sĩ tử thôn quê

3 135 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
sĩ tử thôn quê

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tử thôn quê: Ước mơ “bay” qua cánh đồng Không khí thi cử ở làng ven sông Hồng, thuộc huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên nhộn nhịp quá. Chờ đến giờ G, trong sự thấp thỏm, lo âu. Con đường đến Đại học, Cao đẳng của các em không hề đơn giản. Có sự hy sinh của bố mẹ, họ đã phải đánh đổi cả mồ hôi, nước mắt, có khi cả máu nữa để con mình được đến trường. Không phụ công cha mẹ, các em ngày càng học giỏi hơn, có nhiều ước mơ “bay” qua cánh đồng hơn… Ngược dòng quá khứ: Ước mơ được đi học Được đi học hết Phổ thông trung học ngày đó đã là hạnh phúc lắm rồi, nhưng ước mơ tưởng chừng nhỏ bé đó sao mà quá xa vời với các em học sinh ngày trước. Đúng vậy đấy các bạn ạ! Dễ hiểu thôi, chưa đủ ăn nữa là cho con đi học, các cụ nói cấm có sai: có thực mới vực được đạo. Ngày đó chỉ cần được đi học đã là quá may mắn rồi. Bên cạnh đó còn có tưởng lạc hậu như “ con gái đi học làm gì? Ở nhà giúp đỡ bố mẹ rồi lấy cho một tấm chồng. Thế là xong”. Cha mẹ nào chẳng thương con, chẳng mong con được sung sướng, nhưng hoàn cảnh nó xô đẩy. Hàng ngày họ làm quần quật từ sáng đến tổi, đêm lại dậy sớm đi chợ bán hang. Trời nắng ráo thì không sao, những hôm mưa gió rét mướt mới cơ cực làm sao. Cái lạnh mùa đông thấu xương, trên con đò quê gió thốc mạnh từng đợt, tưởng chừng có thể ngã ngay xuống sông được. Quanh năm suốt tháng như vậy, vất vả là thê, mà cái nghèo, cái đói vẫn cứ đeo bám. Thấy con ham học, cũng thương nó phải bỏ dở nhưng đành bất lực. Chị M - một trong những người học giỏi ở làng ngày đó, sắp học hết cấp 3 gia đình đã cố gắng hết sức nhưng cũng kho lo được cho chị đi học hết cấp 3. Mặc dù cô giáo, bạn bè đến làm công tác tưởng nhiệt tình nhưng vẫn không ân thua. Chị M, cũng đành xuôi theo số phận, ở nhà giúp đỡ bố mẹ đỡ vất vả. Mấy năm rồi cũng lấy chồng. Hiện tại chị có gia đình ổn định, nhưng vẫn tiếc nuối ngày xưa không được đi học đầy đủ. Không biết bao nhiêu người đã phải gác lại ước mơ được đi học sang một bên? Hiện tại: Ước mơ “bay” qua những cánh đồng Đó đã là quá khứ rồi. Bây giờ người dân nơi đây đã tạo mọi điều kiện cho con mình được đi học cho dù hoàn cảnh của mình không khá gỉa lắm. Vẫn đi vay ngân hang chính sách xã hội cho con đi học. Mong con thoát khỏi cảnh khổ một nắng hai sương trên cánh đồng như mình, chúng nó không khổ như mình là được. Nhiều gia đình còn mua máy tính, nối mạng để con có điều kiện học tập tốt nhất. Chị NL một người mẹ thật thà nói: “Nó đi học, nghe nó cãi có lý cũng sướng” - một niềm vui rất giản dị của người mẹ. Chuẩn bị đến ngày thi cả làng ven sông nhộn nhịp, con nhà bác H thi trường gì? Rồi: Nó học giỏi thế chắc đỗ thôi. Mọi người gặp bố mẹ các tử hỏi han rất nhìều…Người than trong gia đình thì đến tận nhà, hỏi xem con cháu mình thi trường gì, động viên các cháu. Mấy tháng trước khi thi gia đình không bắt tử ra đồng làm. Chỉ ở nhà ôn thi. Còn trước đó thì lúc nào rảnh rỗi ra đồng giúp bố mẹ phần nào đó, “vừa học vừa làm” . Vẫn chưa hết, với quan niệm: có thờ có thiêng có kiêng có lành, bố mẹ nào có con đi thi sẽ đến cửa đền, cửa chùa cầu may mắn cho con. Ngày đi lễ sẽ là ngày trước khi đi thi một ngày. Hàng ngày các em có “chế độ ăn rỉêng” sẽ phải kiêng những thứ như trứng – không bị điểm zêzô, lạc – không lạc đề, chuối – không bị trựợt vỏ chuối…Những món hay ăn là đậu đỗ, hoa quả có màu đỏ… Các tử hiếm khi được chăm sóc tận tình như vậy, họ rất quyết tâm để được bước chân vào cánh cửa Đại học, Cao đẳng. M nói: “Nếu không làm bài tốt em áy láy lắm. Em mong mình sẽ đỗ để được học tiếp, không muốn bố mẹ buồn. Em mình “bay” qua được cánh đồng làng, không phải ngày ngày ra đồng làm việc. Được làm việc công chức như mọi người.” Ngày thi cũng đến, sau bao ngày tháng chờ đợi mong ngóng, là những tâm trạng lo âu, hồi hộp của các em. Nếu gia đình nào thi ở các tỉnh khác xa thì sẽ đi từ mấy hôm trước xem chỗ thi cử ra sao. Còn thi gia đình khác thi ở thủ đô Hà Nội thường có sẵn bản đồ, đúng ngày nhận phòng thi sẽ đi. Cô HB, dạy từ 2h sáng, như giờ đi chợ, rồi lại đi ngủ tiếp. Thấp thỏm, 3h cô lại dạy, vì chỉ sợ con đến muộn không được vào thi, có hơi tách rách chút xíu là qua đò. Còn tính cây số chỉ khoảng hơn 20 cây số. Cô HB sẽ nấu xôi đậu thật sớm để con mình kịp ăn trước khi khởi hành. Thời gian đi thường là 4h sáng, trên đò đều là cha, mẹ và các tử đi thi. Mọi người chào hỏi nhau vui vẻ, chúc thi tốt trước khi tạm biệt. Họ đến sớm nhất, vì lúc đó chỉ mới có 5h sáng, cổng trường vẫn chưa mở, phải đợi một tiếng nữa. Các bậc phụ huynh ai cũng vừa thật vừa đùa: “Nó không đỗ thì nó “chết”. Còn nó đỗ thì mình “chết”. Nhưng “chết” vinh quang”. Bố mẹ các em đã quá vất vả rồi, vất vả them cũng có sao đâu. Gương mặt tử nào cũng ánh lên niềm tin, khát vọng được bay cao bay xa. Được làm nhưng công việc mình mong muốn. Đó là động lực để các em cố gắng. Nhưng động lực cũng vô cùng quan trọng đó là sự yêu thương, hy vọng của gia đình đã đặt niềm tin vào các em. Mong sau này các em có công việc ổn định, không vất vả như bố mẹ. Thay cho lời kết, tôi muốn các bạn hãy lắng nghe ước mơ của một cô bé. Tôi tin vào khả năng của cô bé ấy, sẽ làm được điều mình mong muốn. Ước mơ của NN: “Em muốn đỗ Đại Học và được đi du học như chị Huệ ở làng. Chị rất giỏi, đi du học còn gửi được cả tiền về cho bố mẹ đỡ vất vả”. Và còn nhiều nhiều ước mơ nữa, mong sao những ước mơ “bay” qua cánh đồng của các em sẽ trở thành hiện thực. Có như vậy mới xứng đáng với những cố gắng của họ… . Sĩ Tử thôn quê: Ước mơ “bay” qua cánh đồng Không khí thi cử ở làng ven sông Hồng,. thi trường gì? Rồi: Nó học giỏi thế chắc đỗ thôi. Mọi người gặp bố mẹ các sĩ tử hỏi han rất nhìều…Người than trong gia đình thì đến tận nhà, hỏi xem con

Ngày đăng: 02/09/2013, 20:10

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan