LỊCH SỬ PHẦN CỨNG MÁY TÍNHNăm 1954, hệ thống phòng thủ tính toán khổng lồ SAGE được thiết kế để hỗ trợ Lực lượng không quân theo dõi dữ liệu rađa theo thời gian thực.. LỊCH SỬ PHẦN CỨNG
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN HỆ THỐNG
MÁY TÍNH
GV: LƯƠNG MINH HUẤN
Trang 2NỘI DUNG
I Lịch sử phần cứng máy tính
II Tổng quan hệ thống máy tính
III Các hoạt động cơ bản của máy tínhIV.Bus máy tính
Trang 3I LỊCH SỬ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH
Một số mốc thời gian :
Từ thời xa xưa, con người đã áp dụng các thiết bị để hổ trợ tính toán
Trang 4I LỊCH SỬ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH
Đến năm 1946, John Machly và J Presper Eckert đã chế tạo ra
chiếc máy tính được xem là đầu tiên, máy tính ENIAC
Máy ENIAC gồm 40 kệ cao 2,4m và 18000 ống chân không và có khả năng xử lý 5000 phép tính một giây
Trang 5I LỊCH SỬ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH
John Machly J Presper Eckert
Máy tính ENIAC
Trang 6I LỊCH SỬ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH
Năm 1954, hệ thống phòng thủ tính toán khổng lồ SAGE được thiết kế để hỗ trợ Lực lượng không quân theo dõi dữ liệu rađa theo thời gian thực Sản phẩm được trang bị với những tiến bộ kỹ thuật như modem và hiển thị đồ họa Hệ thống nặng tới 300 tấn và chiếm diện tích cả một gian phòng
Trang 7I LỊCH SỬ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH
SAGE (1954)
Trang 8I LỊCH SỬ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH
Năm 1960 NEAC 2203 được chế tạo bởi hãng điện tử Nippon (NEC) và là một trong những chiếc máy tính bán dẫn sớm nhất ở Nhật Bản Chúng được ứng dụng trong các lĩnh vực kinh doanh, khoa học và ứng dụng kỹ thuật
Trang 9I LỊCH SỬ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH
NEAC 2203 (1960)
Trang 10I LỊCH SỬ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH
Trong năm 1964, IBM System/360 là máy tính đầu tiên kiểm soát toàn bộ phạm vi ứng dụng từ nhỏ tới lớn, từ thương mại tới khoa học Người dùng có thể phóng to hay thu nhỏ các thiết lập của mình mà không phải đau đầu về việc nâng cấp phần mềm Các mẫu System/360 cao cấp có vai trò lớn trong các sứ mệnh của con tàu vũ trụ Apollo của NASA cũng như các hệ thống theo dõi lưu lượng không khí
Trang 11I LỊCH SỬ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH
IBM System/360
Trang 12I LỊCH SỬ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH
Cũng trong năm 1964, sản phẩm CDC 6600 được xem là bộ máy nhanh nhất trên thế giới CDC 6600 được kiến trúc sư máy tính Seymour Cray thiết kế Sản phẩm vẫn giữ được “ngôi quán quân tốc độ” cho đến năm 1969 khi Cray thiết kế siêu máy tính tiếp theo của ông
Trang 13I LỊCH SỬ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH
CDC 6600
Trang 14I LỊCH SỬ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH
Năm 1965, DEC PDP-8 được chế tạo bởi công ty Thiết bị kỹ thuật
số (DEC) và là chiếc máy tính mini đầu tiên được thương mại hóa thành công Khi tung ra thị trường, DEC PDP-8 đã bán được hơn 50.000 cái Chúng có thể thực hiện mọi công việc của một chiếc máy tính lớn nhưng giá chỉ khoảng 16.000 USD trong khi System/
360 của IBM lên tới hàng trăm ngàn USD
Trang 15I LỊCH SỬ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH
DEC PDP-8
Trang 16I LỊCH SỬ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH
Năm 1969, IMP đặc trưng cho thế hệ gateway đầu tiên và ngày nay được biết đến là các bộ định tuyến (router) Như vậy, IMP thực hiện những tác vụ quan trọng trong việc phát triển mạng chuyển mạch gói đầu tiên trên thế giới (ARPANET) và là người tiền nhiệm của Internet toàn cầu hiện nay
Trang 17I LỊCH SỬ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH
IMP
Trang 18I LỊCH SỬ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH
Năm 1971, Kenbak – 1 được coi là máy tính cá nhân đầu tiên trên thế giới và được giới thiệu như là một công cụ sử dụng dễ dàng cho giáo dục nhưng chúng đã thất bại khi chỉ bán được có hơn một tá sản phẩm Thiếu bộ vi xử lý, chúng chỉ thực hiện được công suất tính toán 256B và đầu ra (output) của chúng chỉ là một loạt đèn nhấp nháy
Trang 19I LỊCH SỬ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH
Kenbak – 1
Trang 20I LỊCH SỬ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH
Năm 1976, ray-1 là bộ máy tính toán có tốc độ nhanh nhất trên thế giới Dù mức giá khoảng từ 5-10 triệu USD nhưng vẫn bán chạy Chúng là một trong những sản phẩm được kiến trúc sư máy tính Seymour Cray thiết kế Ông đã cống hiến cả cuộc đời mình cho việc chế tạo ra cái gọi là siêu máy tính
Trang 21I LỊCH SỬ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH
ray-1
Trang 22I LỊCH SỬ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH
Năm 1976, Apple I được hình thành bởi Steve Wozniak nhưng đã
bị ông chủ của ông tại HP từ chối Không nản lòng, ông đã cung cấp chúng cho câu lạc bộ máy tính Homebrew ở Thung lũng Silicon và cùng với người bạn Steve Jobs quản lý để bán 50 mô hình thiết kế trước cho Byte Shop ở Mountain View, California với mức giá khoảng 666 USD Cho dù giá bán thấp nhưng chúng
là thiết bị mở đường cho sự thành công của Apple II
Trang 23I LỊCH SỬ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH
Apple I
Trang 24I LỊCH SỬ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH
Năm 1981, máy IBM, với những đặc trưng là bàn phím độc lập, máy in và màn hình, sản phẩm có thể được đóng gói hoàn toàn và cung cấp cho người tiêu dùng và doanh nghiệp Việc thương mại hóa thành công đã tạo cho chúng trở thành chuẩn của máy tính cá nhân trong nhiều năm và để các công ty khác sản xuất ra các mô hình máy tính để bàn tương tự
Trang 25I LỊCH SỬ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH
IBM
Trang 26I LỊCH SỬ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH
Cũng trong năm 1981, Osborne là chiếc máy tính di động đầu tiên được thương mại hóa, nặng 10,8kg và có giá dưới 2000 USD Chúng trở nên phổ biến vì có giá thành thấp và có một thư viện phần mềm mở rộng đi kèm theo
Trang 27I LỊCH SỬ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH
Osborne
Trang 28I LỊCH SỬ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH
Năm 1983, Hewlett – Packard đại diện cho bước đi đầu tiên trong việc mở rộng công nghệ hiện nay HP 150 là chiếc máy tính đầu tiên được thương mại hóa với công nghệ màn hình cảm ứng Màn hình cảm ứng 9-inch của sản phẩm được trang bị các bộ thu và phát hồng ngoại ở xung quanh để phát hiện vị trí ngón tay của người dùng
Trang 29I LỊCH SỬ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH
Hewlett – Packard
Trang 31I LỊCH SỬ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH
Trang 32Năm 2010, chiếc máy tính dạng bảng gây xôn xao giới công nghệ vừa được Apple giới thiệu Sản phẩm dày chưa đầy 1-inch, nặng 0,68kg và được trang bị màn hình cảm ứng 9,7-inch Theo CEO Steve Jobs của Apple phát biểu trong buổi giới thiệu, iPad có thời lượng pin khoảng 10 tiếng đồng hồ và người dùng có thể sử dụng tất cả các ứng dụng của các bên thứ ba, video, trò chơi và các nội dung báo chí trực tuyến nếu muốn
Trang 33I LỊCH SỬ PHẦN CỨNG MÁY TÍNH
Trang 35Bộ xử lý trung tâm Bộ nhớ chính
Liên kết hệ thống
Hệ thống vào ra
Sơ đồ cấu trúc cơ bản của máy tính
II TỔNG QUAN HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Trang 36Bộ xử lý: điều khiển hoạt động của máy tính, xử lý dữ liệu.
Bộ nhớ: chứa các chương trình và dữ liệu đang xử lý
Hệ thống vào ra: trao đổi thông tin giữa máy tính với bên ngoài
Bus liên kết hệ thống: kết nối và vận chuyển thông tin giữa ba thành phần trên
36
Trang 37II TỔNG QUAN HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Trang 39II TỔNG QUAN HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Trang 40II TỔNG QUAN HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Đơn vị điều khiển (Control Unit – CU):
Điều khiển hoạt động của máy tính theo chương trình đã định sẵn.
Đơn vị số học và logic (Arithmetic and Logic Unit – ALU):
Thực hiện các phép toán số học và các phép toán logic trên các dữ liệu cụ thể.
Trang 41II TỔNG QUAN HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Tập thanh ghi (Register File - RF):
Lưu giữ các thông tin tạm thời phục vụ cho hoạt động của CPU.
Đơn vị nối ghép bus (Bus Interface Unit - BIU):
Kết nối và trao đổi thông tin giữa bus bên trong (internal bus) và bus bên ngoài (external bus)
41
Trang 44• Ta có f0 = 2 GHz = 2x10 9 Hz
• T0 = 1/f0 = 1/(2x10 9 ) = 0,5 ns.
Tốc độ của bộ xử lý
Trang 45Bộ nhớ máy tính
(Memory)
Chức năng: lưu trữ chương trình và dữ liệu
Các thao tác cơ bản với bộ nhớ:
Đọc (Read)
Ghi (Write)
Các thành phần chính:
Bộ nhớ trong (Internal Memory)
Bộ nhớ ngoài (External Memory)
Trang 46Bộ nhớ trong (Internal memory)
Trang 4747
Trang 48Bộ nhớ chính (Main memory)
Chứa các chương trình và dữ liệu đang được CPU sử dụng
Tổ chức thành các ngăn nhớ được đánh địa chỉ
Ngăn nhớ thường được tổ chức
theo byte
Nội dung của ngăn nhớ có thể
thay đổi, song địa chỉ vật lý của ngăn nhớ luôn cố định
Trang 49Bộ nhớ đệm nhanh (Cache memory)
Bộ nhớ có tốc độ nhanh được đặt đệm giữa CPU và bộ nhớ chính nhằm tăng tốc độ CPU truy nhập bộ nhớ
Nhiệm vụ của cache là làm giảm thời gian đợi (wait-state) của CPU khi truy xuất bộ nhớ chính bằng cơ chế đọc trước các ô nhớ kế tiếp
Cache
(SRAM) (Mạch điều khiển)
Trang 50Bộ nhớ đệm nhanh (Cache memory) (tt)
Cache được chế tạo từ SRAM có tốc độ làm việc rất cao và có dung lượng nhỏ
Các bộ xử lý hiện đại đều có cache bên trong
Cache thường được chia thành một số mức
50
Trang 51Bộ nhớ ngoài (External memory)
Chức năng và đặc điểm:
Lưu giữ tài nguyên phần mềm của máy tính
Được kết nối với hệ thống dưới dạng các thiết bị vào-ra
Trang 52Hệ thống vào-ra (Input/Output System)
Chức năng: trao đổi thông tin giữa máy tính với thế giới bên ngoài
Các thao tác cơ bản:
Vào dữ liệu (Input)
Ra dữ liệu (Output)
Các thành phần chính:
Các thiết bị ngoại vi (Peripheral Devices)
Các môđun vào-ra (IO Modules)
Trang 53Cấu trúc cơ bản của hệ thống vào-ra
Trang 54Các thiết bị ngoại vi
Chức năng: chuyển đổi thông tin từ bên ngoài thành dữ liệu máy tính và ngược lại
Các loại thiết bị ngoại vi cơ bản:
Thiết bị vào: bàn phím, chuột, máy quét…
Thiết bị ra: màn hình, máy in …
Thiết bị nhớ: các ổ đĩa …
Thiết bị truyền thông: MODEM, NIC …
Trang 55Môđun vào-ra
Chức năng: nối ghép các thiết bị ngoại vi với máy tính
Mỗi môđun vào-ra có một hoặc một vài cổng vào-ra (I/O Port)
Mỗi cổng vào-ra được đánh một địa chỉ xác định
Các thiết bị ngoại vi được kết nối và trao đổi dữ liệu với máy tính thông qua các cổng vào-ra (ví dụ: COM, USB, VGA,…)
Trang 57Chu trình thực hiện lệnh
Minh họa quá trình nhận lệnh
PC IR
Trang 58 CPU nhận lệnh từ ngăn nhớ được trỏ bởi PC.
Lệnh được nạp vào thanh ghi lệnh IR (Instruction Register)
Sau khi lệnh được nhận vào, nội dung PC tự động tăng để trỏ sang lệnh kế tiếp.
Trang 59Quá trình thực hiện lệnh
Bộ xử lý giải mã lệnh đã được nhận và phát tín hiệu điều khiển thực hiện thao tác mà lệnh yêu cầu
Các kiểu thao tác của lệnh:
Trao đổi dữ liệu giữa CPU và bộ nhớ chính
Trao đổi dữ liệu giữa CPU và môđun vào-ra
Xử lý dữ liệu: thực hiện các phép toán số học hoặc phép toán logic với các dữ liệu
Điều khiển rẽ nhánh
Kết hợp các thao tác trên
Trang 60Ví dụ thực hiện chương trình
60
Trang 61b Ngắt (Interrupt)
Khái niệm: Ngắt là cơ chế cho phép CPU tạm
dừng chương trình đang thực hiện để chuyển
sang thực hiện một chương trình khác, gọi là
chương trình con phục vụ ngắt.
Các loại ngắt:
Ngắt do lỗi khi thực hiện chương trình, ví dụ: tràn
số, chia cho 0 …
Ngắt do lỗi phần cứng, ví dụ: lỗi bộ nhớ RAM
Ngắt do môđun vào-ra phát tín hiệu ngắt đến CPU yêu cầu trao đổi dữ liệu.
Trang 62Hoạt động ngắt
Sau khi hoàn thành một lệnh, bộ xử lý kiểm tra tín hiệu ngắt
Nếu không có ngắt bộ xử lý nhận lệnh tiếp theo của chương trình hiện tại.
Nếu có tín hiệu ngắt:
Trang 63Hoạt động ngắt
Nếu có tín hiệu ngắt:
Tạm dừng chương trình đang thực hiện
Cất ngữ cảnh (các thông tin liên quan đến chương trình bị ngắt)
Thiết lập PC trỏ đến chương trình con phục vụ ngắt
Thực hiện chương trình con phục vụ ngắt
Cuối chương trình con phục vụ ngắt, khôi phục ngữ cảnh và tiếp tục chương trình đang bị tạm dừng.
63
Trang 64Hoạt động ngắt
Trang 65Chu trình lệnh với ngắt
Trang 66IV BUS HỆ THỐNG
Trang 68Bus địa chỉ
Chức năng: dùng để vận chuyển địa chỉ từ CPU đến các Module nhớ hay các Module vào ra, nhằm để xác định ngăn nhớ hay cổng vào ra nào cần truy xuất trao đổi thông tin
Độ rộng bus địa chỉ: Cho biết khả năng quản lý cực đại
số các ngăn nhớ
Nếu độ rộng bus địa chỉ là N bit (n đường):
AN-1, AN-2, A2, A1, A0
dung lượng bộ nhớ cực đại là 2 N byte
(còn gọi là không gian địa chỉ bộ nhớ)
Trang 71Bus điều khiển
Chức năng: vận chuyển các tín hiệu điều khiển
Các loại tín hiệu điều khiển:
Các tín hiệu phát ra từ CPU để điều khiển môđun nhớ và môđun vào-ra
Các tín hiệu từ môđun nhớ hay môđun vào-ra gửi đến yêu cầu CPU.
Trang 72Một số tín hiệu điều khiển
Các tín hiệu phát ra từ CPU để điều khiển đọc ghi:
Memory Read (MEMR): điều khiển đọc dữ liệu từ
một ngăn nhớ có địa chỉ xác định lên bus dữ liệu
Memory Write (MEMW): điều khiển ghi dữ liệu có
sẵn trên bus dữ liệu đến một ngăn nhớ có địa chỉ xác định
I/O Read (IOR): điều khiển đọc dữ liệu từ một cổng
vào-ra có địa chỉ xác định lên bus dữ liệu
I/O Write (IOW): điều khiển ghi dữ liệu có sẵn trên
bus dữ liệu ra một cổng có địa chỉ xác định.
Trang 73Các bus điển hình trong PC
Bus của bộ xử lý (Front Side Bus - FSB): có tốc độ nhanh nhất.
Bus của bộ nhớ chính (nối ghép với các môđun RAM).
AGP bus (Accelerated Graphic Port) - Bus đồ họa tăng tốc: nối ghép card màn hình tăng tốc.
PCI bus (Peripheral Component Interconnection): nối ghép với các TBNV có tốc độ trao đổi dữ liệu nhanh.
USB (Universal Serial Bus): Bus nối tiếp đa năng
IDE (Integrated Driver Electronics): Bus kết nối với ổ đĩa cứng hoặc ổ đĩa CD, DVD.
Trang 74Pentium IV – Chipset Intel 925
Trang 75Các bus điển hình trong PC
Trang 76Thắc mắc