Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên là do công tác QLNN về vận tải và trật tự ATGT của các cấp, các ngành còn thiếu sót, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương còn buông lỏng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGUYỄN HOÀNG LINH
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH TRÊN ĐỊA BÀN
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, tất cả nguồn số liệu đƣợc sử dụng trong phạm vi nội dung nghiên cứu của đề tài này là trung thực và chƣa hề đƣợc dùng để bảo vệ một học vị khoa học nào
Tôi xin cam đoan rằng, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc chỉ
rõ nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ cho luận văn đã đƣợc gửi lời cảm ơn
Quảng Trị, ngày tháng 01 năm 2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Hoàng Linh
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và có được luận văn này, ngoài sự nổ lực
cố gắng của bản thân, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo ở Trường Đại học Kinh tế Huế và các thầy cô giáo khác đã từng giảng dạy, đã nhiệt tình giúp đỡ cho tôi
Tôi xin chân thành cảm ơn khoa Kinh tế phát triển, Phòng Đào tạo Sau đại học – Đại học Kinh tế Huế đã giúp đỡ tôi nhiều mặt trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu khoa học tại trường
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo, PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hòa là người trực tiếp hướng dẫn đã dày công chỉ bảo, hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Sở GTVT, Thanh tra giao thông, Trung tâm DV&QL bến xe khách, các DN, HTX khinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh, các bạn bè đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi và động viên tôi rất nhiều trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn rằng luận văn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết Tôi kính mong Quý thầy, cô giáo, các đồng nghiệp, các cá nhân có quan tâm đến vấn đề này góp ý cho tôi để luận văn được hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cảm ơn!
Quảng Trị, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Hoàng Linh
Trang 4TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên : NGUYỄN HOÀNG LINH
Chuyên ngành : QUẢN LÝ KINH TẾ Niên khóa: 2017 - 2019 Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN THỊ MINH HÕA
Tên đề tài: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG
Ô TÔ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
1 Mục đích và đối tượng nghiên cứu:
- Mục đích nghiên cứu:Nhằm nắm bắt và hiểu rỏ hơn nữa những tồn tại, hạn chế
trong công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Từ đó có những đề xuất, kiến nghị nhằm ngày càng hoàn thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm các chủ thể sau: Chủ thể trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô
tô theo tuyến cố định có: Sở GTVT, Thanh tra giao thông, Trung tâm bến xe Chủ thể chịu sự quản lý nhà nước có các Doanh nghiệp, Hợp tác xã, Lái xe kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
2 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp được sử dụng để thu thập và đánh giá tình hình hoạt động trong công tác QLNN về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến định và một số hoạt động liên quan tình hình thực trạng của QLNN về VTHK trên địa bàn tỉnh Phương pháp nghiên cứu tài liệu sơ cấp chủ yếu phục vụ cho phân tích định lượng được sử dụng thông qua khảo sát các cán bộ trực tiếp thực hiện chức năng QLNN và các DN, HTX kinh doanh vận tải là các đối tượng bị quản lý bằng bảng hỏi đã thiết kế dựa trên kết quả nghiên cứu định tính Ngoài ra, đề tài còn
sử dụng một số công cụ như Excel, SPSS để xử lí số liệu điều tra
3 Kết quả nghiên cứu:
Ngoài các kết quả đánh giá từ các số liệu thứ cấp, từ kết quả phân tích số liệu
sơ cấp để nắp bắt được thực trạng quản lý nhà nước về vận tải hành khách theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, đề tài còn đánh giá được một số tiêu chí liên quan đến hiệu quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế trong quản lý nhà nước về lĩnh vực vận tải hành khách thông qua việc khảo sát phỏng vấn trực tiếp120 người là các chủ thể trực tiếp, gián tiếp thực hiện chức năng QLNN đó là cán bộ của Sở GTVT, Thanh tra Giao thông, Trung tâm bến xe Các chủ thể chịu sự quản lý nhà nước về vận tải hành khách đó là các Doanh nghiêp, Hợp tác xã, Lái xe kinh doanh vận tải bằng phiếu điều tra Từ kết quả nghiên cứu thực trạng, tác giả đã
đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác Quản lý nhà nước về vận tải
hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh trong tương lai
Trang 5MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế iii
Mục lục iv
Danh mục các chữ viết tắt ix
Danh mục các biểu đồ xi
Danh mục các bảng xii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Kết cấu của luận văn 6
PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ THEOTUYẾN CỐ ĐỊNH 7
1.1 Tổng quan về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định 7
1.1.1 Khái niệm vận tải hành khách bằng ô tô tuyến cố định 7
1.1.2 Đặc điểm vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định 7
1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của vận tải hành khách bằng ôtô theo tuyến cố định 10
1.2 Khái quát quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định 11
1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định 11
1.2.2 Mục tiêu, nguyên tắc quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định 13
1.2.3 Trách nhiệm của quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định của Bộ Giao thông vận tải 15
Trang 61.3 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến
cố định 17
1.3.1 Chủ thể quản lý (Các cơ quan quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định) 17
1.3.2 Đối tượng bị quản lý (Doanh nghiệp vận tải, người vận tải) 21
1.4 Nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh 22
1.4.1 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình quốc gia về an toàn giao thông đường bộ 22
1.4.2 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật 23
1.4.3 Xây dựng thể chế, pháp luật về vận tải hành khách 23
1.4.4 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật 24
1.4.5 Tổ chức quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng 25
1.4.6 Quản lý đào tạo, sát hạch cấp bằng lái xe; cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ 26
1.4.7 Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm pháp luật về vận tải hành khách theo tuyến cố đinh 27
1.5 Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh 29
1.5.1 Tình hình kinh tế - xã hội 29
1.5.2 Điều kiện khí hậu - thời tiết 31
1.5.3 Điều kiện vận tải 32
1.5.4 Công tác quản lý hoạt động vận tải 32
1.6 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định của các tỉnh lân cận 33
1.6.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định của tỉnh Hà Tĩnh 34
1.6.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định của tỉnh Bắc Ninh 37
Trang 71.6.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố
định của thành phố Đà Nẵng 40
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH TRÊN 42
ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH 42
2.1 Tổng quan về tỉnh Quảng Bình 42
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 42
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 44
2.1.3 Đặc điểm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 45
2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định tại tỉnh Quảng Bình 2015 - 2017 48
2.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh 48
2.2.2 Tình trạng đội ngũ quản lý thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh 50
2.2.3 Thực trạng công tác vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh 51
2.3 Nội dung công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh 58
2.3.1 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình quốc gia về an toàn giao thông đường bộ 58
2.3.2 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; quy chuẩn, tiêu chuẩn về vận tải hành khách 59
