1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Giới thiệu về kim sơn, nhà thờ đá phát diệm

15 360 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 2,3 MB
File đính kèm Kim Sơn, nhà thờ đá Phát Diệm.rar (2 MB)

Nội dung

2/ Mục tiêu: Bài viết phải đảm bảo các yêu cầu về: + Nguồn gốc: huyện Kim Sơn + Vị trí địa lí + Đặc điểm: đất đai, khí hậu, địa hình, kinh tế, văn hóa, … + Lịch sử hình thành và quá trìn

Trang 1

Đề bài: Giới thiệu về quê hương Kim Sơn

1/ Tình huống cần giải quyết :

Có một người bạn từ tỉnh xa đến, muốn thăm quê hương và mái trường em đang theo học Hãy đóng vai là một hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về quê hương và mái trường của em.

2/ Mục tiêu: Bài viết phải đảm bảo các yêu cầu về:

+ Nguồn gốc: huyện Kim Sơn

+ Vị trí địa lí

+ Đặc điểm: đất đai, khí hậu, địa hình, kinh tế, văn hóa, …

+ Lịch sử hình thành và quá trình phát triển: huyện Kim Sơn,

+ Kiến trúc nổi tiếng: Nhà thờ đá Phát Diệm, cầu ngói, đền Nguyễn Công Trứ,… + Các làng nghề truyền thống: Làng Rượu Kim Sơn, Chiếu cói Kim Sơn,…

+ Lễ hội: lễ hội đền Nguyễn Công Trứ, lễ Giáng Sinh,…

+ Con người: chăm chỉ, thân thiện, hiếu khách, giàu lòng nhân ái,…

Thuyết minh về một địa điểm cần làm nổi bật giá trị lịch sử và văn hóa của nó.Cho nên để làm được bài này chúng ta phải chủ yếu tra cứu sách vở, học hỏi, đến trực tiếp tham quan, quan sát thực tế, cần thuyết minh (nghe) ghi chép giới thiệu Từ

đó về viết bài giới thiệu về địa phương mình

3/ Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:

Cần kết hợp các tri thức khách quan ở địa phương Ninh Bình

- Lịch sử hình thành và phát triển của Kim Sơn

- Đặc điểm, lễ hội, con người

4/ Giải pháp giải quyết tình huống:

Vận dụng các kiến thức liên môn:

- Lịch sử nguồn gốc, lịch sử hình thành của Kim Sơn và trường THPT Kim Sơn A

- Ngữ văn – sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài;

- Địa lí – vị trí địa lí

- Giáo dục công dân – bài học về lòng yêu quê hương, yêu trường lớp, góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương

- Toán học – tính toán, xử lí số liệu

Trang 2

- Công nghệ - nông nghiệp địa phương.

- Kết hợp môn Âm nhạc Ca ngợi về địa phương Kim Sơn bài hát “ Về Kim Sơn đi em” của nhạc sĩ Thế Hùng

5/ Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:

Viết các ý chính  Tìm hiểu  Trao đổi  Viết thành bài

* Tư liệu sử dụng: sách địa phương, tài liệu tham khảo trong nhà trường

* Ứng dụng công nghệ thông tin: Tìm kiếm trên Google

Từ các kiến thức đó viết thành bài thuyết minh:

Trên chiếc xe đạp xanh dương của tôi, chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình khám phá cái vẻ đẹp lạ lùng đến tuyệt mĩ của quê hương Kim Sơn và mái trường nơi tôi đang theo học - THPT Kim Sơn A

KIM SƠN - Hai tiếng thân thương nơi mảnh đất bồi phù sa hiền hòa đã nuôi dưỡng con người nơi đây và nơi đây cũng được coi là kinh đô công giáo của miền Bắc Việt Nam…

A/ HUYỆN KIM SƠN

I/ Lịch sử hình thành – Vị trí địa lí – đặc điểm nền kinh tế:

Kim Sơn là huyện ven biển nằm ở cực nam của tỉnh Ninh Bình và miền Bắc, đây

là một huyện thuần khiết đồng bằng, được thành lập bởi nhà Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ trong công cuộc khai hoang lấn biển cách đây 2 thế kỷ Vùng đất được biết đến với vai trò trung tâm của xứ đạo Phát Diệm với mật độ dày đặc các nhà thờ công giáo 7 xã vùng ven biển và biển đảo Kim Sơn với những giá trị đa dạng sinh học nổi bật toàn cầu đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới

Trang 3

Lược đồ hành chính Kim Sơn

1) Vị trí địa lí:

Trung tâm huyện Kim Sơn là thị trấn Phát Diệm, nằm cách thành phố Ninh Bình 27 km theo quốc lộ 10 về phía đông nam

