1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

5 76 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 52,5 KB

Nội dung

TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO ThS. ĐỖ BÌNH ĐỊNH (*) Nửa cuối thế kỷ XX sự phát triển về kinh tế- xã hội không đồng đều đã làm cho khoảng cách giữa các nước ngày càng lớn, dẫn đến sự phân hoá rõ rệt. Nước ta thuộc những nước chậm phát triển. Để rút ngắn khoảng cách phát triển cuả nước ta với các nước phát triển là vấn đề mang tính chất chiến lược của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ta ngày nay. Trên con đường phát triển đất nước theo định hướng XHCN, chúng ta không thể cóp nhặt một khuôn mẫu nào cho mình. Vấn đề đặt ra cho chúng ta là phải đi lên bằng nội lực, trí tuệ của bản thân mình. Nhưng để có trí tuệ đó chúng ta phải lấy nhân vật trung tâm là thế hệ trẻ hiện nay, thế hệ trẻ hiện tại là tương lai của thế kỷ XXI. Con người là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội, quyết định số phận của dân tộc, nhưng yếu tố con người phải được hiểu trong sự đồng nhất vơí yếu tố trí tuệ. Trí tuệ là cái cốt lõi của khái niệm con người hiện đại. Chiến lược giáo dục vơí cách là một chiến lược nhằm đạt tơí những giá trị nhân bản phù hợp vơí nền văn minh cao nhất, hoàn toàn hướng vào mục tiêu làm cho CNXH ngày càng phát triển trong đời sống của mỗi con người. Mục đích cuối cùng của CNXH là điều kiện để tăng giá trị nhân cách con người và con người là yếu tố quyết định sự thành công của CNXH: " muốn có chủ nghĩa xã hội trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa" (Hồ Chí Minh). Vấn đề cơ bản là phải đặt tương lai vào thế hệ trẻ tạo điều kiện để họ hoàn thành nhiệm vụ, chứ không phải suy nghĩ thay họ, không làm thay họ. Điều quan trọng là phải làm thế nào để tạo ra những giá trị nhân cách mới ở thế hệ trẻ. Những giá trị đích thực của thời đại đòi hỏi chứ không phải do mong muốn chủ quan của bất cứ người nào. Để giải đáp những vấn đề do thời đại đặt ra cho chúng ta có thể tìm trong tưởng cuả Bác Hồ về giáo dục với những chỉ bảo quan trong. Mẫu nhân cách mà Bác Hồ hướng tới trong XHCN là công dân của một nước độc lập, tự do. Nó hoàn toàn khác về chất so với nhân cách người nô lệ của chế độ thuộc địa, hoặc mẫu nhân cách thần dân của xã hội phong kiến trước đây. Đó là những nhân cách được phát triển hết những năng lực, nhân tính cuả con người, những con người có khả năng sáng tạo ra những giá trị mới, những con người hữu ích cho Tổ quốc, làm chủ xã hội, làm chủ tự nhiên và làm chủ bản thân mình. Phương thức để hình thành nên mẫu nhân cách ấy đòi hỏi phải có nhiệm vụ của nền giáo dục đào tạo. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường. Bác Hồ viết: " Ngày nay các em được may mắn hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục nó sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em" (1). Vấn đề không phải là ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành mặc dù đây vẫn là khát vọng của nhiều dân tộc và của hàng triệu người Việt Nam hôm nay. Mà là chất lượng con người , là giá trị ( *) Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội va Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 1 nhân cách do nền giáo dục xã hội tạo ra, đó là những con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tâm hồn và trong sáng về đạo đức, ngang tầm với sự đổi mới của đất nước. Đó là con người sẽ làm chủ và là lực lượng chính của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm đi lên mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Mẫu nhân cách đó hướng tới thế hệ trẻ của dân tộc, những người chủ tương lai của nước nhà. Tương lai của dân tộc ta sáng lạn hay ảm đạm phụ thuộc rất nhiều vào thế hệ trẻ và chiến lược giáo dục- đào tạo hôm