1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại công ty tài chính TNHH MTV ngân hàng việt nam thịnh vượng

100 165 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,84 MB

Nội dung

Số hiệu Tên bảng Trang bảngCác chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay khách hàng 2.1 cá nhân tại Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng 32 Việt Nam Thịnh Vượng 2.3 Tỷ lệ tăng trưởng doanh số

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ THẢO NHƯ

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG

CÁ NHÂN TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH TNHH MTV

NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ THẢO NHƯ

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG

CÁ NHÂN TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH TNHH MTV

NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

Mã số: 60.34.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Hoàng Tùng

Đà Nẵng - Năm 2016

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Thị Thảo Như

Trang 4

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Câu hỏi nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

7 Bố cục của đề tài 3

8 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1 CÔNG TY TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN 9

1.1 KHÁI NIỆM CÔNG TY TÀI CHÍNH 9

1.2 CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH 9

1.2.1 Hoạt động huy động vốn 9

1.2.2 Hoạt động tín dụng 10

1.3 LÝ LUẬN VỀ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN 12

1.3.1 Tín dụng 12

1.3.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân 13

1.4 NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN 18

1.5 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN 21

1.5.1 Nhóm nhân tố bên ngoài 21

1.5.2 Nhóm nhân tố bên trong 24

Trang 5

NHÂN TẠI CÔNG TY TNHH MTV NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VPB FC) 30

2.1.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV NGÂN HÀNG VIỆT NAMTHỊNH VƯỢNG 30

2.1.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển 30 2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty tài chính TNHH MTV Ngân

Hàng Việt Nam Thịnh Vượng 32

2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠICÔNG TY TÀI CHÍNH TNHH MTV NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNHVƯỢNG 38

2.2.1 Bộ máy hoạt động của Công ty tài chính TNHH MTV Ngân Hàng Việt

Nam Thịnh Vượng 38

2.2.2 Tổng quan quy trình cho vay khách hàng cá nhân của VPB FC 45

2.2.3 Phân tích quá trình hoàn thiện hóa hoạt động cho vay khách hàng cá

nhân của VPB FC 51

2.2.4 Phân tích kết quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPB FC 57

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁNHÂN TẠI VPB FC 64

2.3.1 Những mặt tích cực trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

64

2.3.2 Hạn chế và những nguyên nhân hạn chế 64

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH

HÀNG CÁ NHÂN TẠI VPB FC 73

3.1 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 73

3.1.1 Kết quả phân tích thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại VPB FC 73 3.1.2 Bối cảnh thị trường và định hướng cho vay khách hàng cá nhân tại VPB

FC 74

Trang 6

NHÂN TẠI VPB FC 77

3.2.1 VPB FC cần thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ 77

3.2.2 VPB FC cần thực hiện tốt công tác giám sát, xếp hạng tín nhiệm và những biện pháp xử lý thu hồi nợ 77

3.2.3 VPB FC cần phân tán rủi ro 78

3.3.4 VPB FC cần trích lập dự phòng rủi ro 78

3.3.5 VPB FC cần tăng cường và nâng cao chất lượng TSA/DSA 78

3.3 KIẾN NGHỊ 79

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ 79

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 79

3.3.3 Kiến nghị với VPB FC 80

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 84

KẾT LUẬN 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

Trang 7

Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

CC Nhân viên phát triển khách hàng

DSA Nhân viên tư vấn tín dụng trực tiếp

TSA Nhân viên tư vấn tín dụng qua điện thoại

POS Điểm cung cấp dịch vụ

Finone (là hệ thống Công nghệ thông tin VPB FCF1 dùng để quản lý thông tin khách hàng và các khoản

Trang 8

Số hiệu Tên bảng Trang bảng

Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay khách hàng

2.1 cá nhân tại Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng 32

Việt Nam Thịnh Vượng

2.3 Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay 34

Tình hình nợ quá hạn trong cho vay tại Công ty tài

2.5 chính TNHH MTV Ngân Hàng Việt Nam Thịnh 36

Vượng

2.6 Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay khách hàng cá nhân ở 37

VPBFC

2.7 Cơ cấu dư nợ cho vay tại Công ty tài chính TNHH 59

MTV Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng

Trang 9

Số hiệu Tên hình Trang hình

Trang 10

Số hiệu Tên biểu đồ Trang biểu đồ

2.1 Mô tả cơ cấu dư nợ theo mục đích vay 602.2 Biểu đồ minh họa kết quả hoạt động tài chính VPB FC 63

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với sự tăng trưởng và phát triển không ngừng của nền kinh tế vànhu cầu cuộc sống của người dân ngày càng cao, nhu cầu về nguồn vốn tiêudùng ngày càng tăng cao nhằm phục vụ nâng cao chất lượng cuộc sống Từ

đó, hoạt động cho vay khách hàng cá nhân ở thị trường Việt Nam trở nên sôiđộng với sự tham gia của các ngân hàng thương mại trong và ngoài nước,ngoài ra các công ty tài chính trong nước và có đầu tư nước ngoài cũng đangvào cuộc để tranh giành mảng thị trường còn khá nhiều tiềm năng này Do đó,tuy ẩn chứa mức độ rủi ro không nhỏ nhưng hoạt động cho vay khách hàng cánhân đã và đang giữ vai trò quan trọng đối với khách hàng, tổ chức cho vay

và cả nền kinh tế Muốn tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường, đối mặtnhững bất ổn về kinh tế - chính trị - xã hội và cạnh tranh khốc liệt mỗi tổ chứctín dụng cần tìm ra cho mình hướng đi riêng để phát triển hoạt động cho vaykhách hàng cá nhân, đặc biệt là yêu cầu nâng cao chất lượng cho vay kháchhàng cá nhân, hạn chế tối đa nợ quá hạn nhằm phát triển hoạt động cho vaymột cách an toàn và hiệu quả

Trong những năm qua, VPB FC – Công Ty Tài chính TNHH MTVNgân hàng Việt Nam Thịnh Vượng với thương hiệu FE Credit đã triển khai

và thực hiện tốt nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân, song việc hoàn thiện

và phát triển nghiệp vụ này còn gặp không ít khó khăn, bất cập Vì thế, nhậnthức được tầm quan trọng của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân, dựatrên thực tiễn của đối tượng nghiên cứu và trên cơ sở những kiến thức đã học,

tôi đã chọn đề tài: “Phân tích tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại Công

ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng”.

Trang 12

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cho vay khách hàng cá nhân của tổ chức tín dụng

- Phân tích tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại V P B F C để cónhững nhận định về những thành công và hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động cho vay Tiêu dùng cá nhân

- Trên cơ sở kết quả phân tích, đề xuất các khuyến nghị về giải phápnhằm đạt được các mục tiêu cho vay khách hàng cá nhân mà VPB FC đề racho thời gian tới

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân là gì? Tiêu chí đánh giá kết quả cho vay tiêu dùng cá nhân là gì ?

- Kết quả và diễn biến của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tạiVPB FC thời gian qua như thế nào? Những mặt thành công và những vấn đề còn hạn chế trong quá trình cho vay tiêu dùng cá nhân tại VPBFC ?

- Để đạt được các mục tiêu của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPB FC thì VPB FC cần tiến hành những giải pháp nào?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân và các

vấn đề liên quan đến cho vay khách hàng cá nhân tại VPBFC

Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: Bên cạnh những thông tin chung về VPB FC và tổngquan các hoạt động cho vay, đề tài tập trung nghiên cứu phân tích hoạt độngcho vay khách hàng cá nhân trong ba năm 2012, 2013, 2014 của VPB FC,nhận xét đánh giá và từ đó đề ra giải pháp nâng cao chất lượng cho vay kháchhàng cá nhân tại VPB FC

Trang 13

- Về không gian: Tại Công ty tài chính TNHH MTV Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng

- Về thời gian: Từ đầu năm 2012 đến hết năm 2014 và các đề xuất cho những năm tiếp theo

5 Phương pháp nghiên cứu

- Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện, luận văn dựa trên cơ sở vậndụng phương pháp luận duy vật biện chứng kết hợp với các phương pháp cụthể như:

- Phương pháp phân tích và tổng hợp

- Phương pháp logic và lịch sử

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp quy nạp và diễn dịch

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ýnghĩa khoa học: Kế thừa các nghiên cứu trước đây, luận văn tiếp tục

hệ thống hóa những vấn đề cơ sở lý luận về hoạt động cho vay khách hàng cánhân và chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại các NHTM

Ý nghĩa thực tiễn: Thông qua phân tích thực trạng cho khách hàng cá

nhân tại VPB FC từ đó trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp cũng như kiếnnghị có khả năng ứng dụng vào hoạt động của VPB FC nhằm mở rộng vànâng cao chất lượng cũng như hiệu quả trong hoạt động cho vay khách hàng

Trang 14

8 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Từ trước đến nay đã có một số đề tài nghiên cứu của một số tác giả đềcập đến vấn đề cho vay khách hàng cá nhân của các ngân hàng thương mại,cũng như đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay kháchhàng cá nhân của ngân hàng thương mại, có thể kể đến một số luận văn đãbảo vệ như sau:

- Đề tài: “Giải pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu

Tư và Phát Triển Việt Nam Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh”, tác giả

Nguyễn Thị Xuân Thảo, Luận văn Thạc sỹ Kinh Tế, 2007, Trường Đại họcKinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh

Tác giả đã xây dựng được một nền tảng cở sở lý luận vững chắc về hoạtđộng tín dụng ngân hàng nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng Đề tàicũng đã nêu lên được những kinh nghiệm thực tế, những số liệu thống kê thực

tế có giá trị lý luận và đưa ra được những biện pháp nâng cao chất lượng và

mở rộng tín dụng tiêu dùng có giá trị ứng dụng cao Tuy nhiên, điểm hạn chếcủa đề tài này là tác giả chỉ nêu các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vaytiêu dùng của NHTM nhưng không phân tích thực trạng của các nhân tố ảnhhưởng trên Các phương pháp nghiên cứu được tác giả sử dụng là phươngpháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp sử dụng các phươngpháp thống kê, phương pháp so sánh tổng hợp

- Đề tài: “Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ

Phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Phố Hà Nội”, tác giả

Nguyễn Thị Thanh Minh, Luận văn Thạc sỹ Kinh Doanh và Quản Lý, Năm

2014, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân

Trong đề tài tác giả đã xây dựng được cơ sở lý luận thể hiện đượcnhững nội dung cơ bản của hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM nóichung và Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi Nhánh

Trang 15

Thành Phố Hà Nội nói riêng Tác giả đã nêu được tầm quan trọng, các nhân tốảnh hưởng và sự cần thiết phát triển cho vay tiêu dùng ở Việt Nam Mặt kháctác giả cũng đã nhận định được những rủi ro cơ bản của cho vay tiêu dùng.Tuy nhiên, điểm hạn chế của đề tài này là tác giả có nhìn nhận bao quát sựảnh hưởng của các yếu tố ngoài khách hàng và ngân hàng cho vay làm ảnhhưởng đến chất lượng của cho vay tiêu dùng cá nhân và chưa đưa ra được cácbiện pháp nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng Vậynên mức độ ứng dụng của đề tài còn hạn chế.

- Đề tài: “Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư

và Phát triển Việt Nam chi nhánh sở giao dịch 1”, tác giả Trần Quang Minh,

Luận văn Thạc sỹ Tài Chính Ngân Hàng nă,m 2011, Trường Đại học kinh tếThành Phố Hồ Chí Minh

Tác giả đã nghiên cứu và hệ thống hóa những lý luận cơ bản về cho vaytiêu dùng từ đó đưa ra được lợi ích của cho vay tiêu dùng đối với nền kinh tế,Ngân hàng,, khách hàng vay, nhà sản xuất Đồng thời tác giả cũng đã tìm hiểu

và đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến khả năngcạnh tranh của cho vay tiêu dùng Qua đánh giá quá trình mở rộng cho vay đikèm với việc nâng cao chất lượng cho vay, tác giả đã tiến hành phân tích thựctrạng cho vay của ngân hàng và đã làm sáng tỏ những tồn tại làm ảnh hưởngđến quá trình mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn tạingân hàng Từ đó, tác giả đã đề xuất những giải pháp để mở rộng và nâng caochất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Phương pháp nghiên cứuđược sử dụng là phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phân tíchtổng hợp, phân tích tổng hợp, diễn giải, quy nạp, phân tích thống kê, so sánhđồng thời áp dụng phương pháp khoa học biện chứng kết hợp với tư duy logic

để phân tích và luận giải vấn đề đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chinhánh Sở giao dịch 1 – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Trang 16

- Đề tài:” Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ

phần ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)” , tác giả Lê Minh Sơn, luận văn

Thạc sỹ kinh tế năm 2009,Trường Đại học kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh

Tác giả đã nghiên cứu và tổng hợp được các lý luận cơ bản và các vấn

đề chung trong cho vay tiêu cùng của Ngân hàng thương mại, các hình thứccho vay tiêu dùng, đồng thời tác giả cũng tiến hành nghiên cứu và đúc kếtkinh nghiệm về cho vay tiêu dùng của một số ngân hàng thương mại vốn đầu

tư nước ngoài hiện đang hoạt động tại Viêt Nam như: Ngân hàng Bangkok,Ngân hàng Union, Ngân hàng Standard Chartered, Ngân hàng Citibank từ đó

có được cái nhìn tổng quan về nghiệp vụ cho vay tiêu dùng của hệ thống ngânhàng thương mại Việt Nam

Bằng phương pháp nghiên cứu để tài dựa trên cơ sở hệ thống hóanhững vấn đề mang tính lý luận về nghiệp vụ tín dụng và kinh nghiệm thựctiễn trong hoạt động cho vay tiêu dùng, tác giả tiến hành thống kê , tổng hợp

số liệu thực tế, từ đó phân tích đánh giá đưa ra những đề xuất kiến nghị nhằmphát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng cổ phần ngoại thương Việt Nam(Vietcombank)

- Đề tài: “ Mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Nông

Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn quận Liên Chiểu”, tác giả Nguyễn Thị Kiều

Trinh, luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh năm 2012, Đại học Đà Nẵng

Trong đề tài nghiên cứu tác giả đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơbản về hoạt động cho vay tiêu dùng và mở rộng hoạt dồng cho vay tiêu dùngtrong ngân hàng thương mại, bằng phương pháp nghiên cứu duy vật biệnchứng , duy vật lịch sử, phương pháp thống kê , so sánh, phân tích, tổng hợptác giả đã phân tích và đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng tại chi nhánhNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quận Liên Chiểu trong giaiđoạn hiện nay Từ đó tác giả có được cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt

Trang 17

động và đưa ra một số giải pháp đề xuất nhằm mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh.

- Đề tài: “Hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tiêu dùng

tại Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Quảng Nam”, tác giả Lê Thị Xuân Nguyên, luận văn thạc sỹ Quản trị kinh

doanh năm 2013, Đại học Đà Nẵng

Đề tài tập trung nghiên cứu hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêudùng Trong đề tài tác giả đã hệ thống hóa và khái quát hóa các lý luận vê rủi

ro tín dụng trong cho vay tiêu dùng và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vaytiêu dùng, những nguyên nhân gây ra rủi ro, những thành công và hạn chế ,nguyên nhân hạn chế của công tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêudùng Bằng phương pháp thống kê và mô tả thống kê, so sánh, logic, phântích-tổng hợp, bên cạnh đó là căn cứ vào tình hình thực tế hoạt động cho vaytiêu dùng tại VCB Quảng Nam làm cơ sở, căn cứ đánh giá từ đó rút ra nhữngnhận xét, kết luận về thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay tiêudùng, và đề xuất các giải pháp để hạn chế tối đa rủi ro tín dụng trong cho vaytiêu dùng vào đưa ra các kiến nghị mà Ngân hàng Thương mại Cổ phần ViệtNam – Chi nhánh Quảng Nam có thể tham khảo để vận dụng thực tế

Nhìn chung, hầu hết các luận văn nghiên cứu về vấn đề cho vay tiêu

dùng cá nhân của ngân hàng đều nêu ra tầm quan trọng của việc nâng cao chấtlượng tín dụng tiêu dùng cá nhân của các NHTM trong thời kỳ hội nhập quốc

tế sâu đậm, đánh giá thực trạng tín dụng tiêu dùng cá nhân của các NHTMViệt Nam, và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hay phát triểnhoạt động tín dụng khách hàng cá nhân Các công trình đã đưa ra các tiêu chíđánh giá chất lượng tín dụng tiêu dùng cá nhân Các phương pháp sử dụngchủ yếu trong các luận văn là phương pháp biện chứng, duy vật lịch sử, đồngthời kết hợp một số phương pháp như phân tích, tổng hợp, giải thích, so sánh

để thu thập số liệu và phân tích số liệu,…

Trang 18

Mặc dù đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề cho vay tài chính tiêu

dùng cá nhân của NHTM, tuy nhiên đề tài “Phân tích tình hình cho vay khách

hàng cá nhân tại Công Ty Tài Chính TNHH MTV Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng” có hướng nghiên cứu khá mới so với các công trình trước đây,

một phần do chủ thể được nghiên cứu là một công ty tài chính nên cách thức

hoạt động sẽ khác rất nhiều so với NHTM, kế thừa kết quả của những nghiêncứu có tính thực tiễn cao của các tác giả đi trước, nhưng đề tài có nhữnghướng phân tích mới nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng cho vaykhách hàng cá nhân tại Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt NamThịnh Vượng

Trang 19

CHƯƠNG 1CÔNG TY TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO

VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

1.1 KHÁI NIỆM CÔNG TY TÀI CHÍNH

Công ty tài chính là loại hình tổ chức phi ngân hàng, với chức năng là

sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư,cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụkhác theo quy định của pháp luật, nhưng không được làm dịch vụ thanh toán,không được nhận tiền gửi dưới 1 năm

Nghị định số 79/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ phân chiacông ty tài chính thành các loại: công ty tài chính nhà nước, công ty tài chính

cổ phần, công ty tài chính trực thuộc các tổ chức tín dụng, công ty tài chínhliên doanh và công ty tài chính 100% vốn nước ngoài Cách phân chia nàyhiện không còn tương thích với Luật Doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam.Theo dự thảo sửa đổi Nghị định hướng dẫn của Chính phủ, quy định công tytài chính chỉ được thành lập theo một trong ba loại hình sau: công ty tài chínhTNHH một thành viên; công ty tài chính TNHH hai thành viên trở lên vàcông ty tài chính cổ phần

1.2 CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÀI CHÍNH

Trang 20

công ty tài chính không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán.

- Còn theo quy định của luật các tổ chức tín dụng 2010, sẽ được ápdụng tới đây vào ngày 1/1/2011, quy định tại khoản 4 - Điều 4 công ty tàichính không được nhận tiền gửi cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toánqua tài khoản khách hàng

- Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổ chức, cá nhân theo quy định của ngân hàng nhà nước

- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, và các loại giấy tờ

có giá khác để huy động vốn của cá nhân trong và ngoài nước của pháp luậthiện hành

- Vay các tổ chức tín dụng, tài chính trong nước, ngoài nước và các tổ chức tài chính quốc tế

- Tiếp nhận vốn ủy thác của chính phủ, các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước

1.2.2 Hoạt động tín dụng

a Hoạt động cho vay

Theo nghị định 79/2002/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của công tytài chính ban hành ngày 04/10/2002, có hiệu lực ngày 19/10/2002: Công tyTài chính được cho vay dưới các hình thức:

Cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn theo quy định của Ngânhàng Nhà nước

Cho vay theo uỷ thác của Chính phủ, của tổ chức, cá nhân trong vàngoài nước theo quy định hiện hành của Luật Các tổ chức tín dụng và hợpđồng uỷ thác

Cho vay tiêu dùng bằng hình thức cho vay mua trả góp

Trang 21

Công ty tài chính có thể cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn trên cơ sởcân đối nguồn vốn trung và dài hạn, không sử dụng vốn vay ngắn hạn để chovay trung và dài hạn nhằm bảo đảm an toàn cho hệ thống.

b Hoạt động chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác

Theo Quyết Định số 1325/2004/QĐ-NHNN của Thống Đốc Ngân Hàng

về việc ban hành quy chế chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá của tổ chứctín dụng đối với khách hàng thì:

Chiết khấu là việc tổ chức tín dụng mua giấy tờ có giá chưa đến hạnthanh toán của khách hàng

Tái chiết khấu là việc tổ chức tín dụng mua lại giấy tờ có giá chưa đếnhạn thanh toán và đã được chiết khấu theo phương thức mua hẳn

Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá là khoảng thời gian tính từ ngàygiấy tờ có giá được tổ chức tín dụng nhận chiết khấu, tái chiết khấu đến ngàyđến hạn thanh toán của giấy tờ có giá đó

Thời hạn chiết khấu, tái chiết khấu là khoảng thời gian tính từ ngàygiấy tờ có giá được tổ chức tín dụng nhận chiết khấu, tái chiết khấu đến ngàykhách hàng có nghĩa vụ thực hiện cam kết mua lại giấy tờ có giá đó

Giá chiết khấu là số tiền mà tổ chức tín dụng chi trả cho khách hàng khithực hiện chiết khấu

Tổng mức dư nợ cấp tín dụng của công tu tài chính được quy định rõtại khoản 2, điều 128, luật các Tổ chức tín dụng 2010: Tổng mức dư nợ cấptín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổchức tín dụng phi ngân hàng, tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một kháchhàng và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chứctín dụng phi ngân hàng

Trang 22

1.3 LÝ LUẬN VỀ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

1.3.1 Tín dụng

a Khái niệm và bản chất của tín dụng

Tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giao dịch giữahai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao một lượng giá trị sang cho bên kiađược sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận được phảicam kết hoàn trả theo thời hạn đã thoả thuận

Mối quan hệ giao dịch này thể hiện các nội dung sau:

- Người cho vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhấtđịnh Giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hoặc dưới hình thái hiện vật như:hàng hoá, máy móc, thiết bị, bất động sản

- Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời trong một thời gian nhấtđịnh, sau khi hết thời hạn sử dụng theo thoả thuận, người đi vay phải hoàn trảcho người cho vay

- Giá trị hoàn trả thông thường lớn hơn giá trị lúc cho vay ban đầu hay nói cách khác người đi vay phải trả thêm phần lợi tức (lãi vay)

Tóm lại, tín dụng là phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ sử dụngvốn lẫn nhau giữa các chủ thể trong nền kinh tế trên nguyên tắc hoàn trả cảvốn lẫn lãi

Tín dụng là một phạm trù của nền kinh tế hàng hoá, bản chất của tíndụng là quan hệ vay mượn có hoàn trả cả vốn lẫn lãi sau một thời gian nhấtđịnh, quan hệ chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng vốn và là quan hệ bìnhđẳng hai bên cùng có lợi Tín dụng nói chung và tín dụng ngân hàng nói riêngđều có hai chức năng cơ bản là:

- Huy động vốn và cho vay vốn tiền tệ trên nguyên tắc hoàn trả có lãi.Chức năng này gồm hai loại nghiệp vụ được tách hẳn ra là huy động vốn tạmthời nhàn rỗi và cho vay vốn đối với các nhu cầu cần thiết của nền kinh tế

Trang 23

- Kiểm soát các hoạt động kinh tế thông qua các quan hệ tín dụng đối với các tổ chức và cá nhân.

b Các nguyên tắc cơ bản của tín dụng

- Tín dụng là có lòng tin: Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính hiệu quảcủa sử dụng vốn vay tạo điều kiện thực hiện tốt việc hoàn trả nợ vay củakhách hàng Để thực hiện tốt điều này, mỗi lần vay vốn khách hàng làm giấy

đề nghị vay vốn, trong giấy này khách hàng phải ghi rõ mục đích sử dụng vốnvay của mình và kèm theo phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả Kháchhàng vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng như mục đích đã cam kết, nếu Ngânhàng phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích thì Ngân hàng có quyềnyêu cầu thu hồi nợ trước hạn

- Tín dụng là có tính thời hạn: Nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chấtcủa tín dụng là giao dịch cung cầu về vốn, tín dụng chỉ là giao dịch quyền sửdụng vốn trong một thời gian nhất định Trong khoảng thời gian cam kết giaodịch, Ngân hàng và bên vay thoả thuận trong hợp đồng tín dụng rằng Ngânhàng sẽ chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định cho bên vay.Khi kết thúc kỳ hạn, bên vay phải hoàn trả quyền này cho Ngân hàng (trả nợgốc) và một khoản chi phí (lợi tức) nhất định cho việc sử dụng vốn vay.Nguyên tắc này đảm bảo cho tiền vay không bị giảm giá, tiền vay phải thu hồiđược đầy đủ và có sinh lời

- Tín dụng là có tính hoàn trả: khoản tín dụng phải được thanh toán đầy

đủ nguyên gốc sau khi sử dụng để ngân hàng bảo toàn được vốn ở mức tối thiểu nhất để có thể duy trì được hoạt động

1.3.2 Hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân

a Tổng quan về cho vay khách hàng cá

nhân

(i) Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân

Cho vay khách hàng cá nhân là hình thức tín dụng cấp phát cho cá

Trang 24

nhân, hộ gia đình để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, như: nhu cầu mua sắm nhà ở,

đồ dùng gia đình, xe cộ, chi phí học hành, giải trí,…

(ii) Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân

Đối tường cho vay là cá nhân và các hộ gia đình

Quy mô khoản vay: hầu hết các khoản cho vay khách hàng cá nhân cóquy mô nhỏ nhưng số lượng khoản vay lớn, do cho vay khách hàng cá nhânđáp ứng nhu cầu của cá nhân và các hộ gia đình nhằm mục đích tiêu dùnghoặc sản xuất kinh doanh nhỏ, nên quy mô của một khoản vay tương đối nhỏ

so với tài sản của ngân hàng, số lượng khoản vay lại rất lớn do đối tượng củacho vay là các cá nhân và các hộ gia đình với số lượng nhiều và nhu cầu tiêudùng rất đa dạng

Mục đích vay: nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng hoặc sản xuất kinhdoanh nhỏ của cá nhân, hộ gia đình Do đó, nhu cầu vay vốn phụ thuộc vàotâm lý khách hàng và chu kỳ kinh tế của người đi vay Khi nền kinh tế có sựtăng trưởng cao và ổn định, khách hàng cá nhân sẽ có thái độ lạc quan hơn vềtương lai và do vậy sẽ thúc đẩy sự chi tiêu cho tiêu dùng ở hiện tại Ngược lại,khi nền kinh tế suy thoái người dân sẽ có xu hướng giảm tiêu dùng, giảm đầu

tư vào sản xuất kinh doanh, thay vào đó là sẽ tăng cường tiết kiệm và hạn chếvay mượn từ các tổ chức tín dụng

Nhu cầu vay của khách hàng thường kém nhạy cảm với lãi suất, thôngthường người đi vay quan tâm đến số tiền phải thanh toán hơn là lãi suất mà

họ phải chịu Mức thu nhập và trình độ dân trí là hai nhân tố tác động rất lớnđến nhu cầu vay của khách hàng

b Các hình thức cho vay khách hàng cá nhân

(i) Dựa vào mục đích cho vay : bao gồm cho vay tiêu dùng cư trú và

tiêu dùng phi cư trú

Trang 25

(ii) Dựa vào phương thức hoàn trả:

- Cho vay có thời hạn: là loại cho vay có thoả thuận thời hạn trả nợ cụthể theo hợp đồng, bao gồm: chỉ có một kì hạn trả nợ, có nhiều kì hạn trả nợ,hoàn trả nợ nhiều lần nhưng không có kì hạn cụ thể

- Cho vay không có thời hạn: là loại cho vay mà ngân hàng có thể yêucầu hoặc người di vay tự nguyện trả nợ bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trướcmột thời gian hợp lý, thời gian này có thể thỏa thuận trong hợp đồng

(iii)Dựa vào nguồn gốc khoản nợ:

- Cho vay trực tiếp: Phần lớn cho vay của công ty tài chính là cho vaytrực tiếp Đây là các khoản cho vay khi khách hàng trực tiếp đến công ty tàichính và xin vay vốn Công ty tài chính trực tiếp chuyển giao tiền cho kháchhàng sử dụng trên cơ sở những điều kiện mà hai bên thoả thuận.Khi kháchhàng có tài sản thế chấp, có uy tín cao mà không cần phải thông qua trunggian nào thì họ thường vay trực tiếp công ty tài chính

- Cho vay gián tiếp: Đây là hình thức cho vay thông qua các tổ chứctrung gian Công ty tài chính cho vay qua các tổ, đội, hội, nhóm, như nhómsản xuất hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ Các tổ chức nàythường xuyên liên kết các thành viên theo một mục đích riêng, song chủ yếuđều hỗ trợ lẫn nhau, bảo vệ quyền lợi cho mỗi thành viên Vì vậy việc pháttriển kinh tế, làm giầu, xoá đói giản nghèo luôn được các trung gian rất quantâm

Công ty tài chính cũng có thể cho vay thông qua người bán lẻ các sảnphẩm đầu vào của quá trìmh sản xuất Việc cho vay theo cách này sẽ hạn chếngười vay sử dụng tiền sai mục đích Cho vay gián tiếp thường được áp dụngđối với thị trường có nhiều món vay nhỏ, người vay phân tán, cách xa công tytài chính Trong trường hợp như vậy cho vay trung gian có thể tiết kiệm chiphí cho vay ( phân tích, giám sát, thu nợ ) Cho vay trung gian đều nhằm

Trang 26

giảm bớt rủi ro chi phí của công ty tài chính Tuy nhiên nó cũng bộc lộ cáckhiếm khuyết Nhiều trung gian đã lợi dụng vị thế của mình và nếu tổ chức tíndụng không kiểm soát tốt sẽ tăng lãi suất để cho vay lại hoặc giữ lấy số tiềncủa các thành viên khác cho riêng mình Các nhà bán lẻ có thể lợi dụng để bánhàng kém chất lượng hoặc với giá cho người vay vốn.

c Vai trò của cho vay khách hàng cá nhân

(i) Đối với ngân hàng

Cho vay cá nhân là một kênh thuận lợi cho các tổ chức tín dụng tiếpcận các tiện ích khác của ngân hàng, như: tiền gửi, tiền thanh toán, các dịch

vụ chuyển tiền, chuyển khoản, kiểm đếm, giữ hộ,…đồng thời giúp tổ chức tíndụng khai thác thị trường tín dụng cá nhân rất có tiềm năng trong cuộc sốnghiện đại

(ii) Đối với người tiêu dùng

Cho vay tiêu dùng là hoạt động cung cấp các khoản vay cho cá nhân đểmua hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho các mục đích tiêu dùng của cá nhân và hộgia đình Các khoản cho vay tiêu dùng ngày nay thường được cung ứng bởingân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, dưới các hình thức như chovay mua xe máy trả góp, cho vay mua điện thoại – điện máy trả góp, cho vaytiền mặt cho các mục đích tiêu dùng, cho vay qua thẻ tín dụng, v.v Hoạt độngcho vay tiêu dùng xuất hiện nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của các cá nhânkhi năng lực tài chính chưa đủ để trang trải nhu cầu, cho phép họ có thể tiêudùng trước - chi trả sau dưới nhiều hình thức Bên cạnh đó, sự phát triển củacác hoạt động cho vay tiêu dùng cũng cho thấy hoạt động này không chỉ có ýnghĩa với từng cá nhân, mà còn mang lại những tác động tích cực cho toàn xãhội, là một công cụ quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của quốc gia

Cho vay tiêu dùng nâng cao cơ hội tiếp cận tài chính cho người dân,

Trang 27

đặc biệt là những người dân có thu nhập thấp và trung bình hay nhóm kháchhàng dưới chuẩn thường bị từ chối bởi các Ngân hàng thương mại truyềnthống, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống và gia tăng công bằng xã hội.góp phần gia tăng sự hiểu biết về tài chính cho các nhóm khách hàng mới,tầng lớp dân cư ít tiếp cận các dịch vụ ngân hàng Từ đó, giúp họ quản lý tốthơn các giao dịch tài chính cá nhân, cũng như tạo nền tảng để họ có thể sẵnsàng sử dụng các dịch vụ tài chính khác bao gồm các dịch vụ ngân hàngtruyền thống.

(iii) Đối với nền kinh tế

Tín dụng tiêu dùng phát triển, kích thích người dân tăng chi tiếu muasắm, ngoài những nhu cầu thiết yếu( ăn , ở, phương tiện đi lại) còn có nhữngnhu cầu cao hơn như: giải trí, du lịch, học hành, xe cộ… làm sản lượng hànghóa tăng, tiêu dùng trong xã hội tăng Tiêu dùng xã hội tăng kích thích nềnkinh tế phát triển Tuy nhiên, sản xuất tăng ở mức cho phép, đủ để đáp ứngnhu cầu tiêu dùng xã hội, tránh sản xuất dư thừa, gây khủng hoảng sản phẩm,ảnh hưởng đến nền kinh tế-xã hội của quốc gia Gia tăng tiêu dùng quá mức

sẽ làm giảm tiết kiệm, đầu tư trong nước Việt Nam là nước đang phát triểnrất cần vốn cho đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, do vậy, cầnkết hợp giữa tiêu dùng và tiết kiệm ở mức độ hợp lý, cân đối kích thích kinhtế-xã hội phát triển

Từ năm 2007 đến nay, hoạt động cho vay tiêu dùng đã có sự phát triểnmạnh mẽ ở Việt Nam Tính đến cuối năm 2013, tổng dư nợ cho vay tiêu dùngtrong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam đạt khoảng 188.000 tỷ đồng,tăng 12% so với cuối năm 2012 và chiếm 5,4% trong tổng dư nợ của toàn hệthống, tương đương khoảng 5,2% GDP, và 7% tổng giá trị tiêu dùng cuốicùng Mặc dù chưa có thông kê đầy đủ, song năm 2014 hoạt động cho vaytiêu dùng được đánh giá là phát triển mạnh hơn so với năm 2013 từ cácNHTM, nhất là từ công ty tài chính tiêu dùng

Trang 28

Điều đó đã góp phần không nhỏ vào việc hạn chế tín dụng đen và mở

ra cơ hội cho nhiều người dân tiếp cận được dịch vụ ngân hàng Với xu thế hiện nay cho thấy thị trường cho vay tiêu dùng ở Việt Nam sẽ phát triển là một xu hướng tất yếu, sự phát triển này không chỉ mở rộng về quy mô dư nợ cho vay, mà tính chất phức tạp của thị trường cũng sẽ tăng lên cùng với sự xuất hiện của các sản phẩm mới như các khoản cho vay theo lương (payday loans), hoạt động cho vay đồng cấp (peer to peer loans) hiện đã được phát triển ở rất nhiều nước

Do vậy, để thúc đẩy sự phát triển thị trường này theo kịp sự phát triểncủa thị trường thế giới một cách lành mạnh, bền vững, trước hết cần một khuôn khổ pháp lý qui định về hoạt động cho vay tiêu dùng đảm bảo sự hài hòa giữa các chức năng bảo vệ người tiêu dùng và điều tiết các tổ chức tín dụng theo thông lệ quốc tế và phù hợp với thực tế Việt Nam, đi đôi với việc nâng cao tính năng động, trách nhiệm và minh bạch trong hoạt động cho vaytiêu dùng của các TCTD, tạo ra nhiều sản phẩm phù hợp với nhu cầu, thu nhập của người dân Việt Nam

1.4 NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG

(ii) Kết quả hoạt động tín dụng:

* Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ

Trang 29

- Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua cácnăm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hìnhthực hiện kế hoạch tín dụng - Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động củaTCTD càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại TCTD đang gặp khó khăn, nhất

là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tíndụng chưa hiệu quả

* Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay (%)

- Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng tín dụng qua các năm đểđánh khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kếhoạch tín dụng của ngân hàng (tương tự như chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ,nhưng bao gồm toàn bộ dư nợ cho vay trong năm đến thời điểm hiện tại và

dư nợ cho vay trong năm đã thu hồi)

- Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định và cóhiệu quả, ngược lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếmkhách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả

* Tỷ lệ thu nợ (%)

- Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của NH

- Nó chất lượng tín dụng của ngân hàng, đánh giá khả năng thu hồi nợcủa các khoản tín dụng đã cho vay, đồng thời đánh giá hiệu quả thực hiện kếhoạch tín dụng của ngân hàng, kế hoạch cho vay, đôn đốc thu hồi nợ củangân hàng

- Tỷ lệ này càng cao càng

tốt * Tỷ lệ nợ quá hạn (%)

Trang 30

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = (Nợ quá hạn / Tổng dư nợ) * 100%

- Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thờiphản ánh khả năng quản lý tín dụng của TCTD trong khâu cho vay, đôn đốcthu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay

- Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại TCTD

- Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của TCTD càng kém , và ngược lại

* Tỷ lệ nợ xấu (%)

Tỷ lệ nợ xấu = (Tổng nợ xấu / Tổng dư nợ) * 100%

- Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lện

nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại TCTD, Tổng

nợ xấu của TCTD bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợtrong hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượngtín dụng tại TCTD, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của TCTDtrong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của TCTD đối với các khoản vay

- Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của TCTD càngkém , và ngược lại

(iii) Phân tích bối cảnh kinh tế vĩ mô

(iv) Phân tích bối cảnh thị trường mục tiêu cho vay khách hàng cá nhâncủa Công ty tài chính TNHH MTV Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng

(v) Phân tích sản phẩm và quy trình cho vay khách hàng cá nhân củacông ty tài chính TNHH MTV Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng

(vi) Nhận định mục tiêu cho vay tiêu dùng cá nhân của VPPB FC trong thời gian qua

(vii) Phân tích các hoạt động mà VPB FC đã triển khai nhằm đạt mụctiêu cho vay khách hàng cá nhân bao gồm

Trang 31

- Hoạt động phát triển khách hàng, gia tăng dư nợ

- Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân

- Triển khai và mở rộng nhiều loại hình sản phảm mới

- Các hoạt động nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ cho vay tiêudùng cá nhân

(viii) Phân tích kết quả hoạt động cho vay bao gồm:

- Quy mô khách hàng cá nhân

- Cơ cấu cho vay khách hàng cá nhân

- Thị phần cho vay khách hàng cá nhân

- Chất lượng cung ứng dịch vụ cho khách hàng cá nhân

- Kết quả kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân

- Kết quả tài chính cho vay khách hàng cá nhân

1.5 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

1.5.1 Nhóm nhân tố bên ngoài

a Môi trường kinh tế vĩ mô

- Sự phát triển của nền kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tàichính nói chung và hoạt động cho vay nói riêng Nó tạo môi trường rất thuậnlợi để mở rộng hoạt động cho vay

- Bất cứ một tổ chức tín dụng nào cũng chịu sự chi phối của các chu kìkinh tế Trong giai đoạn nền kinh tế phát triển ổn định, doanh nghiệp làm ăntốt thì xã thì xã hội có nhiều nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanhnên nhu cầu vay vốn tăng Mặt khác nền kinh tế phát triển, thu nhập bìnhquân đầu người cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp sẽ làm tăng nhu cầu tiêu dùng, thayđổi thói quen tiêu dùng của người dân và tạo khả năng tiết kiệm do đó tạotriển vọng cho vay tiêu dùng Ngược lại nền kinh tế suy thoái, dẫn đến nền

Trang 32

kinh tế giảm khả năng hấp thụ vốn cho nền kinh tế giảm do đó dư thừa ứ đọngvốn, không những hoạt động cho vay không được mở rộng mà còn bị thu hẹp.

b Môi trường pháp lý

- Trong nền kinh tế thị trường mọi thành phần kinh tế đều có quyền tựchủ về hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải đảm bảo trong khuôn khổcủa pháp luật

- Nếu những quy định của pháp luật không rõ ràng, không đồng bộ, cónhiều kẽ hở thì sẽ rất khó khăn cho tổ chức tín dụng trong các hoạt động nóichung và hoạt động cho vay nói riêng Với những văn bản pháp luật đầy đủ rõràng, đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng yên tâm hoạt độngkinh doanh, cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay Đây là cơ sở pháp lý để Ngânhàng khiếu lại, tố cáo khi có tranh chấp xảy ra Điều đó giúp tổ chức tín dụng tăng cường hoạt động cho vay

- Sự thay đổi những chủ chương chính sách về tài chính tín dụng cũnggây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp Sự thay đổi về cơ cấukinh tế, chính sách xuất nhập khẩu một cách đột ngột gây sáo chộn hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp không tiêu thụ hết đượcsản phẩm hay chưa có phương án kinh doanh mới dẫn đến nợ quá hạn, nợ khóđòi

- Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp còn nhiếu sơ hở Nhànước cho phép nhiều doanh nghiệp được sản xuất kinh doanh với nhiều chứcnăng, nhiệm vụ vượt quá trình độ, năng lực quản lý dẫn đến rủi ro, thua lỗ,làm giảm chất lượng tín dụng

Do đó hệ thống pháp luật cũng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng

Trang 33

c Môi trường kinh tế, chính trị - xã hội

Môi trường kinh doanh Việt Nam được dự báo sẽ có nhiều sự đột phátrong năm 2015 khi vấn đề cải cách thế chế, tạo điều kiện tốt nhất cho pháttriển khu vực kinh tế tư nhân được xem là mục tiêu hàng đầu hiện nay Đây là

cơ sở tốt cho những bước tiến nhanh hơn của Việt Nam trong năm 2015 vớinhiều Hiệp định thương mại tự do sẽ được ký kết Nhưng điều này cũng đặtViệt Nam trước những thách thức mới về yêu cầu hoàn thiện nhanh hơn nữamôi trường kinh doanh, thu hút đầu tư, tạo đà cho những bước phát triển sắptới

Môi trường chính trị ổn định, đa dạng các ưu đãi dành cho nhà đầu tưnước ngoài và đặc biệt sức mua tăng trưởng cao là những gì mà nhiều nhà đầu

tư miêu tả khi được hỏi về mức độ thuận lợi kinh doanh tại Việt Nam Đâycũng là nhân tố quan trọng khiến nhiều doanh nghiệp nước ngoài quyết địnhđầu tư và có ý định làm ăn lâu dài tại Việt Nam

d Đặc điểm của địa bàn hoạt động

- Ở mỗi địa bàn phân chia theo xã, thị trấn, tỉnh thành khác nhau tùy vàođặc trưng sản xuất kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của người dân

e Nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân

- Nhu cầu vay vốn của khách hàng là yếu tố cực kỳ quan trọng và ảnhhưởng mạnh mẽ đến động thái quyết định vay vốn của khách hàng từ đó tácđộng trực tiếp đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của tổ chức tíndụng

f Tình hình cạnh tranh trên thị trường cho vay khách hàng cá

nhân

Các tổ chức tín dụng hoạt động trong môi trường có nhiều đối thủ cạnh tranh Cạnh tranh là một động lực tốt để tổ chức tín dụng ngày càng hoàn

Trang 34

thiện, vì để ngày càng phát triển thì tổ chức tín dụng luôn phải cố gắng không

để mình tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh và phải nâng cao, tăng cường cáchoạt động của mình vượt đối thủ cạnh tranh Tuy nhiên, khách hàng có sự lựachọn của mình khi gửi tiền, sử dụng dịch vụ và vay tiền của tổ chức tín dụngnào có lợi cho họ Nếu như đối thủ cạnh tranh mà chiềm ưu thế hơn so với tổchức tín dụng thì sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn tổ chức tín dụng thậm chíkhách hàng của tổ chức tín dụng cũng chuyển sang đối thủ cạnh tranh Do đó

để mở rộng hoạt động cho vay thì việc nghiên cứu tìm hiểu đối thủ cạnh tranh

để ngày càng chiếm ưu thế hơn là vô cùng quan trọng

Quá trình phân tích đối thủ cạnh tranh gồm có: xác định các nguồnthông tin về đối thủ cạnh tranh, phân tích các thông tin đó, dự đoán chiến lượccủa các đối thủ cạnh tranh và đánh giá khả năng cạnh tranh của tổ chức tíndụng trong việc mở rộng hoạt động cho vay

1.5.2 Nhóm nhân tố bên trong

a Các nguồn lực

Một công ty tài chính cũng như một doanh nghiệp, muốn tiến hành hoạtđộng sản xuất kinh doanh thì phải có vốn Hai nguồn vốn chủ yếu của công tytài chính là vốn tự có và vốn huy động

Công ty tài chính chịu sự tác động của chính sách tiền tệ, chịu sự quản

lý của Ngân hàng trung ương và tuân thủ các qui định của luật các tổ chức tíndụng Một công ty tài chính chỉ được huy động một số vốn gấp 20 lần số vốn

tự có Điều đó có nghĩa là nếu vốn tự có càng lớn, khả năng được phép huyđộng vốn càng cao, và công ty tài chính càng dễ dàng hơn trong việc thựchiện các hoạt động kinh doanh của mình

Đặc điểm khác nhau cơ bản trong nguồn vốn của thương mại và cácdoanh nghiệp phi tài chính là các Ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu

Trang 35

bằng nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế còn các doanh nghiệpkhác hoạt động bằng nguồn vốn tự có là chính.

Ta biết công ty tài chính cho vay bằng nguồn vốn huy động và vốn tự

có của mình Mà hoạt động cho vay của công ty tài chính ngày càng đượctăng cường, số lượng và chất lượng cho vay càng lớn khi mà nguồn vốn củaNgân hàng phải lớn mạnh khi nguồn vốn của công ty tài chính tăng trưởngđều đặn, hợp lý thì công ty tài chính có thêm nhiều tiền cho khách hàng vay,điều đó cũng có nghĩa là hoạt động cho vay của công ty tài chính được tăngcường và mở rộng Còn nếu lượng vốn ít thì không đủ tiền cho khách hàngvay, công ty tài chính sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư, lợi nhuận của công ty tàichính sẽ không cao và việc tăng cường hoạt động cho vay sẽ bị hạn chế.Nhưng nếu vốn quá nhiều, công ty tài chính cho vay ít so với lượng vốn huyđộng (hệ số sử dụng vốn thấp) thì sẽ gây ra hiện tượng tồn đọng vốn Lượngvốn tồn đọng này không sinh lời và lãi suất phải trả cho nó sẽ làm giảm lợinhuận của công ty tài chính

b Chính sách tín dụng áp dụng trong cho vay khách hàng cá nhân

Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố giới hạn mức cho vay đối vớimột khách hàng, kỳ hạn của khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí,phương thức cho vay, hướng giải quyết phần khách hàng vay vượt giới hạn,

xử lý các khoản vay có vấn đề tất cả các yếu tố đó có tác dụng trực tiếp vàmạnh mẽ đến việc mở rộng cho vay của công ty tài chính Nếu như tất cảnhững yếu tố thuộc chính sách tín dụng đúng đắn, hợp lý, linh hoạt, đáp ứngđược các nhu cầu đa dạng của khách hàng về vốn thì công ty tài chính đó sẽthành công trong việc tăng cường hoạt động cho vay, nhưng vẫn đảm bảođược chất lượng tín dụng Ngược lại, những yếu tố này bất hợp lý, cứng nhắc,không theo sát tình hình thực tế sẽ dẫn đến khó khăn trong việc tăng cườnghoạt động cho vay của mình

Trang 36

Công ty tài chính càng đa dạng hoá các mức lãi suất phù hợp với từngloại khách hàng, từng kỳ hạn cho vay và chính sách khách hàng hấp dẫn thìcàng thu hút được khách hàng, thực tốt mục tiêu mở rộng hoạt động cho vay.Nhưng nếu lãi suất không phù hợp quá cao hay quá thấp, không có lãi suất ưuđãi thì sẽ không thu hút được nhiều khách hàng và như vậy sẽ hạn chế hoạtđộng cho vay của công ty tài chính.

c Khả năng tiếp cận thị trường cho vay khách hàng cá nhân

Trong hoạt động cho vay, công ty tài chính cho vay chủ yếu dựa trên sựtin tưởng đối với khách hàng Mức độ chính xác của sự tin tưởng này lại phụthuộc vào chất lượng thông tin mà công ty tài chính có được

Để ngày càng cường hoạt động cho vay đạt hiệu quả, chất lượng cao,công ty tài chính thương mại phải nắm bắt những thông tin cả bên trong vàbên ngoài của công ty tài chính (những thông tin bên ngoài gồm có: kháchhàng, những biến đổi của môi trường kinh tế, dân số, văn hoá, xã hội, chínhtrị, luật pháp, tự nhiên công nghệ,đối thủ cạnh trạnh nhu cầu khách hàng, ).Luồng thông tin bên trong cung cấp cho biết rõ những điểm mạnh, yếu củacác nguồn lực khác nhau trong công ty tài chính mình Yêu cầu thông tin : đầy

đủ, chính xác, kịp thời

Nếu một công ty tài chính nắm bắt kip thời những thông tin về kinh tế,

xã hội, thị trường thì công ty tài chính đó sẽ đưa ra những phương hướng hoạtđồng kinh doanh nói chung và hoạt động cho vay nói riêng phù hợp Nhữngthông tin về khách hàng chính xác thì hoạt động cho vay của công ty tài chínhđối với từng khách hàng sẽ hợp lí hơn và chủ động hơn Điều đó sẽ giúp chocông ty tài chính không bỏ lỡ nhiều cơ hội cho vay tốt, đồng thời hạn chếđược những rủi ro cho những khoản cho vay của mình

Ngược lại nếu thông không kịp thời, chính xác thì công ty tài chính sẽcho vay không hợp lí Cho vay qúa thấp sẽ hạn chế khả năng sản xuất của

Trang 37

doanh nghiệp do lượng vốn đi vay chưa đủ để doanh nghiệp đầu tư toàn diện.Nhưng nếu cho vay quá cao so với nhu cầu và khả năng thanh toán của kháchhàng do thông tin về khách hàng này là tốt trong khi thực tế thì không phải nhưvậy, cho nên khi khách hàng làm ăn thua lỗ sẽ không có khả năng trả hết nợ.

Thực tế ở Việt Nam, tiếp cận thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ làkhó khăn Và khả năng cho vay còn nhiều hạn chế

d Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố giới hạn mức cho vay đối vớimột khách hàng, kỳ hạn của khoản vay, lãi suất cho vay và mức lệ phí,phương thức cho vay, hướng giải quyết phần khách hàng vay vượt giới hạn,

xử lý các khoản vay có vấn đề tất cả các yếu tố đó có tác dụng trực tiếp vàmạnh mẽ đến việc mở rộng cho vay của Ngân hàng Nếu như tất cả những yếu

tố thuộc chính sách tín dụng đúng đắn, hợp lý, linh hoạt, đáp ứng được cácnhu cầu đa dạng của khách hàng về vốn thì Ngân hàng đó sẽ thành công trongviệc tăng cường hoạt động cho vay, nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng tíndụng Ngược lại, những yếu tố này bất hợp lý, cứng nhắc, không theo sát tìnhhình thực tế sẽ dẫn đến khó khăn trong việc tăng cường hoạt động cho vaycủa mình

Ngân hàng càng đa dạng hoá các mức lãi suất phù hợp với từng loạikhách hàng, từng kỳ hạn cho vay và chính sách khách hàng hấp dẫn thì càngthu hút được khách hàng, thực tốt mục tiêu mở rộng hoạt động cho vay.Nhưng nếu lãi suất không phù hợp quá cao hay quá thấp, không có lãi suất ưuđãi thì sẽ không thu hút được nhiều khách hàng và như vậy sẽ hạn chế hoạtđộng cho vay của Ngân hàng

e Năng lực quản trị hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Yếu tố này có vai trò khá quan trọng Thực tế chứng minh, nhiều tổchức tín dụng tuy có được những nguồn lực khan hiếm và giá trị mà đối thủ

Trang 38

cạnh tranh không có như trụ sở khang trang đặt ở vùng tập trung nhiều kháchhàng, vốn tự có lớn, thu nhận được nhiều cán bộ giỏi Song do cán bộ điềuhành lãnh đạo không sắc sảo, nhạy bén, không nắm bắt, điều chỉnh hoạt động

tổ chức tín dụng không theo kịp các tín hiệu thông tin, không sử dụng nhânviên đúng sở trường, dẫn đến lãng phí các nguồn lực Ngân hàng mình có,giảm hiệu quả chi phí, tất nhiên hạ thấp đi hoạt động cho vay của tổ chức tíndụng

Năng lực lãnh đạo của những người điều hành ảnh hưởng rất lớn đếnhoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng Nó thể ở các mặt sau:

- Khả năng chuyên môn: có được khả năng này, người lãnh đạo sẽ dễdàng hơn trong công tác quản lý và điều hành, vì kiến thức và kinh nghiện củanhà lãnh đạo luôn tạo được uy tín tuyệt đối không chỉ với cấp dưới mà nhiềukhi đối với cả đối thủ cạnh tranh

- Khả năng phân tích và phán đoán: dự đoán chính xác những thay đổitrong môi trường kinh doanh tương lai từ đó hoạch định chính xác các chiếnlược, xác định các chính sách, kế hoạch kinh doanh phù hợp

- Khả năng, nghệ thuật đối nhân xử thế: là khả năng giao tiếp cũng nhưkhả năng tổ chức nhân sự trong mối quan hệ không chỉ đối với nhân viên,đồng nghiệp, cấp trên, khách hàng Nó còn gồm những khĩ năng khác về lãnhđạo, tổ chức phỏng đoán, quyết toán công việc

f Thương hiệu

Thương hiệu đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong kinh doanh củacác tổ chức tín dụng nói chung và công ty tài chính nói riêng – nó là tài sản vôhình quyết định sự phát triển của tổ chức tín dụng Trên thực tế thị trườnghiện nay thì cạnh tranh về mặt thương hiệu được cho là quan trọng hơn cảcnahj tranh về mặt giá cả, chất lượng sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là trong lĩnhvực tài chính

Trang 39

Thương hiệu không chỉ là một công cụ cạnh tranh mà nó còn có vai trònhư một tài sản vô hình mang lại lợi nhuận Khi tổ chức tín dụng bỏ vốn rađầu tư một cách có hiệu quản vào thương hiệu thì ắt sẽ sinh ra lợi nhuận, lợi ởđây là lòng tin của khách hàng vào tổ chức tín dụng và lợi nhuận và tổ chứctín dụng đạt được.

Hơn nữa, thương hiệu không chỉ đơn thuần là cái tên của tổ chức tíndụng mà nó bao hàm tất cả những gì tổ chức tín dụng muốn mang đến chokhách hàng cùng với các sản phẩm, dịch vụ của mình Tổ chức tín dụng muốnhoạt động ổn định và phát triển thì cần phải có một thương hiệu tốt Khi cómột thương hiệu tốt thì tổ chức tín dụng sẽ yên tâm phát triển sản phẩm, tạodựng hình ảnh của tổ chức tín dụng thông qua thương hiệu, khẳng định đượcthương hiệu của mình trên thị trường Nó đồng nghĩa với việc kinh doanh của

tổ chức tín dụng ngày một phát triển và tạo được niềm tin với khách hàng

Trang 40

CHƯƠNG 2PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÔNG TY TNHH MTV NGÂN HÀNG VIỆT NAM

THỊNH VƯỢNG (VPB FC)

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MTV NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG

2.1.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển

- Tên đầy đủ: Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng

- Tên giao dịch: FE Credit

- Trụ sở chính: Tầng 2, Tòa nhà REE Tower, số 9 Đoàn Văn Bơ, P.12, Quận 4, TP.Hồ Chính Minh

- Biểu tượng (Logo):

Phát triển từ Khối Cho vay khách hàng cá nhân trực thuộc Tổ chức tíndụng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), sau gần 5 năm hoạt động,VPB FC đã hoàn tất việc chuyển đổi hoạt động Cho vay khách hàng cá nhânsang một pháp nhân độc lập mới – Công ty Tài Chính TNHH MTV Ngânhàng Việt Nam Thịnh Vượng, viết tắt là VPB FC (Thương hiệu FE Credit)

Ngày đăng: 28/05/2019, 15:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[9] Quốc hội, 2010, Luật số 47/2010/QH12, Luật các tổ chức tín dụng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật số 47/2010/QH12
[10] Peter S. Rose, 2001, Quản trị ngân hàng thương mại, Bản dịch, Hà Nội: NXB Tài Chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị ngân hàng thương mại
Nhà XB: NXB Tài Chính
[11] Lê Minh Sơn(2009), Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Luận văn Thạc sỹ kinh tế,Trường Đại học kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
Tác giả: Lê Minh Sơn
Năm: 2009
[12]Nguyễn Thị Xuân Thảo (2007), Giải pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh, Luận văn Luận văn Thạc Sỹ Kinh Tế, Trường Đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp mở rộng tín dụng tiêu dùng tạiNgân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Thị Xuân Thảo
Năm: 2007
[13] Nguyễn Thị Kiều Trinh (2012), Mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn quận LiênChiểu”, luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh năm 2012, Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mở rộng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn quận Liên "Chiểu”
Tác giả: Nguyễn Thị Kiều Trinh
Năm: 2012
[14] Trịnh Quốc Trung, 2011, Marketing ngân hàng, TP. HCM: NXB Lao động xã hội.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing ngân hàng
Nhà XB: NXB Lao động xã hội.Tiếng Anh
[15] Frederic S. Mishkin, 1998, The Economics of Money, Banking and Financial Markets, 5th ed, Boston: Addison Wesley Longman Ltd Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Economics of Money, Banking and Financial Markets

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w