Phía đông giáp huyện Nghĩa Hưng, Nam Định qua sông Đáy;

Phía tây nam giáp sông Càn, huyện Nga Sơn, Thanh Hoá;

Phía bắc và tây bắc giáp huyện Yên Khánh và Yên Mô;

Phía nam giáp biển với chiều dài bờ biển gần 18 km

2) Lịch sử - văn hóa:

Kim Sơn là vùng đất mở ra đời từ công cuộc khẩn hoang vùng bãi biển đầy lau sậy và sú vẹt dưới sự tổ chức và điều hành của Doanh Điền sứ Nguyễn Công Trứ năm

Kỷ Sửu, 1829 Chính vì thế mà Kim Sơn gắn với lịch sử của những cuộc chinh phục đất hoang bồi - quai đê lấn biển

Kim Sơn là vùng đất mới nên không có nhiều di tích lịch sử ngoài hệ thống dày đặc các nhà thờ công giáo Nhà thờ Phát Diệm là một công trình kiến trúc tôn giáo nổi tiếng ở Việt Nam, mô phỏng kiến trúc truyền thống kết hợp với văn hóa phương tây Cầu Ngói là công trình kiến trúc độc đáo được in hình trên tem bưu chính Việt Nam Văn hóa Kim Sơn mang đặc trưng của vùng đất mới với những người đi khai hoang lấn biển Tên gọi Kim Sơn có nghĩa là rừng vàng, Phát Diệm ý nghĩa là nơi sinh ra cái đẹp

3) Kinh tế:

Kim Sơn là một trong những đơn vị đầu tiên đạt năng suất lúa 5 tấn/ha Nền kinh

tế của huyện Kim Sơn có thế mạnh: Kinh tế nông nghiệp giữ vị trí quan trọng, chiếm

Trang 4

gần 1/3 tổng sản lượng lúa của tỉnh, Ngành thủ công nghiệp truyền thống sản xuất hàng chiếu cói, có giá trị hàng hóa lớn Khu kinh tế biển Kim Sơn đã và đang được đầu tư khai thác, đây là một vùng có tiềm năng để phát triển thành một vùng sản xuất hàng hóa phong phú và đa dạng

II/ Thắng cảnh, di tích lịch sử (Kiến trúc)

Êm đềm cầu ngói, rạng rỡ thánh đường 1/ Nhà thờ đá Phát Diệm:

Đến với Kim Sơn, một trong những danh lam thắng cảnh đẹp nhất chính là nhà thờ đá nằm sâu trong lòng thị trấn Phát Diệm Nhà thờ Phát Diệm là một công trình kiến trúc tôn giáo nổi tiếng ở Việt Nam, mô phỏng kiến trúc truyền thống kết hợp với văn hóa phương tây Từ quốc lộ 10 theo hướng Ninh Bình - Kim Sơn, rẽ trái khoảng 400m ta bắt gặp toàn cảnh nhà thờ độc đáo có một không hai này

Nhà thờ Phát Diệm là một công trình kiến trúc đá nổi tiếng xây dựng từ năm

1875 đến năm 1899 (24 năm) Đây là một điểm đến quan trọng trong các tour du lịch của tỉnh Ninh Bình

Toàn cảnh Nhà thờ đá Phát Diệm

Phía trước nhà thờ là ao hồ, đây là một hồ nước hình chữ nhật, rộng khoảng 4 ha, được kè đá xung quanh Giữa hồ là một hòn đảo, trên đó có bức tượng Chúa Mỗi dịp

lễ hội Noel thì ao hồ nơi đây được trang trí hết sức lộng lẫy với đèn cờ hoa kết thành những ngôi sao lấp lánh nhiều màu sắc rực rỡ

Trang 5

ẢNH CHỤP AO HỒ

Từ hướng Nam đi vào, nhà thờ Phát Diệm gồm: Ao hồ, Phương Ðình, Nhà thờ lớn, ba hang đá nhân tạo và nhà thờ đá

Phương Đình: khởi dựng năm 1899, là một công trình kiến trúc gồm ba tầng được xây dựng bằng đá phiến, lớn nhất là tầng dưới cùng được xây dựng bằng đá xanh Trên 4 đỉnh tháp có 4 pho tượng tượng bốn vị Thánh Sử Các vòm cửa bằng đá được lắp ghép đến trình độ tinh xảo Mái của nhà thờ là mái cong thấp cổ kính như mái đình, mái chùa

Trang 6

PHƯƠNG ĐÌNH

Nhà thờ lớn có 5 lối vào dưới các vòm đá được chạm trổ Trong nhà thờ có 6 hàng cột gỗ lim (48 cột) nguyên khối Gian thượng của thánh đường có một bàn thờ lớn làm bằng một phiến đá nguyên khối rất lớn

“Nhà thờ đá” khởi công xây dựng từ năm 1883, gọi là nhà thờ đá vì tất cả mọi thứ

ở nhà thờ này đều được làm bằng đá, từ nền, tường, cột, chấn song cửa Phía trong được chạm nhiều bức phù điêu đẹp, đặc biệt là bức chạm tứ quý: tùng, mai, cúc, trúc, tượng trưng cho thời tiết và vẻ đẹp riêng của bốn mùa trong một năm Ðường nét khắc họa những con vật như sư tử, phượng sống động đến lạ thường

NHÀ THỜ LỚN

Trang 7

NHÀ THỜ ĐÁ Ngoài các nhà thờ ra trong quần thể nhà thờ còn có các hang đá nhân tạo Phía Bắc khu nhà thờ Phát Diệm có 3 hang đá cách nhau khoảng 100m được tạo bằng những khối đá lớn nhỏ khác nhau giữ nguyên dáng vẻ tự nhiên Trong đó, hang Lộ Ðức là đẹp nhất Trên các hang đá đều có các tượng lớn

NHÀ NGUYỆN TRÁI TIM ĐỨC MẸ VÀ HANG ĐÁ ĐỨC MẸ

Trang 8

HANG ĐÁ PHÍA SAU NHÀ THỜ

NHÀ NGUYỆN NHỎ

Trang 9

Nhà thờ đá Phát Diệm cho người ta cảm giác gần gũi, quen thuộc Dù được quy hoạch và xây dựng từ những năm cuối thế kỷ XIX nhưng quần thể nhà thờ chính tòa Phát Diệm khiến con người của thế kỷ XXI phải ngưỡng mộ về tư duy chặt chẽ, mạch lạc trong quy hoạch kiến trúc và một tâm hồn đúng là “đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc”

2) Cầu ngói Phát Diệm

Cây cầu này không chỉ là cây cầu để qua lại bình thường mà còn là một công trình văn hóa rất ý nghĩa Cầu ngói Phát Diệm là một trong những cây cầu có kiến trúc độc đáo nhất ở nước ta hiện còn lưu giữ, bảo tồn đến ngày nay Cầu ngói Phát Diệm có dáng vẻ nhẹ nhàng và thanh thoát, thể hiện tài năng sáng tạo đặc biệt của người dân công giáo

Cầu ngói Phát Diệm Cầu có dáng cong cầu vồng, bên trên lợp ngói, hai bên là hai hàng cột gỗ và những song gỗ lim làm lan can rất chắc chắn Cầu có 3 nhịp, mỗi nhịp có 4 gian Chiều dài của cây cầu này là 36m, chiều rộng là 3m Phía hai bên đầu cầu có các bậc tam cấp, chỉ người đi bộ mới qua được cầu Cầu vừa có chức năng giao thông, vừa là một mái đình cổ kính, hơn nữa lại là điểm dừng chân tránh mưa nắng, nơi đôi lứa hẹn

hò Đây được đánh giá là cây cầu hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam

Dân gian có câu "cầu Nam, chùa Bắc, đình Đoài" để ca ngợi vẻ đẹp kiến trúc những cây cầu cổ ở xứ Sơn Nam, trong đó có cầu ngói Phát Diệm

Trang 10

Cầu ngói Phát Diệm đã được in hình trên tem bưu chính Việt Nam.

3) Đền thờ Nguyễn Công Trứ:

Đền thờ được xây dựng từ khi Nguyễn Công Trứ còn sống - đền thờ sống - đã tế sống Nguyễn Công Trứ ở đây

Một đền thờ rất hiếm có vì những người dân không theo tôn giáo nào, không kể Phật giáo hay Công giáo đều đến tế lễ

Cho tới năm 1858, sau khi Nguyễn Công Trứ mất, nhân dân huyện Kim Sơn xây dựng thêm tiền đường, sinh đường trở thành chính cung

Đền thờ Nguyễn Công Trứ được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia

I) Đặc sản -Các làng nghề nổi tiếng:

1)Rượu Kim Sơn:

Mảnh đất Kim Sơn được thiên nhiên ban tặng, ưu đãi cho nguồn nước đặc biệt chảy ra từ những mạnh ngầm của Đất Mẹ Kết hợp cùng với loại gạo đặc sản của vùng đất này đã tạo cho hương vị của rượu Kim Sơn có cái mạnh mẽ, dữ dội của biển cả, nhưng lại vẫn giữ được hương vị dịu êm và ngọt ngào như tình mẫu tử bao la mà Đất Mẹ đã ban tặng

Trang 11

cho con người nơi đây.

Rượu Kim Sơn là rượu được chưng cất từ gạo nếp, men thuốc bắc, nguồn nước giếng khơi tự nhiên, sản xuất theo bí quyết của người dân các làng nghề tại Kim Sơn Rượu thường có nồng độ cao, trong suốt, bọt tăm rượu càng to thì độ rượu càng

cao Rượu được đựng trong các vò đất và nút lá chuối khô, khi uống vào cảm thấy rất thơm và êm dịu Cùng với những người Kim Sơn di cư, rượu Kim Sơn đã đi khắp các vùng miền Việt Nam

2) Làng nghề chiếu cói Kim Sơn

Tận dụng những bãi phù sa bồi mênh mông, người dân Kim Sơn đã đầu tư trồng loài cây cói và lấy đó là nguyên liệu để sản xuất chiếu cói Chiếu cói Kim Sơn từ lâu

đã nức tiếng cả nước bởi chất liệu cói rất bền và hoa văn đẹp Những người thợ thủ công đã sáng tạo ra vô số các sản phẩm được chế tác từ cói như thảm, làn, khay, hộp, đĩa, cốc, tách, mũ, túi xách, Một số sản phẩm còn được xuất khẩu sang nước ngoài Khi du lịch tới địa danh nhà thờ đá Phát Diệm, bạn nhớ tìm mua quà lưu niệm làm từ làng nghề cói Kim Sơn dành tặng bạn bè, người thân nhé! Sản phẩm chiếu cói Kim Sơn nổi tiếng bền, đẹp và mát

Những sợi cói được nhuộm màu trước khi được đan, dệt thành sản phẩm thủ công

ở làng nghề cói Kim Sơn - Ninh Bình

Trang 12

Đồ lưu niệm

Dệt chiếu là cả một quá trình lao động sáng tạo, vất vả, thận trọng từ khâu chọn cói, phơi cói, nhuộm cói sao cho đỏ tươi và bền mầu đặc biệt là khâu dệt cải hoa của chiếu Người cải hoa phải nhanh, uyển chuyển, mềm mại, mắt phải tinh, tay cải phải chính xác, thuộc từng nét cải để không đan lỗi Người lao cói phải nhanh, đặc biệt là phải nhịp nhàng theo người dệt Sự hài hoà, ăn ý giữa người lao cói và dệt chiếu phải cẩn thận, trau chuốt, tỷ mỉ

Nét đặc thù của làng nghề là tính chuyên sâu khá cao, ngoài ra có những sản phẩm

mỹ nghệ như hộp kiệu, hộp chùa một cột, giày, dép mẫu nhỏ, chỉ có người làng Thủ Trung, Kim Sơn mới làm đẹp Đây là những yếu tố làm nên chất lượng sản phẩm cao cấp của Kim Sơn

IV)LỄ HỘI

1)Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ

Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ

Trang 13

Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ là lễ hội lớn của cư dân Kim Sơn Lễ hội diễn ra từ ngày 14 tháng 11 đến 16 tháng 11 âm lịch hàng năm để tưởng niệm ngày mất của ông

Phần lễ: Lễ dâng hương tại đền thờ doanh điền Tướng Công Nguyễn Công Trứ thường được mở đầu bằng lễ dâng hương của Ban khánh tiết nhà đền, với sự tham gia của các vị trong ban khánh tiết, đây cũng là hoạt động mở đầu cho lễ hội Điều độc đáo là lễ hội có sự tham gia của tất cả mọi người với những nghi thức khác nhau

Phần hội: Được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú như: Hát ca trù, Đêm thơ Nguyễn Công Trứ, Đua thuyền trên sông Ân, thi đấu cờ tướng, tổ tôm điếm, thi chọi

gà, kéo co, giao lưu bóng đá, múa lân, đập niêu, và trưng bày giới thiệu các sản phẩm đặc sản của Kim Sơn như: rượu Kim Sơn, bún mọc, các sản phẩm thủ công mĩ nghệ làm từ cói, Với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân trong và ngoài huyện

2)Lễ hội đêm NOEL

Có thể nói một trong những lễ hội đặc sắc nhất thu hút khách thập phương và cả người dân địa phương bất kỳ theo đạo nào đều tụ hội về đây là lễ hội đêm Noel Người dân Kim Sơn đón Noel như một lễ hội lớn trong năm, mọi người đều tụ hội về nhà thờ để được vui chơi bên cạnh người thân yêu nhất của mình Trong đêm Giáng Sinh mọi người đều chúc nhau những điều tốt đẹp nhất, cảm thấy ấm áp bên cạnh người thân

Đêm Giáng Sinh diễn ra dưới tiết trời lạnh giá, Tòa Giám mục Phát Diệm lung linh với ánh đèn màu rực rỡ Hệ thống hang đá, cây thông, đèn ông sao phát quang tạo nên một không gian độc đáo và tráng lệ lạ thường Trong khuôn viên nhà thờ, những người Công Giáo chuẩn bị tham dự thánh lễ tại thánh đường Lễ giáng sinh ở Phát Diệm gồm các phần: Canh thức (chờ Chúa sinh ra) trước hang đá và Thánh Lễ Kết thúc phần lễ là màn rước kiệu hoa tượng Chúa Hài Đồng (Chúa mới sinh) Lễ rước được tiến hành tôn nghiêm và linh thiêng Ý nghĩa của nghi lễ này là để rước Chúa vào lòng dân Sau nghi lễ này, tượng Chúa được đưa vào bên trong hang đá để kết thúc nghi lễ đêm Noel

Trang 14

HÌNH ẢNH ĐÊM NOEL

VI) Kim Sơn – Vùng đất của những con người cần cù, giàu lòng nhân ái.

Con người Kim Sơn từ xưa đến nay luôn là những con người cần cù, chịu khó trong công việc, lạc quan trong cuộc sống., luôn ý thức giữ gìn những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, phát huy những bản sắc dân tộc

Đặc biệt, người Kim Sơn là những con người giàu lòng nhân ái, lương thiện, yêu thương đồng bào Cụ thể, có thể kể đến phong trào “ Hiến tặng giác mạc” của người dân nơi đây:

Huyện Kim Sơn là đơn vị dẫn đầu cả nước về số người hiến tặng giác mạc, tạo nên sức lan tỏa tới nhiều địa phương trong cả nước Để ghi nhận những tấm lòng nhân ái, Bệnh viện Mắt Trung Ương và UBND Huyện Kim Sơn tổ chức tôn vinh nghĩa cử cao đẹp của gia đình những người hiến tặng giác mạc và những người tích cực vận động thực hiện phong trào này Những kết quả của phong trào hiến tặng giác mạc, không thể không kể đến đóng góp to lớn của linh mục Đoàn Minh Hải ở giáo xứ Cồn Thoi Ông là người đi đầu trong cuộc vận động hiến tặng giác mạc ở địa phương, giúp Cồn Thoi trở thành là đơn vị đi đầu cho phong trào này ở huyện Kim Sơn

Như vậy, về với Kim Sơn ta như thả lòng mình về với chúa để lắng đọng trong tâm hồn mình Một câu hát nghe quen thuộc “Về Kim Sơn đi em” câu hát văng vẳng bên tai như thúc giục mọi người hãy trở về đất mẹ thân thương để đươc mẹ chở che

ôm ấp vỗ về Về với Kim Sơn các du khách bắt gặp ở nơi đây hình ảnh con người mến khách và giàu lòng vị tha

Chào tạm biệt các du khách Hẹn gặp lại lần sau!

6 Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:

Trang 15

Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa lý vào môn Ngữ văn rất quan trọng, giúp cho bài làm bao quát, đầy đủ ý hơn Từ đó bài làm có sức thuyết phục hơn nhất là đối với bài văn Thuyết minh Ngoài các kiến thức về Lịch sử, Địa

lý, còn có thể kết hơp kiến thức của các môn Giáo dục công dân, Mỹ thuật, Âm nhạc để thêm phong phú, sinh động

Như vậy, kiến thức liên môn tạo điều kiện cho mỗi chúng ta chủ động, tích cực, sáng tạo; giáo dục thêm những hiểu biết về quê hương, giúp chúng ta ý thức hơn việc học phải đi đôi với hành, giáo dục mọi người lòng tự hào về quê hương đất nước Từ

đó giúp tất cả mọi người yêu quý hơn mảnh đất được mệnh danh là sứ đạo này

Thông qua bài viết này tôi giới thiệu thêm một số di tích thắng cảnh của địa phương Kim Sơn tới tất cả các du khách thập phương và bạn bè Như Đền thờ Nguyễn Công Trứ (ở Quang Thiện) Cây Cầu Ngói trăm năm tuổi, dòng sông Ân hiền hòa

Bài hát “ Về Kim Sơn đi em” – Nhạc sĩ Thế Hùng

Xác nhận của ban giám hiệu Kim Sơn, ngày 08 tháng 1 năm 2016

Nhóm học sinh thực hiện:

Ngày đăng: 28/05/2019, 20:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w