1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu văn bản Then cấp sắc Nôm Tày tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm

249 29 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 249
Dung lượng 583,02 KB
File đính kèm Luận án Full.rar (13 MB)

Nội dung

Nghiên cứu văn bản Then cấp sắc Nôm Tày tại Viện Nghiên cứu Hán NômNghiên cứu văn bản Then cấp sắc Nôm Tày tại Viện Nghiên cứu Hán NômNghiên cứu văn bản Then cấp sắc Nôm Tày tại Viện Nghiên cứu Hán NômNghiên cứu văn bản Then cấp sắc Nôm Tày tại Viện Nghiên cứu Hán NômNghiên cứu văn bản Then cấp sắc Nôm Tày tại Viện Nghiên cứu Hán NômNghiên cứu văn bản Then cấp sắc Nôm Tày tại Viện Nghiên cứu Hán NômNghiên cứu văn bản Then cấp sắc Nôm Tày tại Viện Nghiên cứu Hán NômNghiên cứu văn bản Then cấp sắc Nôm Tày tại Viện Nghiên cứu Hán NômNghiên cứu văn bản Then cấp sắc Nôm Tày tại Viện Nghiên cứu Hán NômNghiên cứu văn bản Then cấp sắc Nôm Tày tại Viện Nghiên cứu Hán NômNghiên cứu văn bản Then cấp sắc Nôm Tày tại Viện Nghiên cứu Hán NômNghiên cứu văn bản Then cấp sắc Nôm Tày tại Viện Nghiên cứu Hán NômNghiên cứu văn bản Then cấp sắc Nôm Tày tại Viện Nghiên cứu Hán NômNghiên cứu văn bản Then cấp sắc Nôm Tày tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Trang 1

VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

H ỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN TUÂN

NGHIÊN CỨU VĂN BẢN THEN CẤP SẮC NÔM TÀY

LU ẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM

Hà Nội - 2019

Trang 2

VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

H ỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN TUÂN

NGHIÊN CỨU VĂN BẢN THEN CẤP SẮC NÔM TÀY

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

NCS xin cam đoan rằng:

- Luận án Tiến sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng NCS dưới sự hướng dẫn

của PGS.TS Nguyễn Tá Nhí, chưa từng được công bố trong các công trình nghiên

cứu của ai khác

- Luận án đã được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc, cầu thị

- Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khác đã được tiếp thu chân thực,

cẩn trọng trong luận án

NCS

Nguyễn Văn Tuân

Trang 4

L ỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án Tiến sĩ này, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Khoa Hán Nôm, Học viện Khoa học xã hội và các thầy, cô giáo đã trực tiếp

giảng dạy, giúp đỡ NCS trong suốt quá trình học tập

Trân trọng cám ơn Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Lãnh đạo Phòng Nghiên cứu văn bản Nôm cùng bạn bè đồng nghiệp công tác tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho NCS trong quá trình học tập NCS và viết luận án

Đặc biệt, NCS xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Tá Nhí, thầy đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian NCS nghiên cứu và hoàn thành luận án

Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp

đã giúp đỡ, động viên NCS

NCS

Nguyễn Văn Tuân

Trang 5

VHTT : Văn hóa Thông tin

VNCHN : Viện Nghiên cứu Hán Nôm

Trang 6

MC LC

MỞ ĐẦU:… 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6

1.1 Khái quát về dân tộc Tày, Then và Then cấp sắc 6

1.1.1 Vài nét về đời sống văn hóa của dân tộc Tày 6

1.1.2 Khái quát về Then và Then cấp sắc 8

1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 17

1.2.1 Các công trình nghiên cứu từ góc độ văn hóa tín ngưỡng 17

1.2.2 Các công trình nghiên cứu từ góc độ văn hóa nghệ thuật 23

1.2.3 Các công trình sưu tầm, giới thiệu văn bản Then 27

1.2.4 Nh ận xét chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án 33

Tiểu kết chương 1: 35

Chương 2: KHẢO SÁT VĂN BẢN THEN CẤP SẮC NÔM TÀY TẠI VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM 36

2.1 Mô tả văn bản Then cấp sắc viết bằng chữ Nôm Tày 36

2.1.1 Văn bản liên quan đến cấp sắc 36

2.1.2 Văn bản Then cấp sắc Nôm Tày 38

2.2 Khảo sát đặc điểm văn bản Then cấp sắc 43

2.2.1 Hình thức văn bản 43

2.2.2 K ết cấu văn bản 50

2.3 Một số vấn đề về chữ Nôm ghi trong văn bản Then cấp sắc 56

2.3.1 V ề nghiên cứu chữ Nôm Tày 56

2.3 2 Phân loại chữ Nôm Tày trong văn bản Then cấp sắc 59

2.3.3 Đặc điểm chữ Nôm Tày trong văn bản Then cấp sắc 69

Tiểu kết chương 2: 71

Chương 3: NGHIÊN CỨU “ĐƯỜNG THEN” TRONG VĂN BẢN THEN CẤP SẮC NÔM TÀY 73

3.1 Một số vấn đề cơ bản về “đường Then” và “đường Then cấp sắc” 73

3.1.1 Khái niệm “đường Then” và “đường Then cấp sắc” 73

3.1.2 Nh ững quy định dùng để cấp sắc cho Then 75

3.1.3 M ột số bài thỉnh ban đầu của buổi lễ cấp sắc 79

3.2 Tìm hiểu “đường Then” trong văn bản Then cấp sắc Nôm Tày 82

3.2.1 Th ống kê, so sánh những khúc hát trong văn bản Then cấp sắc 83

3.2.2 Trình tự các khúc hát trong văn bản Then cấp sắc 85

3.2.3 N ội dung của những khúc hát trong văn bản Then cấp sắc 95

Trang 7

3.3 Đặc trưng của “đường Then” trong văn bản Then cấp sắc Nôm Tày 103

3.3.1 Đặc trưng về hình thức 103

3.3.2 Đặc trưng về nội dung 106

Tiểu kết chương ba: 108

Chương 4: NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA VĂN BẢN THEN CẤP SẮC NÔM TÀY 109 4.1 Giá trị nội dung 109

4.1.1 Ph ản ánh những vấn đề về đời sống xã hội của người Tày trong quá khứ 109

4.1.2 Ph ản ánh những vấn đề về văn hóa tín ngưỡng 117

4.2 Giá trị nghệ thuật 128

4.2.1 V ấn đề thể loại 128

4.2.2 Thủ pháp tu từ 131

4.2.3 Ngh ệ thuật sử dụng điển cố 135

4.3 Thực trạng việc sử dụng và vấn đề bảo tồn văn bản Then cấp sắc hiện 139

4.3.1 Th ực trạng việc sử dụng văn bản Then cấp sắc viết bằng chữ Nôm Tày ở địa phương hiện nay 139

4.3.2 Nh ững vấn đề đặt ra cho việc bảo tồn và phát huy những giá trị Văn bản Then c ấp sắc Nôm Tày 141

Tiểu kết chương 4: 144

KẾT LUẬN 145

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 149

TÀI LIỆU THAM KHẢO 150

Trang 8

đó là những tập truyện thơ, lượn cọi, phong slư, hát Then, v.v Các nguồn tư liệunày thường được ghi chép bằng chữ Nôm của người Tày (gọi là chữ Nôm Tày) Trong khối tư liệu này, chúng tôi đặc biệt chú ý đến các văn bản Then cấp sắc Bởi

vì, Then cấp sắc là một đại lễ có quy mô tổ chức lớn nhất trong hệ thống các nghi lễ

của Then, chứa đựng nhiều giá trị đặc sắc thuộc về phong tục tập quán và văn hóa cũng như nghệ thuật diễn xướng nghi lễ của người Tày

