bài kinh tế

20 152 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
bài kinh tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phân tích và lấy một ví dụ minh hoạ về một hãng cạnh tranh hoàn hảo và chỉ rõ cách thức hãng này lựa họn sản lượng và lợi nhuận khi giá thị trường thay đổi trong cả ngắn hạn và dài hạn.

LỜI NÓI ĐẦU Sau khi gia nhập WTO, Thị trường hàng hoá Việt Nam ngày càng sôi động. Thị trường nông sản không nằm ngoài quy luật đó. Cạnh tranh hoàn hảo là cạnh tranh trong một mô hình kinh tế được mô tả là một mẫu kinh tế thị trường lý tưởng, ở đó có nhiều người mua và nhiều người bán độc lập với nhau, không người mua người bán nào có ảnh hưởng đến giá thị trường. Cạnh tranh hoàn hảo được cho là sẽ dẫn đến hiệu quả kinh tế cao. Thị trường nông sản là sự lựa chọn tối ưu nhất để minh hoạ cho thị trường CTHH vì nó mang khá đầy đủ đặc trưng của một thị trường CTHH. Vì vậy nhóm lựa chọn các hộ trồng cà phê ở Tây Nguyên mà không phải một doanh nghiệp để minh hoạ cho một hãng CTHH. Trước tình hình thị trường cà phê luôn có sự biến động về giá từng giờ, từng ngày việc lựa chọn sản lượng bán ra và bán vào thời điểm nào là quyết định quan trọng ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận và thu nhập của các hộ trồng cà phê. Dựa trên cơ sở lý thuyết đã được cô giáo giảng dạy, nhóm thực hiện đề tài: “Phân tích và lấy một ví dụ minh hoạ về một hãng cạnh tranh hoàn hảo và chỉ rõ cách thức hãng này lựa họn sản lượng và lợi nhuận khi giá thị trường thay đổi trong cả ngắn hạn và dài hạn.” . 1 1 A.CƠ SỞ LÝ THUYẾT I.KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì thị trường chỉ địa điểm hay không gian của trao đổi hàng hoá, đó là nơi gặp gỡ giữa người bán, người mua, hàng và tiền và ở đó diễn ra các hoạt động mua bán. Như vậy, phạm vi của thị trường được giới hạn thông qua việc xem xét bản chất hành vi tham gia thị trường, ở đâu có sự trao đổi, buôn bán, có sự lưu thông hàng hoá thì ở đó có thị trường. Đây là cách hiểu thị trường gắn với yếu tố địa lý của hành vi tham gia thị trường, đòi hỏi phải có sự hiện hữu của đối tượng được đem ra trao đổi. Nếu hiểu theo nghĩa rộng thì thị trường là các hiện tượng kinh tế được phản ánh thông qua trao đổi và lưu thông hàng hoá cùng với các quan hệ kinh tế giữa người và người trong quá trình trao đổi, mua bán hàng hoá và các dịch vụ. Thị trường là tổng thể những thoả thuận, cho phép những người bán và người mua trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Như vậy, thị trường không nhất thiết phải là một địa điểm cụ thể như cách hiểu theo nghĩa hẹp trên. Người bán và người mua có thể không trực tiếp trao đổi, mà có thể qua các phương tiện khác để thiết lập nên thị trường. Theo David Begg, thị trường là tập hợp các sự thoả thuận thông qua đó người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Theo cách hiểu này thì người ta nhấn mạnh đến các quan hệ trao đổi cũng như thể chế và các điều kiện thực hiện việc mua bán. I.KHÁI NIỆM THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO. Khi xem xét trên góc độ cạnh tranh hay độc quyền, tức là xem xét hành vi của thị trường, các nhà kinh tế phân loại thành các cấu trúc thị trường dựa trên các tiêu thức cơ bản như:số lượng người bán và người mua,loại sản phẩm, sức mạnh thị trường của người bán và người mua,các trở ngị gia nhập thị trường, hình thức cạnh tranh phi giá.cạnh tranh hoàn hảo là một cấu trúc thị trường cơ bản. 2 2 Khái niệm: Cạnh tranh hoàn hảo là cạnh tranh trong một mô hình kinh tế được mô tả là một mẫu kinh tế thị trường lý tưởng, ở đó có nhiều người mua và nhiều người bán độc lập với nhau, không người mua người bán nào có ảnh hưởng đến giá thị trường. Cạnh tranh hoàn hảo được cho là sẽ dẫn đến hiệu quả kinh tế cao. II.CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA THỊ TRƯỜNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO. 1, Có nhiều người mua và nhiều người bán độc lập với nhau. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo có rất nhiều người mua và người bán, mà mỗi người trong họ hành động độc lập với tất cả những người khác và chỉ bán ( hoặc mua ) môt phần rất nhỏ trong lượng cung thị trường.Những giao dịch bình thường của một người mua ( người bán ) không ảnh hưởng đến giá mà các giao dịch được thực hiện. 2, Tất cả đơn vị hàng hoá được coi là giống nhau. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, sản phẩm là đồng nhất tức có khả năng thay thế hoàn hảo. Chẳng hạn thị trường than đá thuộc cùng một cấp chất lượng, hoặc thị trường xăng, mỗi đơn vị là bản sao cả một đơn vị bất kì khác, Bởi vậy người mua không bao giờ phải quan tâm đến việc họ mua các đơn vị đó của ai. 3, Tất cả người mua và người bán đều có thông tin đầy đủ liên quan đến việc trao đổi hàng hoá. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, mọi người biết tất cả đặc trưng của các mặt hàng trao đổi; biết tất cả giá người bán đòi và giá người mua trả. Mọi người có liên hệ mật thiết với nhau và các thông tin giữa họ là liên tục. 4, Không có gì cản trở việc gia nhập hoạc rút lui khỏi thị trường Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, mỗi người đều phải được tự do trở thành người mua hoặc người bán, được tự do gia nhập thị trường và đươc trao đổi ở cùng một mức giá như những người trao đổi hiện hành. Tương tự, nó đòi hỏi không có trở ngại nào ngăn không cho một người nào đó thôi không là người mua hoặc người bán trong thị trường và vì thế rút khỏi thị trường. 3 3 III. ĐẶC TRƯNG CỦA HÃNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO. Hãng cạnh tranh hoàn hảo không có sức mạnh thị trường, không có khả năng kiểm soát giá do sản lượng của hãng là nhỏ so với cung của thị trường. Hãng cạnh tranh hoàn hảo có thể bán tất cả sản lượng của mình ở mức giá thị trường, nếu hãng đặt giá cao hơn thì sẽ không bán được hàng hoá vì người tiêu dùng sẽ mua của hãng khác. Hãng cạnh tranh hoàn hảo có sản lượng quá nhỏ so với thị trường, do đó các quyết định sản lượng cả hãng không có ảnh hưởng đáng kể đến tổng sản lượng hoặc giá trên thị trường. Đường doanh thu cận biên của hãng CTHH co dãn hoàn toàn, là đường nằm ngang song song với trục hoành và trùng với đường cầu. IV.ĐƯỜNG CẦU CỦA THỊ TRƯỜNG VÀ ĐƯỜNG CẦU CỦA HÃNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO. 4 4 1, Đường cầu thị trường. Đường cầu thị trường của thị trường luôn là đường dốc xuống dưới. H1, Đường cầu thị trường 2, Đường cầu của hãng cạnh tranh hoàn hảo. Đường cầu của hãng CTHH luôn là đường nằm ngang song song với trục hoành tại mức giá thị trường. Đường doanh thu cận biên của.hãng CTHH chính là đường cầu và trùng với đường doanh thu bình quân. H2, Đường cầu của hãng CTHH V.ĐIỀU KIỆN TỐI ĐA HOÁ LỢI NHUẬN CỦA HÃNG CẠNH TRANH HOÀN HẢO TRONG NGẮN HẠN. Lợi nhuận là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, nên để tìm ra sản lượng tối đa hoá lợi nhuận ta phải phân tích doanh thu và chi phí của nó.Tổng doanh thu là TR = P*Q. tổng chi phí cũng phụ thuộc vào sản lượng. Do đó, lợi nhuận của doanh nghiệp là: Π (Q) = TR (Q) – TC (Q) Để tối đa hoá lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ chọn sản lượng sao cho chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí là lớn nhất. Hình(c) cho thấy đường tổng doanh thu là đường thẳng vì với một P 0 D Q P 0 D Q 5 5 0 TC Q 0 Q* Π TR Q A TR,TC H3, Tối đa hoá lợi nhuận trong ngắn hạn mức giá đã cho, tổng doanh thu tỉ lệ thuận với sản lượng.Độ dốc của đường tổng doanh thu là doanh thu cận biên. Độ dốc này cho thấy tổng doanh thu tăng thêm bao nhiêu khi sản lượng tăng thêm một đơn vị. Vì có chi phí cố định và chi phí biến đổi, nên tổng chi phí không phải là đường thẳng. độ dốc của đường tổng chi phí là chi phí cận biên – nó cho biết tổng chi phí tăng bao nhiêu khi sản lượng tăng thêm một đơn vị. Ở các mức sản lượng thấp lợi nhuận âm ( Π < 0 ) vì doanh thu không đủ để bù đắp chi phí. Doanh thu cận biên lớn hơn chi phí cận biên nói lên rằng,, tăng sản lượng sẽ làm tăng lợi nhuận, khi sản lượng tăng lợi nhuận có thể dương ( với Q > Q 0 ) và tăng cho đến khi sản lượng đạt tới Q*. Ở đó doanh thu cận bên bằng chi phí cận biên, Q* là sản lượng tối đa hoá lợi nhuận. Tại Q* hãng có Π max . Sau mức sản lượng Q*,doanh thu cận biên nhỏ hơn chi phí cận biên, lơị nhuận giảm. Ta cũng có thể chứng minh quy tắc này bằng đại số như sau: Π = TR – TC . Π đạt cực đại ở điểm một đơn vị sản lượng tăng làm cho Π không thay đổi, nghĩa là: ΔΠ/ΔQ = 0 ΔΠ = ΔTR _ ΔTC ΔQ ΔQ ΔQ Mà ΔTR/ΔQ = MR, ΔTC/ΔQ = MC. Do đó lợi nhuận đạt cực đại khi: MR = MC Vì doanh nghiệp CTHH có P = MR nên điều kiện tối đa hoá lợi nhuận của hãng CTHH là: P = MC 6 6 VI. LỰA CHỌN SẢN LƯỢNG VÀ LỢI NHUẬN CỦA HÃNG CTHH TRONG NGẮN HẠN. 4 trường hợp có thể xảy ra đối với một hãng CTHH trong ngắn hạn. 1, Trường hợp 1: Đường giá đi qua trên điểm chi phí bình quân tối thiểu: P>ATCmin Hãng có lợi nhuận dương: Π>0 2, Trường hợp 2 Đường giá đi qua điểm tổng chi phí bình quân tối thiểu: P=ATCmin Hãng hoà vốn: Π=0. Khi điều này xảy ra, hãng không có động cơ rời bỏ hoặc gia nhập thị trường này. 7 7 P,C,R P 0 A E MC P=MR=AR Q* Q ATC ATC min Lợi nhuận 0 ATCmin P,C, R P 0 0 E MC ATC P=MR=AR ATCmin Q* Q H4, Hãng có lợi nhuận dương H5, Hãng hoà vốn 8 8 3, Trường hợp 3: Đường giá đi qua dưới điểm tổng chi phí bình quân tối thiểu và trên điểm chi phì biến đổi bình quân tối thiểu: AVC min<P<ATCmin Hãng sẽ bị thua lỗ (S1) nhưng vẫn tiếp tục sản xuất để tối thiểu hoá lỗ vốn, bù đắp được một phần chi phí cố định. 4, Trường hợp 4 : Đường giá đi qua hoặc qua dưới điểm tổng chi phí bình quân tối thiểu: P ≤ ATCmin Hãng lỗ vốn Chi phí cố địmh không liên quan đến quyết định sản lượng của hãng trong ngắn hạn, nhưng lại là yếu tố quyết định đối với việc xem xét có nên rời bỏ nghành trong dài hạn hay không. 0 ATC P 0 LỖ MAX MC AVC P=MR=AR P Q* Q H7, Hãng có lợi nhuận âm bằng hoặc lớn hơn chi phí cố định 9 9 P,C,R C 0 P 0 C 1 0 MC ATC AVC Q* Q S1 S2 Lỗ vốn Một phần chi phí cố định được bù đắp A B C H6, Hãng có lợi nhuận âm nhỏ hơn chi phí cố định VII. ĐƯỜNG CUNG TRONG NGẮN HẠN. 1, Đường cung ngắn hạn của hãng cạnh tranh hoàn hảo. Đường cung của hãng cho thấy, hãng sẽ sản xuất sản lượng nào ở moõi mức giá. Như ta đã biết, các hãng CTHH sẽ tăng sản lượng đến điểm mà ở đó giá bằng chi phí cận biên, và sẽ đóng cửa nếu giá nhỏ hơn chi phí biến đổi bình quân tối thiểu. Vì thế đường cung ngắn hạn của hãng CTHH là đường chi phí cận biên MC, phần nằm trên điểm AVC min . Đường cung ngắn hạn của hãng CTHH dốc lên, do ảnh hưởng của quy luật hiệu suất giảm dần đối với một hoặc nhiều yếu tố sản xuất. 2, Đường cung ngắn hạn của thị trường CTHH. Đường cung ngắn hạn của thị trường cho thấy, khối lượng sản phẩm mà nghành sẽ sản xuất trong ngắn hạn ở mỗi mức giá. Sản lượng vủa nghành là tổng lượng cung của tất cả các hãng. Vì thế đường cung thị trường là tổng chiều ngang đường cung của các hãng. 10 10 MC P 0 Q C D ∙ B P1 P2 P3 P4 A ATC AVC AVC min H7, Đường cung ngắn hạn của hãng CTHH . luật đó. Cạnh tranh hoàn hảo là cạnh tranh trong một mô hình kinh tế được mô tả là một mẫu kinh tế thị trường lý tưởng, ở đó có nhiều người mua và nhiều người. thì thị trường là các hiện tượng kinh tế được phản ánh thông qua trao đổi và lưu thông hàng hoá cùng với các quan hệ kinh tế giữa người và người trong quá

Ngày đăng: 06/09/2013, 17:58

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan