau) - Ôn luyện thường xuyên, mỗi cá nhân cần tự nhẩm lại bài hát sau khi tập. Có như vậy mới chóng thuộc và có thể tham gia háttậpthể một cách vui vẻ, tự nhiên. - Tậphát cho tập thể, nên điều quan trọng là thuộc bài hát, sau mới lưu ý đến hát đều (cao độ, trường độ, ngân, nghỉ). Khi tất cả cùng thuộc bài hát vừa tập mới quan tâm đến việc thể hiện tình cảm của bài hát. - Có thể "nhại lại" (mang tính chất vui vẻ) những chỗ hát sai, hát ê-a, để tạo dấu ấn, giúp mọi người nhanh chóng tự sửa lỗi của mình. - Có thểhát mẫu khi sử dụng những yếu tố sơ đẳng của kỹ thuật thanh nhạc: lấy hơi, nhả chữ, giọng cổ, giọng mũi, ngân dài . 4. Các loại bài háttậpthể thông dụng a) Các bài hát theo qui định (nghi lễ nghi thức) - Quốc ca - Quốc tế ca - Lãnh tụ ca - Ca ngợi Đảng Cộng sản Việt Nam - Thanh niên làm theo lời Bác - Lên đàng - Tiến lên đoàn viên b) Những ca khúc cách mạng quen thuộc - Màu cờ tôi yêu (Phạm Tuyên) - Việt Nam ơi mùa xuân đến rồi (Huy Du) - Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ (Triều Dâng) - Hành khúc thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh (Văn Dung) - Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân (Huy Thục) - Đêm Trường Sơn nhớ Bác - Như có Bác trong ngày vui đại thắng (Phạm Tuyên) - Cuộc đời vẫn đẹp sao (Phan Huỳnh Điểu) (Có thể tham khảo tập bài hát "100 ca khúc chào thế kỷ" Nxb Thanh niên Hà Nội, 2000 do Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương Đoàn phát hành đến tận cơ sở). II. NHẢY MÚA TẬPTHỂ 1. Vài nét về nghệ thuật nhảy múa sinh hoạt Nghệ thuật nhảy múa rất đa dạng, nhiều màu sắc cả về nội dung và hình thức. Đó vừa là một bộ môn của nghệ thuật sân khấu, vừa là một món ăn tinh thần hàng ngày của quần chúng, đặc biệt là thanh thiếu nhi. Nhảy múa trong sinh hoạt cộng đồng là loại hình sinh hoạt phổ cập có tính chất truyền thống ở nhiều nước trên thế giới. Chúng ta đã từng chứng kiến nhiều điệu nhảy thú vị như: Xoè vòng của dân tộc Thái ở Tây Bắc, "Lăm Vông" của các bộ tộc Lào, Tăng-gô, Van-Xơ ở Châu Âu, Cha-Cha-Cha, Rum Ba ở Châu Mỹ, . - Nhảy múa sinh hoạt phát triển các yếu tố dân gian, các động tác đơn giản được lặp đi lặp lại, dễ học, dễ nhớ và mang tính quần chúng cao, từ các cháu mẫu giáo, thanh thiếu nhi đến những người cao tuổi. Nhảy múa sinh hoạt là một hoạt động văn hoá lành mạnh làm cho cuộc sống thêm vui tươi, phấn khởi, lạc quan, yêu đời, đồng thời cũng có tác dụng thư giãn sau những giờ lao động mệt mỏi. Đó là phương tiện giao lưu tình cảm thắt chặt tình đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau, xích lại gần nhau giữa các thành viên trong cộng đồng. Nhảy múa sinh hoạt là hình thức vận động, kết hợp nhiều yếu tố: nghe, nhìn, nhảy múa, ca hát làm cho con người thêm nhanh nhẹn hoạt bát. Đồng thời qua đó góp phần giáo dục ý thức thẩm mỹ lành mạnh, tiến bộ. 2. Phương pháp tổ chức nhảy múa tậpthể a) Đội hình thường gặp là nhảy vòng tròn, nhảy đôi hoặc nhảy tự do Đội hình vòng tròn thường được sử dụng trong các đêm lửa trại (kết thành nhiều vòng tròn mà tâm là đống lửa trại), trong các cuộc vui liên hoan khi gặp mặt hoặc chia tay.Nhảy múa tậpthể với đội hình vòng tròn thường được thực hiện theo nhạc của những bài hát sinh hoạt cộng đồng như Nối vòng tay lớn của Trịnh Công Sơn, Như có Bác trong ngày vui đại thắng của Phạm Tuyên hoặc các bài hát dùng trong Đêm lửa trại. Đặc điểm là dễ tập, dễ nhảy, kể cả những người chưa biết cũng có thể tham gia, như bạn bè người xung quanh học và làm theo các động tác của họ. Nhảy đôi thường được áp dụng cho các điệu vũ quốc tế như Cha- cha-cha, Rum-Ba,Van-xơ khi hội vui lên cao trào, mọi người có thể nhảy tự do (theo cách là được học hoặc tự nhảy theo ý của mình). Khi nhảy tự do điều quan trọng không còn là ở chỗ phải đúng động tác, đúng qui cách nữa mà chủ yếu là để thể hiện lòng say mê, hứng khởi của bản thân đối với bạn bè, đồng chí, với tập thể, thể hiện "vui hết mình" b) Tổ chức nhảy múa tậpthể - Phải có người chủ trò, vừa đóng vai người dẫn chương trình, vừa điều phối phát động lực lượng nòng cốt châm ngòi, từ đó cuốn hút mọi người cùng tham gia đông đảo. - Người chủ trò chỉ huy dàn nhạc (hoặc đàn oóc, hoặc băng nhạc có sẵn) một số bạn có giọng hát tốt hát theo dàn nhạc để làm nền cho điệu nhảy. - Đặc biệt trong các cuộc vui liên hoan của thanh niên, thường có các vị đại biểu của cấp uỷ Đảng, chính quyền, đại diện các đoàn thể khác (công đoàn, phụ nữ .) tham dự. Vì vậy cần cử một số bạn trẻ đến mời các vị đại biểu cùng tham gia nhảy múa chung vui cùng thanh niên. - Chú ý nên kết thúc khi cuộc vui đạt đến đỉnh cao, không nên để đến lúc cuộc vui đã tàn dễ gây tâm lý nhàm chán. Kết thúc như vậy sẽ gây được dấu ấn sâu sắc trong lòng người tham dự. - Cũng hết sức tránh hiện tượng có một số bạn nhân cuộc vui mà đưa vào những trò đùa quá chớn như xuyên tạc bài hát, xuyên tạc các điệu nhảy múa, gây cười thiếu văn hoá . . Hướng dẫn hát tập thể Hát tập thể là một nội dung rất cần thiết trong mọi hoạt động của thanh niên chúng ta, vì hát tập thể vừa hể hiện. khi tập. Có như vậy mới chóng thuộc và có thể tham gia hát tập thể một cách vui vẻ, tự nhiên. - Tập hát cho tập thể, nên điều quan trọng là thuộc bài hát,