2.3.3 Về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông 60
2.3.4.Về tổ chức quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 61
2.3.5 Về đăng ký, cấp, thu hồi: phiên tuyến; giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận tải 62
2.3.6 Về quản lý đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ 65
Trang 82.3.7 Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp
luật về vận tải hành khách theo tuyến cố đinh trên địa bàn tỉnh 66
2.4 Đánh giá của đối tượng điều tra đối với công tác quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh 67
2.4.1 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình quốc gia về an toàn giao thông đường bộ 67
2.4.2 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; quy chuẩn, tiêu chuẩn về vận tải hành khách 69
2.4.3 Về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông 70
2.4.4.Về tổ chức quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 72
2.4.5 Về đăng ký, cấp, thu hồi: phiên tuyến; giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận tải 72
2.4.6 Về quản lý đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ 74
2.3.7 Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về vận tải hành khách theo tuyến cố đinh trên địa bàn tỉnh 76
2.5 Đánh giá chung 77
2.5.1.Kết quả đạt được 77
2.5.2 Hạn chế, thiếu sót 79
CHƯƠNG 3:PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HÒAN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH 82
3.1 Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 82
3.1.1 Đầu tư phát triển hệ thống hệ tầng giao thông đường bộ 82
3.1.2 Phát triển thị trường vận tải 82
3.1.3 Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải 83
3.1.4 Vai trò quản lý nhà nước 83
Trang 93.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô theo
tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 83
3.2.1 Quy hoạch cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải hành khách bằng ô tô 83
3.2.3 Công tác quản lý, bảo trì, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 85
3.2.2 Tăng cường công tác quản lý chất lượng VTHK bằng ô tô 85
3.2.3 Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát 88
3.2.4 Công tác phổ biến, tuyên truyền các văn bản pháp luật về GTĐB 89
3.2.5 Công tác quản lý phương tiện, đăng ký, đăng kiểm, đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe 91
3.2.6 Quản lý giá cước vận tải bằng xe ô tô theo tuyến cố định 93
3.2.7 Về đảm bảo an toàn giao thông 93
3.2.8 Các giải pháp khác 94
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96
1 Kết luận 96
2 Kiến nghị 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
PHỤ LỤC 106 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG
BẢN NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1
BẢN NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 2
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN
Trang 10DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu Ý nghĩa
QLNN Quản lý nhà nước
UBND Ủy ban nhân dân
HĐND Hội đồng nhân dân
BGTVT Bộ Giao thông vận tải
SGTVT Sở Giao thông vận tải
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
GTNT Giao thông nông thôn
KDVT Kinh doanh vận tải
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
DN Doanh nghiệp
HTX Hợp tác xã
VTHH Vận tải hàng hóa
TNGT Tai nạn giao thông
ATGT An toàn giao thông
ANTT An ninh trật tự
GPLX Giấy phép lái xe
PTVT Phương tiện vận tải
Trang 11PTCC Phương tiện công cộng
Trang 12DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Các cơ QLNN về VTHK bằng ô tô tại tỉnh Quảng Bình 48
Sơ đồ 2.2 Mô hình tổ chức quản lý vận tải tại tỉnh Quảng Bình 49
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Nguồn từ Bản đồ hành chính về tỉnh Quảng Bình 42 Biểu đồ 2.2: Đánh giá về tổ chức quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng GTĐB 72 Biểu đồ 2.3: Đánh giá hiệu quả của công tác thu hồi phiên tuyến vận tải 73 Biểu đồ 2.4: Đánh giá hiệu quả viêc cấp giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện VTHK 74 Biểu đồ 2.5: Đánh giá tính hiệu quả và tính chặt chẽ trong công tác quản lý đào tạo,
bồi dưỡng tập huấn kiến thức pháp luật về GTĐB 76 Biểu đồ 2.6: Đánh giá tính hiệu quả và tính thường xuyên trong công tác thanh tra,
kiểm tra 76 Biểu đồ 2.7: Đánh giá hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật
về vận tải hành khách 77
Trang 13DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tổng hợp mạng lưới giao thông đường bộ trên toàn tỉnh 45
Bảng 2.2: Thực trạng đội ngũ cán bộ thực hiện chức năng QLNN 51
Bảng 2.3: Mạng lưới phương tiện vận tải qua các năm trên địa bàn tỉnh 51
Bảng 2.4: Doanh thu về VTHH qua các năm trên địa bàn tỉnh 52
Bảng 2.5: Mạng lưới các tuyến vận tải hành khách theo tuyến cố định 53
Bảng 2.6 Mạng lưới các tuyến vận tải trên địa bàn tỉnh 54
Bảng 2.7: Hệ thống các Bến xe trên toàn tỉnh 55
Bảng 2.8 Số lượng phương tiện VTHK trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 55
Bảng 2.9 Số lượng đơn vị VTHK trên địa bàn tỉnh Quảng Bình 56
Bảng 2.10 Số lượng vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh 57
Bảng 2.11: Kế hoạch vận tải hành khách theo tuyến cố định qua các năm 58
Bảng 2.12: Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục về ATGT 61
Bảng 2.13: Nguồn vốn quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh 2015-2017 62
Bảng 2.14 Kết quả thực hiện cấp giấy phép (phiên, tuyến) vận tải 63
Bảng 2.15 Kết quả thực hiện thu hồi phiên, tuyến vận tải 64
Bảng 2.16: Phương tiện được kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận tải trên đại bàn tỉnh 64
Bảng 2.17: Công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe trên địa bàn tỉnh 65
Bảng 2.18: Công tác thanh tra kiểm tra lĩnh vực vận tải hành khách 66
Bảng 2.19: Mức độ đánh giá việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình quốc gia về ATGTĐB 68
Bảng 2.20: Mức độ đánh giá việc Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; quy chuẩn, tiêu chuẩn về vận tải hành khách 69
Bảng 2.21: Đánh giá tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật 71
Bảng 2.22: Đánh giá hiệu quả, tính chặt chẽ trong công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe trên địa bàn tỉnh 75
Trang 14PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội thì nhu cầu đi lại, trao đổi, mua bán, giao thương của con người giữa các vùng miền cũng tăng lên nhanh chóng Chất lượng cuộc sống được nâng lên khiến con người đòi hỏi về chất lượng dịch vụ vận tải cũng phải đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn, nhanh chóng, thuận lợi, văn minh lịch
sự Do những nhu cầu thiết yếu đó mà ngày nay hoạt động VTHK diễn ra trên phạm
vi rộng khắp bằng nhiều phương thức như: hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thuỷ…; trong đó, phương thức VTHK bằng ô tô với nhiều hình thức như Taxi, xe buýt, xe khách đóng một vai trò hết sức quan trọng, là những hình thức VTHK phổ biến nhất ở nước ta hiện nay Trọng tâm là VTHK bằng ôtô theo tuyến
cố định, hình thức hoạt động vận tải này là hình thức phổ biến và có mặt ở khắp 63 tỉnh thành của đất nước, nó thể hiện được chức năng QLNN tại các Bến xe, vận tải
ô tô có tính cơ động rất cao nên đã phát huy vai trò quan trọng trong hệ thống vận tải, đáp ứng nhu cầu vận tải đa dạng và ngày càng cao của xã hội, cũng như nhu cầu
đi lại của nhân dân trên mọi vùng miền của tổ quốc, từ vùng sâu vùng xa, vùng hải đảo, tạo nên một thị trường vận tải sôi động, đầy tiềm năng
Nền kinh tế phát triển có một phần đóng góp không nhỏ của ngành giao thông vận tải Bắt nguồn từ nhu cầu vận tải, nhà nước đã tập trung phát triển, mở rộng và nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ Ngoài ra, các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động kinh doanh VTHK theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước nên ngành vận tải ô tô mà trong đó đặc biệt là VTHK bằng ôtô theo tuyến
cố định đã có những bước phát triển nhanh chóng Năm 2005 Luật Doanh nghiệp (và 2014 mới ban hành), Luật Giao thông đường bộ 2008 đều tạo ra sự thông thoáng cho các doanh nghiệp vận tải phát triển Các thành phần kinh tế với quy mô khác nhau đều có thể tham gia thị trường VTHK bằng xe ô tô theo hình thức xe chạy hợp đồng hay xe chạy theo tuyến cố định Những năm vừa qua, các doanh nghiệp kinh doanh VTHK đều đã có những chuyển biến như đầu tư phương tiện
Trang 15mới thay thế phương tiện cũ, nâng cao chất lượng phục vụ khách, đáp ứng nhu cầu
đi lại ngày càng cao của nhân dân, được xã hội hoan nghênh và đồng tình ủng hộ Quảng Bình là tỉnh nằm ở Trung trung Bộ có đầy đủ các hệ thống giao thông gồm đường không, đường thủy, đường sắt và đường bộ Trong những năm vừa qua, thực hiện chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực vận tải đường bộ, các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh đã không ngừng đầu tư phương tiện chất lượng cao cũng như chất lượng dịch vụ vận tải từng bước được cải thiện, số lượng phương tiện đưa vào hoạt động ngày càng nhiều Việc tổ chức khai thác nhiều tuyến vận tải đến các vùng miền trong cả nước, đặc biệt là với các tỉnh nước bạn Lào với mục đích phục hành khách bằng ôtô theo tuyến cố định mọi lúc mọi nơi Tuy nhiên, cũng như tình hình chung trên cả nước, sự phát triển quá nhanh của VTHK bằng xe ô tô theo tuyến cố định, cùng với mặt trái của cơ chế thị trường vẫn còn tồn tại những hệ lụy, bất cập như tình trạng: “xe dù” "Bến cóc"; phương tiện cũ, chạy vòng vo, đón trả khách tuỳ tiện, chở quá số người quy định, chạy quá tốc độ cho phép dành đường, vượt ẩu, dẫn đến ATGT không được kiểm soát đã gây ra hậu quả nghiêm trọng về ANTT, ATGT đường bộ Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên là do công tác QLNN về vận tải và trật tự ATGT của các cấp, các ngành còn thiếu sót, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương còn buông lỏng quản lý trong lĩnh vực VTHK bằng tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe taxi … chưa tổ chức thực hiện, làm đúng và đầy đủ chức năng QLNN theo các quy định của pháp luật hiện hành; các lực lượng kiểm tra, kiểm soát chưa phối hợp hoạt động một cách chặt chẽ, thường xuyên và xử lý chưa nghiêm đối với hành vi vi phạm; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa được chú trọng
Công tác QLNN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình mà cụ thể UBND tỉnh Quảng Bình và Sở GTVT Quảng Bình là một yếu tố then chốt và tất yếu, có tính định hướng cho hoạt động VTHK bằng ô tô theo tuyến cố định Nâng cao hiệu quả công tác QLNN của hoạt động VTHK bằng ô tô theo tuyến cố định sẽ đưa hoạt động này vào quy cũ, góp phần ổn định kinh tế - xã hội
Đề tài “Quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định trên địa bàntỉnh Quảng Bình” được thực hiện nhằm phát huy các kết quả đã
Trang 16đạt được, khắcphục các tồn tại, tìm ra biện pháp giải quyết, nhanh chóng lập lại trật
tự an toàn giao thông, hoạt động VTHK theo tuyến cố định đi vào nề nếp và tăng cường hiệu lực, hiệu quả QLNN, phát huy lợi thế của doanh nghiệp trong lĩnh vực VTHK bằng ô tô, từng bước cải thiện chất lượng VTHK nói chung, bằng ô tô nói riêng, tạo được sự hài lòng, thuận tiện trong đi lại của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế và xã hội của tỉnh nhà
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu cơ sở lý luận QLNN, đánh giá thực trạng QLNN về VTHK theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, từđó đưara các đề xuất, giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLNN về VTHK bằng ô tô theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến Quản lý nhà nước
về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về không gian: Đề tài chỉ nghiên cứu, đánh giá các vấn đề liên quan tác QLNN về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định ở phạm vi tỉnh Quảng Bình, có tham khảo kinh nghiệm thực hiện chức năng QLNN về vận tải ô tô theo tuyến cố định của một số tỉnh lân cận
Trang 17+ Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2015 - 2017; Số liệu sơ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2018 nhằm làm rõ các nội dung mà mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra Các giải pháp đề xuất áp dụng cho thời gian tới
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập số liệu
4.1.2 Số liệu sơ cấp
Được thu thập trên cơ sở tiến hành điều tra, phỏng vấn các cán bộ trực tiếp thực hiện chức năng QLNN, các DN, HTX kinh doanh VTHK theo tuyến cố định (bị quản lý) để hiểu được sự đánh giá của họ cán bộ, viên chức về việc thực hiện chức năng QLNN của mình đối với lĩnh vực VTHK theo tuyến cố định
4.2 Phương pháp tổng hợp, xử lý dữ liệu
4.2.1 Xác định mẫu điều tra
Chủ thể thực hiện chức năng QLNN bao gồm: Sở GTVT; Thanh tra giao thông; Trung tâm DV&QL bến xe khách Quảng Bình Chủ thể chịu sự QLNN về VTHK bao gồm các DN, HTX kinh doanh vận tải và các chủ xe Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu
dự kiến Theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát áp dụng công thức chọn mẫu: n = m * 5 (trong đó m là số câu hỏi khảo sát) Như vậy
Trang 18kích thước mẫu được tác giả điều tra là : n = 28 * 5 = 140 người Cụ thể:
Bảng phân bổ cơ cấu chọn mẫu Đối tượng Số lượng người Tỷ lệ (%) Số mẫu
4.3 Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê kinh tế dùng để tính toán các chỉ tiêu bình quân, tốc độ tăng trưởng, phát triển, các chỉ tiêu cơ cấu và phân tổ các số liệu theo một số tiêu thức nghiên cứu
- Phương pháp thống kê mô tả, phân tích tần suất được sử dụng để phân tích
dữ liệu sơ cấp
- Bên cạnh đó, dữ liệu thu thập từ quá trình trao đổi trực tiếp với các cán bộ quản lý, chủ các Doanh nghiệp, HTX kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định được tổng hợp lại để rút ra những kết luận có tính bản chất và trọng tâm nhất về những vấn đề đã được thảo luận nhằm đánh giá thực trạng QLNN về vận tải hành khách theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Quảng Bình hiện nay
Trang 195 Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận thì luận văn được kết cầu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô
tô theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Chương 3: Định hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Trang 20PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ THEO
TUYẾN CỐ ĐỊNH 1.1 Tổng quan về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định
1.1.1 Khái niệm vận tải hành khách bằng ô tô tuyến cố định
Vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định: vận tải hành khách bằng
xe ô tô theo tuyến cố định là hoạt động kinh doanh vận tải hành khách định kỳ trên một hành trình cố định được xác định bởi bến đi, bến đến và ngược lại với lịch trình, hành trình phù hợp với các tuyến đường cụ thể do doanh nghiệp, HTX đăng
ký và được cơ quan quản lý tuyến chấp thuận Tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ôtô bao gồm: tuyến liên tỉnh có cự ly từ 300km trở lên phải xuất phát và kết thúc tại bến xe loại 4 hoặc bến xe loại 5 thuộc địa bàn huyện nghèo theo quy định của Chính phủ Vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định được đăng ký khai thác tuyến theo biểu đồ chạy xe do Sở GTVT công bố cho các phương tiện thuộc quyền quản lý và sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã [20]
Có thể nói giao thông vận tải là một yếu tố then chốt tạo nên sự phát triển của
xã hội bởi có GTVT thì mới có sự giao thương, trao đổi mua bán và nhu cầu đi lại của con người trên khắp các vùng miền của Tổ quốc Do vậy xã hội càng phát triển thì nhu cầu đi lại sẽ càng thay đổi cả về số lượng và chất lượng Thay đổi về số lượng là sự gia tăng về nhu cầu đi lại và giao thương hàng hóa của người dân Thay đổi về chất lượng là yêu cầu đảm bảo về mặt an toàn, tiện nghi và sự thỏa mái, nhanh chóng trong việc phục vụ và đáp ứng các nhu cầu Tính xã hội của VTHK rất cao mà trọng tâm là vận tải hành khách theo tuyến cố định vì đây là hình thức vận tải có sự điều hành, kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước Chi phí chuyến đi của hành khách thể hiện ở hai mặt: thời gian chuyến đi và giá vé phải trả
1.1.2 Đặc điểm vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định
Dựa trên tính chất, kinh doanh VTHK là một loại hình dịch vụ có đối tượng phục vụ là con người, mang những đặc điểm cơ bản của dịch vụ:Trước hết sản
Trang 21phẩm dịch vụ là sản phẩm vô hình, không hiện hữu, sản phẩm dịch vụ không tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể Sản phẩm mà dịch vụ tạo ra không thể xác định một cách
cụ thể bằng các tiêu chuẩn kỹ thuật Sản phẩm dịch vụ không có tính tách rời Hay nói cách khác việc cung ứng sản phẩm và việc tiêu dùng sản phẩm diễn ra đồng thời Bên cạnh đó nó không có tính dự trữ Đây chính là hệ quả của đặc điểm không tách rời Do sản xuất và tiêu dùng diễn ra cùng một lúc nên sản phẩm dịch vụ không
có tính dự trữ Chất lượng dịch vụ rất khó đánh giá, vì nó chịu nhiều yếu tố tác động như người cung cấp, người sử dụng và thời điểm cung cấp dịch vụ
Bên cạnh những đặc điểm cơ bản trên, dịch vụ vận tải hành khách theo tuyến
cố định có những đặc điểm đặc trưng: Sản phẩm của VTHK là sự di chuyển của hành khách trong không gian mà điểm đi và điểm đến đã được xác định trước nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người Vì thế, đối tượng vận chuyển của VTHK theo tuyến cố định là con người, đây là một đặc điểm hết sức quan trọng, là cơ sở cho việc xây dựng các quy định pháp luật điều chỉnh lĩnh vực kinh doanh này Bởi vậy, phương tiện vận tải đòi hỏi yêu cầu rất cao, ngoài việc đảm bảo về đặc tính kỹ thuật còn phải đáp ứng các điều kiện về KDVT hành khách như: số ghế, phù hiệu, đăng kiểm,…Vận tải hành khách còn mang tính phân luồng, phân tuyến đường bộ khá rõ rệt, đặc điểm này xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách Do những đặc thù trên, kinh doanh vận tải hành khách chịu sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan lý nhà nước
Là ngành sản xuất vật chất nên VTHK theo tuyến cố định cũng có sản phẩm của riêng mình, sản phẩm của VTHK theo tuyến cố định chính là sự di chuyển của con người và vật phẩm trong không gian và được xác định bởi điểm đi, điểm đến cụ thể Sản phẩm VTHK theo tuyến cố định cũng là hàng hoá có giá trị sử dụng, giá trị
sử dụng của sản phẩm VTHK theo tuyến cố định là khả năng đáp ứng nhu cầu di
chuyển của hành khách mọi lúc, mọi nơi với một lộ trình được xác định cụ thể
Tuy nhiên, so với các ngành sản xuất khác thì VTHK theo tuyến cố định có những đặc điểm khác biệt về quá trình sản xuất, về sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm, thể hiện ở các điểm sau đây:
Trang 22- Môi trường sản xuất của VTHK theo tuyến cố định là không gian, luôn di động chứ không cố định như trong các ngành khác;
- Sản xuất trong VTHK theo tuyến cố định là quá trình tác động về mặt không gian vào đối tượng lao động chứ không phải tác động về mặt kỹ thuật, do đó không làm thay đổi hình dáng, kích thước của đối tượng lao động;
- Sản phẩm VTHK theo tuyến cố định không tồn tại dưới hình thức vật chất, khi sản xuất ra là được tiêu dùng ngay Hay nói cách khác sản phẩm VTHK theo tuyến cố định mang tính vô hình Trong ngành vận tải, sản xuất, tiêu thụ diễn ra đồng thời, do đó không có khả năng dự trữ sản phẩm vận tải hành khách để tiêu dùng về sau mà chỉ có khả năng dự trữ năng lực vận tải hành khách mà thôi
- Quá trình sản xuất của VTHK theo tuyến cố địnhkhông tạo ra sản phẩm vật chất mới chỉ làm thay đổi vị trí của hàng hoá và qua đó cũng làm tăng giá trị của
hàng hoá.[25]
Vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định là hình thức vận tải chủ yếu, phổ biến nhất trong vận tải đường bộ, được sử dụng rộng rãi trong nền kinh tế của mọi quốc gia trên thế giới, chủ yếu đảm nhận việc vận tải người ở cự ly ngắn và trung bình và có vai trò quan trọng trong xây dựng kinh tế và bảo đảm an ninh, quốc phòng
Mặt khác do có những ưu điểm cơ bản như tính cơ động cao, tốc độ vận tải nhanh, vận chuyển từ “cửa tới cửa”, giá thành vận chuyển phù hợp với khả năng kinh tế của hành khách và thấp hơn so với một số phương thức vận tải khác Với vai trò đặc biệt quan trọng như vậy, có thể nói hoạt động VTHK bằng ô tô theo tuyến
cố định có tác động rất lớn đến mọi lĩnh vực trong xã hội và ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành mọi sản phẩm, dịch vụ và đời sống người dân Việc nâng cao hiệu quả, giảm chi phí VTHK bằng ô tô theo tuyến cố định, tăng cường việc kết nối đến mọi vùng miền của Tổ quốc, nâng cao năng lực và hiệu quả của việc khai thác nhu cầu của hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định ngày càng được chú trọng và phát triển mạnh mẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nước nhà
Trang 23Ngoài chức năng vận chuyển độc lập, vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến
cố định còn hỗ trợ đắc lực cho vận tải bằng đường sắt và đường thuỷ, đường không trong việc tiếp chuyển hành khách lúc cần thiết, theo thống kê ở phạm vi toàn quốc
có khoảng 90% tổng khối lượng vận chuyển hành khách
1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của vận tải hành khách bằng ôtô theo tuyến cố định
1.1.3.1 Vai trò của vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định
Vận tải ô tô nói chung và VTHK bằng ô tô theo tuyến cố định nói riêng có vai trò thiết yếu đối với sản xuất và đời sống xã hội Nếu VTHK bằng đường bộ bị hạn chế thì các quy trình sản xuất, kinh doanh không thể thực hiện được, việc giao lưu hàng hóa giữa các khu vực, các vùng và sự đi lại của nhân dân sẽ gặp rất nhiều khó khăn Vận tải ô tô cần thiết đối với tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất, đối với việc lưu thông hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng và đi lại của nhân dân Vì vậy, phát triển VTHK từ trước đến nay ở mỗi quốc gia đều là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế của đất nước, bảo đảm an ninh, quốc phòng và đòi hỏi phải phát triển trước một bước Vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân đến một địa điểm cụ thể và chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền VTHK theo tuyến cố định rất cần thiết đối với tất cả các giai đoạn của quá trình phát triển và đi lại của nhân dân, sẽ là cầu nối giữa thành phố với nông thôn, giữa miền xuôi với miền ngược, góp phần phân bố lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia Vì vậy, phát triển ngành VTHK theo tuyến cố định dưới sự quản lý của nhà nước từ trước đến nay ở mỗi quốc gia đều là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của việc xây dựng
cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế của đất nước, bảo đảm an ninh, quốc phòng
1.1.3.2 Ý nghĩa của hệ thống vận tải hành khách theo tuyến cố định
Vận tải hành khách theo tuyến cố định có ý nghĩa xã hội vô cùng lớn, nó là dịch vụ thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của người dân đặc biệt là dân cư đô thị, đó là nhu cầu đi lại là cơ sở để đánh giá chất lượng cuộc sống của người dân, bảo đảm trật tự xã hội nói chung và tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế, xã hội Bên cạnh
Trang 24đó thì VTHK theo tuyến cố định cũng thể hiện rõ chức năng QLNN trong hoạt động kinh doanh vận tải
Quá trình đô thị hóa của các đô thị trên thế giới cho thấy giao thông bằng hệ thống VTHK công cộng và VTHK theo tuyến cố đinh từng bước thay thế giao thông bằng phương tiện cá nhân, đô thị ngày càng phát triển thì đòi hỏi về khả năng phục vụ của hệ thống giao thông ngày càng cao mà đặc trưng là VTHK theo tuyến
cố định Khi tham gia giao thông, hành khách không chỉ quan tâm đến khối lượng các dịch vụ mà VTHK mang lại mà còn là sự nhanh chóng, tiện lợi dù di chuyển với khoảng cách ngắn, chất lượng phục vụ như hành trình vận chuyển, chi phí thời gian, tính tiện nghi của phương tiện, thông tin phục vụ Ngoài ra hiệu quả xã hội của VTHK theo tuyến cố định làm giảm ô nhiễm môi trường, giảm ùn tắc giao thông và đảm bảo an toàn giao thông
Đối với từng vùng, ở mức độ khác nhau, hệ thống giao vận tải hành khách theo tuyến cố định luôn mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội như sau: Vận tải hành khách theo tuyến cố định góp phần bảo đảm an ninh trật tự; Tiết kiệm thời gian đi lại, giảm bớt chi phí cá nhân và xã hội trong việc đi lại, góp phần tăng năng suất lao động; Tiết kiệm chi phí đầu tư, khai thác, bảo vệ môi trường sống; Hệ thống vận tải hành khách theo tuyến cố định còn góp phần tạo nên mạng lưới quản lý nhà nước một cách đồng bộ và thống nhất trên toàn quốc, trực tiếp thông thương với các tuyến nội tỉnh, liên tỉnh, xuyên quốc gia và Quốc tế
1.2 Khái quát quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định 1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến
cố định
Khái niệm QLNN chỉ xuất hiện và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tại của
nhà nước Do vậy, theo nghĩa rộng, QLNN là hoạt động tổ chức, điều hành của cả
bộ máy nhà nước, là sự tác động, tổ chức của quyền lực nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp Theo cách hiểu này, QLNN là hoạt động của
cả ba hệ thống cơ quan nhà nước: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp Quản lý nhà nước có các đặc điểm sau đây:[28]
Trang 25- Chủ thể QLNN là các cơ quan, công chức trong bộ máy nhà nước được trao quyền lực công gồm: quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp
- Đối tượng quản lý của nhà nước là tất cả các cá nhân, tổ chức sinh sống và hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia
- Quản lý nhà nước có tính toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao…
Mục tiêu của quản lý nhà nước là phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển bền vững trong xã hội
Theo nghĩa hẹp, QLNN chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống
cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người theo pháp luật nhằm đạt được những mục tiêu yêu cầu nhiệm vụ QLNN
Vì vậy, đối với lĩnh vực GTVT nói chung và hoạt động VTHK bằng ô tô theo tuyến cố định nói riêng, hoạt động QLNN có thể hiểu là sự tác động của bộ máy QLNN vào các quá trình, các quan hệ kinh tế xã hội trong hoạt động GTVT từ quy hoạch, kế hoạch đến tổ chức thực hiện, từ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đến khai thác phương tiện, từ tổ chức giao thông trên mạng lưới đến tổ chức, quản lý khai thác bến bãi và các hoạt động khác nhằm hướng ý chí và hành động của các chủ thể kinh tế vào thực hiện tốt nhiệm vụ của GTVT, kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, tập thể và lợi ích nhà nước Hay nói cách khác, QLNN về GTVT là toàn bộ hoạt động quản lý của các cơ quan chấp hành và điều hành của bộ máy nhà nước để tác động vào các quá trình, các quan hệ liên quan GTVT nhằm đạt được mục tiêu đề ra.[31]
Có thể hiểu khái niệm QLNN về VTHK theo tuyến cố định là: Sự tác động có
tổ chức và bằng pháp quyền của bộ máy nhà nước lên đối tượng bị quản lý trong việc tổ chức, quy hoạch, điều hành các tuyến xe thông qua quản lý các doanh nghiệp, HTX kinh doanh trong lĩnh vực vận tải nhằm phục vụ cho nhu cầu đi lại của nhân dân, góp phần vào việc tạo xây dựng và phát triển đất nước trong lĩnh vực GTVT một cách có hiệu quả và công bằng.[28]
QLNN về VTHK theo tuyến cố định là một bộ phận quan trọng của QLNN đối với lĩnh vực GTĐB cũng như QLNN đối với chính sách kinh tế - xã hội nói
Trang 26chung Thông qua QLNN để đáp ứng các nhu cầu trong đời sống xã hội của mọi người Một trong những vấn đề đó là GTĐB, đặc biệt là lĩnh vực VTHK theo tuyến
cố định một lĩnh vực cần phải được nhà nước quan tâm hàng đầu trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế
VTHK theo tuyến cố định là một trong số các dịch vụ công cũng như điện, nước, bưu điện … Theo đó, dịch vụ công là các hoạt động vì lợi ích chung do các
cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, các DNNN và tư nhân được nhà nước trao quyền ủy nhiệm, trao quyền thực hiện và cung cấp Do nhu cầu chung của xã hội, đáp ứng những dịch vụ phúc lợi cho người dân và để hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX kinh doanh vận tải bước đầu đi vào hoạt động có hiệu quả, tạo một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, HTX kinh doanh VTHK theo tuyến cố đinh, vì vậy cần có sự quản lý của nhà nước trong việc điều hành, quản lý sao cho mục tiêu của chính sách, chiến lược trong lĩnh vực VTHK theo tuyến cố định đạt hiệu quả cao nhất.[31]
1.2.2 Mục tiêu, nguyên tắc quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định
1.2.2.1 Mục tiêu quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến
cố định
Trong thời đại toàn cầu hóa, bùng nỗ thông tin, giao lưu, trao đổi, buôn bán,
du lịch… ngày càng tăng nhanh, các quan hệ kinh tế ngày càng được mở rộng Có những lĩnh vực mà các doanh nghiệp không tự giải quyết được hoặc những lĩnh vực
về loại hình công cộng kinh doanh không có lãi thì nhà nước phải tham gia đầu tư hoặc hỗ trợ cho các DN hoạt động trong các lĩnh vực phục vụ lợi ích công cộng, nhà nước xây dựng cơ chế, chính sách để các thành phần kinh tế cùng tham gia
Do vậy, lĩnh vực VTHK theo tuyến cố định là loại hình “sản xuất vật chất đặc biệt” mang tính xã hội hóa cao Nhu cầu đi lại của nhân dân là một điều tất yếu khách quan, xã hội ngày càng phát triển thì đòi hỏi dịch vụ VTHK càng cao, mạng lưới VTHK phải đi trước thời đại đáp ứng kịp thời sự phát triển của đất nước Vì vậy cần có sự quan tâm đúng mức của nhà nước để hoạch định đúng hướng cho sự
Trang 27phát triển loại hình dịch vụ này, đây cũng là bộ mặt đổi mới của đất nước trong việc hình thành hệ thống GTĐB cũng như mạng lưới VTHK theo tinh thần thực hiện
“văn hóa giao thông” VTHK theo tuyến cố đinh phải phát triển đồng bộ về cả số lượng, chất lượng phương tiện, bến bãi, chất lượng phục vụ, … nhưng phải có chiến lược, kế hoạch phát triển, định hướng rõ ràng để không tạo ra sự lãng phí trong đầu
tư, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải không có lãi, trật tự ATGT không đảm bảo, gia tăng TNGT Vì vậy, trong thực tế là cần phải có sự quản lý của nhà nước để điều tiết sự hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này - đây là yêu cầu cấp thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.[28]
Như vậy, mục tiêu của QLNN về VTHK theo tuyến cố định trong giai đoạn hiện nay là: [31]
- Xây dựng và không ngừng hoàn thiện thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch để tạo điều kiện cho lĩnh vực VTHK theo tuyến cố định phát triển đúng định hướng không xảy ra tình trạng lãng phí trong đầu tư, phát triển ổn định và bền vững
để có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống GTĐB để phục vụ trong lưu thông đường
bộ mà chính là VTHK theo tuyến cố định với mục đích phục vụ cho sự đi lại, giao thương hàng hóa của người dân
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh VTHK theo tuyến
cố định hoạt động trong môi trường kinh doanh lành mạnh, ít tệ nạn, ít có sự thay đổi trong chính sách Vì muốn phát triển nhanh, bền vững thì phải có sự ổn định xã hội, bảo đảm ATGT
- Thanh tra, kiểm tra phải đúng quy định của pháp luật, không để tình trạng tham nhũng, nhũng nhiễu trong thanh tra, kiểm tra, kiểm soát Có như vậy thì các doanh nghiệp vận tải mới có thể yên tâm đầu tư phương tiện cho sự phát triển kinh doanh của mình
- Hạn chế mật độ lưu thông đường bộ bằng xe cá nhân, dần dần tạo thói quen cho người dân sử dụng phương tiện công cộng khi tham gia lưu thông, từ đó hạn chế nạn ùn tắc giao thông, kìm chế TNGT
Trang 28- Tạo điều kiện, giúp người dân hiểu rõ hơn sự cần thiết phải biết Luật GTĐB khi tham gia giao thông, đồng thời người dân đồng tình ủng hộ sự phát triển loại hình VTHK theo tuyến cố định, tạo nên nét văn hóa giao thông trong cộng đồng
1.2.2.2 Nguyên tắc quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định
Để QLNN về VTHK theo tuyến cố định có hiệu quả, nhà nước và các cơ quan chức năng có liên quan cần phải tuân thủ nghiêm các nguyên tắc, đó là các ràng buộc khách quan mang tính khoa học mà nhà nước cần thực hiện trong quá trình hoạt động quản lý của mình.[31]
a) Nguyên tắc tuân thủ pháp luật, chính sách nhà nước
Phải đảm bảo theo nguyên tắc tuân thủ pháp luật, chính sách của Nhà nước Mọi hoạt động trong QLNN về VTHK phải theo khuôn khổ của pháp luật, thực hiện đúng theo quy định các chỉ thị, thông tư, quyết định liên quan đến hoạt động kinh doanh VTHK Các doanh nghiệp, HTX kinh doanh VTHK phải tuân thủ những chính sách pháp luật của Nhà nước, những quy định trong lĩnh vực VTHK khi tham gia hoạt động KDVT; nếu có sai phạm thì sẽ bị xử lý đúng theo quy định
b) Nguyên tắc “Thông suốt-An toàn-Liên tục”
Nguyên tắc “Thông suốt-An toàn-Liên tục” phải được thực hiện nghiêm túc Với vai trò là QLNN, Sở GTVT phải quy hoạch hệ thống GTĐB hợp lý để hoạt động VTHK luôn được thông suốt Các doanh nghiệp, HTX phải tổ chức quản lý điều hành để mạng lưới VTHK được hoạt động liên tục Các lái xe, người tham gia giao thông phải nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông để luôn giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác
c) Nguyên tắc “Đúng giờ”: Quản lý tổ chức điều hành các tuyến VTHK theo tuyến cố định phải tuân thủ nghiêm nguyên tắc “đúng giờ", đi đúng lộ trình, biểu đồ
xe chạy đã được chấp thuận, xuất bến đi và về bến đến đúng giờ
1.2.3 Trách nhiệm của quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định của Bộ Giao thông vận tải
Quy định về trách nhiệm và xử lý vi phạm trong tổ chức, quản lý hoạt động KDVT bằng xe ô tô theo tuyến cố định và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.[12]
Trang 29Quy định cụ thể về việc quản lý, điều kiện cần thiết để cấp phù hiệu đối với vận tải khách theo tuyến cố định
Tổ chức lập, phê duyệt và công bố quy hoạch mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh; hệ thống các trạm dừng nghỉ trên quốc lộ
Nghiên cứu, thực hiện nội dung về lộ trình ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý điều hành hoạt động KDVT bằng xe ô tô theo tuyến cố định Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong việc thực hiện các quy định pháp luật về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo tuyến cố định trên phạm vi quản lý
Trách nhiện của Tổng cục Đường bộ Việt Nam
- Quản lý theo thẩm quyền hoạt động vận tải đường bộ bằng xe ô tô trong phạm vi cả nước, trực tiếp quản lý đối với các tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh có cự ly trên 1000 (một nghìn) ki lô mét
- Công bố mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh
- Thống nhất in, phát hành Giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu “XE CHẠY TUYẾN CỐ ĐỊNH”, phù hiệu “XE HỢP ĐỒNG”, phù hiệu “XE TAXI”, biển hiệu “XE DU LỊCH”
- Biên soạn giáo trình, hướng dẫn các quy định cụ thể về việc tập huấn hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải hành khách, an toàn giao thông cho lái xe nhân viên phục
vụ trên xe
- Khai thác (định kỳ, đột xuất) thông tin bắt buộc từ thiết bị giám sát hành trình của xe hoặc từ cơ sở dữ liệu tại máy chủ để phục vụ công tác QLNN về hoạt động vận tải, bảo đảm trật tự an toàn giao thông
- Lập trang thông tin điện tử tổng hợp về quản lý, khai thác hoạt động vận tải bằng xe ô tô
- Thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm quy định
về kinh doanh vận tải đường bộ bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật
Trang 30Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
- Quản lý hoạt động vận tải đường bộ bằng xe ô tô trong phạm vi địa phương
- Công bố mạng lưới tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh
- Trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt: + Quy hoạch chung mạng lưới vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định, điểm dừng, đón trả khách tại các huyện thị chưa có Bến;
+ Các chính sách ưu đãi của nhà nước áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác
xã hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn;
- Trực tiếp quản lý các tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh có cự ly từ
1000 (một nghìn) ki lô mét trở xuống, các tuyến VTHK cố định nội tỉnh; Khai thác (định kỳ, đột xuất) thông tin bắt buộc từ thiết bị GSHT của xe hoặc từ cơ sở dữ liệu tại máy chủ để phục vụ công tác QLNN về hoạt động vận tải, bảo đảm trật tự ATGT; Lập trang thông tin điện tử về quản lý, khai thác hoạt động vận tải bằng xe ô
tô của địa phương
- Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cho đơn vị kinh doanh VTHK và doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải trên địa bàn; In ấn, cấp phát, quản lý các loại phù hiệu, biển hiệu theo quy định; Thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật
1.3 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định
1.3.1 Chủ thể quản lý (Các cơ quan quản lý nhà nước về vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định)
Cùng lĩnh vực vận tải hành khách, nhưng VTHK bằng đường sắt, đường hàng không gần như chỉ có Bộ GTVT là cơ quan quản lý Nhà nước đảm trách, không có
sự tham gia của các bộ, ngành nào khác Đối với VTHK bằng ô tô, có rất nhiều cơ quan Nhà nước tham gia quản lý Không kể Quốc hội và Chính phủ ban hành rất nhiều luật, nghị định và các quy định liên quan đến VTHK bằng ô tô theo tuyến cố định, có thể liệt kê các cơ quan chủ yếu sau đây:[20]
Trang 31Bộ Công an: Cấp đăng ký và biển số, kiểm tra, xử phạt các vi phạm trong lĩnh
vực VTHK bằng ô tô theo tuyến cố định theo quy định của Chính phủ
Bộ Khoa học và Công nghệ: Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định về
tính năng kỹ thuật đối với thiết bị giám sát hành trình của xe vận tải hành khách theo tuyến cố định
Bộ Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hướng
dẫn quản lý việc sử dụng tần số vô tuyến điện, hạ tầng thông tin và cước dịch vụ dữ liệu cho thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô và các thiết bị thông tin, liên lạc khác sử dụng trong công tác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh vận tải bằng
xe ô tô theo tuyến cố định
Bộ Y tế: Ban hành quy định về tiêu chuẩn, việc khám sức khỏe định kỳ và quy
định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải; Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện các quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cho người lao động trong các đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô
tô theo tuyến cố định
Bộ Tài chính: Ban hành các loại phí cầu đường, lệ phí chước bạ, cùng các sắc
thuế như thuế xuất nhập khẩu và tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô, xe máy; Ban hành các quy định về quản lý giá vé VTHK bằng ô tô, giá các dịch vụ tại bến xe ô tô khách; Kiểm hóa, cho phép thông quan đối với các loại ô tô, xe máy và các phụ tùng thay thế nhập khẩu
Bộ Giao thông vận tải: Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện điều kiện kinh
doanh vận tải, cơ chế, chính sách phát triển vận tải, các dịch vụ hỗ trợ vận tải theo quy định của Chính phủ; Quy định chất lượng an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; Quy định và hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ Quy định việc cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; Quy định việc thẩm định thiết kế kỹ thuật trong sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, hoán cải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; Quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, công
Trang 32nghệ vận hành, khai thác vận tải; Quy định việc đào tạo, huấn luyện, sát hạch, cấp, công nhận, thu hồi giấy phép, bằng, chứng chỉ chuyên môn cho người điều khiển phương tiện Giao thông đường bộ.[20, 34]
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia:
Kiểm tra, đôn đốc các Bộ, ngành và các địa phương thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định
Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện các quy định về bảo đảm trật tự, ATGT trong kinh doanh VTHK bằng xe ô tô tuyến cố định theo quy định để các Bộ, ngành và địa phương tổ chức triển khai thực hiện
Ủy ban nhân dân tỉnh: Thực hiện chức năng quản lý tổng thể trên lãnh thổ
đối với ngành và lĩnh vực trực thuộc địa phương; bảo đảm việc thi hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân và cơ quan đóng chân trên địa bàn trong phạm vi những vấn đề thuộc thẩm quyền quản lý theo lãnh thổ được pháp luật quy định:
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương thực hiện việc quản lý hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô tuyến cố định theo quy định
