1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CP ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KỸ THUẬT TP.HCM

54 114 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

Ngoài những kết quả về tài chính nêutrên, điều có ý nghĩa lớn trong năm 2009 là CII đã triển khai thực hiện nhiều dự án quantrọng có vốn đầu tư tương đối lớn, qua đó đã khẳng định được v

Trang 1

CTY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số : 181/2010/CV-CII TP Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 03 năm 2010

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

Tên tổ chức niêm yết: CƠNG TY CP ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KỸ THUẬT TP.HCM

MỤC LỤC

I Thư ngỏ của Chủ tịch Hội đồng Quản trị 2

II Giới thiệu cơng ty 3

1 Quá trình hình thành và phát triển 3

2 Ngành nghề kinh doanh 3

3 Tình hình hoạt động 4

4 Định hướng phát triển 7

III Báo cáo của Hội đồng Quản trị 7

1 Những nét nổi bật của kết quả hoạt động trong năm 2009 7

2 Tình hình thực hiện so với kế hoạch 8

3 Những thay đổi chủ yếu trong năm 8

4 Triển vọng và kế hoạch tương lai 9

IV Báo cáo của Ban Giám đốc 10

1 Báo cáo tình hình tài chính 10

2 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 11

3 Những tiến bộ cơng ty đã đạt được 12

4 Những sự kiện nổi bật trong năm 2009 14

6 Kế hoạch phát triển trong tương lai 15

V.Kế hoạch hoạt động năm 2010: 15

VI Các cơng ty cĩ liên quan 16

VII Tổ chức và nhân sự 17

VIII Thơng tin cổ đơng và quản trị cơng ty 20

IX Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2009 (đã kiểm tốn) 25

Trang 2

I THƯ NGỎ CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Kính thưa quý vị,

Năm 2009 nền kinh tế của thế giới vẫn chưa thực sự vượt qua cơn khủng hoảng, trong khi

đó nền kinh tế nước ta mới chỉ bắt đầu hồi phục Đây thực sự là một năm đầy thách thứcđối với doanh nghiệp Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, Công ty CII đã có nhiều nỗ lực đểvượt qua khó khăn và đạt được những kết quả nhất định, đồng thời vẫn duy trì tốt tiến độđầu tư các dự án đã được triển khai trước đây Công ty đã thực hiện đạt và vượt các chỉtiêu do Đại hội đồng cổ đông thông qua, cụ thể doanh thu tăng 47,5% so với năm 2008 vàvượt 67,7% so với chỉ tiêu kế hoạch năm 2009 Ngoài những kết quả về tài chính nêutrên, điều có ý nghĩa lớn trong năm 2009 là CII đã triển khai thực hiện nhiều dự án quantrọng có vốn đầu tư tương đối lớn, qua đó đã khẳng định được vị thế của Công ty tronglĩnh vực đầu tư cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh

Là một tổ chức đầu tư tài chính trong lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng, do đó hầu hết các dự

án đầu tư đều có quy mô vốn đầu tư lớn và thời gian hoàn vốn dài, nhưng Công ty vẫnphải đảm bảo duy trì tính thanh khoản của dòng tiền đồng thời chi trả cổ tức hợp lý cho cổđông Đây thực sự là thách thức không nhỏ đối với Hội đồng Quản trị và Ban Điều hànhCông ty Tuy nhiên, với chính sách đầu tư phù hợp, thực hiện phương châm “lấy ngắnnuôi dài”, trong 8 năm qua, Công ty vừa đảm bảo mức chi trả cổ tức cho cổ đông ngàycàng tốt hơn, vừa hình thành được một danh mục đầu tư tương đối tốt với tổng vốn thamgia đầu tư khoảng 9.000 tỷ đồng, trong đó hầu hết là những dự án giao thông trọng điểmcủa thành phố Đây là nền tảng quan trọng cho bước phát triển sắp tới của Công ty Tuynhiên, so với nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng của thành phố thì số dự án trên vẫn cònchiếm tỷ trọng khiêm tốn Điều đó đồng nghĩa với cơ hội đầu tư của CII vẫn còn rất lớn

và đòi hỏi Công ty cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa

Trân trọng kính chào

Trang 3

II GIỚI THIỆU CÔNG TY:

