1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đăk lăk

132 122 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 1,73 MB

Nội dung

Với chức năng trung gian tài chính, các ngân hàng giữ vai trò hết sứcquan trọng trong việc hỗ trợ vốn giúp các doanh nghiệp duy trì, ổn định vàphát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, t

Trang 1

TRẦN VĂN HÙNG

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT

NAM CHI NHÁNH ĐAKLAK

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

ĐÀ NẴNG – NĂM 2016

Trang 2

TRẦN VĂN HÙNG

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT

NAM CHI NHÁNH ĐAKLAK

Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân Hàng

Mã số: 60.34.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Tùng

ĐÀ NẴNG – NĂM 2016

Trang 3

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

TRẦN VĂN HÙNG

Trang 4

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

3 Câu hỏi nghiên cứu 2

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu của luận văn 3

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

7 Kết cấu luận văn 3

8 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7

1.1 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI, NHỮNG HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm về ngân hàng thương mại 7

1.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại 9

1.1.3 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 11

1.2 TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 15

1.2.1 Khái niệm về tín dụng và tín dụng ngân hàng 15

1.2.2 Phân loại tín dụng 16

1.2.3 Khái niệm Doanh nghiệp 18

1.2.4 Đặc điểm của cho vay doanh nghiệp 18

1.2.5 Các phương thức cho vay doanh nghiệp chủ yếu của Ngân hàng thương mại 19

1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại 21

Trang 5

1.3.1 Phân tích bối cảnh tình hình cho vay Doanh nghiệp của Ngânhàng 32

1.3.2 Phân tích về các hoạt động Ngân hàng đã thực hiện nhằm đạt cácmục tiêu của hoạt động cho vay Doanh nghiệp 32

1.3.3 Phân tích kết quả tình hình cho vay Doanh nghiệp tại BIDV ĐakLak

thông qua các chỉ tiêu 33

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 36

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐĂK LĂK 37

2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀPHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐĂK LĂK 37

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư vàPhát triển Việt Nam – Chi nhánh DakLak 37

2.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Pháttriển Việt Nam – Chi nhánh DakLak 41

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và

Phát triển Việt Nam – Chi nhánh DakLak 43

2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂNHÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM– CHI NHÁNHĐĂK LĂK 48

2.2.1 Bối cảnh của tình hình cho vay Doanh nghiệp của BIDV ĐắkLak trong thời gian qua 48

2.2.2 Mô hình tổ chức quản lý hoạt động cho vay Doanh nghiệp 50

Trang 6

2.2.4 Phân tích kết quả hoạt động cho vay Doanh nghiệp tại BIDV ĐakLak

thông qua các chỉ tiêu 58

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐĂK LĂK 70

2.3.1 Những kết quả đạt được 70

2.3.2 Những hạn chế 72

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 73

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 83

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐĂK LĂK 84

3.1 ĐỊNH HƯỚNG CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐĂK LĂK84 3.1.1 Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Đak lak đến năm 2015 tầm nhìn 2020 84

3.1.2 Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đăk Lăk 85

3.1.3 Định hướng phát triển cho vay doanh nghiệp 86

3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI NHÁNH ĐĂK LĂK 87

3.2.1 Nhóm giải pháp thị trường 87

3.2.2 Nhóm giải pháp liên quan đến chính sách tín dụng 90

3.2.3 Nhóm giải pháp liên quan đến qui trình cho vay 94

Trang 7

giám sát tín dụng 102

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 103

3.3.1 Kiến nghị đối với chính phủ 103

3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước 107

3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam 109

3.3.4 Kiến nghị đối với doanh nghiệp 113

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 116

KẾT LUẬN 117 TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO)

Trang 8

BIDV Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt NamBIDV Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt NamĐăkLăk Chi nhánh ĐăkLăk

NHTM Ngân hàng thương mại

Trang 9

Số hiệu Tên sơ đồ Trang

sơ đồ

2.1 Mô hình tổ chức của BIDV DakLak 41

Trang 10

Số hiệu Tên biểu đồ Trang biểu đồ

2.1 Tình hình huy động vốn của BIDV ĐakLak 44

Trang 11

2.11 Dư nơ cho vay doanh nghiệp theo hình thức bảo đảm 642.12 Dư nơ cho vay doanh nghiệp theo loại tiền tệ cho vay 652.13 Tăng trưởng thu nhập từ cho vay doanh nghiệp 652.14 Nợ quá hạn cho vay doanh nghiệp 662.15 Nợ xấu cho vay doanh nghiệp 682.16 Tỷ lệ trích lập dự phòng cho vay doanh nghiệp 692.17 Khảo sát chất lượng dịch vụ 69

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Năm năm sau cuộc khủng hoảng kinh tế, là một thành viên mới củaWTO, Việt Nam chịu tác động một cách rõ nét Trong bối cảnh kinh tế thếgiới đang trong quá trình phục hồi và vẫn còn nhiều biến động, cạnh tranhngày càng khốc liệt trên thị trường quốc tế Để đạt được điều đó, các doanhnghiệp (DN) sản xuất kinh doanh Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển khoa họccông nghệ, trình độ sản xuất, năng lực quản lý, …để tạo ra và nâng cao lợi thếcạnh tranh của mình Và yêu cầu quan trọng hàng đầu đặt ta là việc cung cấpvốn Với chức năng trung gian tài chính, các ngân hàng giữ vai trò hết sứcquan trọng trong việc hỗ trợ vốn giúp các doanh nghiệp duy trì, ổn định vàphát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, tận dụng lợi thế, nâng cao khả năngcạnh tranh của mình

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hoạt động tín dụng là hoạtđộng chủ yếu nhất và cũng gặp nhiều rủi ro nhất, đòi hỏi ngân hàng phảithường xuyên quản lý chặt chẽ hoạt động này Việc cho vay và quản lý cáckhoản vay như thế nào cho hiệu quả, vừa đảm bảo được lợi ích của ngânhàng, vừa mang lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làvấn đề cần phải hết sức quan tâm

Cùng với sự phát triển không ngừng của hệ thống các ngân hàng ViệtNam, Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Đầu tư và Phát triển Việt Nam(BIDV) trong những năm qua đang từng bước hoàn thiện hoạt động kinhdoanh của mình và đặc biệt luôn chú trọng tới hoạt động tín dụng doanh

nghiệp để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế Vì vậy, “Phân tích tình

hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư

và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh ĐakLak” là hết sức cần thiết và quan

trọng

Trang 13

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Đề tài nghiên cứu giải quyết 03 vấn đề cơ bản:

(1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tình hình cho vay doanh nghiệp tạingân hàng thương mại (NHTM)

(2) Phân tích thực trạng tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàngTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh ĐakLak (BIDV ĐakLak)

(3) Đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình cho vay doanhnghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánhĐakLak

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Nội dung hoạt động cho vay Doanh nghiệp của NHTM là gì? Nộidung phân tích tình hình cho vay Doanh nghiệp là gì? Tiêu chí nào được sửdụng để đánh giá kết quả cho vay Doanh nghiệp của NHTM? Các nhân tố nàoảnh hưởng đến hoạt động cho vay Doanh nghiệp của NHTM

- Kết quả, diễn biến và những khía cạnh chủ yếu khác trong hoạt độngcho vay Doanh nghiệp tại BIDV ĐakLak như thê nào? Những ưu điểm, hạnchế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động cho vay Doanhnghiệp tại ngân hàng này là gì?

- Cần phải có những giải pháp gì để hoàn thiện hoạt động cho vay Doanh nghiệp tại BIDV - ĐakLak?

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận tình hình

cho vay doanh nghiệp và thực tiễn liên quan đến tình hình cho vay doanhnghiệp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánhĐakLak

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Nội dung: Tập trung nghiên cứu tình hình cho vay Doanh nghiệp tại

Trang 14

BIDV – ĐakLak Để từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động này tại Ngân hàng

+ Thời gian: Ba năm 2012, 2013 và 2014

5 Phương pháp nghiên cứu của luận văn

- Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp luận nghiên

cứu thống kê, so sánh, phân tích, thực hiện theo các bước sau:

+ Thu thập số liệu

+ Nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, so sánh số liệu

+ Đánh giá số liệu

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Về mặt lý luận: Luận văn hệ thống hóa nội dung cơ bản về hoạt độngcủa ngân hàng và cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng gắn với việc triển khaihiệu quả các quy định của Nhà nước trong hoạt động cho vay doanh nghiệptại NHTM

- Về thực tiễn: Luận văn khái quát được thực trạng tình hình cho vaydoanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chinhánh ĐăkLăk Từ đó xây dựng một số giải pháp và kiến nghị đối với các cơquan hữu quan nhằm xử lý những khó khăn, vướng mắc giúp cho Ngân hàngTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh ĐăkLăk có điều kiện đểphát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu gồm 03

chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về tình hình cho vay doanh nghiệp của Ngân

hàng Thương mại

Chương 2: Thực trạng tình hình cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng

TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh ĐakLak.

Trang 15

Chương 3: Giải pháp hoàn thiện tình hình cho vay doanh nghiệp tại

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh ĐakLak.

8 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, để có thêm thông tin cần thiết phục vụ choviệc nghiên cứu luận văn, tôi đã tiến hành thu thập thông tin, tìm hiểu cácluận văn thạc sĩ có nội dung tương tự đã được công nhận để tiến hành nghiêncứu nhằm tìm ra nền tảng cho quá trình hoàn thành luận văn:

Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Thu Trang ( 2011) với đề tài "Nâng

cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển – Chi nhánh Đông Đăk Lăk" Nghiên cứu này của luận văn đã hệ thống những

vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn trong tín dụng doanh nghiệp, chất lượng

tín dụng doanh nghiệp tại các NHTM Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra ýnghĩa của việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với sự tồn tại và phát triểncủa các NHTM Phân tích thực trạng chất lượng tín dụng doanh nghiệp tạingân hàng TMCP Đầu tư và phát triển – Chi nhánh Đông Đăk Lăk trong giaiđoạn 2011-2013 Từ đó, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của chi nhánh

và đồng thời đề xuất một số giải pháp thực tế nhằm nâng cao chất lượng tíndụng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển – Chi nhánh Đông Đăk Lăk

Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Tường Vy (năm 2012)với đề tài: “Hạn

chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại NHTM CP Đông Nam Á – Chi nhánh Đà Nẵng” Luận văn làm sáng tỏ những lý luận chung về rủi ro tín

dụng, những hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp của cácNHTM, tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến công tác hạn chế rủi ro tín dụngtrong cho vay doanh nghiệp Luận văn cũng đánh giá chung thực trạng vềcông tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại NHTM CPĐông Nam Á – Chi nhánh Đà Nẵng Từ đó xây dựng những giải pháp cụ thểnhằm hạn chế rủi ro tín dụng như nâng cao chất lượng thẩm định trong hoạt

Trang 16

động cho vay; hoàn thiện khâu kiểm tra, giám sát khoản vay; quản lý tốt cácdanh mục tài sản đảm bảo; xây dựng phát triển nguồn nhân lực; và nâng caochất lượng công nghệ quản lý….

Luận văn thạc sĩ Lê Văn Tài (năm 2012) với đề tài:”Giải pháp mở rộng

cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Dak Lak” Luận văn đã trình bày một cách khái quát các nội dung về

tín dụng ngân hàng, mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ(DNVVN) củaNHTM Việc mở rộng cho vay của NHTM đáp ứng nhu cầu ngày càng tăngcủa DNVVN đồng nghĩa với việc gia tăng về qui mô cho vay đối với cácDNVVN trên cơ sở kiểm soát được rủi ro và nâng cao hiệu quả tín dụng Việc

mở rộng quy mô cho vay DNVVN thể hiện qua các chỉ tiêu như tăng trưởng

về dư nợ cho vay, số lượng DNVVN vay vốn, dư nợ bình quân kháchhàng…Luận văn đã nêu rõ thực trạng mở rộng cho vay đối với DNVVN tạiNHTMCP Quân đội – CN Dak Lak, tác giả cũng đánh giá được những kếtquả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại và một số nguyên nhân.Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tế tại NH, tác giả đã đưa ra một số giảipháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay đối với DNVVN Tuy nhiên về cácgiải pháp mở rộng cho vay DNVVN được đưa ra trong luận văn, tác giả chỉđưa ra các biện pháp chưa có cụ thể hóa để đi sâu vào việc hoàn thiện nộidung phân tích, ngoài ra tác giả cần bổ sung thêm một số chỉ tiêu để đánh giátình hình tài chính, các chỉ tiêu đánh giá về việc mở rộng cho vay củaDNVVN, để từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể hơn

Luận văn của tác giả Trần Văn Thành (2010) trong đề tài: “Phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại NHTM CP Ngoại thương Việt Nam

– Chi nhánh Gia Lai” Tác giả đã xây dựng được một cơ sở lý luận ngắn gọn

nhưng rất logic từ việc thể hiện nội dung cơ bản của hoạt động cho vay củacác NHTM đến việc cụ thể hóa về hoạt động cho vay doanh nghiệp của cácNHTM Với đề tài nghiên cứu về mở rộng cho vay doanh nghiệp thì việc xác

Trang 17

định được nội dung và các tiêu chí đánh giá mở rộng cho vay doanh nghiệp làrất quan trọng, đây là nội dung cốt lõi của cơ sở lý luận nhằm phục vụ choviệc phân tích đánh giá thực trạng cho vay doanh nghiệp của NHTM Trên cơ

sở sở đó, tác giả đã đề xuất các biện pháp có tính khả thi để phát triển hoạtđộng cho vay doanh nghiệp phù hợp với hoạt động kinh doanh của NHTM CPNgoại thương Việt Nam – Chi nhánh Dak Lak Tác giả đã xây dựng đượcmột cơ sở lý luận có tính logic, luận văn đi sâu vào trọng tâm của nội dungnghiên cứu, do vậy đã chỉ ra những tồn tại đã ảnh hưởng đến quá trình mởrộng cho vay cũng như những đề xuất giải pháp có tính khả thi để mở rộnghoạt động cho vay doanh nghiệp của các NHTM đạt hiệu quả

Luận văn Thạc sỹ của tác giả Nguyễn Hữu Thịnh trong đề tài “Mở rộng

cho vay đối với khách hàng Doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Đà Nẵng”, Đại học Đà Nẵng Trong phần cơ sở lý

luận tác giả đã trình bày khá chi tiết về vai trò, chức năng của Ngân hàngthương mại cũng như phân chia khá rõ về các hoạt động tín dụng của Ngânhàng thương mại Trên cơ sở lý luận về các hoạt động tín dụng ngân hàng, tácgiả đã xây dựng các phương thức và chỉ tiêu đánh giá kết quả mở rộng hoạtđộng tín dụng và là cơ sở để phân tích thực trạng mở rộng tín dụng tại ngânhàng Với các chỉ tiêu đánh giá quá trình mở rộng tín dụng, tác giả đã tiếnhành phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng và đã làm sáng tỏnhững tồn tại ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng của ngân hàng Qua việcphân tích thực trạng, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng hoạt độngtín dụng tại ngân hàng, các giải pháp được đề xuất có tính thực tiễn và có khảnăng áp dụng vào thực tế để mở rộng hoạt động tín dụng của ngân hàng

Qua việc tham khảo các luận văn trên, tôi đã học tập những mặt tíchcực, và khắc phục những mặt hạn chế mà các luận văn còn tồn tại giúp íchcho tôi rất nhiều trong việc thực hiện luận văn của mình

Trang 18

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI, NHỮNG HOẠT ĐỘNG CƠ

BẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm về ngân hàng thương mại

Tùy thuộc vào quan điểm và giác độ nghiên cứu khác nhau, có thể đưa

ra các khái niệm khác nhau về NHTM Mặt khác, các ngân hàng có thể đượcđịnh nghĩa qua chức năng, các dịch vụ hoặc vai trò mà chúng thực hiện trongnền kinh tế Ở đây, chúng ta xem xét NHTM trên phương diện những loạihình dịch vụ mà chúng cung cấp

Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được Quốc hội nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày16/06/2010 định nghĩa:

“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng (TCTD) có thể thực hiện tất

cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã” “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”

Như vậy, có thể hiểu NHTM là một trong những định chế tài chính vớinghiệp vụ cơ bản là kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và dịch vụ ngân hàng vớinội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tíndụng và cung ứng dịch vụ thanh toán Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiềudịch vụ khác nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu về sử dụng sản phẩm của xã hội

Thị trường tài chính càng phát triển thì khái niệm NHTM càng được

Trang 19

mở rộng, các nghiệp vụ và cấu trúc tổ chức của NHTM càng phong phú, đadạng Tuy nhiên, các NHTM đều có những đặc điểm chung như sau:

Một là, NHTM giống như các tổ chức kinh doanh khác là hoạt động vì

mục đích thu lợi nhuận nhưng là tổ chức đặc biệt vì đối tượng kinh doanhcủa NHTM là tiền tệ

Hai là, nguồn vốn kinh doanh của NHTM chủ yếu là vốn nợ dưới hình

thức tiền gửi và tiền vay với đặc điểm là có tính lỏng cao và thường xuyênbiến động Tài sản của NHTM thường nằm dưới dạng các khoản cho vay nênrủi ro rất cao, đòi hỏi các NHTM thường xuyên phải trích lập dự phòng rủi ro

Ba là, sản phẩm của NHTM dưới hình thức dịch vụ, mang hình thái

phi vật chất, quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được tiến hành đồng thời

với sự tham gia của ba yếu tố:

- Khách hàng là những người đóng vai trò hai mặt đối với ngân hàngkhi tham gia vào quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bởi họ là người cungcấp đầu vào cho ngân hàng và cũng chính là người sử dụng sản phẩm đầu racủa ngân hàng

- Nhân viên giao dịch trực tiếp với khách hàng

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng

Sản phẩm ngân hàng là những dịch vụ tài chính với những đặc điểmnhư vô hình, không tách rời, không ổn định và không dự trữ được, mang tínhcông cộng, xã hội cao Bất cứ sự sơ xuất nhỏ nào trong cung ứng sản phẩmđều có khả năng gây mất uy tín của ngân hàng

Bốn là, hoạt động kinh doanh của NHTM là hình thức kinh doanh có

rủi ro cao hơn nhiều so với các hình thức kinh doanh khác và có ảnh hưởngtrực tiếp, sâu sắc tới các ngành kinh tế khác cũng như toàn bộ nền kinh tế

Năm là, tính hệ thống trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thường cao

Trang 20

hơn so với các lĩnh vực khác, thể hiện ở chỗ mặc dù cạnh tranh gay gắt với nhau

về mọi mặt nhưng các NHTM luôn có sự thống nhất về một số nghiệp vụ, hỗ trợnhau về thanh khoản, vốn kinh doanh, chia sẻ rủi ro để đảm bảo an toàn cho hoạtđộng của từng NHTM nói riêng và toàn hệ thống ngân hàng nói chung

1.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương

mại * Chức năng làm thủ quỹ cho xã hội

Thực hiện chức năng này, NHTM nhận tiền gửi của các đối tượngkhách hàng có nhu cầu muốn đảm bảo an toàn cho tài sản và tích lũy giá trị là

cá nhân, các doanh nghiệp và tổ chức trong xã hội, giữ tiền và đáp ứng nhucầu rút tiền và chi tiền của khách hàng NHTM có thể sử dụng khoản tiền gửicủa khách hàng để cho vay, và như vậy, ngân hàng sẽ trả cho khách hàng mộtkhoản lãi tiền gửi thay vì việc khách hàng phải trả cho ngân hàng một khoảnphí giữ tiền hộ

* Chức năng trung gian thanh toán

Thay mặt khách hàng, NHTM thực hiện thanh toán giá trị hàng hóa vàdịch vụ Để việc thanh toán được nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm chi phí,ngân hàng đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như séc, ủynhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ, mạng lưới thanh toán điện tử, kết nối các quỹ

và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần NHTM thực hiện chức năng trunggian thanh toán trên cơ sở nó thực hiện chức năng làm thủ quỹ cho xã hội.Nhiều hình thức thanh toán hiện đại đã góp phần làm giảm lượng tiền mặtlưu hành, giảm chi phí in ấn, bảo quản và lưu thông tiền mặt, tiết kiệm chiphí và đảm bảo an toàn về giao dịch thanh toán Chính vì thế, NHTM có đónggóp lớn trong việc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển tiền - hàng, thúc đẩy sự pháttriển của quan hệ thương mại, tài chính quốc tế

Với chức năng trung gian thanh toán, NHTM thực hiện các nhiệm vụ

cụ thể bao gồm:

Trang 21

- Mở tài khoản tiền gửi giao dịch cho khách hàng.

- Quản lý và cung cấp các phương tiện thanh toán cho khách hàng

- Tổ chức và kiểm soát quy trình thanh toán giữa các khách hàng

* Chức năng trung gian tín dụng

Đây là chức năng đặc trưng và cơ bản nhất của NHTM, có ý nghĩa đặcbiệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển NHTM làm trunggian tín dụng khi nó là “cầu nối” giữa người có vốn dư thừa và người có nhucầu về vốn Với chức năng này, NHTM vừa đóng vai trò là người đi vay, vừađóng vai trò là người cho vay

Trong nền kinh tế, do các đơn vị kinh tế có nhu cầu về vốn vào các thờiđiểm khác nhau là khác nhau, gây ra hiện tượng thừa, thiếu tạm thời NHTM

là một tổ chức chuyên kinh doanh về tiền tệ, tín dụng, có khả năng nhận biếtđược tình hình cung cầu về tín dụng, có thể giải quyết được mối quan hệ giữacung và cầu tín dụng cả về khối lượng vốn cho vay và thời gian cho vay

Với chức năng trung gian tín dụng, NHTM thực hiện các nhiệm vụ cụthể, đó là:

- Huy động các nguồn vốn từ các chủ thể tiết kiệm, có vốn nhàn rỗitrong nền kinh tế: nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của khách hàng,nhận tiền gửi tiết kiệm của tổ chức và cá nhân, phát hành kỳ phiếu ngânhàng…

- Cấp tín dụng đáp ứng nhu cầu về vốn cho các chủ thể trong nền kinh tế: cho vay đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân, bảo lãnh, bao thanh toán…

Thông qua chức năng trung gian tín dụng, NHTM đã góp phần tạo lợi ích cho tất cả các chủ thể kinh tế tham gia và lợi ích chung của nền kinh tế:

- Đối với người gửi tiền: thông qua cơ chế huy động vốn, NHTM đãtập hợp các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi và tạo ra thu nhập cho những ngườigửi tiền dưới hình thức lãi tiền gửi Ngân hàng cũng đảm bảo an toàn cho các

Trang 22

khoản tiền gửi và cung cấp cho khách hàng các dịch vụ thanh toán tiện lợi.

- Người đi vay: thỏa mãn được nhu cầu vốn để kinh doanh, chi tiêu,thanh toán mà không phải tiêu tốn nhiều chi phí về sức lực, thời gian cho việctìm kiếm nơi cung ứng vốn tiện lợi chắc chắn và hợp pháp

- Đối với bản thân NHTM: ngân hàng thu được lợi nhuận từ chênh lệchgiữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi hoặc hoa hồng môi giới Đây là yếu

tố quyết định sự tồn tại và phát triển của NHTM

- Đối với nền kinh tế: chức năng này có vai trò quan trọng trong việcthúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì nó đáp ứng nhu cầu về vốn để đảm bảo quátrình tái sản xuất diễn ra liên tục

Ngày nay, thông qua chức năng trung gian tín dụng, NHTM đã và đangthực hiện chức năng xã hội của mình, làm cho sản phẩm xã hội được tăng lên,vốn đầu tư được mở rộng, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế,cải thiện đời sống nhân dân

Các chức năng của NHTM có mối quan hệ mật thiết với nhau bổ sung,

hỗ trợ cho nhau, trong đó chức năng làm thủ quỹ cho xã hội là cơ sở đểNHTM thực hiện chức năng trung gian thanh toán, đồng thời tạo ra nguồn vốnchủ yếu giúp NHTM thực hiện chức năng trung gian tín dụng của mình

1.1.3 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại

NHTM là một tổ chức tài chính quan trong nhất trong nền kinh tế, từchỗ chỉ giữ hộ, chiết khấu thương phiếu, cho vay ngắn hạn là chủ yếu đã mởrộng sang cho vay trung hạn, dài hạn, cho vay tiêu dùng, kinh doanh chứngkhoán, kinh doanh bất động sản…Từ các NHTM đơn năng, qui mô nhỏ lẻ đãhình thành nên các tập đoàn tài chính khổng lồ đa quốc gia và cung cấp cùnglúc nhiều dịch vụ khác nhau, đáp ứng tối đa nhu cầu tài chính của các tổ chức

và cá nhân Trải qua quá trình phát triển ngày nay NHTM có thể thực hiệncùng lúc rất nhiều nghiệp vụ khác nhau

Trang 23

Mua bán ngoại tệ: Mua bán ngoại tệ là việc NHTM mua hoặc bán một

loại tiền này để lấy một loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ Đây là một trongnhững dịch vụ ngân hàng đầu tiên xuất phát từ thời kỳ ngân hàng của nhữngnhà đổi tiền Ngày nay khi thị trường ngoại hối quốc tế hình thành, việc muabán ngoại tệ không còn đơn thuần là việc đưa một loại tiền này lấy ngay mộtloại tiền khác mà khách hàng thông qua ngân hàng có thể mua bán trongtương lai tức là giao tiền ngay nhưng giá trị số tiền nhận lại được định giátrong tương lai theo giá thị trường tại thời điểm do khách hàng yêu cầu gọi làmua bán kỳ hạn và cùng lúc mua bán nhiều loại ngoại tệ khác nhau tại nhiềunơi khác nhau

Hoạt động cho vay: Cho vay là một trong nhiều hình thức cấp tín dụng

cho khách hàng như cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, cho thuê tài chính, tài trợthương mại Có nhiều hình thức cho vay tuỳ theo theo tiêu thức phân loại.Nếu căn cứ vào mục đích vay thì có cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng,cho vay đầu tư dự án Căn cứ vào thời hạn vay có vay ngắn hạn, vay trunghạn, vay dài hạn hoặc căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khác hàng thì có vay

có bảo đảm và cho vay không có bảo đảm…ngoài ra còn cho vay trả góp, chovay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, cho vay thấuchi…

Nhận tiền gửi: NHTM nhận tiền gửi để bảo quản hộ người có tiền với

cam kết trả nợ đúng hạn hoặc bất kỳ khi nào người gửi tiền yêu cầu NHTM sửdụng một phần tiền gửi này để cho vay hưởng chênh lệch phí NHTM đã trả lãicho người gửi tiền như là phần thưởng cho khách hàng về việc sẵn sàng hy sinhnhu cầu tiêu dùng trước mắt và cho phép NHTM sử dụng tạm thời để kinhdoanh, tức là dùng một phần tiền này để cho các tổ chức và cá nhân cần tiền vaylại với lãi suất cao hơn và hưởng chênh lệch Để thu hút khách hàng, các NHTMthường cạnh tranh nhau thông qua tăng lãi suất tiền gửi và giảm

Trang 24

dần lãi suất cho vay.

Bảo lãnh: Bảo lãnh ngân hàng là cam kết của NHTM dưới hình thức

phát hành thư bảo lãnh về việc ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thaycho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như cam kếtvới một bên thứ ba Có nhiều loại bảo lãnh như bảo lãnh tham gia dự thầu,bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước…

Bảo quản vật có giá: Ngay từ giai đoạn đầu hình thành ngân hàng, các

NHTM đã thực hiện bảo quản vàng và các vật có giá khách cho khách hàng.Các giấy chứng nhận do ngân hàng phát ra cho khách hàng có thể được lưuhành như tiền Đây là hình thức đầu tiên có tính chất giống như séc và thẻ tíndụng ngày nay

Tài trợ các hoạt động của Chính phủ: Một trong những điều kiện do

Chính phủ quy định khi cấp phép cho một NHTM hoạt động là phải tài trợcho các hoạt động của Chính phủ Các NHTM mua trái phiếu của Chính phủtheo một tỷ lệ nhất định trên tổng lượng tiền gửi mà NHTM huy động được

Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán: Trong quá

trình phát triển, trước đòi hỏi của nền kinh tế đã ra đời những hoạt động vàdịch vụ ngân hàng mới, đó là tài khoản tiền gửi giao dịch Đây là loại tàikhoản cho phép người gửi viết séc để thanh toán tiền cho việc mua hàng hóadịch vụ Dịch vụ này ra đời cải thiện đáng kể hiệu quả của quá trình thanhtoán, đặc biệt là hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt Nhờ dịch vụ này,các giao dịch kinh doanh trở nên dễ dàng, nhanh chóng, chính xác, an toàn vàtiết kiệm chi phí, góp phần rút ngắn thời gian thanh toán và nâng cao thu nhậpcho khách hàng Bên cạnh các hình thức thanh toán như séc, uỷ nhiệm chi,nhờ thu…đã phát triển thêm nhiều hình thức thanh toán mới nhanh chóng vàthuận tiện thông qua internet và mobiphone

Cung cấp dịch vụ ủy thác và tư vấn: Do hoạt động trong lĩnh vực tài

Trang 25

chính các NHTM có rất nhiều các chuyên gia về quản lý tài chính CácNHTM thực hiện việc quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính cho cánhân và doanh nghiệp để thu phí, dịch vụ quản lý này được gọi là dịch vụ ủythác Các dịch vụ ủy thác thông dụng như quản lý và đầu tư tiền tiết kiệmdành cho con đi học của khách hàng, quản lý tài sản thừa kế, quản ký danhmục đầu tư cho khách hàng, uỷ thác phát hành… NHTM còn có thể cung cấpnhiều dịch vụ tư vấn tài chính đa dạng khác cho khách hàng như chuẩn bị vềthuế và tư vấn về đầu tư, về thành lập, mua bán, sát nhập doanh nghiệp.

Quản lý tiền mặt: Qua hệ thống tài khoản giao dịch, NHTM quản lý tiền

mặt cho khách hàng cá nhân và tổ chức và sẵn sàng chi trả vô điều kiện khikhách hàng cần sử dụng NHTM thực hiện quản lý việc thu và chi cho các doanhnghiệp, cá nhân và tiến hành đầu tư phần tiền mặt dư thừa tạm thời vào cácchứng khoán sinh lợi và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần

Dịch vụ cho thuê mua thiết bị: Khi khách hàng không đủ điều kiện tài

chính để tư đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, NHTM cóthể mua thiết bị theo yêu cầu của khách hàng và cho khách hàng thuê lại Vìtài sản cho thuê thuộc sở hữu của ngân hàng nên khi hết thời hạn thuê theothoả thuận nếu khách hàng không tiếp tục thuê hoặc mua thì ngân hàng có thểthu hồi để bán hoặc cho người khác thuê lại

Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm: Các NHTM bán bảo hiểm tín dụng

cho khách hàng tức bảo đảm khả năng trả nợ thay cho khách hàng vay vốntrong trường hợp khách hàng bị chết, tàn phế hay gặp rủi ro trong hoạt độngkinh doanh NHTM có thể thành lập công ty bảo hiểm con hoặc liên doanhvới các công ty bảo hiểm để cung cấp các dịch vụ bảo hiểm tín dụng và cácbảo hiểm thông thường khác

Cung cấp dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán: NHTM cung cấp các

dịch vụ môi giới chứng khoán, cung cấp cho khách hàng những cơ hội mua cổ

Trang 26

phiếu trái phiếu và các chứng khoán khác NHTM có thể thành lập công tychứng khoán hoặc công ty môi giới chứng khoán để cung cấp dịch vụ môigiới.

Cung cấp dịch vụ ngân hàng đại lý: Để đảm bảo có thể cung cấp dịch

vụ cho khách hàng không bị giới hạn về địa các NHTM đã cung cấp dịch vụngân hàng đại lý cho các NHTM khác hoặc sử dụng dịch vụ đại lý do NHTMkhác cung cấp Hiện nay dịch vụ ngân hàng đại lý rất phát triển và tạo thànhrất nhiều hệ thống như hệ thống chuyển tiền quốc tế swif, moneygram, thẻ tíndụng quốc tế

 Tóm lại, hoạt động của các NHTM ngày càng đa dạng, chính sự đadạng của các dịch vụ đã tạo cho các NHTM lợi thế cạnh tranh Một NHTMcung cấp càng nhiều dịch vụ ngân hàng hiện đại sẽ giúp ngân hàng càng có cơhội để thu hút nhiều nhóm đối tượng khách hàng khác nhau, tạo điều kiệngiảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, nâng cao lợi nhuận, đứng vững trước sức

ép cạnh tranh và và phát triển bền vững

1.2 TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP

1.2.1 Khái niệm về tín dụng và tín dụng ngân hàng

- Tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ giao dịchgiữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao một lượng giá trị cho bên kia

sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định, đồng thời bên nhận phải camkết hoàn trả theo thời hạn đã thỏa thuận Một cách dễ hiểu, tín dụng là quan hệvay mượn được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc hiện vật dựa trên

nguyên tắc người đi vay phải hoàn trả cho người cho vay cả nợ gốc lẫn lãitrong một thời gian nhất định

Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chiphí nhất định

Trang 27

Tín dụng (tín dụng ngân hàng) chứa đựng ba nội dung:

 Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang người sử dụng;

 Sự chuyển nhượng này có thời hạn hay mang tính tạm thời;

 Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí

- Tín dụng trung hạn: là hình thức tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm.Tín dụng trung hạn chủ yếu được sử dụng để mua sắm tài sản cố định, cải tiếnhoặc đổi mới trang thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, xâydựng các dự án mới có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi vốn nhanh Cho vaytrung hạn còn là nguồn hình thành vốn lưu động thường xuyên của các doanhnghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập

- Tín dụng dài hạn: là hình thức tín dụng có thời hạn trên 5 năm Chovay dài hạn thường nhằm tài trợ cho các dự án đầu tư, đáp ứng nhu cầu muasắm trang thiết bị, công nghệ quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới

Theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng

- Tín dụng có bảo đảm: là hình thức tín dụng mà theo đó nghĩa vụ trả

nợ của chủ thể vay vốn được bảo đảm bằng tài sản của chủ thể vay vốn, tàisản hình thành từ vốn vay hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác

- Tín dụng không có bảo đảm: là hình thức tín dụng không có tài sản

Trang 28

thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba mà ngân hàng chủ động lựachọn khách hàng để cho vay trên cơ sở uy tín của bản thân khách hàng đối vớingân hàng.

Theo mục đích tín dụng

- Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp: là loại chovay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp hoạt động tronglĩnh vưc công nghiệp, thương mại và dịch vụ

- Cho vay tiêu dùng cá nhân: là loại hình tín dụng phục vụ việc muasắm các vật dụng đắt tiền hoặc chi trả các chi phí sinh hoạt thông thườngthông qua phát hành thẻ tín dụng

- Cho vay mua bán bất động sản: là loại hình tín dụng liên quan đến mục đích mua sắm bất động sản

- Cho vay sản xuất nông nghiệp: là loại hình tín dụng dùng để trang trảicho các chi phí trong sản xuất nông nghiệp

- Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu: là loại hình tín dụng phục vụ doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu

Theo đối tượng khách hàng

Căn cứ vào các yếu tố như trên có thể phân chia thành nhiều hình thứctín dụng, nhưng thông thường trong hoạt động tín dụng của ngân hàng,người ta ghi nhận tín dụng dưới hai hình thức chính, căn cứ theo đối tượngkhách hàng, đó là tín dụng cá nhân và tín dụng doanh nghiệp

- Tín dụng cá nhân: là hình thức tín dụng mà khoản tín dụng ngân hàngcấp cho bên đi vay là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân kinh doanhnhỏ

- Tín dụng doanh nghiệp: là hình thức tín dụng mà khoản tín dụng ngânhàng cấp cho bên đi vay là các xí nghiệp, doanh nghiệp lớn

Hai hình thức này cũng bao gồm các yếu tố như trên, tức là tín dụng

Trang 29

ngắn, trung hay dài hạn, tín dụng có bảo đảm hoặc không có bảo đảm

1.2.3 Khái niệm Doanh nghiệp

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giaodịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằmmục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh (theo Luật Doanh nghiệp năm2005)

1.2.4 Đặc điểm của cho vay doanh nghiệp

- Đối tượng khách hàng đa dạng vì các Doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau

- Mục đích sử dụng vốn: để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, mởrộng quy mô sản xuất như vay vốn để mua nguyên liệu phục vụ sản xuất, muasắm tài sản cố định, xây dựng nhà xưởng, đổi mới thiết bị và áp dụng những tiến

bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh với các khoản

toán, báo cáo tài chính

- Các thông tin tài chính được khách hàng cung cấp từ các báo cáo tàichính, báo cáo thuế Tùy thuộc vào báo cáo tài chính có được kiểm toán haykhông , uy tín tổ chức kiểm toán mà chất lượng thông tin tài chính kháchhàng cung cấp cao hay thấp

- Thủ tục và quy trình cho vay Doanh nghiệp phức tạp hơn vì tình pháp

lý của Doanh nghiệp, giá trị khoản vay lớn

- Rủi ro xảy ra từ cho vay Doanh nghiệp thường gây ra tổn thất lớn chongân hàng thương mại Do đó, các nhà lãnh đạo NHTM rất quan tâm đến

Trang 30

quản trị rủi ro các khoản cho vay kinh doanh.

1.2.5 Các phương thức cho vay doanh nghiệp chủ yếu của Ngân hàng thương mại

Phương thức cho vay từng lần: áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay

vốn từng lần Mỗi lần vay vốn, khách hàng và tổ chức tín dụng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và kí hợp đồng tín dụng Phương thức này thường được áp dụng đối với khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, có vòng quay vốn lưu động thấp.

Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng: là cách thức cho vay bằng cách

ngân hàng xác định cho khách hàng của mình một hạn mức tín dụng trong khoảng thời gian nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh Trong phạm vi hạn mức tín dụng, thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng, mỗi lần rút vốn vay khách hàng và ngân hàng lập giấy nhận nợ kèm theo các chứng từ phù hợp với mục đích sử dụng vốn trong hợp đồng tín dụng, đảm bảo dư nợ không vượt quá hạn mức tín dụng đã ký kết.

Phương thức cho vay theo dự án đầu tư: phương thức này được áp dụng đối

với khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống Ngân hàng cùng khách hàng cùng kí hợp đồng tín dụng và thoả thuận mức vốn đầu tư duy trì cho cả thời gian đầu tư của dự án, phân định các kỳ trả nợ và thực hiện giải ngân theo tiến độ thực hiện dự án.

Phương thức cho vay hợp vốn: Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo quy chế

đồng tài trợ của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành văn bản hướng dẫn và các thoả thuận giữa các tổ chức tham gia đồng tài trợ Trong đó có một

tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác Cho vay hợp vốn có ưu điểm là san sẻ được rủi ro song nhược điểm là nới lỏng việc kiểm soát tiền vay khách hàng Tuy

Trang 31

nhiên do đặc điểm tín dụng khách hàng cá nhân là những món vay nhỏ do đóhình thức cho vay này ít xuất hiện ở tín dụng khách hàng cá nhân mà chỉ tậptrung ở các khoản vay có quy mô lớn ở khách hàng doanh nghiệp.

Phương thức cho vay trả góp: khi cho vay ngân hàng nơi cho vay và khách

hàng cùng thoả thuận số lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ trong thời hạn cho vay.

Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: ngân hàng

cho vay cam kết đáp ứng nguồn vốn cho khách hàng trong thời hạn hiệu lựccủa tín dụng dự phòng Trong thời gian hiệu lực của hợp đồng nếu khách hàngkhông sử dụng hoặc sử dụng không hết hạn mức tín dụng dự phòng, kháchhàng vẫn phải trả phí cam kết tính cho hạn mức tín dụng dự phòng đó

Phương thức cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Ngân hàng nơi cho vay sẽ chấp thuận cho khách hàng sử dụng số vốn vay trong

phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động Ngân hàng nơi cho vay và khách hàng phải tuân thủ theo các quy định của chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.

Phương thức cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín

dụng thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với quy

định tại Quy chế cho vay và điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặc điểm của khách hàng vay.

Trang 32

1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại

a Các nhân tố bên trong thuộc về ngân hàng thương mại

Chiến lược kinh doanh của một ngân hàng: Ngân hàng muốn tồn tại

và phát triển thì phải có phương hướng, chiến lược kinh doanh Chiến lượckinh doanh càng phù hợp thì hoạt động cho vay ngày càng được mở rộng.Trên cơ sở các quyết định, chính sách của cấp trên, thông tin về khách hàng,

về đối thủ cạnh tranh, xác định vị thế của ngân hàng trên địa bàn hoạt động.Ngân hàng phải xác định nên tăng cường hoạt động cho vay hợp lý, nên chútrọng hơn vào những hướng nào có hiệu quả, tìm hiểu thêm những lĩnh vựcmới tiềm năng giúp mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng

và nhà nước, đồng thời kết quả hài hòa giữa quyền lợi của người gửi tiền, củangân hàng và người sử dụng vốn vay Muốn vậy, chính sách tín dụng phảiđược xây dựng trên cơ sở khoa học và thực tiễn

Quy mô ngân hàng: Quy mô và cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn ngân

Trang 33

hàng thương mại: Muốn cho vay được thì điều kiện trước tiên là ngân hàngphải có vốn Nhưng chỉ có vốn thôi thì chưa đủ, do yêu cầu phải đảm bảo khảnăng thanh toán thường xuyên nên các khoản vay trung và dài hạn của ngânhàng cần phải được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn trung và dài hạn, bao gồmnguồn vốn có thời hạn từ một năm trở lên và các nguồn vốn huy động có thờihạn dưới một năm nhưng có tính ổn định cao trong thời gian dài Nếu mộtngân hàng có nguồn vốn dồi dào nhưng chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn,không ổn định thì không thể mở rộng cho vay trung và dài hạn được Cácnguồn vốn mà một ngân hàng thương mại có thể sử dụng để cho vay trung vàdài hạn có quy mô và cơ cấu khác nhau trong tổng nguồn vốn của ngân hàng.Quy mô các nguồn vốn này là một trong những nhân tố quyết định quy môcho vay trung và dài hạn của ngân hàng

Quy trình cho vay của ngân hàng : Quy trình tín dụng là tổng hợp các

nguyên tắc, quy định của Ngân hàng trong hoạt động cấp tín dụng Trong đóxây dựng các bước đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ

sơ để nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng Đây là mộtquá trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, theo một trật tựnhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau Quy trình tíndụng là biểu hiện cụ thể nhất các hoạt động tác nghiệp của Ngân hàng trongquá trình cấp tín dụng cho Khách hàng

Một quy trình tín dụng tốt phải bảo đảm yêu cầu giải quyết được mâuthuẫn giữa nâng cao chất lượng dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng với yêucầu an toàn tài sản, hạn chế rủi ro của Ngân hàng Thông qua kiểm soát thựchiện quy trình tín dụng, nhà quản trị Ngân hàng nhanh chóng xác định nhữngkhâu, những công việc cần điều chỉnh, cũng như hướng đào tạo và phân côngtương lai để từ đó kiểm soát được những rủi ro khi cấp tín dụng, đặc biệt làrủi ro trong cho vay ngắn hạn đối với Doanh nghiệp

Trang 34

Một quy trình tín dụng phù hợp, chặt chẽ và khoa học sẽ góp phần nângcao hiệu quả quản trị rủi ro đồng thời nâng cao lợi nhuận; Các vấn đề trongquy trình cấp tín dụng là nguyên nhân gây ra RRTD, trong đó chủ yếu liênquan đến quá trình thẩm định và theo dõi, giám sát tín dụng

Hoạt động marketing: Hoạt động marketing tham gia vào việc giải

quyết những vấn đề kinh tế cơ bản của hoạt động ngân hàng Marketing sẽgiúp ngân hàng định hướng đúng sản phẩm dịch vụ cần cung ứng ra thịtrường ở cả hiện tại và tương lai thông qua các hoạt động như tổ chức thuthập thông tin thị trường, nghiên cứu hành vi tiêu dùng, cách thức sử dụngsản phẩm dịch vụ và lựa chọn ngân hàng của khách hàng; từ đó quyết địnhphương hướng hoạt động, kết quả hoạt động, khả năng cạnh tranh cùng vị thếcủa mỗi ngân hàng trên thị trường Mặt khác, nếu hoạt động marketing đạthiệu quả sẽ giúp ngân hàng tổ chức tốt quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ

và hoàn thiện mối quan hệ trao đổi giữa khách hàng và ngân hàng trên thịtrường Đặc biệt, khai thác tốt lợi thế của từng yếu tố (cơ sở kỹ thuật côngnghệ, đội ngũ nhân viên và khách hàng) thông qua các chiến lược phát triển

kỹ thuật công nghệ, chiến lược đào tạo nhân lực và chiến lược khách hàngphù hợp với từng ngân hàng, góp phần to lớn vào việc nâng cao chất lượngsản phẩm, dịch vụ, tạo uy tín hình ảnh, tăng sức cạnh tranh của ngân hàng

Ngoài ra, hoạt động marketing còn giúp giải quyết hài hòa mối quan hệlợi ích giữa khách hàng, nhân viên và ngân hàng thông qua các hoạt động nhưtham gia xây dựng và điều hành chính sách lãi, phí, kích thích hấp dẫn phùhợp với từng loại khách hàng, khuyến khích nhân viên phát minh sáng kiến,cải tiến hoạt động; tham gia vào việc xây dựng các cơ chế chính sách có liênquan trực tiếp đến lợi ích của khách hàng, nhân viên ngân hàng như chínhsách tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp Qua đó, không những tạo động lựcthúc đẩy hoạt động kinh doanh, mà còn trở thành công cụ để duy trì và phát

Trang 35

triển mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng.

Trên hết, marketing là cầu nối gắn kết hoạt động của ngân hàng với thịtrường, góp phần tạo vị thế cạnh tranh của ngân hàng bằng cách giải quyết 3vấn đề lớn, đó là tạo được tính độc đáo của sản phẩm dịch vụ, làm rõ đượctần quan trọng của sự khác biệt đối với khách hàng, duy trì lợi thế về sự khácbiệt của ngân hàng, từ đó giúp ngân hàng phát triển và nâng cao vị thế cạnhtranh trên thị trường

Trang bị công nghệ thông tin: Công nghệ ngân hàng, trang thiết bị kỹ

thuật cũng là một nhân tố tác động tới chất lượng tín dụng trung và dài hạncủa ngân hàng, nhất là trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bãohiện nay Một ngân hàng sử dụng công nghệ hiện đại được trang bị cácphương tiện kỹ thuật chất lượng cao sẽ tạo điều kiện đơn giản hóa các thủtục, rút ngắn thời gian giao dịch, đem lại sự tiện lợi tối đa cho khách hàng vayvốn Đó là tiền đề để ngân hàng thu hút thêm khách hàng, mở rộng tín dụng

Sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại còn giúp cho việc thu thậpthông tin nhanh chóng, chính xác, công tác lập kế hoạch, xây dựng chính sáchtín dụng cũng có hiệu quả hơn

Chất lượng nhân sự và quản lý nhân sự của ngân hàng: Cho dù khoa

học kỹ thuật hiện đại đã mở ra cơ hội tự động hóa trong nhiều lĩnh vực songnhân tố con người vẫn luôn giữ vai trò quyết định Đặc biệt trong hoạt độngtín dụng ngân hàng là hoạt động phức tạp, có liên quan đến nhiều vấn đề củađời sống xã hội thì vai trò của con người lại càng quan trọng Các phươngtiện kỹ thuật hiện đại chỉ có thể trợ giúp chứ không thể thay thế được sự nhạycảm hay kinh nghiệm của người cán bộ tín dụng Do đó vấn đề nhân sự là vấn

đề cực kỳ quan trọng đối với mỗi ngân hàng, trong đó nổi bật lên hai vấn đề:chất lượng nhân sự và quản lý nhân sự Chất lượng nhân sự ở đây không chỉđơn thuần đề cập đến trình độ chuyên môn mà còn bao gồm cả lương tâm,

Trang 36

đạo đức, tác phong, kỷ luật lao động của người cán bộ ngân hàng nói chung

và cán bộ tín dụng nói riêng Chất lượng nhân sự tốt, biểu hiện ở sự năngđộng sáng tạo trong công việc, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luậtcao của các cán bộ, trong một chừng mực nào đó có thể giúp ngân hàng bùđắp lại những hạn chế về công nghệ, kỹ thuật, nhờ đó mà ngân hàng vẫn cóthể tồn tại và phát triển được cho dù phải cạnh tranh với những đối thủ cótiềm lực mạnh hơn về công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật Bên cạnh chất lượngnhân sự thì công tác quản lý nhân sự cũng cần đặc biệt chú ý, bởi lẽ khôngphải cứ có cán bộ tín dụng giỏi là có chất lượng tín dụng cao Mỗi cán bộ tíndụng đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, điều quan trọng là phải bốtrí, sắp xếp công việc của họ sao cho phát huy hết thế mạnh và hạn chế điểmyếu của từng người, đồng thời có chế độ đãi ngộ hợp lý nhằm nâng cao tinhthần trách nhiệm, tạo sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động của từng thành viêntrong một guồng máy thống nhất cùng hướng tới một mục tiêu chung là nhucầu chất lượng tín dụng ngân hàng Con người là yếu tố quyết định đến sựthành bại trong hoạt động kinh doanh nói chung, còn nói đến hoạt động Ngânhàng thì nó lại càng quan trọng Vì cán bộ công nhân viên của Ngân hàng là

bộ mặt, hình ảnh của Ngân hàng đối với khách hàng Hơn nữa nghiệp vụ ngânhàng càng ngày càng phát triển đòi hỏi chất lượng nhân sự ngày càng cao.Việc tuyển dụng nhân viên có đạo đức tốt, giỏi chuyên môn nghiệp vụ sẽ giúpngân hàng ngừa tối đa những sai phạm có thể xẩy ra để đem lại một khoản tíndụng có chất lượng

Công tác tổ chức Ngân hàng: Con người là yếu tố quyết định sự thànhcông hay thất bại của mọi tổ chức Cán bộ ngân hàng trước nhất phải có đạođức và uy tín đối với người dân trên địa bàn, phải có năng lực và trình độ, vàthường xuyên được bồi dưỡng kiến thức để bắt kịp xu thế của thời đại

Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng: Các ngân hàng với

Trang 37

đặc thù là tổ chức kinh doanh tiền tệ, có độ rủi ro cao và mức độ ảnh hưởnglớn thì công tác quản trị, kiểm tra, giám sát hoạt động nói chung và hoạt độngtín dụng nói riêng có tầm quan trọng rất lớn Năng lực quản trị, đặc biệt lànăng lực quản trị nội bộ của ngân hàng là yếu tố quyết định sự thành công haythất bại trong kinh doanh của ngân hàng Rõ ràng là cho dù công tác thẩmđịnh dự án, thẩm định khách hàng được tiền hánh tốt, giúp cho ngân hàng lựachọn được những khách hàng tốt, những dự án khả thi có khả năng sinh lờicao, song đó chưa phải là sự đảm bảo chắc chắn để có được chất lượng tíndụng cao Bởi lẻ hoạt động sản xuất kinh doanh luôn chứa đựng những rủi rokhông thể lường trước được, bản thân dự án trong quá trình thực hiện cũngthường nảy sinh những tình huống ngoài dự kiến Chính vì vậy mà công táckiểm tra, giám sát sau khi cho vay có ý nghĩa rất quan trọng Công tác kiểmtra, giám sát chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau: sự tuân thủ đúng mục đích

sử dụng vốn của Doanh nghiệp, tình hình hoạt động thực tế của dự án, tiến độtrả nợ, quá trinh sử dụng, bảo quản và biến động tài sản cua Doanh nghiệp,những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án Thực hiện tốtcông tác này sẽ giúp ngân hàng phát hiện và ngăn chặn kịp thời những biểuhiện tiêu cực như sử dụng vốn sai mục đích, âm mưu tẩu tán tài sản, lừa đảongân hàng Đồng thời, qua việc luôn bám sát hoạt động của Doanh nghiệp thìngân hàng có thể có biện pháp giúp đỡ Doanh nghiệp thông qua việc cung cấpthông tin bổ ích, kịp thời, đưa ra các lời khuyên hoặc trực tiếp giúp đỡ cácDoanh nghiệp khi gặp khó khắn bằng cách gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ,cho vay thêm nhằm giúp cho việc thực hiện dự án của Doanh nghiệp đạt hiệuquả cao nhất, qua đó góp phần nâng cao chất lượng trong hoạt động tín dụngcủa ngân hàng

Trang 38

b Các nhân tố bên ngoài ngân hàng thương

mại Nhân tố thuộc về doanh nghiệp

Yếu tố chủ quan

Uy tín, đạo đức của khách hàng: Uy tín của khách hàng là tiêu chí để

đánh giá sự sẵn sàng trả nợ và thực hiện các nghĩa vụ cam kết trong hơp đồng.Trên thực tế, tính chân thật và khả năng chi trả của người đi vay có thể thayđổi sau khi món vay được thực hiện Tính cách của người đi vay không chỉđược đánh giá bằng phẩm chất đạo đức chung mà còn phải kiểm nghiệm quanhững kết quả hoạt động trong quá khứ, hiện tại và chiến lược phát triểntrong tương lai Ngân hàng chỉ quyết định cho vay sau khi đã phân tích kỹ cácyếu tố có liên quan đến khả năng của người vay trong việc hoàn trả nợ vàcách thức sử dụng vốn vay Nhưng thông tin này có thể bị thay đổi sau khidoanh nghiệp nhận được tiền vay Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã sử dụngvốn vay không hợp lý dẫn đến không đạt đựơc hiệu quả sản xuất kinh doanh.Còn có nhiều ngừơi có ý tham nhũng và kết quả là hiệu quả sử dụng vốn vayNgân hàng kém thậm chí không thu hồi được Vì vậy, công tác kiểm tra, giámsát của ngân hàng là rất quan trọng

Năng lực của khách hàng: Năng lực của khách hàng quyết định việc

khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không Nếu năng lực của kháchhàng yếu kém, thể hiện ở việc không dự đoán được những biến động lênxuống của nhu cầu thị trường, không hiểu biết nhiều trong việc sản xuất, phânphối, khuyếch trương sản phẩm thì sẽ dễ dàng bị đánh bại trong cạnh tranh, từ

đó làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng Ngược lại năng lực củakhách hàng càng cao thì khả năng cạnh tranh trên thị trường càng lớn, vốnvay càng được sử dụng hiệu quả Không một doanh nghiệp nào đi vay lạikhông muốn món vay đem lại hiệu quả Nhưng nhiều khi do năng lực có hạnchế, họ không thực hiện được mục đích của mình và làm ảnh hưởng đến

Trang 39

khoản tín dụng mà họ đã nhận từ ngân hàng Do trình độ của nhiều nhà lãnh đạocòn nhiều hạn chế về học vấn, kiếm thức cũng như kinh nghiệm thực tế nênnhiều khi họ không dự đoán được những biến động của thị trường, yếu kémMarketing sản phẩm Do sự bảo thủ của nhiều nhà quản lý không dám đổi mớikhiến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không có hiệu quả, dẫn đến tìnhtrạng không thu hôi hết được vốn và làm ảnh hưởng đến hiệu quả của doanhnghiệp từ đó ảnh hưỏng đến chất lượng của khoản tín dụng đã sử dụng.

Nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp: Bất kỳ loại hàng hóa hay dịch vụ

nào muốn tiêu thụ được thì cần phải có người mua Tín dụng ngân hàng cũngvậy, ngân hàng không thể cho vay nếu như không có người vay Xét trongphạm vi toàn bộ nền kinh tế thì nhu cầu vốn trung và dài hạn cho đầu tư pháttriển luôn là cần thiết nhưng với từng ngân hàng thương mại thì không phảilúc nào cũng như vậy Do số lượng doanh nghiệp có quan hệ với ngân hàng

là có hạn và có những lúc nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp này khôngcao, chẳng hạn trong giai đoạn hoạt động kinh doanh gặp khó khăn các doanhnghiệp thường có xu hướng thu hẹp sản xuất Trong trường hợp đó nhu cầuvốn trung và dài hạn của các doanh nghiệp sẽ không cao và do đó ngân hàng

sẽ gặp khó khăn nếu muốn mở rộng tín dụng

Khả năng của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng của ngân hàng: Để đảm bảo an toàn, tránh rủi ro khi cho vay,

các ngân hàng thương mại thường đặt ra những điều kiện, tiêu chuẩn tín dụngnhằm phân loại, chọn ra những khách hàng có thể hay không thể cho vay Chỉnhững khách hàng nào đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của ngân hàng thì mớiđược xem xét cho vay Những điều kiện tiêu chuẩn này có thể rất khác nhautuỳ theo ngân hàng cụ thể, song nhìn chung các ngân hàng đều quan tâm tớimột số vấn đề sau: tính hợp lý, hợp pháp của mục đích sử dụng vốn, năng lựctài chính, năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tính khả thi của

Trang 40

dự án, các biện pháp bảo đảm Rõ ràng khả năng của doanh nghiệp trong việcđáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chấtlượng tín dụng của ngân hàng Bởi nếu đa số các khách hàng không thể đápứng được yêu cầu của ngân hàng, có thể do điều kiện đặt ra quá khắt khe,không thực tế hoặc do khả năng của các doanh nghiệp quá thấp, thì ngân hàngkhông thể mở rộng cho vay trong khi vẫn bảo đảm an toàn tín dụng.

Khả năng của doanh nghiệp trong việc quản lý và sử dụng khoản vay có hiệu quả: Khi cho vay thì ngân hàng trông đợi khoản trả nợ sẽ được

lấy từ chính kết quả hoạt động của dự án chứ không phải bằng cách phát mại

tài sản thế chấp, cầm cố Điều này lại phụ thuộc vào hiệu quả quản lý và sửdụng vốn vay của doanh nghiệp Có nhiều yếu tố cần thiết để đảm bảo choviệc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, trong đó có một sốnhân tố giữ vai trò quyết định như vị thế, năng lực thị trường của doanhnghiệp, năng lực công nghệ, chất lượng đội ngũ nhân sự, trình độ quản lý củadoanh nghiệp

Yếu tố khách quan:

Rủi ro trong công việc kinh doanh của khách hàng Trong sản xuất kinhdoanh, rủi ro phát sinh muôn màu muôn vẻ và là hệ quả của những nhân tốchủ quan hay khách quan, nhưng chủ yếu là những nhân tố khách quan ngoài

dự đoán của doanh nghiệp, dưới nhiều hình thái khác nhau: thiên tai, hỏahoạn, sự thay đổi chính sách nhà nước, giá cả nguyên vật liệu thị trường đầuvào

c Các nhân tố khác

Môi trường tự nhiên: Nói chung môi trường tự nhiên không tác động

trực tiếp tới hoạt động tín dụng của ngân hàng mà vai trò của nó thể hiện qua

sự tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt làcác doanh nghiệp mà hoạt động của chúng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tựnhiên như các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nông nghiệp, ngư

Ngày đăng: 28/05/2019, 15:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w