1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TOÀN CẢNH VỀ CÂU II ĐỀ THI ĐH KHỐI C VĂN

4 344 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 44 KB

Nội dung

Trích dẫn trong đề Văn không phải của Tổng thống Lincoln? 12:01' 13/07/2009 (GMT+7) - "Chúng tôi sẽ cho kiểm tra lại thông tin có đúng bức thư của A.Lincoln hay không, vì viết sách giáo khoa thường phải dựa vào nhiều nguồn khác nhau" - GS Phan Trọng Luận, Tổng Chủ biên SGK Ngữ văn lớp 10, cho biết như vậy trước thông tin cho rằng trích dẫn trong đề thi ĐH năm 2009 môn Ngữ văn không phải của Tổng thống A.Lincoln. Cục phó Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT) khẳng định nguồn gốc tác phẩm không ảnh hưởng tới đáp án hay chấm bài thi của thí sinh. Trên một trang mạng văn học được giới thiệu mới khai trương ngày 12/7 (vanhocmang.net), anh Nguyễn Đình Nam, thành viên sáng lập, đưa thông tin và dẫn một số nguồn cho rằng bức thư gửi thầy giáo nơi trường con trai theo học không phải do Lincoln viết vì cách diễn đạt là của ngôn ngữ hiện đại, khác hẳn so với thời của ông. Anh Nam cho biết đã tìm kiếm bằng google trên các site .gov (chính phủ Mỹ) và .edu (ngành giáo dục Mỹ) nhưng không có kết quả khả quan nào liên quan tới bức thư. Khi tìm được bộ sưu tập các tác phẩm của Lincoln - bộ sách cho phép truy cập miễn phí - anh Nam cũng không tìm được bức thư đó. Trong bài trên trang mạng, anh Nam viết: "Tiếp tục tìm kiếm, đến web site của một cơ quan bảo tồn lịch sử của bang Illinois, là bang nhà của Lincoln, tôi tìm thấy bài tổng hợp "Lincoln chưa bao giờ nói vậy" của tiến sĩ Thomas F.Schwartz ,khẳng định bức thư này là 1 trong 10 điều Lincoln chưa bao giờ nói hay viết, nhưng bị gán cho ông. Riêng bài phân tích về bức thư đăng lần đầu ở tạp chí chuyên ngành của Hiệp hội Abraham Lincoln mang tên "For The People" - bản phát hành mùa đông năm 2001 ". Tham khảo thêm vài nguồn phân tích khác, các phán đoán cho rằng bức thư đó là của một người ẩn danh viết, tuy bản thân là một tác phẩm hay, nhưng để tăng thêm sức nặng, người đó đã đề tên Lincoln vào. Tác phẩm đó lan truyền trên Internet, nhiều nhất là ở vùng Trung Á". Thomas F. Schwartz là nhà sử học bang Illinois, chuyên nghiên cứu về Lincoln, là giám đốc thư viện và bảo tàng tổng thống Lincoln. Trong 16 năm lại đây, ông đã xuất bản rất nhiều sách về Lincoln. Trao đổi với VietNamNet, nhà văn Trang Hạ, thành viên nhóm sáng lập trang này cho biết, theo những truy nguyên văn bản, con đường vòng vèo mà tác phẩm “Thư gửi thầy giáo của con trai tôi” tới Việt Nam tương tự với hình thức các tác phẩm văn học mạng ngày nay được biết tới: Nội dung hấp dẫn, hình thức thân thiện, được bạn đọc lưu truyền và quảng bá rộng rãi, được công nhận là một tác phẩm mang giá trị văn học. "Chúng tôi không khẳng định Lincoln có hay không viết những nội dung này, mà qua xem xét những tài liệu có được, thì có thể chứng minh chưa có bút tích nào của Lincoln mang nội dung như bức thư đã được trích dẫn trong sách giáo khoa", Trang Hạ nói. Trưa nay, 13/7, ngay sau khi nhận được thông tin, GS Phan Trọng Luận, Tổng Chủ biên SGK Ngữ văn lớp 10, cho biết, những người biên soạn đã trích văn bản này dựa vào nguồn tư liệu đã xuất bản của NXB Trẻ năm 2004 - tác phẩm "Những câu chuyện về thầy giáo". "Chúng tôi sẽ cho kiểm tra lại thông tin có đúng bức thư của A.Linlcon hay không, vì viết sách giáo khoa thường phải dựa vào nhiều nguồn khác nhau". "Trong trường hợp xác minh rằng văn bản đó không phải của Lincoln, SGK sẽ đính chính lại. Dù là nguồn từ NXB Trẻ đã được thẩm định, nhưng chúng tôi cũng sẽ xem xét lại. Người viết, người chịu trách nhiệm xuất bản cũng có phần trách nhiệm nếu trích dẫn chưa đúng. Tuy nhiên, việc này không ảnh hưởng đến đáp án, cách chấm bài thi tuyển sinh vào ĐH" - ông Luận bày tỏ. "SGK là tài liệu chính thống. Việc Ban đề thi sử dụng một tác phẩm có trong SGK chương trình THPT để ra đề thi là hoàn toàn bình thường, phù hợp với các qui định", Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Trần Văn Nghĩa khẳng định. Theo ông Nghĩa, HS đã được học và nắm được nội dung tác phẩm thì hoàn toàn đủ điều kiện để làm bài thi. "Còn nội dung SGK, trong trường hợp cụ thể này là nội dung và nguồn gốc của bức thư của Tổng thổng Mỹ A.Lincoln, thì các tác giả biên soạn SGK phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, độ xác thực của tác phẩm được đưa vào". "Việc xác định nguồn gốc tác phẩm sẽ không có gì ảnh hưởng đến việc chấm bài thi môn văn khối Câu II (3,0 điểm) Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mỹ A. Lin-côn (1809-1865) viết: “Xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi.” (Theo Ngữ văn 10, tập 2, NXB Giáo dục, 2006, tr. 135) Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết 1 bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống. (Đề thi môn Ngữ văn kỳ thi ĐH 2009) C của thí sinh. Việc chấm thi sẽ vẫn tiến hành bình thường", ông Nghĩa khẳng định. Còn bà Trần Thị Hà, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT), Phó Ban chỉ đạo kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2009 cho biết, câu trích trong đề thi có nguồn gốc từ sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10. Như vậy, đề thi nằm trong chương trình học sinh đã học. Thí sinh đã học và được biết văn bản này. "Lincoln chưa bao giờ nói vậy" Mạng Internet có thể là một công cụ tuyệt vời để thu thập thông tin nếu web site chứa thông tin đã có một quá trình kiểm duyệt trước khi tài liệu được đăng tải. Tuy nhiên, cũng có quá nhiều thông tin được đưa lên mạng một cách bừa bãi tạo thành các loại thông tin tạp nham. Những thông tin sau khi được đăng tải lên mạng sẽ nhanh chóng được lan truyền khắp thế giới, bao gồm cả thông tin rác. Gần đây, tôi đã được cảnh báo về một lá thư được cho là của tổng thống Abraham Lincoln viết cho thầy hiệu trưởng của ngôi trường nơi con trai ông theo học. Lá thư này xuất hiện trên trang web của Hội đồng quốc gia các trường đào tạo giáo viên có trụ sở ở New Delhi, Ấn Độ và trang web các trường khác. Mặc dù có một chút khác nhau nho nhỏ trong nội dung của lá thư khi được sao chép từ trang web này sang trang web kia, nhưng quan điểm, ẩn ý trong đó thì hoàn toàn giống nhau. Mỗi trang web đều có một lời giới thiệu nhỏ khẳng định rằng lá thư “được viết bởi Tổng thống Abraham Lincoln gửi cho thầy hiệu trưởng của ngôi trường nơi con ông theo học. Lá thư chứa đựng một lời khuyên bổ ích đến ngày nay vẫn còn giá trị cho những nhà quản lý, những công nhân, giáo viên, các bậc cha mẹ và học sinh sinh viên”. Bức thư này được sao chép lại trong những dấu ngoặc đơn cho thấy nội dung này chỉ xuất hiện trên các trang web chứ không phải ở hình thức nào khác. Đáng tiếc là lá thư này không đề ngày tháng, không có manh mối gì để tìm ra danh tính của ông thầy hiệu trưởng hay danh tính người con trai của Lincoln. Trong số 4 người con trai của Lincoln thì chỉ có Robert theo học Trường Đại học Illinois và Phillips Exeter Academy. Nhưng không có bằng chứng nào cho thấy Lincoln đã từng viết thư cho các nhà chức trách trong nhà trường về hành vi của Robert. Văn phong và nội dung của lá thư không phải phong cách của Lincoln. Bất cứ ai gần gũi với Lincoln đều ngay lập tức nhận ra rằng đây không phải là giọng điệu của ông. (Tạm dịch từ bài viết của tác giả Thomas F. Schwartz đăng trên trang web abrahamlincolnassociation.org). Thomas F. Schwarz là nhà sử học bang Illinois, là Giám đốc Thư viện và Bảo tàng Tổng thống Lincoln. Ông được xem là một chuyên gia nghiên cứu về Abraham Lincoln. Với vai trò thư ký của Hiệp hội Abraham Lincoln, ông đã đóng góp rất nhiều cho tổ chức phi lợi nhuận này. Là người đứng đầu Ủy ban nội dung lịch sử cho Thư viện và Bảo tàng tổng thống Abraham Lincoln, ông đã làm cho bảo tàng nổi danh trên toàn thế giới về tính trung thực trong việc phản ánh hình ảnh con người của cựu tổng thống. Ông là người trẻ tuổi nhất đã được các nhà sử học bang Illinois bầu chọn đảm nhận vị trí Giám đốc thư viện và Bảo tàng Abraham Lincoln (nhậm chức năm 1993 khi mới 38 tuổi). Schwarz đã tận dụng vị thế của mình để chia sẻ kiến thức lịch sử với sinh viên và các nhóm cộng đồng bằng cách làm cho Lincoln và thời của ông sống lại. Theo Thị trưởng Springfield, Tim Davlin “Thomas F. Schwarz là một người chính trực và có tầm hiểu biết sâu rộng về lịch sử”. . độ x c th c của t c phẩm đư c đưa vào". "Vi c x c định nguồn g c t c phẩm sẽ không c gì ảnh hưởng đến vi c chấm bài thi môn văn khối C u II (3,0. hợp c thể này là nội dung và nguồn g c của b c thư c a Tổng thổng Mỹ A.Lincoln, thì c c t c giả biên soạn SGK phải chịu trách nhiệm về tính chính x c,

Ngày đăng: 03/09/2013, 19:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w