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những tiền đề quan trọng để thúc đẩy pháttriển kinh tế xã hội của Tp.Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh thành trong cả nước CII vinh

dự được góp sức vào quá trình đó

1 Quá trình hình thành và phát triển:

 Việc thành lập: Trước nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuậtngày càng gia tăng của thành phố Hồ Chí Minh, trong khi nguồn vốn ngân sách Nhà nước

và nguồn vốn tín dụng vẫn còn hạn chế, tháng 12/2001 Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng

Kỹ thuật Tp.HCM (CII) đã được thành lập với tư cách là một tổ chức đầu tư tài chính,hoạt động theo mô hình công ty cổ phần đại chúng Việc ra đời của CII đã góp phần thựchiện chủ trương xã hội hoá đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của Nhà nước, thông qua việchình thành một kênh huy động vốn trung và dài hạn của các tổ chức tài chính, cũng nhưvốn nhàn rỗi trong dân và các thành phần kinh tế khác

 Ngày 24/01/2007, khối lượng trái phiếu chuyển đổi trên được niêm yết trên HOSEvới mã chứng khoán BCI40106

 Ngày 05/11/2007, CII niêm yết thêm 10 triệu cổ phiếu trên HOSE

 Ngày 15/09/2009, 131,5 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi mà CII đã phát hành trongnăm 2006 đã được chuyển đổi thành 9.994.000 cổ phiếu Số lượng cổ phiếu nàycùng 60.000 cổ phiếu được phát hành theo chương trình lựa chọn cho người laođộng (Esop) cũng đã được niêm yết trên HOSE vào ngày 30/09/2009

 Các sự kiện khác: Ngày 09/07/2007 CII đã thực hiện phát hành riêng lẻ 500 tỷ đồngtrái phiếu doanh nghiệp với lãi suất 10,3%/năm, kỳ hạn 7 năm

 Sau trên 8 năm hoạt động, Công ty đã quyết định đầu tư khoảng 9.000 tỷ đồng, chủyếu vào các dự án cơ sở hạ tầng của thành phố và từng bước mở rộng đầu tư ra các tỉnhbạn Đến nay, thương hiệu là nhà đầu tư tài chính trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng của Công

ty đã được khẳng định

2 Ngành nghề kinh doanh:

 Đầu tư xây dựng, khai thác, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật đô thị theo phương thứchợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT); hợp đồng xây dựng –chuyển giao (BT)

 Nhận quyền sử dụng đất để xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê, đầu tư xây dựng

cơ sở hạ tầng theo quy hoạch, xây dựng nhà ở để chuyển quyền sử dụng đất

 Sản xuất, mua bán các thiết bị chuyên dùng trong lĩnh vực thu phí giao thông vàxây dựng

 Dịch vụ thu phí giao thông

 Kinh doanh nhà ở Tư vấn đầu tư Tư vấn tài chính

3

Trang 4

 Xây dựng công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình giao thông,công trình đường ống cấp thoát nước San lấp mặt bằng.

 Dịch vụ thiết kế, trồng, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh, hòn non bộ

 Thu gom rác thải

 Kinh doanh nhà vệ sinh công cộng, nhà vệ sinh lưu động

 Cung cấp nước sạch

 Dịch vụ sữa chữa, bảo dưỡng và rửa xe ô tô, xe gắn máy

 Đại lý kinh doanh xăng, dầu, nhớt

 Cho thuê kho, bãi

3 Tình hình hoạt động:

Hoạt động thu phí giao thông:

Ngay khi thành lập, Công ty đã ký hợp đồng nhận chuyển nhượng quyền thu phí giaothông 2 tuyến đường Điện Biện Phủ và Kinh Dương Vương với giá trị chuyển nhượng

là 1.000 tỷ đồng trong thời gian 9 năm, sau đó do tốc độ tăng xe không như dự kiếnnên đã được điều chỉnh thành 12 năm (đến hết năm 2013) Đến tháng 3 năm 2004, sau

