Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
79 KB
Nội dung
Thử phân tích một bài thơ bốn câu của bác Chế Lan Viên Thơ tứ tuyệt hình thức đã rất bé mà nội dung lại bé nốt thì nó còn gì? Bắt buộc nó phải bé hạt tiêu theo qui luật nghịch: hình thức càng bé, nội dung càng phải lớn. Nghĩa là bằng số chữ ít nhất, nó phải đem đến khối lợng thông tin nhiều nhấttrong vài câu phải gói ghém chất chứa bao nhiêu điều. Ngời viết gói lại, ngời đọc mở ra. Tôi thử cố mở ra bài Tức cảnh Pác Bó của Bác. Nh phần lớn các bài thơ của Bác, Bài thơ này mở đầu bằng cách nói đến cảnh vật. Tâm hồn á đông, Việt Nam của tác giả hoà hợp với thiên nhiên. Nhng thiên nhiên ở đây khác với ở Non xa xa, nớc xa xa hay Tiếng suối trong nh tiếng hát xa. Thiên nhiên ở đây không phải đối tợng thởng thức. Tơi mát lắm, nhng suối thế thôi, là một địa điểm, chứ không suối mát, suối trong, suối ca gì cả. Nhng Bác là ngời hay thởng thức thiên nhiên kia mà ! Bị trói vẫn thởng thức, bị còng vẫn còn thởng thức! Nhng không, ở đây suối, hang chỉ là nơi làm việc và ẩn náu, sáng tối chỉ là thời khắc biểu chứ không phải là vào ra, lên xuống du ngoạn qua lại của ngời du ngoạn của thi nhân. Cuộc sống thời bí mật đó hình nh đã đợc khá ổn định trên một khoảng thời gian khá lâu, đủ để thành nếp, đều đặn, nhịp nhàng, cân đốisáng ra, tối vào, vào hang, ra suối. Câu thơ vừa nói lên việc tổ chức cuộc sống khéo léo, nền nếp vừa nói lên tâm hồn của con ngời đã sống nhịp nhàng cùng khung cảnh ấy, tự tại, ung dung. Để thử lại bài toán, ta tạm sửa đi ít chữ, thay đổi cấu trúc câu thơ xem sao. Nếu viết: Tối vào hang,sáng ra bờ suốicâu thơ sáng sủa quá, không hợp với tình hình lịch sử lúc ấy, nhởn nhơ quá, không hợp với tâm hồn tác giả lúc ấy. Câu thơ mở về phía suối, phíahang , phía căn cứ hoạt động của nhà cách mạng. Nhng ở Bác, con ngời thứ hai này mới là chính: Bác lai vô ảnh, khứ vô hình. Tình hình lúc ấy nửa suối nửa hang, đang vơn ra ánh sáng. Nhng dộng cái là phải nhanh chóng rút vào bí mật. Nhìn trên toàn bộ hình thang vẫn là chính, bí mật vẫn là chính. Vì thế câu thơ phải khép lại bằng tối vào hang. Nếu lại viết: Sáng ra rừng rậm, tối vào hang thì cũng không đúng với tình hình lịch sử và tâm hồn tác giả. Tình hình không bao giờ đen tối với Bác cả. Ngay trong tù, Ngời vẫn có thể ngồi trên hố xí đợi ngày mai. Câu thơ sẽ đánh mất suối, đánh mất vần thơ, phần góp thành tâm hồn vĩ đại Hồ Chí Minh. Còn nếu viết Sáng ra, tối vào, suối với hangthì thực xô bồ nói cho xong chuyện, không còn trật tự gì nữa. Hay đấy là trật tự lặp đi lặp lại khá chán chờng. Câu thơ khái quát toàn bộ mở cửa thấy núi (khai môn kiến sơn). Tiếp câu hai cần nhiều chi tiết cụ thể. Nhng Bác chỉ dùng 4 chữ đầu để gói vẻn vẹn hai chi tiết: cháo bẹ, rau măng. 3 chữ sau thì nhời đã vội nói ý vẫn sẵn sàng. Cuộc sống hồi ấy của Bác có bao nhiêu chi tiết gian khổ, nhng Ngời đều bỏ qua. Nói một cách nhẹ nhàng. Gian khổ nhẹ tênh, mhẹ nhabgf, nhịp nhàng với cảnh sinh hoạt nhịp nhàng lúc đó: sớm tối, ra vào suối hang, bẹ măng, rau cháo. 1 Những chi tiết gian khổ nhất, Bác đã bỏ qua. Nhng chúng ta không thể bỏ qua: Bắt con ốc khe, chặt nõn chuối ngàn, Một bát cơm khô giữa ngày bệnh yếu Bác chia cùng dân tộc buổi lầm than Cháo bẹ, rau măng, vây lùng bủa quét Ba chữ vẫn sẵn sàng, có ngời giải thích là rau cháo vẫn đầy đủ, sẵn sàng. Ngời khác lại cho là tinh thần cách mạng vẫn sẵn sàng, dù rau măng cháo bẹ! Câu thơ xê xích giữa hai ý đó, trong cái cánh quạt, quãng cách mở ra giữa hai ý đó. Nhng bất cứ nghĩa nào, câu thơ vẫn nói lên tinh thần lạc quan của tác giả. Không có 3 chữ này, làm sao chuyển đợc xuốn câu thơ thứ ba. Từ không khí thiên nhiên, suối hang sớm tối, chuyển sang không khí xã hội: Đảng, sủ, dịch sử Đảng. Từ những chữ mềm mại, Suối, măng, rau, cháo, chuyển qua bàn đá, chất đá rắn chắc. Từ những âm thanh êm đềm, chuyển qua những âm thanh trắc, nặng, sắc, hỏi, đanh thép, rắn rỏi. Chuyển nhng rất hông nhiên, nhẹ nhàng, chả có gì gãy đứt với bên trên. Trong khung cảnh ấy, ngời xa san thi, định kinh (Kinh Dịch chấm son mài)Ngày nay Bác Hồ ngồi dịch sử Đảng. Khác nhau một vực một trời. Tôi đã về Pác Pó. Không có tấm đá nào nh bàn cả. Chỉ có tấm lòng vững nh bàn thạch của ngời cách mạng đã nhìn đá bàn. Tình thế cách mạng trong nớc lúc ấy khá chông chênh. Nhng chông chênh mấy, dựa trên tấm lòng cách mạng, Bác vẫn tiến hành sáng tạo lịch sử. Dịch là chữ khiêm tốn của Ngời. Bác đang viết sử Việt Nam, sử thế giới bằng thơ lục bát dân tộc. Chữ dịch còn nói lên sự gắn bó với phong trào cách mạng quốc tế của Bác. Cuộc đời cách mạng thật là sang! Một nhà thơ nào khác có thể kết thúc bài thơ bằng một câu thơ tả tình, tả cảnh, chìm trong phong cảnh, nhập vào cảnh. Bác không làm văn nghệ.Bác làm thơ là để nói lên ý của mình, nói trắng ra ý mình. Nhng câu thơ không khô khan nh một ý thẳng dựng mà vẫn tơi mát nhẹ nhàng, vì trong đó có cái mỉm cời. Bác lạc quan, hay cời, nh- ng đôi lúc không khỏi cời chua chát. Nhng lần này thì không thế. Lần này cái cời hơi triết lí một chút của một ngời từng chứng kiến tất cả sang trọng, giàu sang nhất trên đời. Với tấm lòng từng trải và baodung đó, Bác đánh gía sự vật. Cuộc đời cách mạng thật là sang nh thế là so với tất cả cuộc đời khác mà Bác đã từng chứng kiến, hay từng sống. Đó là bài thơ mà hình nh trên đờng đi tiện tay ngời hái bên đờng, để lại bên đờng rồi tiếp tục đi. Với Bác, con đờng và cái đích mới là chính. ( Nghiên cứu, học tập thơ văn Hồ Chí Minh NXBKHXH,Hà Nội, 1979,tr.341 - 345 ) tiếng ngày xa và cả tiếng mai sau Nguyễn Đăng Mạnh 2 Một trong những nét độc đáo của phong cách nghệ thuật thơ trữ tình của Bác là quan hệ hoà hợp giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại, trên cơ sở sự thống nhất biện chứng giữa tính truyền thống sâu sắc và tính đảng vững vàng. Sự hoà hợp này th- ờng thể hiện một cách thú vị trong những bài thơ tức cảnh của Ngời. Chẳng hạn, có thể tìm thấy trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó ( mùa xuân 1941 ). Không phải ngẫu nhiên mà Tố Hữu đã chọn đa nguyên văn bài thơ này vào trong bài thơ dài Theo chân Bác của mình. Đó là một trong những bài thơ hay nhất và tiêu biểu nhất của ngời: một bài thơ khẩu chiến, tức cảnh sinh tình mà đọc lên một cách tự nhiên. Lời lẽ thì không thể giản dị hơn đợc. Vậy mà càng đọc, càng thấm thía bao tình sâu, ý lớn, tởng chừng khai thác mãi không cùng. Mới hay thơ Bác cũng nh con ngời Bác, bề ngoài cứ trong suốt nh ánh sáng ban ngày vậy thôi, mà phân tích ra thì có đủ cả bảy sắc cầu vồng. Bài thơ trớc hết là một lời đùa vui của Bác Hồ với cái nghèo của cách mạng, phảng phất nh bút pháp nói nghèo mà hoá ra sang thờng thấy ở các nhà thơ cổ điển để nêu cao cái triết lí lạc đạo vong bần. ở thì trong núi, trong hang, ăn thì rau măng cháo bẹ, làm việc thì mợn ngay một phiến đá thiên tạo chông chênh bên bờ suối. Kể nghèo thì quả thực là nghèo, vì đến những tiện nghi tối thiểu của đời sống thông thờng cũng không có. nhng nói sang thì cũng đúng là sang chứ sao! Còn gì đàng hoàng hơn la flàm chủ cả một cơ ngơi rộng lớn và kì thú nh thế để ngày ngày sáng ra, tối vào ung dung mặc thích. còn ăn uống thì sản vật sơn lâm đó, lúc nào cũng sẵn sàng. Cũng có ngời hiểu câu thơ này theo nghĩa khác: sinh hoạt tuy kham khổ nhng tinh thần (ta) vẵn sẵn sàng tinh thần cách mạng. Cách giải thích có vẻ nghiêm trang, khắc khổ và hơi lên gân nh thế e không phù hợp với phong cách thơ tơi vui của bài thơ, cũng không ăn nhập với bài thơ tự sự từ câu đầu đến câu 3, và nhất là không tơng xứng với tầm cỡ t t- ởng của bác hồ vĩ đại. Đọc câu thơ thấy nụ cời của Bác càng hồn nhiên, thoải mái bao nhiêu, càng cảm động trớc nghị lực phi thờng của Bác bấy nhiêu. Ngày xa, gặp phải lúc âm thịnh dơng suy, bọn gian tà ngang ngợc tung hoành, những nhà nho tiết tháo thờng từ bỏ công danh, phú quí để lánh đục về trong, cũng đã biết vui với đạo lí của mình trong cảnh nghèo túng thanh bạch. Nhng chắc chắn cha có vị nào phải nếm trải cái nghèo đến mức nh Bác Hồ trong những ngày hàn vi của cách mạng ở hang Pác Bó đầu năm 1941. Hồi ấy, hàng tuần, Bác chỉ đợc ăn vài bữa cơm, còn thì toàn cháo ngô độn với măng tre, đọt bí. Vài ngày một lần, Bác lại cùng với chú liên lạc lội suối, mò ốc để cải thiện. Đêm đêm, Bác ngủ trong hang lạnh, trải ổ rơm trên một tấm ván. Sáng dậy có khi thấy cả rắn rết bò vào. Vậy mà hồn thơ của Ngời vẫn cứ thanh thản, đờng hoàng nh sống trong cảnh giàu sang thật sự. Bởi vì cũng là lạc đạo nhng đạo của Ngời là đáo lí tất thắng của giai cấp vô sản. Chỉ có thể đứng trên đỉnh cao của t tởng thời đại ấy Bác mới có thể đùa vui, thoải mái nh thế với chính những điều kiện sống vô cùng cực khổ của mình. Ta nghe thấy tiếng nói của cha ông trong tiếng nói của Hồ chủ tịch. Nhận xét của thủ tớng Phạm Văn Đồng rất đúng với bài thơ này về phong cách thơ Bác: kết hợp hài hoà gia\ữa tinh cổ điển và tính hiện đại. 3 Chẳng phải ngay từ câu đầu bài thơ đã vẽ ra trớc mắt ta hình ảnh một nhà hiền triết thủa xa đang khoan thai dạo bớc một vùng nớc non thanh tinh đó sao? Sáng ra bờ suối, tối vào hang. Bác Hồ đến nơi hang động này từ thủa nào vậy? Sáng sáng Ngời ra bờ suối hái thuốc hay ngồi câu trên một mỏm đá nào? Sinh hoạt của nhà hiền sĩ cố nhiên bao giờ cũng thanh bạch: Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng. Cái phong vị đạm bạc a thích đó đối với các nhà ẩn sĩ chẳng vẫn thờng đợc nhắc đến trong thơ cổ đó sao? Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao (Nguyễn Bỉnh Khiêm) Thì ra trong số những yếu tố tạo nên tâm hồn phong phú của Bác Hồ, vẫn có cái yếu tố truyền thống mà ngời xa thờng gọi là thú lâm tuyền này. Có điều các nhà hiền triết xa nhiều khi chỉ ăn rau rừng, măng núi trong tởng tợng, trong thơ mà thôi! Còn Bác Hồ thì cứ phải thởng thức thờng xuyên trong thực tế. Câu thơ có cái gì nửa h nửa thực, phù hợp với không khí vui tơi, hóm hỉnh rất thích của bài tứ tuyệt. Tình cảm thiên nhiên cổ điển đó lại biểu hiện một cách khác trong câu thơ tha ba: Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng. Có lẽ một trong những chi tiết viu nhất của bài thơ là hai chữ chông chênh này. Cần nhớ rằng bút pháp chung của bài thơ là kể và gợi hơn là miêu tả trực tiếp. Nhng đến cái chi tiết chông chênh này thì nhà thơ thấy cần phải tả, phải vẽ- Đó là tính từ miêu tả duy nhất của bài thơ. Chính nhờ cái hình dáng chông chênh cụ thể đó của tảng đá mà ta có thể hình dung đợc cặp mắt Bác Hồ đang nheo cời trớc cái bàn đá độc đáo của mình. Sống giữa thiên nhiên, làm việc giữa đất trời khoáng đạt lại tựa luôn vào chiếc bàn đá thiên tạo kia mà viết, mà dịch sử Đảng,thì kể cũng thú vị chứ sao? Chắc hẳn đó là ý nghĩ rất vui của Bác khi ứng khẩu đọc lên hai tiếng chông chênh ấy. Nhớ khúc hát Côn Sơn của Nguyễn Trãi xa: Côn Sơn có suối nớc trong, Ta nghe suối chảy nh cung đàn cầm Côn Sơn có đá tần vần Ma tuôn, đá sạch ta nằm ta chơi Dĩ nhiên giữa hai nhà thơ của hai thời đại vẫn có khoảng cáhc dài dặc của mấy trăm năm lịch sử. Cho nên, một ngời lấy đá Côn Sơn làm chiếu, một ngời lấy đá Pác Bó làm bàn, tuy cùng chung một tình cảm gắn bó, chan hoà vói tạo vật, nhng thái độ xã hội, triết lí nhân sinh vẫn có những chỗ khác nhau về căn bản. Ngời này tin ở thiên cơ, thiên mệnh, gặp khi thời thế đảo điên, không thể phò đời cứu nớc, đành lui về bầu bạn với mây ngàn hạc nội, phách suối đàn thông. Ngời kia nắm chắc qui luật khách quan của lịch sử, đoán trớc thời cơ của cách mạng, mợn nơi núi rừng làm căn cứ địa để 4 xây dựng lực lợng, nhen nhóm phong trào, chuẩn bị cho những cơn bão táp của lịch sử. Một đằng là triết lí của ngời ẩn sĩ, từng nếm trải bao phen vinh nhục, cảm thấy đời ng- ời nh mây nổi, nh chiêm bao, muốn dấn mình trong chốn lâm tuyền, nhập thân vào cái vĩnh cửu, mênh mông của tạo vât. Một đằng là triết lí của ngời chiến sĩ, triết lí cải tạo thế giới để con ngời có thể làm chủ thiên nhiên, làm chủ lịch sử, làm chủ vận mệnh của mình. Đó cũng là quan niệm thẩm mĩ của Bác Hồ trong bài Tức cảnh. Chẳng phải trên bức tranh Pác Bó kia, trung tâm chú ý của nhà hoạ sĩ vẫn là con ngời đang hành động đó sao? Một nét đậm duy nhất (chông chênh ) và gân guốc ( dịch sử Đảng) đã đa hình ảnh nhà hiền triết vô sản lên bình diện chính giữa nơi bức tranh, để đẩy lùi lại phía sau cái nền phông chấm phá của suối hang sơn thuỷ. Với nét vẽ quyết định đó, Bác Hồ không ẩn đi mà hiện lên, không chỉ lạc đạo mà hành đạo, không phải là ẩn sĩ mà là chiến sĩ. Tinh thần chiến sĩ đó, chất thép cách mạng đó đã xác định tính hiện đại sâu sắc của bài thơ đúng nh quan niệm của Ngời: Nay ở trong thơ nên có thép, Nhà thơ cũng phải biết xung phong. (Nhật kí trong tù) Tinh thần thép đó không chỉ thể hiện ở câu này, câu khác, hoặc một số hình ảnh nổi trên bề mặt. Nó thấm sâu vào toàn bộ kết cấu âm thanh, nhịp điệu của bài tứ tuyệt trên cái nền rộng rãi, bề thế của