1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thanh tra Giáo Dục

24 510 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 50,01 KB

Nội dung

Nêu tổng quan về Thanh tra Nhà trường (cơ sở pháp lý...)

tổng quan cơ sở pháp lý về thanh tra nhà trường I. Tổng quan • Luật giáo dục 2005 (sửa đổi bổ sung 2009) • Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT, ngày 20 tháng 10 năm 2006 của bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo về việc Hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo. • Thông tư liên tịch số: 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16-6-2011 Về việc Hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông. • Thông tư số: 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15/02/2012 về Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên. • Thông tư số: 47/2012/TT-BGDĐT về Ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia. • Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) • Công văn số: 5478 /BGDĐT-GDTH V/v: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTH năm học 2013-2014 • Quy định chuẩn Hiệu trưởng trường tiểu học(Ban hành kèm theo Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT Ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) 1 II. Nội dung thanh tra nhà trường: 1. Tổ chức cơ sở giáo dục: - Tại phần a, mục 2 nội dung thanh tra theo Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT, ngày 20 tháng 10 năm 2006 của bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo về việc Hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo. Quy định: Số lượng, chất lượng cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên… số lượng và tỷ lệ cán bộ, nhà giáo chưa đạt chuẩn, đạt chuẩn, trên chuẩn. -Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 / 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định 2. Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phải có các tiêu chuẩn sau: a) Về trình độ đào tạo và thời gian công tác: phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp học, đạt trình độ chuẩn được đào tạo ở cấp học cao nhất đối với trường phổ thông có nhiều cấp học và đã dạy học ít nhất 5 năm (hoặc 4 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp học đó; b) Hiệu trưởng phải đạt tiêu chuẩn quy định tại Chuẩn hiệu trưởng trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Phó Hiệu trưởng phải đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp giáo viên cấp học tương ứng và đủ năng lực đảm nhiệm các nhiệm vụ do Hiệu trưởng phân công. Điều 33. Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên 1. Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên được quy định như sau: a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm đối với giáo viên tiểu học; 2 b) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THCS; c) Có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THPT. 2. Giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này được nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng để đạt trình độ chuẩn. 3. Giáo viên có trình độ trên chuẩn, có năng lực giáo dục cao được hưởng chính sách theo quy định của Nhà nước, được nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục tạo điều kiện để phát huy tác dụng của mình trong giảng dạy và giáo dục. - Công nhận trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia (Ban hành kèm theo Thông tư số 06 /2010/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Điều 4. Tiêu chuẩn 1 - Tổ chức nhà trường 1. Lớp học: a) Có đủ các khối lớp của cấp học. b) Có nhiều nhất là 45 lớp. c) Mỗi lớp có không quá 45 học sinh. 2. Tổ chuyên môn: a) Các tổ bộ môn được thành lập và hoạt động theo đúng các quy định của Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (sau đây gọi chung là Điều lệ trường trung học). b) Hàng năm giải quyết được ít nhất hai chuyên đề chuyên môn có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy - học. c) Có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mỗi giáo viên và của cả tổ chuyên môn; đạt các quy định về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo. 3. Tổ văn phòng: a) Đảm nhận các công việc: văn thư, kế toán, thủ quỹ, y tế trường học được thành lập và hoạt động đúng theo các quy định của Điều lệ trường trung học. b) Quản lý hệ thống hồ sơ, sổ sách của nhà trường. Hướng dẫn sử dụng theo quy định tại Điều lệ trường trung học và những quy định trong hướng dẫn sử dụng của từng loại sổ. 4. Hội đồng trường và các hội đồng khác trong nhà trường : 3 Hội đồng trường và các hội đồng khác trong nhà trường được thành lập và thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo đúng Điều lệ trường trung học và các quy định hiện hành; hoạt động có kế hoạch, nền nếp, đạt hiệu quả thiết thực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng nền nếp kỷ cương của nhà trường. 5. Tổ chức Đảng và các đoàn thể: a) Tổ chức Đảng trong nhà trường phải đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh. Những trường chưa có tổ chức Đảng phải có kế hoạch và đạt chỉ tiêu cụ thể về phát triển đảng viên trong từng năm học và xây dựng tổ chức cơ sở Đảng. b) Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường được công nhận vững mạnh về tổ chức, tiên tiến trong hoạt động ở địa phương. Điều 6. Tiêu chuẩn 2 - Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên 1. Hiệu trưởng và các phó Hiệu trưởng đạt tiêu chuẩn quy định theo Điều lệ trường trung học; thực hiện tốt quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường; được cấp quản lý giáo dục trực tiếp xếp loại từ khá trở lên theo quy định về chuẩn hiệu trưởng trường trung học. 2. Có đủ giáo viên các bộ môn đạt trình độ chuẩn đào tạo theo quy định, trong đó ít nhất có 30% giáo viên đạt tiêu chuẩn dạy giỏi từ cấp cơ sở trở lên; có 100% giáo viên đạt chuẩn loại khá trở lên theo quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. 3. Có đủ giáo viên hoặc viên chức phụ trách thư viện, phòng học bộ môn, phòng thiết bị dạy học được đào tạo hoặc bồi dưỡng về nghiệp vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia (Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Điều 5. Tổ chức và quản lý 1. Công tác quản lý a) Nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động năm học, học kỳ, tháng và tuần; có phương hướng phát triển từng thời kỳ; có biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạch đúng tiến độ. b) Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý công tác của giáo viên, nhân viên và công tác hành chính theo quy định trong Điều lệ trường tiểu học và Pháp lệnh Cán bộ, công chức. c) Quản lý và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất để phục vụ cho hoạt động dạy học và cho các hoạt động giáo dục khác. d) Lưu trữ đầy đủ và khoa học các hồ sơ, sổ sách phục vụ công tác quản lý của nhà trường. e) Thực hiện công tác quản lý tài chính theo đúng quy định. g) Không có giáo viên, cán bộ, nhân viên nào bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên. 4 2. Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng a) Hiệu trưởng - Có trình độ đào tạo từ trung học sư phạm trở lên. - Có ít nhất 5 năm dạy học (không kể thời gian tập sự). - Đã được tập huấn về chính trị, nghiệp vụ quản lý trường học. - Có phẩm chất đạo đức tốt; có lập trường, tư tưởng vững vàng. - Có năng lực chuyên môn. - Có năng lực quản lý trường học. - Có sức khỏe - Thực hiện tốt các nhiệm vụ của hiệu trưởng trường tiểu học. b) Phó hiệu trưởng - Có trình độ đào tạo từ trung học sư phạm trở lên. - Có ít nhất 3 năm dạy học (không kể thời gian tập sự). - Đã được tập huấn về chính trị, nghiệp vụ quản lý trường học. - Có phẩm chất đạo đức tốt; có lập trường, tư tưởng vững vàng. - Có năng lực chuyên môn - Có năng lực quản lý trường học. - Có sức khỏe - Thực hiện tốt các nhiệm vụ của phó hiệu trưởng trường tiểu học. 3. Các tổ chức, đoàn thể và hội đồng trong nhà trường a) Các tổ chức, đoàn thể và hội đồng trong nhà trường được tổ chức và hoạt động có hiệu quả b) Thực hiện tốt Quy chế dân chủ trong hoạt động của nhà trường. 4. Chấp hành sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền địa phương và của Phòng Giáo dục - Đào tạo a) Nhà trường thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng liên quan đến giáo dục tiểu học, chấp hành sự quản lý hành chính của chính quyền địa phương, đồng thời chủ động tham mưu cho cấp bộ Đảng và chính quyền địa phương về kế hoạch và các biện pháp cụ thể lãnh đạo hoạt động của nhà trường theo mục tiêu và kế hoạch giáo dục tiểu học. b) Nhà trường chấp hành sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ của Phòng Giáo dục và Đào tạo, báo cáo kịp thời tình hình giáo dục tiểu học ở địa phương cho Phòng Giáo dục và Đào tạo. Điều 6. Đội ngũ giáo viên 1. Số lượng và trình độ đào tạo a) Đảm bảo đủ số lượng và loại hình giáo viên theo quy định hiện hành. b) Đảm bảo dạy đủ các môn học bắt buộc ở tiểu học. c) Có ít nhất 90% số giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo, trong đó có ít nhất 20% số giáo viên trên chuẩn về trình độ đào tạo. d) Giáo viên Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật, Ngoại ngữ và Tin học chưa qua đào tạo sư phạm tiểu học phải được tập huấn và được cấp chứng chỉ sư phạm tiểu học. 5 2. Phẩm chất, đạo đức và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ a) Tất cả giáo viên có phẩm chất, đạo đức tốt, có trách nhiệm với học sinh. b) Có ít nhất 20% số giáo viên đạt danh hiệu dạy giỏi cấp huyện (quận, thị xã) trở lên. c) Có ít nhất 50% số giáo viên đạt danh hiệu dạy giỏi cấp trường. d) Không có giáo viên yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ. 3. Hoạt động chuyên môn a) Các tổ chuyên môn tổ chức hoạt động theo quy định. b) Nhà trường tổ chức định kỳ các hoạt động: trao đổi chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề, tham quan học tập kinh nghiệm ở các trường bạn và có báo cáo đánh giá cụ thể đối với mỗi hoạt động này. 4. Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng a) Có quy hoạch xây dựng đội ngũ, có kế hoạch bồi dưỡng để tất cả giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo. b) Thực hiện nghiêm túc chương trình bồi dưỡng thường xuyên và bồi dưỡng trong hè theo sự chỉ đạo của Bộ. c) Từng giáo viên có kế hoạch và thực hiện tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. 2. Về cơ sở vật chất kỹ thuật - Tại phần d, mục 2 nội dung thanh tra theo Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT, ngày 20 tháng 10 năm 2006 của bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo về việc Hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo. Diện tích khuôn viên, cảnh quan, môi trường sư phạm; Phòng học, phòng làm việc, phòng chức năng; Bàn ghế, đồ dùng dạy học, sách, thiết bị thực hành thí nghiệm, tình hình trang bị và sử dụng máy vi tính, việc kết nối mạng Internet… Sân chơi, bãi tập, nhà đa chức năng, dụng cụ thể dục thể thao, khu vực vệ sinh, khu để xe, khu vực nội trú, bán trú (nếu có). Việc bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật. - Thông tư liên tịch số: 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT ngày 16-6-2011 Về việc Hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông Điều 4. Kiểu dáng, màu sắc bàn ghế 1. Bàn ghế được thiết kế tối đa không quá hai chỗ ngồi. 6 2. Bàn và ghế rời nhau độc lập. 3. Bàn phải bố trí chỗ để đồ dùng học tập phù hợp với cấu trúc thiết kế. 4. Ghế có thể có tựa sau hoặc không có tựa sau phù hợp với lứa tuổi học sinh. 5. Các góc, cạnh của bàn ghế phải nhẵn đảm bảo thẩm mỹ, an toàn. 6. Bàn ghế sử dụng màu sắc đảm bảo tính thẩm mỹ và phải phù hợp với môi trường học tập của lứa tuổi học sinh. Điều 5. Vật liệu làm bàn ghế Mặt bàn, mặt ghế và chân bàn, chân ghế phải được làm bằng vật liệu cứng chịu lực, chịu được nước, không cong vênh, không độc hại. Điều 6. Kết cấu của bàn ghế 1. Bàn ghế được kết cấu chắc chắn, chịu được sự di chuyển thường xuyên. 2. Các ghép nối được liên kết chắc chắn, nhẵn, đẹp, bảo đảm an toàn cho người sử dụng. Điều 7. Nhãn bàn ghế Bàn ghế phải có nhãn theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa; nhãn được ghi rõ ràng, bền trong quá trình sử dụng và tối thiểu phải có những thông tin của tên sản phẩm, tên của nhà sản xuất (đối với bàn ghế nhập khẩu phải có tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu và phân phối), năm sản xuất, cỡ số của sản phẩm. Điều 8. Bố trí bàn ghế trong phòng học 1. Bàn ghế được bố trí phù hợp với đa số học sinh. Trong một phòng học có thể bố trí đồng thời nhiều cỡ số. 2. Khoảng cách từ mép sau của hàng bàn đầu đến bảng phải bảo đảm cho học sinh ngồi ở vị trí trong cùng và vị trí ngoài cùng của hàng bàn đầu có góc nhìn đến tâm bảng không nhỏ hơn 30 o và góc quay đầu tối đa không lớn hơn 60 o . - Tại chương VI, điều 43 và 44 của Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định: Điều 43. Địa điểm, diện tích của trường 7 1. Trường học là một khu riêng được đặt trong môi trường thuận lợi cho giáo dục. Trường phải có tường bao quanh, có cổng trường và biển trường. 2. Tổng diện tích sử dụng của trường tối thiểu đủ theo tiêu chuẩn quy định, đáp ứng yêu cầu tổ chức các hoạt động giáo dục. Điều 44. Các khối công trình của trường 1. Phòng học, phòng học bộ môn a) Phòng học: - Có đủ phòng học để học nhiều nhất là hai ca trong một ngày; - Phòng học được xây dựng theo tiêu chuẩn quy định; - Phòng học có đủ bàn ghế phù hợp với tầm vóc học sinh, có bàn ghế của giáo viên, có bảng viết và đủ điều kiện về ánh sáng, thoáng mát. b) Phòng học bộ môn: Thực hiện theo Quy định về tiêu chuẩn phòng học bộ môn do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. 2. Khối phục vụ học tập gồm nhà tập đa năng, thư viện, phòng hoạt động Đoàn - Đội, phòng truyền thống. 3. Khối hành chính - quản trị. Gồm phòng làm việc của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, văn phòng, phòng họp toàn thể cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường, phòng các tổ chuyên môn, phòng y tế trường học, nhà kho, phòng thường trực, phòng của các tổ chức Đảng, đoàn thể . 4. Khu sân chơi, bãi tập. Có diện tích ít nhất bằng 25% tổng diện tích sử dụng của trường, khu sân chơi có hoa, cây bóng mát và đảm bảo vệ sinh; khu bãi tập có đủ thiết bị luyện tập thể dục thể thao và đảm bảo an toàn. 5. Khu vệ sinh và hệ thống cấp thoát nước. 8 a) Khu vệ sinh được bố trí hợp lý theo từng khu làm việc, học tập cho giáo viên và học sinh, riêng cho nam, nữ, có đủ nước, ánh sáng, đảm bảo vệ sinh, không làm ô nhiễm môi trường; b) Có hệ thống cấp nước sạch, hệ thống thoát nước cho tất cả các khu vực theo quy định về vệ sinh môi trường. 6. Khu để xe: Bố trí hợp lý trong khuôn viên trường, đảm bảo an toàn, trật tự, vệ sinh. 7. Có hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin kết nối internet đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học. - Điều 7. Tiêu chuẩn 4 – Tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học Thông tư số: 47/2012/TT-BGDĐT về Ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia. 1. Thực hiện quy định công khai điều kiện dạy học, chất lượng giáo dục, quản lý tài chính, tài sản, tự chủ tài chính, các nguồn kinh phí được đầu tư, hỗ trợ của nhà trường theo qui định hiện hành. 2. Khuôn viên nhà trường được xây dựng riêng biệt, có tường rào, cổng trường, biển trường; các khu vực trong nhà trường được bố trí hợp lý, luôn sạch, đẹp. Đủ diện tích sử dụng để đảm bảo tổ chức các hoạt động quản lý, dạy học và sinh hoạt. a. Các trường nội thành, nội thị có diện tích sử dụng ít nhất từ 6m 2 /học sinh; b. Các trường khu vực nông thôn có diện tích sử dụng ít nhất từ 10m 2 /học sinh; c. Đối với trường trung học được thành lập từ sau năm 2001 phải bảo đảm có diện tích mặt bằng theo qui định hiện hành của Điều lệ trường trung học; 3. Có đầy đủ cơ sở vật chất theo quy định hiện hành của Điều lệ trường trung học. 4. Cơ cấu các khối công trình trong trường bao gồm: a. Khu phòng học, phòng bộ môn: a.1. Có đủ số phòng học cho mỗi lớp học (không quá 2 ca mỗi ngày); diện tích phòng học, bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên, bảng đúng quy cách; phòng học thoáng mát, đủ ánh sáng, an toàn; a.2. Có phòng y tế trường học đảm bảo theo quy định hiện hành về hoạt động y tế trong các trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; 9 b. Khu phục vụ học tập: b.1. Có các phòng học bộ môn đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của Qui định về phòng học bộ môn; phòng thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm với đầy đủ trang thiết bị dạy học; b.2. Có thư viện theo tiêu chuẩn quy định về tổ chức và hoạt động của thư viện trường học, chú trọng phát triển nguồn tư liệu điện tử gồm: tài liệu, sách giáo khoa, giáo án, câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra, đề thi .; cập nhật thông tin về giáo dục trong và ngoài nước đáp ứng yêu cầu tham khảo của giáo viên và học sinh; b.3. Có phòng truyền thống; khu luyện tập thể dục thể thao; phòng làm việc của Công đoàn; phòng hoạt động của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh đối với trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học; c. Khu văn phòng: Có phòng làm việc của Hiệu trưởng, phòng làm việc của từng phó Hiệu trưởng, văn phòng nhà trường, phòng họp hội đồng giáo dục nhà trường, phòng họp từng tổ bộ môn, phòng thường trực, kho; d. Khu sân chơi sạch, đảm bảo vệ sinh và có cây bóng mát; e. Khu vệ sinh được bố trí hợp lý, riêng cho giáo viên, học sinh nam, học sinh nữ, không làm ô nhiễm môi trường ở trong và ngoài nhà trường; g. Có khu để xe cho giáo viên, cho từng khối lớp hoặc từng lớp trong khuôn viên nhà trường, đảm bảo trật tự, an toàn; h. Có đủ nước sạch cho các hoạt động dạy học, nước sử dụng cho giáo viên, học sinh; có hệ thống thoát nước hợp vệ sinh; 4. Có hệ thống công nghệ thông tin kết nối internet đáp ứng yêu cầu quản lý và dạy học; có Website thông tin trên mạng internet hoạt động thường xuyên, hỗ trợ có hiệu quả cho công tác dạy học và quản lý nhà trường. - Điều 7. Tài sản trường chuyên Quy chế Tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên (Ban hành kèm theo Thông tư số: 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15/02/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) Trường chuyên được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị như các trường THPT theo quy định đối với trường chuẩn quốc gia, ngoài ra còn được đầu tư: 10 . Hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở giáo dục khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo. • Thông tư liên tịch số: 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT. nội dung thanh tra theo Thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT, ngày 20 tháng 10 năm 2006 của bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo về việc Hướng dẫn thanh tra toàn diện

Ngày đăng: 02/09/2013, 12:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w