18 tháng, Công ty đã hoàn trả xong cho ngân sách TP số tiền trên

Trong quá trình triển khai hoạt động thu phí, Công ty luôn tổ chức duy tu bảo dưỡng 2tuyến đường kịp thời, không để những hư hỏng lớn xảy ra, đồng thời tổ chức chăm sóccây xanh dọc theo 2 tuyến đường luôn xanh tươi Do những kết quả đạt được tốt trongcông tác quản lý thu phí các tuyến đường trên, UBND Thành phố đã tín nhiệm giaotiếp cho Công ty thực hiện các hoạt động thu phí bao gồm:

 Thực hiện thu phí kể từ ngày 01/07/2009 để hoàn vốn đầu tư cho dự án BOT cầuBình Triệu 2, phần 1 – giai đoạn 2

 Ứng vốn đầu tư cầu Rạch Chiếc 1.000 tỷ đồng và được quyền thu phí giao thôngtrên tuyến Xa lộ Hà Nội trong vòng 12 năm, kể từ ngày 01/01/2014 (sau khi hoànthành thu phí dự án Điện Biên Phủ và Kinh Dương Vương vào cuối năm 2013).Thời gian quản lý, thu phí sẽ được điều chỉnh nếu có các trường hợp : (1) Doanhthu thu phí giao thông của Công ty tăng hoặc giảm trên 10% so với phương án tàichính của dự án; (2) Lãi suất vay vốn đầu tư có thay đổi lớn …

 Dự án BOT mở rộng Xa lộ Hà Nội: CII sẽ triển khai thực hiện thu phí hoàn vốnBOT cho dự án này ngay sau khi kết thúc Hợp đồng chuyển nhượng quyền quản lýthu phí giao thông trên xa lộ Hà Nội (hoàn vốn đầu tư cầu Rạch Chiếc)

Để đạt được các kết quả nêu trên, Công ty đã đề ra nhiều biện pháp quản lý thu phínhư sau :

 Triển khai phương thức thu phí bán tự động và tự động trên cơ sở công nghệ mãvạch thay cho phương thức thu phí thủ công trước đây Đây là đơn vị đầu tiêntrong cả nước áp dụng công nghệ này Đến nay, hệ thống này đã vận hành khá tốt.Việc đưa hệ thống thu phí này vào hoạt động đã góp phần kiểm soát chặt chẽ, ngănngừa các hiện tượng tiêu cực Mặt khác đã giảm được một lực lượng lao động khálớn, tạo ra vẻ mỹ quan cho các cửa ngõ của Thành phố và tạo sự tiện lợi cho kháchhàng

Trang 5

 Thành lập Xí nghiệp thu phí trực thuộc Công ty nhằm mục đích chuyên môn hoáhoạt động thu phí, nâng cao tính chủ động và kiểm soát chặt chẽ công tác thu phí.Thông qua việc thành lập Xí nghiệp, công tác bố trí lao động đã được thực hiệnhợp lý hơn, từ đó đã góp phần tinh giảm được hơn 50% nhân viên thu phí, nângcao thu nhập cho người lao động Mặt khác đã giúp các bộ phận nghiệp vụ củacông ty có điều kiện tập trung nhiều hơn vào công tác đầu tư do toàn bộ các nghiệp

vụ liên quan đến thu phí đã chuyển về Xí nghiệp

 Triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO nhằm mụcđích tiêu chuẩn hoá toàn bộ công tác quản lý thu phí, nâng cao tính chủ động vàtinh thần trách nhiệm của nhân viên thu phí.Thông qua thực hiện tiêu chuẩn ISOtrong hoạt động thu phí, đến nay quy trình thu phí đã được hoàn chỉnh, trách nhiệmcủa từng bộ phận đã được xác định cụ thể và rõ ràng

Từ ngày 28/08/2009, trạm thu phí Xa lộ Hà Nội di dời về địa điểm mới Việc di dờinày là phù hợp với quá trình Công ty đang đầu tư cho nhiều dự án tại khu vực này.Công ty CII vẫn xác định thu phí giao thông là một trong những hoạt động quan trọngtrong tương lai vì đây là một phương thức thu hồi vốn phù hợp với hình thức đầu tưBOT đối với các dự án cầu đường giao thông và cũng phù hợp với chủ trương xã hộihóa đầu tư của nhà nước