một vùng căn cứ địa cách mạng tạo nên bởi một loạt âm vận vang xa, toả rộng theo chiều ngang: Sáng, ra, hang, măng,bài thơ đã cắm xuống, đã đóng xuống theo chiều dọc, bằng sức mạnh dồn lại rất khoẻ của ba thanh trắc liên tiếp (dịch sử Đảng), một khối đá hiên ngang, sừng sững trên đó, Bác Hồ vĩ đại ngồi dịch Lịch sử Đảng cộng sản Liên Xô và đồng thời cũng viết lên những trang sử vẻ vang của cách mạng Việt Nam đang chuyển sang một bớc ngoặt quyết định. Cái dáng ung dung, tự hào, tự chủ của vị lãnh tụ khiến ta có thể hiểu nh vậy. Và đó là sự thật. * * * Nh thế là trên những bức tranh thiên nhiên của Hồ Chủ Tịch, Con ngời bao giờ cũng là trung tâm, cũng là chủ thể. Đó là tinh thần làm chủ thiên nhiên, cải tạo thế giới của ngời cộng sản. Tinh thần ấy càng thể hiện nổi bật trong bài Pác Bó hùng vĩ: Non xa xa, nớc xa xa, Chẳng phải thênh thang mới gọi là Đây suối Lê - nin, kia núi Mác, Hai tay xây dựng một sơn hà. Một bài tứ tuyệt rất chính trị mà cũng rất thơ. ở đây chủ nghĩa Mác Lê nin đã thể hiện lên thành sơn thuỷ hữu tình. (Nhà văn, t tởng và phong cách NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1979, tr.28 33) 5 Trêng PTDL §«ng §« Tæ bé m«n Ng÷ v¨n 6 T liệu tham khảo môn ngữvăn THCS (Tài liệu lu hành nội bộ dành cho giáo viên và học sinh khối THCS tham khảo) Hà Nội năm 2007 Hiểu thêm về giá trị bài bình ngô đại cáo của nguyễn trãi trong chơng trình văn học trung học phổ thông 1. Bình Ngô đại cáo là một bài văn tiêu biểu nhất của Nguyễn Trãi đợc sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Minh thắng lợi vào thế kỉ XV. Bình Ngô đại cáo đợc 7 đa vào giảng dạy ở ba cấp học: Chơng trình văn học THCS, PTTH và Cao đẳng s phạm. Bài viết này nhằm mục đích nêu lên một số vấn đề có tính chất gợi ý, tham khảo trong việc phân tích , đánh giá những giá trị t tởng thẩm mĩ của Bình Ngô đại cáo nhằm góp phần vào việc dạy học và học tốt hơn thơ văn Nguyễn Trãi trong chơng trình văn học PTTH. 2. Vấn đề văn bản. Nói đến văn bản của Bình Ngô đại cáo là nói đến nguyên tác. Từ lâu, do trình độ, do đối tợng chiếm lĩnh, văn thơ chữ Hán nói chung và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi nói riêng, chúng ta đều dạy và học qua bản dịch. Tuy nhiên, nh chúng ta đẫ biết, dù dịch giả có cố gắng bao nhiêu và tài năng thế nào đi chăng nữa thì bản dịch cũng chỉ là phiên bản (bản có tính chất trung gian). Lâu nay, một số dịch giả nổi tiếng nh cụ Bùi Kỷ, Bùi Văn Nguyên đã dịch bài Bình Ngô đại cáo (là một thể văn chính luận chữ Hán) sang tiếng Việt. Đây là một thành công rất lớn của hai dịch giả nhng xét cho cùng cũng chỉ dến mức tiếp cận với nguyên tác. Dịch văn chữ Hán đây là công việc chuyển đổi ngôn ngữ. Nhất là các bài văn chữ Hán có tầm vĩ mô về nội dung và nghệ thuật. Vấn đề chúng tôi muốn nghiên cứu trao đổi ở đây là bản dịch Bình Ngô đại cáo của Bùi Văn Nguyên (T liệu tham khảo văn học Việt Nam, tập II từ thế kỉ XI đến giữa thế kỉ XVIII NXB GD, HN, 1979). Xin đợc làm việc đối chiếu với văn bản. ở phần thứ nhất, trong văn bản nguyên tác có từ Đế (các Đế nhất phơng) lẽ ra trong bản dịch thì dịch giả nên để nguyên Đế thì giá trị của tác phẩm càng lớn . Nh- ng dịch giả lại thay Đế bằng cách dịch là: Làm chủ Hùng cứ. Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập Cùng Hán, Đờng, Tống , Nguyên mỗi bên hùng cứ một phơng. Rõ ràng, nếu so sánh Hùng cứ và Làm đế là rất khác nhau cả về tính hợp pháp và quyền lực. Trong văn học đời Lý thế kỉ XI, Lý Thờng Kiệt đã có bài thơ nổi tiếng Nam quốc sơn hà và tác giả đã thể hiện lòng tự hào và ý thức dân tộc sâu sắc qua việc sử dụng từ đế : Nam quốc sơn hà Nam đế c Tiệt nhiên định phận tại thiên th Nh hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại h. (Nam quốc sơn hà, Thơ chữ Hán, Lý Thờng Kiệt) 8 Lý Thờng Kiệt tự xng Nam đế nhằm mục đích đối lập với Bắc đế (vua Trung Hoa) phủ nhận t tởng Trời không có hai mặt trời, đất không có hai Hoàng đế. Điều đó khẳng định ý thức dân tộc đã thể hiện rõ trong t tởng của Lý Thờng Kiệt. Tuy nhiên, trong tầm nhận thức của Lý Thờng Kiệt khi khẳng định về nền độc lập, chủ quyền dân tộc lại bị hạn chế bởi một quan niệm là dựa vào thiên nhiên (sách trời). Đối với Nguyễn Trãi, sau một thời kì có bốn thế kỉ giành độc lập dân tộc, sau khi đã có những triều đại Nam đế (từ Triệu, Đinh, Lý , Trần) tồn tại ngang hàng và luôn luôn chiến thắng với các triều đại Bắc đế (Hán , Đờng, Tống , Nguyên ) thì Nguyễn Trãi có đủ điều kiện để chiêm nghiệm, có đủ tiền đề lịch sử để so sánh, chứng minh về vị thế của một quốc gia Đại Việt và đa ra một chữ Đế trong niềm tin và niềm tự hào của những ngời chiến thắng khi nắm chắc vận mệnh của dân tộc trong tay. Đó cũng là tầm cao t tởng của một bậc đại nhân, đại trí và đại dũng. Cho nên, bản dịch trong phần một, bỏ chữ Đế và thay bằng một từ khác là hiểu sai ý đồ của tác giả và làm giảm hẳn giả trị t tởng của Bình Ngô đại cáo. Lại nữa, ở phần thứ hai, tuy trong bài Bình Ngô đại cáo có cụm từ nguyên văn là Manh lệ chi đồ tứ tập. Nghĩa của từ Manh lệ là: Ngời dân cày và tôi tớ, dịch giả lại dịch là : Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc, ngọn cờ phấp phới, Tớng sĩ một lòng phụ tử, hoà nớc sông chén rợu ngọt ngào Nh vậy, sử dụng từ Nhân dân trong bản dịch, một mặt nếu ta hiểu từ đó theo hiện nay thì nó mang tính hiện đại. Mặt khác, hiểu từ Nhân dân thời bấy giờ thì từ đó chỉ đối tợng phạm vi quá rộng, cha bao quát đợc bản chất tốt đẹp của đội quân Lam Sơn (dân lệ). Phần thứ ba của bài Bình Ngô đại cáo, ở phần nguyên tác có đoạn : Dĩ đại nghĩa nhi thắng hung tàn Dĩ chí nhân nhi địch cờng bạo Đợc dịch là: Trọn hay: Đem đại nghĩa để thắng hung tàn Lấy chí nhân để thay cờng bạo Bản dịch trên cha lột tả đợc thật đầy đủ nguyên tác. Dĩ chí nhân nhi địch cờng bạo dịch là thay cờng bạo ngời đọc dễ hiểu là đem chí nhân để thay thế cờng bạo. ở đây không nên hiểu là thay thế mà có nghĩa là làm thay đổi đi. Cho nên, khi dịch Dĩ chí nhân nhi địch cờng bạo cần nên hiểu là: Lấy sự chí nhân (của ta) mà làm thay đổi 9 đi cờng bạo (của địch) tức là làm kẻ địch không còn cờng bạo nữa, đây là sự thay đổi có ý nghĩa về chất. Có hiểu nh vậy mới thấy hết đợc chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc của Nguyên Trãi, của nghĩa quân Lam Sơn vì hạnh phúc của con ngời. 3. Về thể loại và nguồn cảm hứng sáng tác. Thể loại của Bình Ngô đại cáo thuộc loại văn chính luận. Thể này xuất hiện rất sớm ở thời kì Tam đại (ở Trung Quốc). Trong sách Kinh th, có nhiều bài cáo, thí dụ bài Thanh cáo, là bài cáo của vua Thang tuyên bố ở đất Bằng sau khi đánh thắng vua Kiệt nhà Hạ. Nhìn chung kết cấu của một bài cáo thờng theo kết cấu sau đây: Phần mở đầu nêu lên luận đề chính nghĩa và phần chứng minh luận đề đó. Phần thứ hai là phần xác định tội ác của giặc (trong hoặc ngoài nớc). Phần thứ ba kể lại quá trình chinh phạt thắng lợi. Phần cuối là lời tuyên bố kết thúc. Bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi viết cũng dựa vào trình tự nói trên, nhng đây là một bài cáo đặc biệt một bài Đại cáo có tầm cỡ, có ý nghĩa lịch sử và văn học trọng đại nên khi phân tích tác phẩm trên cần chú ý đến đặc điểm này. Bình Ngô đại cáo đợc Nguyễn Trãi sáng tác bắt nguồn từ hai cảm hứng : Cảm hứng chính trị và cảm hứng sáng tác. Nghĩa quân Lam Sơn sau một thời kì cầm cự và tạm hoà hoãn, từ năm 1424, Lê Lợi đã chuyển sang thời kì phát triển chuẩn bị tổng phản công. Đến năm 1427, sau khi 15 vạn quân tiếp viện của giặc tan tành, buộc Vơng Thông phải giảng hoà, nớc ta hoàn toàn giải phóng. Đầu năm 1428 vào ngày 17 tháng 12 năm Đinh Mùi, Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi thảo bài cáo này để tuyên bố cho dân biết là cuộc kháng chiến chống quân Minh đã thành công rực rỡ và đất nớc trở lại thanh bình. Nguồn cảm hứng chính trị đa đến cho dân tộc một bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai (sau bài thơ thần của Lý Thờng Kiệt) đầy ý nghĩa . Cảm hứng sáng tác đem đến cho lịch sử và dân tộc một kiệt tác văn chơng và chính sự hoà quyện hai nguồn cảm hứng của Nguyễn Trãi đã để lại cho dân tộc và văn học một áng Thiên cổ hùng văn Bình Ngô đại cáo với một tác phẩm có tầm vĩ mô về giá trị t tởng, thẩm mĩ của tác phẩm nghệ thuật về truyền thống lịch sử dân tộc, về một nền văn hoá. Nguyễn Trãi là ngời khảo nghiệm và minh chứng một cách đầy đủ nhất về một loại văn chính luận mang đậm cảm hứng anh hùng ca (có quy mô về các phơng diện : Hình tợng, ngôn ngữ, màu sắc, âm thanh, nhịp điệu, không gian, thời gian). Nh vậy, ở đây, cảm hứng chính trị và cảm hứng sáng tác có sự kết hợp, hoà điệu với nhau làm nên một tác phẩm nghệ thuật bất tử. Cảm hứng chính trị là bệ phóng 10 [...]... niệm dân tộc của Nguyễn Trãi đã ý thức đợc Văn hiến là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định dân tộc Cũng có thể nói, Nguyễn Trãi là ngời đầu tiên có quan 11 niệm khá toàn diện và tiến bộ về một nền văn hoá của dân tộc và quan niệm ấy đối với chúng ta ngày nay rất gần gũi và vẫn còn giá trị thời sự Cần nhấn mạnh Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn nhân nghĩa của dân tộc ta Bởi nguyên lí nhân... lợc là nhân nghĩa, là phù hợp với nguyên lí chính nghĩa, vì sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nớc Đại Việt Nếu nhân nghĩa là tiền đề có tính chất tiên nghiệp thì chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nớc Đại Việt có cơ sở chắc chắn từ thực tiễn lịch sử: Nh nớc Đại Việt ta từ trớc Vốn xng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Nguyễn Trãi đã đa ra những yếu... phạm trù đạo đức Đến thời Nguyễn Trãi, nhân nghĩa đợc ông quan niệm theo một nội dung mới: Mục đích của nhân nghĩa là cốt để yên dân, an dân và có nôi dung cụ thể Muốn thực hiện đợc yên dân, quân điếu phạt phải lo trừ bạo (Điếu: thơng; phạt: đánh) đây là nhiệm vụ, điều kiện tiên quyết của an dân Vậy nhân nghĩa là chống xâm lợc là nhân nghĩa Trong bức th thứ tám gửi Phơng Chính, Nguyễn Trãi cũng đã thể... phải nói đến ở Bình Ngô đại cáo có một sự mẫu mực của một bút pháp trữ tình Tuy là một áng văn chính luận, Nguyễn Trãi đã viết tác phẩm với trái tim chân thành của một nghệ sĩ vào loại tinh tế bậc nhất trong mọi rung cảm Cho nên lời văn xúc động lạ thờng Mỗi chữ dùng đều có cân nhắc và đều có sức âm vang Nếu những lời phẫn nộ gay gắt là để giáng thẳng vào kẻ thù không chút thơng tiếc thì lời yêu th12 ơng,... Nhờ thế âm điệu bài văn thêm phần cộng hởng Chính vì thế, lịch sử xa nay vẫn gọi đây là một áng Thiên cổ hùng văn (Nguyễn Huệ Chi Từ điển văn học, tập 1 Khoa hoc xã hội, 1983) (Theo Báo Ngôn ngữ số 8 năm 2002) Những tác giả tiêu biểu trong chơng trình ngữvăn thcs thế lữ Chính tên là Nguyễn Thứ Lễ Sinh tháng 10 năm Đinh Mùi (1907) Nơi sinh lấy làm lạ thấy ngời nhà nói là Thái Hà ấp Hà Nội, còn thi... cáo là một bản tuyên ngôn nhân nghĩa của dân tộc ta Bởi nguyên lí nhân nghĩa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tác phẩm, làm cơ sở cho lập luận Nhân nghĩa gắn kết tất cả các phần của bài cáo lại với nhau Nó là nguyên nhân làm nên sự tồn tại và tạo sức mạnh tinh thần của đất nớc Đại Việt Một bình diện nữa mà trong quá trình giảng Bình Ngô đại cáo cần đợc khai thác : Bình Ngô đại cáo xứng đáng là một áng Thiên... xuyên suốt bài cáo, đó là t tởng nhân nghĩa, về đạo lí nhân nghĩa của dân tộc Đại Việt đợc mở đầu bằng câu: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quan niệm về nhân ( ) của Khổng Tử, nghĩa ( ) của Mạnh Tử bắt ngu n từ t tởng Nho giáo (Trung Hoa) (nhân), (nghĩa) trong quan điểm của Khổng Mạnh chỉ có trong quan hệ tầng lớp trên Nghĩa là tầng lớp quý tộc mới có nhân nghĩa (tức là hạng ngời đợc coi là quân tử)... để khai thác hết giá trị t tơng và giá trị thẩm mĩ của áng Thiên cổ hùng văn nói trên 4 Bình Ngô đại cáo là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc sau bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thờng Kiệt Nguyễn Trãi đã thay mặt Lê Lợi khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc, trịnh trọng tuyên bố với dân tộc, với các quốc gia về một triều đại mới của dân tộc sau chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn Bài Bình... Bình Định Trớc cách mạng tháng Tám 1945,Chế Lan Viên đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới qua tập thơ Điêu tàn (1937) Với hơn 50 năm sáng tác, có nhiều tìm tòi sáng tạo ở những tập thơ gây đợc tiếng vang trong công chúng, Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỉ XX Ông đợc nhà nớc trao tặng giải thởng về văn học nghệ thuật (đợt I, năm 1996) Thơ Chế Lan Viên có . bình ngô đại cáo của nguyễn trãi trong chơng trình văn học trung học phổ thông 1. Bình Ngô đại cáo là một bài văn tiêu biểu nhất của Nguyễn Trãi đợc sáng. học tốt hơn thơ văn Nguyễn Trãi trong chơng trình văn học PTTH. 2. Vấn đề văn bản. Nói đến văn bản của Bình Ngô đại cáo là nói đến nguyên tác. Từ lâu,