1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Hệ thống dẫn nước

6 478 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 147,78 KB

Nội dung

Hệ thống tưới. - Các cấp kênh mương trong hệ thống tưới. Hệ thống tưới bao gồm nhiều cấp kênh mương to nhỏ khác nhau làm thành một mạng lưới dẫn nước từ công trình đầu mối đến từng cánh

Hệ thống kênh mương dẫn nước. 4.2.2.1. Hệ thống tưới. - Các cấp kênh mương trong hệ thống tưới. Hệ thống tưới bao gồm nhiều cấp kênh mương to nhỏ khác nhau làm thành một mạng lưới dẫn nước từ công trình đầu mối đến từng cánh đồng được tưới. Tuỳ theo mỗi hệ thống phụ trách diện tích rộng hay hẹp mà có từ 3;4 đến 6 cấp kênh mương nhưng thường phân chia làm 5 cấp. + Kênh cấp 1: Thường gọi là kênh chính lấy nước từ công trình đầu mối phân phối cho toàn bộ hệ thống dẫn nước trong khu tưới. + Kênh cấp 2: Còn gọi là kênh nhánh, lấy nước từ kênh chính để phục vụ cho đất đai một huyện hoặc liên huyện. + Kênh cấp 3: Thường gọi là mương cái, lấy nước từ kênh nhánh phục vụ nước cho diện tích đất đai một xã hoặc một liên xã. + Kênh cấp 4: Thường gọi là mương nhánh, lấy nước từ mương cái để tưới cho đất đai một hợp tác xã. + Kênh cấp 5: Thường gọi là mương chân rết hoặc là mương phân phối nước cho từng cánh đồng. - Nguyên tắc bố trí các cấp kênh mương trong hệ thống tưới: + Các cấp kênh mương phải bố trí theo các dải đất cao để có thể khống chế toàn bộ khu tưới, tưới tự chảy vào mặt ruộng và tốt nhất là có thể tưới được diện ở cả hai phía của kênh mương. + Bố trí các cấp kênh trên phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí các cấp kênh dưới và nên bố trí nơi có địa chất tốt để lòng kênh ổn định, giảm bớt được tổn thất nước do rò rỉ và thẩm lậu. + Khi bố trí cần nghiên cứu kết hợp với việc quy hoạch đất đai, quy vùng trồng trọt để đảm bảo kênh cung cấp nước tốt nhất cho các loại cây trồng. Mặt khác, cũng nên bố trí theo địa giới các khu vực luân canh khác nhau, theo địa giới các khu vực hành chính huyện, xã, hợp tác xã để tiện cho công tác quản lý về sau. + Bố trí hệ thống còn phải chú ý đến mặt tổng hợp lợi dụng nguồn nước phục vụ dân sinh, nuôi trồng thuỷ sản hoặc kết hợp trồng cây chắn gió và giao thông thuỷ bộ. + Bố trí sao cho hệ thống dễ thi công, giảm bớt được khối lượng đào đắp, tốn ít vật tư xây dựng, hạ thấp giá thành. - Các kiểu bố trí + Vùng núi: Kênh chính có thể bố trí xiên một gốc nào đó so với đường đồng mức, đoạn phân phối nước của kênh chính bố trí theo hướng độ dốc bé. Các kênh nhánh bố trí vuông gốc với đường đồng nước, nếu độ dốc lớn, thường có thể xây dựng các bậc nước, dốc nước để giảm tốc độ dòng chảy tránh xói mòn đất. + Vùng trung du: Kênh chính bố trí theo đường đồng mức và đi vào rẻo đất cao. Kênh nhánh bố trí vuông gốc với kênh chính. Các vùng đất cao có thể xây dựng các trạm bơm để tưới. Trên các kênh nhánh cũng cần có thể phải xây dựng các công trình để giảm tốc độ dòng chảy, chống xói mòn lòng kênh. + Vùng đồng bằng: Có nhiều sông ngòi cắt thành nhiều khu vực nhỏ. Thường khó khăn khi tiêu nước về mùa mưa và tưới nước về mùa khô. Do đó khi tưới phải dùng trạm bơm bơm nước trực tiếp để tưới, hoặc xây dựng cống lấy nước từ sông chính vào sông ngòi nội địa sẵn có rồi dùng trạm bơm bơm nước lên đồng ruộng. Kênh tưới bố trí trên rẻo đất cao và không bố trí được thẳng vì địa hình phức tạp. + Vùng duyên hải: Giống địa hình đồng bằng nhưng dốc nghiêng về phía biển. Có thể lợi dụng thuỷ triều để tưới tiêu. Hệ thống kênh mương thường phân tán thành nhiều hệ thống nhỏ trong từng vùng nhỏ. Thường làm nhiệm vụ hai chiều vừa tưới nước và vừa tiêu nước. . Hệ thống kênh mương dẫn nước. 4.2.2.1. Hệ thống tưới. - Các cấp kênh mương trong hệ thống tưới. Hệ thống tưới bao gồm nhiều cấp. kênh chính lấy nước từ công trình đầu mối phân phối cho toàn bộ hệ thống dẫn nước trong khu tưới. + Kênh cấp 2: Còn gọi là kênh nhánh, lấy nước từ kênh chính

Ngày đăng: 23/10/2012, 10:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w