- Hướng dẫn cụ thể mức thu lệ phí, sử dụng lệ phí và các dịch vụ khác có liên quan đến hoạt động vận tải hành khách tuyến cố định và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô tuyến cố định theo quy định
Tổng cục đường bộ Việt Nam: Tổng cục Đường bộ Việt nam là cơ quan trực
thuộc Bộ GTVT, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ GTVT quản lý Nhà nước chuyên ngành GTVT đường bộ và thực thi nhiệm vụ quản lý Nhà nước
Trang 33- Chủ trì, phối hợp với Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam biên soạn, phát hành tài liệu, chương trình khung tập huấn nghiệp vụ cho lái xe, nhân viên phục trên xe
và người điều hành vận tải tại các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến
cố định, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tổ chức tập huấn
- Thống nhất in, phát hành phù hiệu, biển hiệu của vận tải hành khách theo tuyến cố định theo mẫu quy định chung của ngành
- Xây dựng cơ sở dữ liệu, phần mềm quản lý và Trang thông tin điện tử về hoạt động vận tải bằng xe ô tô Quy định về mã số tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh và nội tỉnh; Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động vận tải
và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, tổ chức triển khai áp dụng thống nhất trong toàn quốc Xây dựng lộ trình và tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến để giải quyết các thủ tục hành chính về hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
- Rà soát và thực hiện cắm biển hạn chế tốc độ đối với xe khách có giường nằm hai tầng tại các vị trí cần thiết, đặc biệt là khu vực có địa hình đèo, dốc, tại các
vị trí có bán kính đường cong nhỏ trên các tuyến quốc lộ
- Thanh tra, kiểm tra và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm quy định
về kinh doanh vận tải đường bộ bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật
Sở Giao thông vận tải: Là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về GTVT đường bộ; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ GTVT: Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các chính sách phát triển VTHK công cộng theo quy định của UBND tỉnh; Tổ chức thực hiện việc quản lý VTHK bằng ô tô theo tuyến cố định theo quy định của pháp luật; cấp phép vận tải quốc tế cho phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ GTVT; Hướng dẫn, kiểm tra xây dựng bến xe trên địa bàn theo quy hoạch được phê duyệt; quản lý các tuyến VTHK; tổ chức quản lý dịch vụ VTHK trên địa bàn; Tổ chức thực hiện việc kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ
Trang 34môi trường đối với phương tiện GTĐB theo quy định của pháp luật và phân cấp của
Bộ GTVT; Thẩm định thiết kế kỹ thuật trong sửa chữa, hoán cải phương tiện giao thông, theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ GTVT; Tổ chức việc đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi GPLX cho người điều khiển phương tiện giao thông
- Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt về: Quy hoạch mạng lưới VTHK tuyến cố định nội tỉnh; vị trí các điểm đón, trả khách cho VTHK trên tuyến cố định trên mạng lưới đường bộ thuộc địa bàn địa phương; Căn cứ tình hình phát triển kinh
tế, xã hội và các yếu tố tác động đến hoạt động vận tải trên các tuyến VTHK cố định trên địa bàn tỉnh, Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải kiến nghị Bộ Giao thông vận tải hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh điều chỉnh quy hoạch theo thẩm quyền quy định
- Quyết định công bố đưa bến xe hoặc điểm đón, trả khách cho vận tải hành khách trên tuyến cố định trên địa bàn sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt vào khai thác, hoạt đông
- Tiếp nhận, tổng hợp, phân tích, khai thác sử dụng các thông tin bắt buộc từ thiết bị giám sát hành trình của xe do đơn vị kinh doanh vận tải (hoặc tổ chức được
uỷ quyền) cung cấp và từ cơ sở dữ liệu của Tổng cục Đường bộ Việt Nam để phục
vụ công tác quản lý nhà nước về giao thông vận tải
- Xây dựng cơ sở dữ liệu, lập trang thông tin điện tử về quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô theo tuyến cố định của địa phương Tổ chức thực hiện dịch vụ công trực tuyến để giải quyết các thủ tục hành chính về hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
1.3.2 Đối tượng bị quản lý (Doanh nghiệp vận tải, người vận tải)
- Các tổ chức (các DN hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, các Hợp tác xã), cá nhân kinh doanh hoặc có liên quan đến kinh doanh VTHK bằng xe ô tô và dịch vụ
Trang 35+ Cá nhân trực tiếp thực hiện nhiệm vụ vận tải: lái xe, nhân viên
Để việc QLNN về VTHK theo tuyến cố định mang lại hiệu quả cao, đáp ứng được nhu cầu của xã hội trong tình hình kinh tế hội nhập toàn cầu, nhà nước nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng cần phải quan tâm đến những vấn đề sau :
1.4.1 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình quốc gia về an toàn giao thông đường bộ
Bộ Giao thông vận tải lập quy hoạch giao thông vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước, liên vùng, vùng; quy hoạch quốc lộ, đường cao tốc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sau khi có ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định quy hoạch giao thông vận tải đường bộ do địa phương quản lý, trước khi trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phải có ý kiến của Bộ Giao thông vận tải.[20]
Chỉ đạo thực hiện chương trình quốc gia về An toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn dân, toàn xã hội, trước hết là của các
cơ quan nhà nước có chức năng và của người tham gia giao thông Chiến lược An toàn giao thông đường bộ phải phù hợp với các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển giao thông vận tải và các chiến lược, quy hoạch của các chuyên ngành có liên quan Chiến lược An toàn giao thông đường bộ nhằm thiết lập
và duy trì trật tự xã hội trong lĩnh vực giao thông vận tải nhằm bảo đảm an toàn cho người, phương tiện khi tham gia giao thông; bảo đảm hệ thống giao thông vận tải hoạt động thông suốt phục vụ mục đích phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc
Trang 36phòng an ninh, hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế Xây dựng các giải pháp mạnh, đột phá, đồng bộ, thực hiện từng bước, liên tục và kiên trì nhằm cải thiện môi trường giao thông trật tự, an toàn, văn minh, hiện đại, thân thiện và bền vững
1.4.2 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật
Trong lĩnh vực giao thông vận tải Bộ Giao thông vận tải là cơ quan chủ trì soạn thảo các văn bản trình Chính phủ dự án Luật, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, dự án Pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành các Thông tư thuộc phạm
vi QLNN của Bộ; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của bộ Sở Giao thông vận tải tham mưu, dự thảo các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh theo chương trình xây dựng văn bản QPPL hàng năm
Việc triển khai thực hiện văn bản QPPL lĩnh vực giao thông vận tải do Bộ Giao thông và Sở Giao thông vận tải triển khai thực hiện ngay khi văn bản có hiệu lực
1.4.3 Xây dựng thể chế, pháp luật về vận tải hành khách
Nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường, vận động dưới sự chi phối của các quy luật kinh tế thị trường trong môi trường cạnh tranh vì mục tiêu lợi nhuận Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, thực hiện sự quản lý của mình đối với xã hội nói chung và nền kinh tế quốc dân nói riêng, chủ yếu bằng pháp luật và theo pháp luật Điều 12, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 khẳng định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế XHCN” Nước ta, toàn bộ hệ thống các cơ quan nhà nước đều có chức năng QLNN, quản lý trên hầu hết các lĩnh vực thông qua các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh hoạt động QLNN Văn bản QPPL được chia ra văn bản luật và văn bản dưới luật
Do vậy, công việc đầu tiên và quan trọng nhất trong QLNN về VTHK theo tuyến cố định là tạo môi trường pháp lý, xây dựng thể chế, pháp luật đó là xây dựng