Then cấp sắc gắn với đời sống sinh hoạt tín ngưỡng của dân gian, nên lời ca là

sự phản ánh về cuộc sống của người dân miền núi, mà trước hết là môi trường tựnhiên xã hội của người Tày Đó môi trường miền núi với đặc trưng là nền kinh tế

tiểu nông tự cấp, tự túc… tất thẩy đều được phản ánh khá rõ trong hành trình Then

cấp sắc mang lễ vật lên mường trời Có thể nhận thấy bản làng và cuộc sống sinh

hoạt, lao động sản xuất, phong tục tập quán của người Tày hiện lên rất quen thuộc trong Then

Vì vậy việc tìm hiểu, nghiên cứu văn bản Then cấp sắc ghi bằng chữ Nôm Tày không những làm rõ thêm vấn đề nội dung trong Then cấp sắc, mà còn góp phần

bảo tồn, phát huy những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc Tày nói riêng, dân tộc Việt Nam nói chung Điều này phù hợp với quan điểm đúng đắn của Đảng và Nhà nước

về chủ trương xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc

Dựa trên các kết quả nghiên cứu của người đi trước, chúng tôi thống kê được

06 văn bản Then cấp sắc viết bằng chữ Nôm Tày hiện lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm (VNCHN) Số lượng văn bản này tuy chưa phải là nhiều, nhưng qua khảo sát, nghiên cứu cho thấy được bức tranh toàn cảnh của Then cấp sắc Tày Xuất phát

từ những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Nghiên cứu văn bản Then cấp

Trang 9

Trong luận án này, mục đích nghiên cứu của chúng tôi là hướng tới giải quyết

những vấn đề về văn bản học của Then cấp sắc viết bằng chữ Nôm Tày, tiến hành

xác định bản tin cậy và nghiên cứu giá trị nội dung phản ánh trong văn bản Then

cấp sắc Kết quả của việc nghiên cứu này, góp phần bảo tồn và phát huy văn bảnThen cấp sắc viết bằng chữ Nôm Tày nói riêng và văn bản chữ Nôm Tày nói chung

2.2 Nhi ệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở mục đích nghiên cứu đã đề ra, chúng tôi đặt nhiệm vụ nghiên cứu

của luận án như sau:

- Hệ thống hóa các văn bản Then cấp sắc hiện lưu trữ tại VNCHN, giới thiệu văn bản, so sánh và đối chiếu văn bản, xác định bản tin cậy để khảo sát, nghiên cứu

- Nghiên cứu đặc điểm văn bản, kết cấu văn bản, chữ Nôm, xác định số lượng các chương, khúc hát trong các văn bản; từ đó xác định khái niệm “đường Then” và

“đường Then cấp sắc” ghi chép trong văn bản Then cấp sắc

- Nghiên cứu giới thiệu giá trị của văn bản Then cấp sắc trong đời sống văn hóa dân tộc Tày xưa, từ đó đề xuất biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị của văn

bản Then cấp sắc trong đời sống văn hóa đương đại

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án chọn đối tượng nghiên cứu chủ yếu là một nhóm 6 văn bản Then cấp

sắc viết bằng chữ Nôm Tày hiện lưu trữ tại VNCHN, với các ký hiệu, là: NVB.1; VNv.671; NC.50; ST.2227; ST.2201; ST.557 Đây là những văn bản chưa từng được biên dịch và công bố

3.2 Ph ạm vi nghiên cứu

Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu vào các vấn đề văn bản học của các văn

bản Then cấp sắc, vấn đề sử dụng chữ Nôm trong văn bản, khái niệm “đường Then

cấp sắc” và giá trị nội dung của văn bản Then cấp sắc trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Tày

Trang 10

bản học, văn hóa học, văn tự học và nghiên cứu liên ngành sẽ được vận dụng lý thuyết nghiên cứu khoa học trong từng chương của luận án.

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:

- Phương pháp văn bản học: Nghiên cứu, so sánh 6 văn bản chữ Nôm Tày thuộc văn bản Then cấp sắc, so sánh số lượng chương, khúc hát trong các văn bản, nêu lên một số đặc điểm văn bản về cấu trúc văn bản Từ kết quả khảo sát văn bản,

tạo điều kiện cho việc chọn thiện bản đề nghiên cứu và giới thiệu

- Phương pháp phiên dịch (còn gọi là thuyên thích học, hay học thông diễn

học) cũng được sử dụng để giải thích, giải nghĩa, hay diễn dịch các bản văn Then

cấp sắc, từ các vấn đề về văn bản, ngôn ngữ, lời nói, v.v… Đây là một phương pháp giúp chúng ta thấu hiểu văn bản và minh giải văn bản sâu hơn

-Phương pháp văn tự học: Dựa vào lý thuyết cấu tạo chữ Nôm của các học giả

đi trước, phương pháp văn tự học được sử dụng nghiên cứu cấu trúc chữ Nôm Tày cũng như xác định hệ thống chữ Nôm Tày trong văn bản, như chữ Nôm Tày tự tạo,

chữ Nôm Tày mượn chữ Nôm Kinh (Việt) và chữ Nôm Tày mượn chữ Hán trong văn bản Then cấp sắc

- Phương pháp định lượng: Nhằm hệ thống hóa, thống kê số lượng các chương, khúc hát Then cấp sắc, những chữ Nôm thuần Tày, chữ Nôm Tày vay mượn (Kinh và Hán); từ đó, đưa ra những biện luận, phân tích để xác định độ tin

cậy của tư liệu trong văn bản Thao tác thống kê được sử dụng xuyên suốt luận án, các kết quả thống kê là những số liệu cụ thể và chính xác, từ đó đưa tới những nhận định đáng tin cậy Ngoài ra, luận án cũng sử dụng những thao tác như phân tích,

tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, so sánh, v.v trước khi đưa ra những nhận xét về văn

bản Then cấp sắc

Trang 11

- Phương pháp liên ngành: Nhằm khai thác những giá trị lịch sử, giá trị văn

hóa, văn học, tôn giáo, phong tục tập quán, v.v… được thể hiện qua các văn bản Then cấp sắc

5 Đóng góp của luận án

Việc nghiên cứu nhóm văn bản Then cấp sắc viết bằng chữ Nôm Tày hiện lưu

trữ tại Viên Nghiên cứu Hán Nôm đem lại những kết quả như sau:

- Góp phần giới thiệu, phân tích khái niệm Then và Then cấp sắc, cũng như văn bản Then nói chung và văn bản Then cấp sắc nói riêng

- Giới thiệu đặc điểm văn bản Then cấp sắc của dân tộc Tày, xác định văn bản tin cậy để nghiên cứu và giới thiệu Việc làm này sẽ gợi mở cho việc nghiên cứu nhóm văn bản Then cấp sắc viết bằng chữ Nôm Tày hiện lưu trữ tại VNCHN

- Cung cấp số liệu đáng tin cậy về số lượng chương hát, khúc hát trong văn

bản Then cấp sắc viết bằng chữ Nôm Tày của ba dòng Then ở ba tỉnh Cao Bằng,

Bắc Kạn, Lạng Sơn So sánh “đường Then cấp sắc” của ba dòng Then để thấy được

sự tương đồng và khác biệt giữa ba dòng này Đưa ra cứ liệu về việc sử dụng chữNôm trong văn bản, từ đó góp phần gợi mở cho việc tìm hiểu sự giao lưu văn hóa Tày - Kinh thời trung đại

- Phân tích, đánh giá làm sáng tỏ giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Then cấp sắc, góp phần vào việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Tày Đồng thời giúp các nhà quản lý văn hóa có biện phát bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc Tày

- Phiên âm, dịch nghĩa, chú thích và giới thiệu văn bản Then cấp sắc viết bằng

chữ Nôm của người Tày (Bản NVB.1)

6 Ý nghĩa khoa học của đề tài

Việc nghiên cứu nhóm văn bản Then cấp sắc viết bằng chữ Nôm Tày hiện lưu

trữ tại VNCHN, đưa lại những ý nghĩa khoa học như sau:

-Nghiên cứu văn bản và phân tích văn bản, xác định bản đáng tin cậy để phiên

dịch, giới thiệu, công bố văn bản Then cấp sắc; nghiên cứu hệ thống chữ Nôm trong văn bản, góp phần nghiên cứu hệ thống văn bản chữ Nôm của dân tộc Tày

- Phác họa được bức tranh tổng thể về “đường Then” cấp sắc của dân tộc Tày

gồm: Hành trình Then đi từ trần gian lên đến thượng giới để gặp Ngọc Hoàng, số

Trang 12

lượng các chương, khúc hát được ghi chép trong văn bản Then cấp sắc viết bằng

chữ Nôm Tày hiện lưu trữ tại VNCHN

- Luận án tạo hướng mở cho việc nghiên cứu các văn bản Then cấp sắc nói riêng, dân ca nghi lễ của dân tộc Tày nói chung Hy vọng đề tài sẽ có những đóng góp cho việc bảo tồn, nghiên cứu và phát huy những giá trị tốt đẹp trong văn hóa

của đồng bào dân tộc Tày

7 B ố cục của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục; luận án có bố

cục chia làm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Chương 2: Khảo sát văn bản Then cấp sắc Nôm Tày tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm Chương 3: Nghiên cứu “đường Then” trong văn bản Then cấp sắc Nôm Tày Chương 4: Nghiên cứu giá trị của văn bản Then cấp sắc Nôm Tày

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Then nói chung và Then cấp sắc nói riêng là thuộc loại hình dân ca nghi lễ, đã được các nhà nghiên cứu văn hóa, ngôn ngữ, Hán Nôm quan tâm nghiên cứu, giới thiệu ở các góc độ khác nhau Ở chương này chúng tôi sẽ giới thiệu khái quát về đời

sống văn hóa của người Tày, Then và Then cấp sắc của người Tày; đồng thời, tổng quan về các công trình đã nghiên cứu về Then Tày nói chung, Then cấp sắc của người Tày nói riêng Từ đó, chúng tôi có những đánh giá về những thành tựu của

những công trình nghiên cứu của những người đi trước, để kế thừa và định hướng triển khai nghiên cứu của luận án

1.1 Khái quát về dân tộc Tày, Then và Then cấp sắc

1.1.1 Vài nét về đời sống văn hóa của dân tộc Tày

Trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, người Tày có số dân đông thứ hai sau người Kinh (1.626.392 người)1, sống tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía

Bắc Việt Nam và một số tỉnh thuộc Tây Nguyên như Đăk Lăk, Lâm Đồng Ở các

tỉnh miền núi phía Bắc, người Tày cư trú chủ yếu ở các thung lũng màu mỡ, có độcao trung bình, thuận tiện cho việc trồng trọt, chăn nuôi và ổn định cuộc sống

Về phương diện cội nguồn lịch sử, người Tày “vốn thuộc chung một nhóm Âu

Việt, trong khối Bách Việt mà địa bàn cư trú là Miền Bắc Việt Nam và Miền Hoa Nam Trung Quốc Vào thế kỷ thứ III (TCN), liên minh bộ lạc Âu Việt (Tày – Nùng)

đã cùng với liên minh bộ lạc Lạc Việt (Việt Mường) thành lập nên Vương quốc Âu

Lạc Người thủ lĩnh đứng đầu là An Dương Vương Thục Phán Trong quá trình chung sống, đấu tranh để xây dựng và gìn giữ đất nước, người Âu Lạc và người Lạc

Việt vốn có những quan hệ gần gũi nhau, dễ hòa hợp nhau, cùng giao lưu và tiếp thu ảnh hưởng văn hóa của nhau” [131, 22]

Về ngôn ngữ và chữ viết, tiếng Tày thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái (ngữ hệThái - Ka Ðai) được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp Do nhu cầu cuộc sống, người

1 Theo kết quả điều tra dân số năm 2009 của Tổng cục thống kê.

Trang 14

Tày đã sáng tạo ra chữ viết riêng của mình là chữ Nôm Tày để ghi chép lại những câu thành ngữ, tục ngữ, cao dao và các bài thơ, lời ca, truyện cổ mà ngày nay vẫn còn lưu giữ được rất nhiều tác phẩm, như: Phong slư, Lượn cọi, truyện thơ Nôm,

Then, v.v Xét về từ vựng, từ vựng tiếng Tày gồm những từ gốc Tày và những từmượn của các ngôn ngữ khác Bộ phận từ gốc Tày có vị trí quan trọng, bởi nó được

sử dụng nhiều nhất trong đời sống hàng ngày, khiến cho người Tày có thể dễ dàng giao tiếp với nhau trong sinh hoạt gia đình, làng bản Để biểu thị các khái niệm xã

hội, chính trị, pháp lý khoa học kỹ thuật thì tiếng Tày phải vay mượn từ tiếng Hán

và đặc biệt là từ tiếng phổ thông là tiếng Kinh (Việt) Sự vay mượn này phù hợp với quy luật nên nó làm cho tiếng Tày thêm phong phú, có đủ sức làm công cụ giao tiếp

của người Tày trong xã hội

Về phương diện hoạt động sản xuất, người Tày là cư dân nông nghiệp lúa nước, sớm biết thâm canh và áp dụng rộng rãi các biện pháp thuỷ lợi, như: đào mương, đắp phai, làm cọn lấy nước vào ruộng Họ có tập quán đập lúa ở ngoài đồng trên những “loỏng” (máng gỗ) rồi mới đưa thóc về nhà Ngoài lúa nước, người Tày còn trồng lúa cạn, hoa màu, cây ăn quả Bên cạnh việc trồng trọt còn có chăn nuôi phát triển với nhiều loại gia súc, gia cầm Thủ công nghiệp là nghề phụ trong các gia đình Nhiều nghề thủ công lâu đời đã đạt tới một trình độ kỹ xảo cao, như: Thổ

cẩm ở Hòa An, Hà Quảng (Cao Bằng) cho nhiều mặt hàng dùng làm mặt chăn, địu

trẻ, khăn treo cửa, khăn trải bàn rất đẹp; nghề làm bàn ghế trúc ở Cao Lộc (Lạng Sơn), Nguyên Bình (Cao Bằng) với nhiều hình mẫu bàn ăn, bàn ghế tiếp khách, bàn

thờ tổ tiên… mà càng dùng lâu thì mầu trúc càng “lên nước” vàng xẫm, bóng lộn; nghề đan lát phổ biến trong mọi gia đình, bất cứ nhà nào cũng có thể tự đan được

những đồ dùng cần thiết trong sinh hoạt hàng ngày; nghề kéo sợi, dệt vải, bật bông,

nấu mật, ép dầu… cũng là nghề thiết yếu mà hầu hết gia đình nào cũng có

Về phong tục tập quán và tín ngưỡng dân gian, người Tày có nhiều phong tục đẹp thể hiện nét văn hóa độc đáo của riêng mình, như: tục nhận họ, tục nhận con nuôi, tục kết tồng kết đẳm, tục cưới hỏi, v.v… Đối với tục nhận họ, khi gặp những người có cùng tên họ (như Bế, Hoàng…) kể cả những người thuộc các thành phần dân tộc khác với mình, người Tày thường kết thân nhận là người cùng họ, bởi nghĩ

rằng “tồng slính slam phăn chăn” (người cùng họ ít nhất cũng có ba phần mười là

Trang 15

Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full

Ngày đăng: 21/07/2019, 09:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w