1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiểm soát hoạt động tín dụng thuộc quỹ phát triển thôn bản tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh gia lai

26 56 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 308,27 KB

Nội dung

Phạm vi nghiên cứu Khảo sát thực trạng kiểm soát đối với hoạt động tín dụng - tiết kiệm thuộc quỹ phát triển thôn bản tại Sở Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn Tỉnh Gia Lai 4.. Bố cục

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ THU THẢO

KIẾM SOÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG THUỘC QUỸ PHÁT TRIỂN THÔN BẢN TẠI SỞ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH GIA LAI

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Mã số: 60.34.03.01

Đà Nẵng - 2019

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Người hướng dẫn KH: TS PHẠM HOÀI HƯƠNG

Phản biện 1: TS Nguyễn Hữu Cường

Phản biện 2: TS Nguyễn Ngọc Tiến

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kế toán họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 10 tháng 3 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng

- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Qũy phát triển thôn bản (VDF- Village Development Fund) được hình thành từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của chính phủ Cộng Hòa Liên Bang Đức, nhằm khuyến khích, thúc đẩy các hộ gia đình được giao rừng tự nhiên sản xuất thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng Dự án hỗ trợ ban đầu cho các hộ dân tham gia là 135,41 Euro tương đương 3.385.000 đồng/hộ Quỹ phát triển thôn bản sẽ được thiết lập tại quỹ phát triển thôn bản cộng đồng Quỹ Nông Nghiệp & Phát triển Nông Thôn cấp huyện, đứng tên cộng đồng thôn, nhằm hỗ trợ cộng đồng một khoản ngân sách ban đầu như một nguồn thu nhập thay thế (thông qua các gói khuyến nông) giúp hạn chế các hoạt động khai thác tài nguyên rừng trái phép Về nguyên tắc quỹ này là của cộng đồng và Quỹ này nhằm mục tiêu cho các hộ gia đình trong cộng đồng vay ưu đãi để phát triển sản xuất, chăn nuôi tạo thu nhập để giảm áp lực vào rừng VDF cung cấp cách thức tiếp cận nguồn tín dụng vi mô cho các hộ gia đình là thành viên của cộng đồng tham gia

dự án

Quỹ phát triển thôn bản có 2 hợp phần chính đó là đầu tư xây dựng cơ bản và quỹ tín dụng tiết kiệm thôn bản Trong luận văn này tôi sẽ đi chuyên sâu về hoạt động của qũy tín dụng tiết kiệm thôn bản Hoạt động tín dụng vốn tiềm ẩn những rủi ro như rủi ro phát sinh do thành viên vay không thực hiện đúng các khoản của hợp đồng tín dụng với biểu hiện cụ thể là thành viên chậm trả nợ , trả nợ không đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn các khoản gốc và lãi vay gây ra những tổn thất tài chính và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của quỹ phát triển thôn bản Bên cạnh đó, việc cho các thành viên của quỹ vay vốn còn nhiều sai sót yếu kém, như phê duyệt các

Trang 4

khoản vay chưa đúng với thực tế trong quá trình xét duyệt, việc ghi chép sổ sách chưa đúng, đầy đủ do hạn chế về trình độ Người vay vốn sử dụng vốn sai mục đích, không hiệu quả, … gây ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, nguy cơ nợ xấu mất vốn Và hơn nữa là vỡ quỹ dẫn đến giải thể quỹ phát triển thôn bản Để hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra, một nhiệm vụ không thể thiếu được và ngày càng trở nên thết yếu trong hoạt động tín dụng là phải

tổ chức tốt công tác kiểm soát trong từng đơn vị Chính hoạt động kiểm soát tại quỹ có hoạt động tín dụng là việc làm hết sức cần thiết nhằm giúp quỹ tự chấn chỉnh hoạt động thoát khỏi các bế tắc để quỹ được phát triển bền vũng lâu dài và mở rộng hơn nữa Vì vậy, nâng cao chất lượng kiểm soát tín dụng là vấn đề quan trọng nhất để tồn tại và duy trì hoạt động của quỹ phát triển thôn bản Vì vậy tôi đã

chọn đề tài “ Kiểm soát hoạt động tín dụng thuộc quỹ phát triển thôn bản tại Sở Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn Tỉnh Gia Lai”

2 Mục đích nghiên cứu

Phân tích thực trạng quy trình kiểm soát hoạt động tín dụng thuộc quỹ phát triển thôn bản tại Sở Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn Tỉnh Gia Lai Từ đó, đề xuất giải pháp hoàn thiện kiểm soát quỹ phát triển thôn bản một cách hữu hiệu và hiệu quả

3 Phạm vi nghiên cứu

Khảo sát thực trạng kiểm soát đối với hoạt động tín dụng - tiết kiệm thuộc quỹ phát triển thôn bản tại Sở Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn Tỉnh Gia Lai

4 Phương pháp nghiên cứu

Tìm hiểu kiểm soát hoạt động tín dụng thôn bản thuộc quỹ phát triển thôn bản thông qua đọc hồ sơ tài liệu và phỏng vấn nhân viên

Trang 5

liên quan Phân tích quy trình kiểm soát để rút ra điểm mạnh, điểm yếu; từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện

5 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu thành ba chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ

và kiểm soát hoạt động tín dụng

Chương 2: Thực trạng kiểm soát hoạt động tín dụng của quỹ

phát triển thôn bản tại Sở Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn Tỉnh Gia Lai

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kiểm soát quỹ Phát triển thôn

bản tại Sở Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn Tỉnh Gia Lai

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại như sau:

+ Luận văn “Tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng

của Ngân hàng TMCP Đại Dương” (2012) của tác giả Lê Thanh

Lũy Tác giả đã phản ánh tương đối đầy đủ các khái niệm cũng như nội dung về KSNB nói chung và KSNB hoạt động tín dụng tại một ngân hàng theo quan điểm của COSO Tuy nhiên, tác giả vẫn chưa phân tích được những nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác KSNB hoạt động tín dụng cũng như chưa đưa ra các tiêu chí để đánh giá hiệu quả công tác KSNB làm cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng công tác KSNB tại ngân hàng

+ Luận văn “Tăng cường kiểm soát tín dụng tại ngân hàng NN&PTNT Đà Nẵng” (2010) của tác giả Nguyễn Thị Phương Linh Trong luận văn này tác giả đã nêu ra những vấn đề lý luận cơ bản về

Trang 6

kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng trong quỹ thương mại, thực trạng công tác kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại NHNN và PTNT Đà Nẵng, và những giải pháp tăng cường kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại NHNN và PTNT Đà Nẵng + Luận văn “Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương chi nhánh Bắc Đà Nẵng” (2014) của tác giả Đinh Thị Thu Phương Luận văn đã đánh giá được thực trạng công tác KSNB hoạt động tín dụng dựa trên các tiêu chí, phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến KSNB hoạt động tín dụng tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương chi nhánh Bắc Đà Nẵng Tuy nhiên về hoàn thiện các thủ tục kiểm soát theo hướng đánh giá rủi ro tín dụng thì tác giả chưa đưa ra được các chỉ tiêu quan trọng để đánh giá rủi ro tín dụng như nợ quá hạn tỷ lệ thành viên nợ quá hạn , tỷ lệ nợ xấu

+ Luận văn “ Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thái Luận văn đã hệ thống hóa những lý thuyết về rủi ro tín dụng, phân tích và đánh giá đúng thực trạng hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro của ngân hàng ngoại thương, những kết quả đạt được

và những yếu kém, tìm ra nguyên nhân và rút ra bài học kinh nghiệm Bên cạnh đó bài viết cũng đề ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả rủi ro tín dụng tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam, bảo đảm an toàn và phát triển bền vững của hoạt động tín dụng của quỹ trong tình hình hội nhập kinh tế Nhưng trong luận văn trên lại không đưa ra biện pháp hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng cũng như hệ thống công nghệ thông tin Đây là hạn chế của luận văn này

+ Luận văn “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với

Trang 7

nghiệp vụ tín dụng trong các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh

Bình Dương” của tác giả Phan Thụy Thanh Thảo (2007), Đại học

Kinh tế TP Hồ Chí Minh Luận văn phản ánh thực trạng hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng trong các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương trên cơ sở hệ thống lý thuyết của COSO Tuy nhiên, phạm vi tiếp cận của tác giả là đánh giá thực trạng KSNB hoạt động tín dụng của một nhóm NHTM Do đó, đánh giá của tác giả chỉ mang tính chất chung chung, chưa đi vào phân tích thực tiễn của một ngân hàng cụ thể Trong khi đó, ở mỗi NH khác nhau thì công tác KSNB nói chung cũng như KSNB hoạt động tín dụng nói riêng sẽ có những đặc thù khác nhau Vì vậy, các giải pháp mà tác giả đưa ra chỉ là những định hướng chung, chưa phải là giải pháp thiết thực đối với một NH cụ thể nào

+ Luận văn “Tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng

tại NHTM Cổ phần Quân đội – Chi Nhánh Đà Nẵng” (2011) của tác

giả Phạm Thị Trà My Nhìn chung, luận văn đã đánh giá thực trạng KSNB hoạt động tín dụng tại NHTM CP Quân đội – Chi nhánh Đà Nẵng thông qua những mặt đạt được và những tồn tại Từ đó tác giả đưa giải pháp tăng cường công tác KSNB hoạt động tín dụng tại NH Tuy nhiên, luận văn này được tác giả tiếp cận thiên về mặt kế toán, chưa đề cập đến mục đích của công tác KSNB hoạt động tín dụng là kiểm soát quy trình tín dụng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng cho NH

Tóm lại, nhìn chung các luận văn trên đã hệ thống hóa được lý

luận chung về KSNB và đánh giá thực trạng công tác KSNB hoạt động tín dụng của từng NH để đưa ra các giải pháp, các kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác KSNB hoạt động tín dụng Tuy nhiên, việc nghiên cứu các đề tài này còn một số giới hạn như phân tích nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát nội bộ chưa được đầy đủ, chưa

Trang 8

làm rõ được bản chất của KSNB hoạt động tín dụng, các giải pháp

đưa ra chưa gắn với thực trạng

Nghiên cứu đề tài Kiểm soát quỹ phát triển thôn bản tại Sở Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn tỉnh Gia Lai sẽ phân tích thực trạng hoạt động kiểm soát tín dụng, và nêu thêm một số nội dung của công tác KSNB, trong phần thực trạng tác giả sẽ phân tích cụ thể công việc kiểm tra, kiểm soát tín dụng quỹ phát triển thôn bản có những điểm riêng như thế nào Từ đó đánh giá những kết quả đạt được và các mặt còn hạn chế của công tác kiểm soát quỹ phát triển thôn bản Và cuối cùng tác giả đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát hoạt động tín dụng của quỹ phát triển thôn bản tại Sở Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn tỉnh Gia Lai

Trang 9

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ

KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

1.1 TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ

1.1.1 Khái niệm, mục tiêu và vai trò của kiểm soát nội bộ và

hệ thống KSNB

a Khái niệm

Theo COSO năm 1992 (The Committee of Sponsoring

Organizations of the Treadway KSNB là một quá trình do người

quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lí nhằm thực hiện mục tiêu: (i) Báo cáo tài chính đáng tin cậy; (ii) Các luật lệ và quy định được tuân thủ; (iii) Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả

b Mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ

- Mục tiêu hoạt động: Hiệu quả và hiệu năng hoạt động

- Mục tiêu thông tin: Độ tin cậy của quy trình lập và trình bày

BCTC

- Mục tiêu về sự tuân thủ: Sự tuân thủ pháp luật và quy định,

đảm bảo mọi hoạt động của DN đều tuân thủ

1.1.2 Các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB

Báo cáo COSO 2013 đưa ra 5 yếu tố chính để quyết định tính hiệu quả của hệ thống KSNB:

 Môi trường kiểm soát

 Đánh giá rủi ro

 Hoạt động kiểm soát

 Thông tin và truyền thông

 Hệ thống giám sát

Trang 10

1.1.3 Các nguyên tắc của HTKS nội bộ

COSO 2013 đã đưa ra 17 nguyên tắc theo mô hình kết cấu bởi 5 thành phần cấu thành KSNB:

1.2 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

1.2.1 Khái niệm, nguyên tắc tín dụng

a Khái niệm:

Tín dụng là một loại hình giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và chủ thể khác), trong đó, bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên vay khi đến hạn thanh toán

- Vốn vay phải có đảm bảo

- Vốn vay phải hoàn trả đầy đủ, đúng hạn cả vốn gốc lẫn lãi

1.2.2 Rủi ro tín dụng

a Khái niệm rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dung phát sinh trong trường hợp quỹ không thu hồi được đầy đủ cả vốn gốc và lãi của khoản vay hoặc là thanh toán nợ gốc và lãi không đúng kỳ hạn đã thỏa thuận giữa quỹ và thành viên vay

- Các nguyên nhân chủ quan

+ Do chính sách tín dụng

Trang 11

+ Do những yếu kém của cán bộ tín dụng

+ Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay

- Các nguyên nhân khách quan

+ Nguyên nhân từ phía thành viên vay vốn

+ Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả

nợ vay

1.3 KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

1.3.1 Khái niệm kiểm soát hoạt động tín dụng

Kiểm soát hoạt động tín dụng là toàn bộ các chính sách, các bước kiểm tra và thủ tục kiểm soát đối với hoạt động tín dụng, nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn và hiệu quả; hệ thống thông tin chính xác; đáng tin cậy; đảm bảo các hoạt động tuân thủ theo các quy định; các cơ chế chính sách pháp luật hiện hành

1.3.2 Mục tiêu và nhiệm vụ của kiểm soát đối với hoạt động tín dụng

a Mục tiêu kiểm soát hoạt động tín dụng :

- Chu trình xét duyệt tín dụng, giám sát tín dụng được thực hiện đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả, ngăn ngừa kịp thời những thiếu sót trong hệ thống xử lý

- Các dữ liệu cần thiết được thu thập, chuyển giao và xử lý một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời giúp cho việc ra quyết định tín dụng

b Nhiệm vụ kiểm soát hoạt động tín dụng :

- Với các mục tiêu thiết kế như trên, kiểm soát nội bộ đối với

Trang 12

hoạt động tín dụng có các nhiệm vụ sau:

- Ngăn ngừa các sai phạm trong hệ thống xử lý nghiệp vụ cho vay

- Phát hiện kịp thời các sai phạm trong quá trình xử lý nghiệp

vụ cho vay

- Bảo vệ đơn vị trước những thất thoát có thể tránh

- Đảm bảo việc chấp hành sau khi vay

1.3.3 Nội dung kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại quỹ phát triển thôn bản

Giai đoạn 1: Kiểm soát trước khi giải ngân

Giai đoạn 2: Kiểm soát khi giải ngân

Giai đoạn 3: Kiểm soát sau khi giải ngân

1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến KSNB hoạt động tín dụng

a Các nhân tố bên trong

- Nhân tố con người

- Chính sách tín dụng

- Mô hình tổ chức của hệ thống kiểm soát nội bộ

b Các nhân tố bên ngoài

Trang 13

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã đưa ra các vấn đề mang tính lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm soát hoạt động tín dụng để khẳng định vai trò của KSNB đối với hoạt động của các tổ chức tài chính và trình bày những vấn đề chung về KSNB gồm: Khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của hệ thống KSNB Trong đó, luận văn đã tập trung làm rõ nội dung kiểm soát hoạt động tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến KSNB hoạt động tín dụng

Trang 14

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG QUỸ PHÁT TRIỂN THÔN BẢN TẠI SỞ NÔNG NGHIỆP & PHÁT

TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH GIA LAI

2.1 SỰ HÌNH THÀNH VÀ ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC QUẢN LÝ QUỸ PHÁT TRIỂN THÔN BẢN

2.1.1 Sự hình thành quỹ phát triển thôn bản

2.1.2 Mục đích thành lập và cơ chế hoạt động của nhóm tín dụng tiết kiêm thôn bản

2.1.3 Tổ chức hoạt động của quỹ phát triển thôn bản 2.2 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG THUỘC QUỸ PHÁT TRIỂN THÔN BẢN

2.1.1 Các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB trong hoạt động tín dụng tại quỹ phát triển thôn bản

2.2.2 Một số quy định trong hoạt động tín dụng của quỹ phát triển thôn bản

Quỹ phát triển thôn bản cũng như các tổ chức tín dụng khác đang hoạt động đều có một quy định chung thống nhất trong cả hệ thống về hoạt động tín dụng Trong năm hoạt động đầu tiên những điều kiện vay vốn này là bắt buộc như đối tượng vay vốn, lãi suất vay, thời hạn vay vốn, hoàn trả, và lãi phạt

2.2.3 Công tác kiểm soát hoạt động tín dụng tại quỹ phát triển thôn bản

Quy trình cho vay tại quỹ phát triển thôn bản

Bước 1: Tiếp cận, hướng dẫn thành viên lập hồ sơ vay vốn Bước 2: Thầm định vay

Bước 3: Quyết định cho vay

Bước 4: Giải ngân

Ngày đăng: 30/05/2019, 08:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w