và ban hành các văn bản luật, các văn bản dưới luật một các đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ, có tính khả thi cao Trong quá trình thực hiện phát sinh ra nhiều vấn đề cần giải
Trang 37quyết, đánh giá tổng kết để tìm ra những điều chưa hợp lý, những điều vướng mắc,
từ đó bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh hệ thống văn bản ngày càng hoàn thiện hơn Nhằm tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển bền vững, trong đó có lĩnh vực VTHK theo tuyến cố định phải định hướng việc phát triển số lượng, chủng loại phương tiện phù hợp, dần dần thay thế, loại bỏ xe cải tiến, xe cũ nát không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Tạo điều kiện cho DN trong nước sản xuất ô tô để sử dụng trong nước, kể cả xuất khẩu, đồng thời xem xét, điều chỉnh các loại thuế có liên quan đến phương tiện VTHK theo tuyến cố đinh, có chính sách hợp lý cho nhập khẩu và sản xuất xe mang tính chất phục vụ công ích trong lĩnh vực VTHK theo tuyến cố định Có chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, xây dựng hệ thống VTHK theo tuyến cố địnhhiện đại.Đáp ứng đủ nhu cầu đi lại của người dân.Có chính sách cho việc đào tạo cán bộ quản lý các loại hình
DN có liên quan đến lĩnh vực VTHK theo tuyến cố định, cụ thể hiện nay nên chú trọng đào tạo cán bộ cho các HTX kinh doanh VTHK theo tuyến cố định
1.4.4 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật trật tự an toàn giao thông cho mọi đối tượng tham gia giao thông để mọi người tự giác chấp hành là biện pháp quan trọng hàng đầu; yêu cầu tất cả các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể, các cơ quan thông tin, báo chí phải đặc biệt quan tâm, thực hiện thường xuyên, kiên trì và liên tục
Thủ trưởng các cơ quan nhà nước, các tổ chức, các đoàn thể, các doanh nghiệp
có trách nhiệm giáo dục cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các thành viên trong tổ chức của mình gương mẫu chấp hành pháp luật trật tự ATGT, ban hành quy chế khen thưởng, biểu dương gương người tốt, việc tốt trong lĩnh vực bảo đảm trật tự ATGT và không xét các danh hiệu thi đua và khen thưởng với mọi hình thức đối với những người vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông
Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức, chỉ đạo và huy động các cơ quan thông tin, báo chí, tuyên truyền nêu cao vai trò, trách nhiệm, tích cực tham gia vào công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành
Trang 38pháp luật trật tự an toàn giao thông cho mọi tầng lớp nhân dân và cùng với việc phê phán những cá nhân, tổ chức, đơn vị vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông Mỗi tờ báo phải có chuyên đề tuyên truyền về an toàn giao thông
Ban ATGT tỉnh, Công an tỉnh, Thanh tra GTVT thường xuyên phối hợp với UBND các huyện, thành phố tổ chức các lớp tập huấn Luật giao thông đường bộ và các Nghị định, Thông tư, văn bản pháp luật cho các đối tượng liên quan Ngoài ra, Đài Phát thanh truyền hình, các cơ quan báo chí, cũng tích cực trong việc đưa các quy định của pháp luật đến với người dân
1.4.5 Tổ chức quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng
Tổ chức quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng là tập hợp các công việc nhằm đảm bảo và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác, sử dụng Nội dung bảo trì xây dựng có thể gồm một hoặc một số hoặc toàn bộ các công việc sau: Kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình Bảo dưỡng thường xuyên đường
bộ là các thao tác kỹ thuật được tiến hành thường xuyên và các hoạt động quản lý cần thiết nhằm phòng ngừa và khắc phục kịp thời những hư hỏng nhỏ trên đường và các công trình trên đường Bảo dưỡng thường xuyên để hạn chế tối đa sự phát triển
từ hư hỏng nhỏ thành các hư hỏng lớn Các công việc này được tiến hành thường xuyên liên tục, hàng ngày, trong suốt cả năm trên toàn bộ tuyến đường để đảm bảo giao thông vận tải đường bộ được an toàn, thông suốt và êm thuận
Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh
có trách nhiệm quản lý nhà nước về đường bộ Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ: là chủ thể được nhà nước giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý đường bộ, gồm: Khu Quản lý đường bộ; Sở Giao thông vận tải; Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý đường bộ.[4]
Trang 391.4.6 Quản lý đào tạo, sát hạch cấp bằng lái xe; cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ
Quản lý đào tạo, sát hạch lái xe, tổ chức tập huấn các nghiệp vụ liên quan đến lái xe và nhân viên phục vụ trên xe: Công tác quản lý đào tạo, tập huấn nghiệp vụ sát hạch lái xe được thực hiện bởi 3 cơ quan sau:
- Tổng cục Đường bộ Việt Nam:
Tổng cục Đường bộ Việt Nam thực hiện nhiệm vụ quản lý thống nhất về đào tạo lái xe trong phạm vi cả nước
Xây dựng quy hoạch cơ sở đào tạo lái xe trình Bộ Giao thông vận tải ban hành; xây dựng chương trình đào tạo lái xe, biểu mẫu, sổ sách nghiệp vụ phục vụ công tác đào tạo lái xe
Kiểm tra, thanh tra về công tác quản lý, đào tạo lái xe
- Sở Giao thông vận tải:
Chịu trách nhiệm quản lý đào tạo lái xe trong phạm vi tỉnh
Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng mới cơ sở đào tạo lái xe ô tô trên cơ
sở quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải
Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát công tác đào tạo lái xe, cấp chứng chỉ đối với cơ sở đào tạo.Cấp mới, cấp lại giấy phép đào tạo lái xe cho cơ sở đào tạo, gửi Tổng cục Đường bộ Việt Nam bản sao giấy phép đào tạo lái xe đã cấp kèm biên bản kiểm tra cơ sở đào tạo.Cấp giấy phép xe tập lái; tổ chức tập huấn, cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe theo nội dung, chương trình quy định Lưu trữ các tài liệu sau: Danh sách giáo viên dạy thực hành lái xe; Sổ theo dõi cấp giấy phép xe tập lái và Biên bản kiểm tra cơ sở đào tạo[24]
- Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam: Thường xuyên tổ chức, triển khai các lớp tập huấn nghiệp vụ đối với người điều hành vận tải, nghiệp vụ lái xe và nhân viên phục
vụ trên xe để tạo nên một đội ngũ điều hành, nhân viên lái xe và nhân viên phục vụ trên xe chuyên nghiệp, hiện đại.[44]
Trang 401.4.7 Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm pháp luật
về vận tải hành khách theo tuyến cố đinh
Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực VTHK bằng ô tô theo tuyến cố định do Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Thanh tra Sở GTVT và Cảnh sát giao thông (lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông) thực hiện Qua thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định của pháp luật bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐB, bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình đường bộ; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định
về hoạt động VTHK theo tuyến cố định và dịch vụ hỗ trợ vận tải tại các điểm dừng
xe, đỗ xe trên đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng
xe, trạm thu phí và tại cơ sở kinh doanh vận tải đường bộ; thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới; thanh tra, kiểm tra công tác đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ (việc thanh tra đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe của lực lượng quân đội, công an do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định) QLNN về VTHK theo tuyến cố định nhằm tạo nên một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị KDVT dần dần xóa bỏ nạn xe dù, bến cóc, giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ.[18]
Thanh tra Bộ Giao thông vận tải và Thanh tra sở Giao thông vận tải thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giao thông vận tải.[18]
Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của Thanh tra Bộ, Thanh tra sở đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao
Theo Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 57/2013/NĐ-CP [18] về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Ngành GTVT quy định: Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Sở GTVT, gồm: