Đề thilại môn Ngữ văn Lớp 9 năm học 2008 - 2009 PHÒNG GD – ĐT SƠN HOÀ TRƯỜNG THCS SƠN NGUYÊN ĐỀ THILẠI MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 NĂM HỌC 2008 -2009 (Thời gian thi 90 phút không kể thời gian phát đề ) ĐỀ: I. LÍ THUYẾT : ( 5 đ ) 1. Hãy nêu rõ các thành phần biệt lập đã học và cho ví dụ minh hoạ từng thành phần cụ thể. ( 2,5 đ ) 2. Hãy chép lại bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Và nêu ngắn gọn ý nghóa của bài thơ đó. ( 2,5 đ ) II. LÀM VĂN : (5 đ ) Làm thành một bài văn hoàn chỉnh cho đề sau: Đề : Nêu suy nghó của bản thân sau khi học qua bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. Hết Trường THCS Sơn Nguyên 1 Đề thilại môn Ngữ văn Lớp 9 năm học 2008 - 2009 PHÒNG GD – ĐT SƠN HOÀ TRƯỜNG THCS SƠN NGUYÊN ĐÁP ÁN ĐỀ THILẠI MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 NĂM HỌC 2008 -2009 (Thời gian thi 90 phút không kể thời gian phát đề ) ĐÁP ÁN: I.LÍ THUYẾT: ( 5 đ ) 1. Các thành phần biệt lập đã học là: (2,5 đ ) * Nội dung đáp án: a. Thành phần tình thái: là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. Ví dụ minh hoạ: Sáng nay, chắc chắn anh ấy sẽ đến. b. Thành phần cảm thán: là thành phần dùng để bộc lộ tâm lí của người nói trong câu. Ví dụ minh hoạ: Trời ơi, sao tôi khổ thế này? c. Thành phần gọi – đáp: là thành phần được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp. Ví dụ minh hoạ: Thưa thầy, em vào lớp ạ! d. Thành phần phụ chú: là thành phần dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Ví dụ minh hoạ: Nó không hiểu tôi, tôi nghó vậy, nên tôi thấy hơi buồn. * Cách ghi điểm: - Viết đầy đủ các thành phần biệt lập 1,25 đ . - Cho ví dụ đầy đủ và đúng 1,25 đ . - Nếu chưa đầy đủ và chưa đúng thì tuỳ theo từng trường hợp mà cân đối số câu với thang điểm mà ghi điểm cho phù hợp. Trường THCS Sơn Nguyên 2 Đề thilại môn Ngữ văn Lớp 9 năm học 2008 - 2009 2. Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải: * Nội dung đáp án: MÙA XUÂN NHO NHỎ Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. Mùa xuân người cầm súng Lôïc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao … Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước. Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hoà ca Một nốt trầm xao xuyến. Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc. Mùa xuân – ta xin hát Câu Nam ai, Nam bình Nước non ngàn dặm mình Nước non ngàn dặm tình Nhòp phách tiền đất Huế. 11 – 1980 Trường THCS Sơn Nguyên 3 * Ýnghóa của bài thơ là: Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải là tiếng lòng thiết tha yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện rõ nhất cái mong muốn cao đôï nhất, mãnh liệt nhất của chính tận đáy lòng tác giả là sự dâng hiến của bản thân, được cống hiến cho đất nước, góp một “Mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. * Cách ghi điểm: - Viết đúng bài thơ, ghi 1,5 đ . - Nêu tương đối đầy đủ ý nghóa của bài thơ, ghi 1 đ . - Nếu viết bài thơ chưa đầy đủ và nêu ý nghóa của bài thơ chưa rõ ràng, chưa đầy đủ thì tuỳ theo từng trường hợp mà cân đối với thang điểm để ghi điểm cho phù hợp. II.LÀM VĂN : ( 5 đ ) Làm thành một bài văn hoàn chỉnh cho đề sau: Đề : Nêu suy nghó của bản thân sau khi học qua bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. * Nội dung đáp án: - Đây là một đề bài yêu cầu nghò luận về tác phẩm văn học. Học sinh phải viết hoàn chỉnh thành một bài văn nghò luận về bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. - Gợi ý một số nội dung cần đạt được khi nghò luận trong bài viết là: (1) Mở bài: - Dẫn dắt được vấn đề cần nghò luận vào phần mở bài: Đó chính là cảm nhận của tác giả thể hiện trong bài thơ “ Viếng lăng Bác”. - Có thể nêu sơ lược qua bối cảnh ra đời của bài thơ. (2) Thân bài: Có thể nghò luận theo một số ý chính qua từng khổ thơ của bài thơ: VIẾNG LĂNG BÁC Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân… Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng diệu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim! Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. 04 - 1976 (3) Kết bài: - Tóm lược lại những nội dung đã nghò luận. - Nhấn mạnh lại tình cảm của nhà thơ, của đồng bào miền Nam đối với Bác Hồ. * Cách ghi điểm: - Bài viết đúng thể loại đề yêu cầu, đúng ý, đủ ý như phần nội dung gợi ý, bài viết hay, hoặc có nhiều ý hay khác, câu cú rõ ràng, chữ viết sạch đẹp, không có lỗi chính tả. Bài viết thành một văn bản hoàn chỉnh, độ dài bài viết phù hợp và tương ứng với thời lượng yêu cầu làm bài. Ghi điểm tối đa (5 đ ) - Bài viết đúng thể loại đề yêu cầu,đúng ý, đủ ý như phần nội dung gợi ý, hoặc có một số ý khác, nhưng chưa hay, câu cú chưa rõ ràng, chữ viết chưa sạch đẹp, có một số lỗi chính tả. Bài viết là một văn bản hoàn chỉnh, nhưng độ dài bài viết chưa phù hợp và chưa tương ứng với thời lượng yêu cầu làm bài. Tuỳ theo từng trường hợp bài viết cụ thể mà ghi điểm (từ 3,5 đ đến 4,5 đ ) - Bài viết đúng thể loại đề yêu cầu, có ý đúng như phần ý, hoặc có một số ý khác, nhưng chưa đủ ý, chưa hay, câu cú chưa rõ ràng, chữ viết chưa sạch đẹp, có nhiều lỗi chính tả. Bài viết là một văn bản hoàn chỉnh, nhưng độ dài bài viết chưa phù hợp và chưa tương ứng với thời lượng yêu cầu làm bài. Tuỳ theo từng trường hợp bài viết cụ thể mà ghi điểm (từ 2,5 đ đến 3 đ ) - Bài viết chưa đúng thể loại đề yêu cầu, viết chưa đúng ý, chưa đủ ý như nội dung gợi ý, câu cú chưa rõ ràng, chữ viết chưa sạch đẹp, có nhiều lỗi chính tả. Bài viết chưa là một văn bản hoàn chỉnh, còn sơ sài. Tuỳ theo từng trường hợp bài viết cụ thể mà ghi điểm (từ 1 đ đến 2 đ ) Hết . Đề thi lại môn Ngữ văn Lớp 9 năm học 2008 - 2009 PHÒNG GD – ĐT SƠN HOÀ TRƯỜNG THCS SƠN NGUYÊN ĐỀ THI LẠI MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 NĂM. chỉnh cho đề sau: Đề : Nêu suy nghó của bản thân sau khi học qua bài thơ “ Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. Hết Trường THCS Sơn Nguyên 1 Đề thi lại môn