nay. Hơn 50 năm trước Bác Hồ cũng đã nói: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niêm muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình. Phải ra làm việc để chuẩn bị cái tương lai đó” (2). Vấn đề thanh niên là vấn đề của tương lai đất nước không tách rời nhau, bàn về tương lai mà không bàn về thanh niên là không tưởng. Sự phát triển của quốc gia dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào nguồn lực con người. Nguồn lực con người gắn liền với năng lực trí tuệ và tinh thần của thế hệ trẻ. Trong thời đại khoa học công nghệ và tin học con người đưa đất nước tiến lên không chỉ và không thể bằng sức mạnh cơ bắp mà chủ yếu là sức mạnh tri thức, trí tuệ. Dự cảm điều đó Bác Hồ đã căn dặn thanh thiếu niên, học sinh: “Ngày nay chúng ta phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó nước nhà trong mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tuơi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở cônbg học tập của các em” (3). Với xu thế toàn cầu hoá, Quốc tế hoá, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ tỏ ra có ưu thế mạnh trong cạnh tranh và phát triển. Các “con rồng”, “con hổ” châu Á có sự phát triển kinh tế nhảy vọt trong vài thập kỷ gần đây, bởi họ biết đầu cho giáo dục- đào tạo. Ơû nước ta hiện nay cần đến nhiều nguồn lực cho sự phát triển, trong đó nguồn lực con người giữ vai trò chủ đạo. Các nguồn lực khác như vốn, tài nguyên, kỹ thuật… tuy rất quan trọng nhưng giữ vai trò tiềm năng. Nhận thức rõ điều đó, kế thừa những tưởng của Bác Hồ, Đảng ta trong đường lối, cương lĩnh của mình đã có một quyết sách đúng đắn: coi khoa học- công nghệ, giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Về nội dung giáo dục- đào tạo Bác Hồ cũng đã phác thảo một nội dung phong phú và toàn diện để hình thành nên phẩm chất những con người mới vừa “hồng” vừa “chuyên”. Trong giáo dục và học tập phải chú trọng đủ các mặt: “Đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hoá kỹ thuật, lao động và sản xuất” (4). Giáo dục đạo đức cách mạng, giác ngộ lý tưởng XHCN cho thế hệ trẻ hôm nay ngoài lòng trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Đảng phải đặc biệt chú ý giáo dục ý chí quyết tâm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, vươn tới giàu mạnh. Mục tiêu của đất nước trong giai đoạn hiện nay không chỉ là độc lập, tự do mà còn hạnh phúc của cả dân tộc và mỗi con người. Bác Hồ cũng đã từng nói: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng nghĩa lý gì”(5). Do vậy, hạnh phúc tự do là mục tiêu ta phải phấn đấu. Để cho thế hệ trẻ có động lực, có ý thức vươn lên cần phải giúp họ hiểu được giá trị của truyền thống. Đó là chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập tự do quyết tâm phấn đấu vì mục tiêu: Dân giàu nuớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Muốn vậy cần phải khơi dậy tinh thần tự hào dân 2 tộc, ý chí vươn lên tự lực tự cường của dân tộc. Đồng thời cần làm cho thế hệ trẻ thấy được cái nhục của sự nghèo nàn của sự mất nước trước đây. Nền giáo dục của chúng ta trước đây xây dựng trên nền tảng kinh tế- xã hội cổ truyền: nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Ngày nay nền giáo dục phải đi vào xã hội hiện đại, kinh tế thị trường định hướng XHCN, khoa học và công nghệ nhằm phát huy sự sáng tạo của cá nhân trong nhiều lĩnh vực. Nền văn minh công nghiệp ngày nay cần đến con người có trình độ học vấn cao và chuyên môn hoá sâu. Trước đây người không biết đọc, biết viết mới coi là mù chữ. Ngày nay người có bằng đại học mà không biết sử dụng máy vi tính và ngoại ngữ có thể coi là mù chữ. Do đó việc trang bị tri thức khoa học, năng lực công nghệ và duy sáng tạo là một yêu cầu cấp bách cho người xây dựng đất nước hiện nay và mai sau. Bác Hồ cũng khẳng định: “Chủ nghĩa xã hội cộng với khoa học chắc chắn sẽ đưa loài người đến hạnh phúc vô tận” (6). Ngày nay công nghệvà tin học có xu thế toàn cầu hoá, vai trò của cá nhân ngày càng tăng lên và vượt ra khỏi phạm vi một cộng đồng, vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Con người nhờ vào công nghệ thông tin hiện đại có thể thâu tóm thông tin nhanh chóng và tích luỹ những năng lực mới mẻ. Do đó cá nhân có tính độc lập cao, tự hoàn thiện mình và tác động mạnh mẽ đến bước tiến cũng như số phận cá cộng đồng và cả nhân loại. Vấn đề đặt ra là cần phải có một chiến lược giáo dục- đào tạo để phát huy nhanh chóng vai trò của cá nhân như một động lực phát triển đất nước và hạn chế mặt tiêu cực của xu thế đó. Giáo dục văn hoá là một vấn đề rất rộng và sâu sắc được Bác Hồ gắn với việc giáo dục đạo đức giáo dục khoa học- kỹ thuật và lao động. Ơû đây chỉ đề cập đến giáo dục văn hoá nhân văn cho các thế hệ hôm nay và mai sau mang một ý nghĩa nhân sinh cao cả. Bởi trước một thực tế sự phát triển của khoa học- công nghệ đã đưa lại những giá trị nhân văn kỹ thuật cho nhân loại song cũng đặt trước nhân loại những thách thức to lớn làm biến đổi những nhận hướng giá trị xã hội và chuẩn mực đạo đức cộng đồng. Nền khoa học- công nghệ phát triển vì bản thân nó thì nó cũng dẫn con người đến tình trạng làm nô lệ cho những gì mà do chính con người tạo ra. Con người sẽ bị vắt cạn kiệt sức lực của mình để đáp ứng sự thay đổi nhanh, chóng mặt của khoa học công nghệ. Hơn nữa con người có thể trở thành vật liệu của khoa học khi khoa học có thể cấy ghép được các bộ phận cơ thể của người này cho người khác. Đặc biệt với sự thành công của công nghệ gien để tạo ra hàng loạt con người với những đặc tính nào đó. Sự thành công của việc thụ tinh trong ống nghiệm, việc nhân bản vô tính có thể thay đổi hành vi của hôn nhân để tạo ra con người bằng công nghệ và tất nhiên khi tạo ra con người như là sản phẩm của công nghệ, thì nó cũng có thể tiêu diệt con người như là một sản phẩm công nghệ. Mặt trái của sự phát triển khoa học công nghệ là hiểm hoạ của nhân loại về nhân sinh, về đạo đức, lối sống chính vì vậy giáo dục văn hoá nhân văn là cứu cánh của nhân loại trong tương lai. Tất cả những vấn đề trên nhân ngày nhà giáo Việt Nam tôi muốn nói lên những cảm nghĩ của mình về một chiến lược giáo dục đào tạo mới đem lại sự phồn vinh, hạnh phúc cho mọi người hiện tại và tương lai. Nhớ lại những quan điểm, những tưởng chỉ đạo của Bác Hồ về giáo dục và đào tạo, về chiến lược phát triển con người để chúng ta cùng suy gẫm về những vấn đề của đất nước của thời đại đặt ra. 3 Chú thích: (1) Hồ Chí Minh. Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, H., 1995, tập 4, tr. 32. (2) Sđd: Tập 5 tr. 185. (3) Sđd: Tập 4 tr. 33. (4) Sđd: Tập 10 tr. 190. (5) Sđd: Tập 4 tr. 56. (6) Sđd: Tập 9 tr. 31. 4 Summary: RETHINKING ABOUT UNCLE HO’S EDUCATION IDEOLOGY Do Binh Dinh Education - training, sciences and technology are the initial national policy that that our Party and President Ho Chi Minh paid special attention. They were recognize as strategic means for further development of Vietnam toward industrialization and modernization for socialist - oriented development of Vietnam, we must use the internal force and knowledge and consider young generation as central dynamics for growth. Education and training for the youth had to be performed in all fields with the special importance of social sciences and humanities. 5 . TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO ThS. ĐỖ BÌNH ĐỊNH (*) Nửa cuối thế kỷ XX. tạo mới đem lại sự phồn vinh, hạnh phúc cho mọi người hiện tại và tư ng lai. Nhớ lại những quan điểm, những tư tưởng chỉ đạo của Bác Hồ về giáo dục và đào

Ngày đăng: 02/09/2013, 17:10

w