Đề bài: Em hãy kể lại một câu chuyện mà em (hoặc bạn em) đã trải qua có nội dung như câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim” Bài làm Hôm nay lại phải học cái môn mà tôi ghét nhất: Văn. Có lẽ từ đầu học kỳ đến giờ, điểm văn của tôi kém nhất trong các bộ môn. Cô Cầm nói: “Bây giờ, các bạn tổ trưởng lên trả vở văn để cả lớp viết bài!”. Đề bài hôm nay nói về nếp sống văn minh. “Sao mà chán thế, đề bài nào cũng rắc rối, khó nghĩ! Thôi kệ, về nhà giở mấy bài văn mẫu ra là xong, rồi thay đổi vài tình tiết là cô giáo cũng chẳng biết đâu. Nghĩ vậy, tôi nhanh tay chép đề bài, kẻ điểm lời phê, . rồi hý hoáy vào chữ. Chốc chốc, tôi lại giả vờ giở nháp ra như có bài. Bất chợt, cô tới chỗ tôi rồi hỏi: “Bài văn của con đâu? Viết đến phần nào rồi? Thật là sợ! Tôi lúng túng đưa cho cô vở chỉ có vài ba chữ: “Hôm nay trời nắng đẹp, tôi và Lê dắt tay nhau về nhà, . Đọc xong, cô giận dữ nói: “Con ra ngoài nói chuyện với cô!” Tôi liền đứng dậy và đi theo cô. Cả lớp vẫn im lặng làm bài, nhưng chắc hẳn ai cũng mang trong lòng một câu hỏi: “Có chuyện gì vậy? Ra đến hành lang, tưởng chừng như bị một trận mắng, nhưng không phải! Cô khuyên tôi bằng chất giọng nhẹ nhàng: - Con cần phải cố gắng về môn Văn không cần chú ý quá nhiều về các môn khác. Môn Văn cũng rất quan trọng. Bộ sách “văn mẫu” chỉ dùng cho tham khảo thôi. Từ hồi xưa, cô cũng học kém môn Văn, nhưng nhời sự giúp đỡ của gia đình, thầy cô và bạn bè, cô đã cố gắng học giỏi Văn. Và sự thật cô đã trở thành một cây Văn của lớp. Qua câu chuyện cô vừa kể cô mong con sẽ cố gắng về Văn hơn. Có công mài sắt có ngày nên kim. Rồi sau khi cô nói xong, tôi vào lớp và ngồi vào chỗ của mình. Các bạn xung quanh nhao nhao hỏi: “Có chuyện gì thế hả Thảo?”. Tôi trả lời: “Không liên quan tới các cậu”. Nhưng tôi vẫn kể cho Lê - cô bạn gái thân nhất nghe. Lê nói: - Tớ cũng nghĩ như cô. Có công mài sắt ắt có ngày nên kim. Thảo ạ” Thời gian cứ trôi, trôi mãi. Đã đến lúc chúng tôi ra về. Trên đường về nhà, tôi cứ nghĩ mãi: “Chẳng lẽ có lòng tin và sự cố gắng thì có thể làm được điều mình muốn sao? Về đến nhà, tôi đi tắm rồi ăn cơm và lại ngồi vào bàn học. Bài toán hôm nay dễ quá nên chẳng mấy chốc, tôi đã làm xong bài. Hôm nay có mỗi bài tập Toán và Văn cô giao về nhà. Chán thật! Lại phải làm văn rồi. Kệ, giở sách Văn mẫu là xong ngay. Bất chợt, những lời khuyên của Lê, của cô giáo xuất hiện trong đầu tôi, văng vẳng liên tục bên tai tôi. Đôi tay cứng lại như muốn nói với tôi: “Bạn phải tự làm bài! Tôi bỗng thấy rằng mình thật lười! Từ trước tới giờ, mình toàn làm sai trái. Giờ đây, mình cần làm lại, mình muốn giống như cô bạn Hoa, cây văn của lớp. Những tiến sĩ, những nhà bác học đã nhờ gì để có thể làm những việc giúp ích cho đất nước. Đó chính là nhờ sự kiên trì của họ mà thành. Mình cũng như họ mình cũng sẽ cố gắng!” Nghĩ vậy, tôi bắt đầu viết ra nháp những lời lẽ mà tự nghĩ. Vừa viết, tôi vừa nghĩ: “Cần phải bám sát được đề bài. Viết xong đoạn nào tôi lại đưa cho bố mẹ xem đoạn đấy. Đoạn nào chưa hay, bố mẹ lại sửa giúp tôi. Thế là chẳng mấy chốc, tôi đã làm xong bài văn và nộp cô vào sáng thứ tư. Một ngày, hai ngày rồi ba ngày, tôi cứ bồn chồn lo lắng: “Không biết mình được bao nhiêu điểm nhỉ?” . Thế rồi, sáng thứ bày như thường lệ cô đọc tên những người đạt điểm 9 văn rồi gọi các bạn đó lên đọc bài của họ. Thật bất ngờ, cô đã đọc tên tôi: “Và bạn Hà Thảo lần này đã có cố gắng, viết văn rất hay, xứng đáng được điểm 9 văn! Nào, mời con lên đọc bài của mình! Làm sao bây giờ? Mình bất ngờ quá! Rồi tôi run run lên đọc bài. Lạ chưa! Thường ngày, tôi đọc rất ngắc ngữ mà bây giờ lại trôi chảy. Khi tôi đọc xong, cả lớp vỗ tay rào rào. Lần đàu tiên tôi thấy vui như vậy. Rồi từ sáng thứ bảy hôm đó, tôi đã tiến bộ về Văn rất nhiều, tôi cũng luôn tham khảo những từ hay: Thấy Văn tôi tiến bộ như vậy, cô Cầm và bố mẹ rất vui. Giờ đây, những điểm 9 đã xuất hiện trong những bài văn của tôi nhiều hơn trước. Tôi rất vui, đúng như câu nói: “Có công mài sắt có ngày nên kim” . Đề bài: Em hãy kể lại một câu chuyện mà em (hoặc bạn em) đã trải qua có nội dung như câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim”. ngoài nói chuyện với cô!” Tôi liền đứng dậy và đi theo cô. Cả lớp vẫn im lặng làm bài, nhưng chắc hẳn ai cũng mang trong lòng một câu hỏi: “Có chuyện gì