Tóm lại, sau 8 năm hoạt động, hoạt động thu phí của Công ty đã đi vào ổn định, từngbước chuyên nghiệp hoá và đã tạo ra được thương hiệu trong lĩnh vực thu phí giaothông Điều này, không những tạo ra nguồn thu nhập ổn định, tạo ra uy tín cho công ty

để mở rộng hoạt động đầu tư mà còn khẳng định thành công của một chủ trương lớncủa thành phố trong việc xã hội hoá đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật bằng nguồn vốn củacông chúng

Hoạt động đầu tư:

Năm 2009, mặc dù tình hình đầu tư của thành phố chỉ đang bắt đầu hồi phục, tuynhiên Công ty vẫn tiếp tục duy trì hoạt động đầu tư tương đối tốt, đặc biệt là việc triểnkhai một số dự án có tầm chiến lược đối với Công ty

Sau 8 năm hoạt động, Công ty đã hình thành được danh mục các dự án đầu tư baogồm 3 lĩnh vực: dự án cơ sở hạ tầng, dự án bất động sản và đầu tư tài chính

a) Đầu tư các dự án cơ sở hạ tầng:

Thực hiện định hướng phát triển trở thành một Công ty đầu tư tài chính trong lĩnh vực

hạ tầng, trên cơ sở hoạt động thu phí giao thông làm nền tảng, Công ty đã tham giađầu tư vốn để thực hiện đầu tư các dự án phát triển hạ tầng trọng điểm của thành phốthông qua các hình thức sau đây :

 Thực hiện hình thức chủ đầu tư dự án đối với các dự án sau đây :

o Dự án mua lại quyền thu phí 2 tuyến đường Điện Biên Phủ và Kinh DươngVương trị giá 1.000 tỷ đồng

o Dự án BOT cầu Bình Triệu 2, giai đoạn 2 có tổng mức đầu tư khoảng 1.254 tỷđồng (không bao gồm chi phí đền bù giải tỏa)

o Dự án BOT mở rộng Xa lộ Hà Nội với tổng vốn đầu tư khoảng 2.286,88 tỷđồng (không bao gồm chi phí đền bù giải tỏa)

o Dự án mở rộng Liên tỉnh lộ 25B với tổng vốn đầu tư khoảng 612 tỷ đồng

5

Trang 6

 Tham gia sáng lập thành lập các Công ty cổ phần mới để triển khai các dự án pháttriển cơ sở hạ tầng như :

o Dự án cầu Phú Mỹ với tổng vốn đầu tư khoảng 2.200 tỷ đồng

o Dự án cầu Đồng Nai với tổng vốn đầu tư khoảng 1.255 tỷ đồng

o Dự án mở rộng QL 1A đoạn qua Phan Rang Tháp Chàm với tổng vốn đầu tưkhoảng 600 tỷ đồng

o Dự án nhà máy nước kênh Đông với tổng vốn đầu tư khoảng 1.305 tỷ đồng

o Dự án nhà máy nước Thủ Đức với tổng vốn đầu tư khoảng 1.547 tỷ đồng

o Dự án nhà máy nước Đồng Tâm (Tiền Giang) với tổng vốn đầu tư khoảng1.412 tỷ đồng

o Dự án xây dựng cụm công nghiệp ô tô Hòa Phú

o Dự án Khu công nghệ cao Sàigòn

 Thực hiện ứng vốn thi công cầu Rạch Chiếc với tổng vốn là 1.000 tỷ đồng

b) Đầu tư các dự án bất động sản :

Nhằm tạo ra nguồn thu trong ngắn hạn và trung hạn phục vụ cho hoạt động đầu tư hạtầng, Công ty đã đầu tư các dự án bất động sản sau :

 Hình thức chủ đầu tư :

o Dự án cao ốc 152 Điện Biên Phủ với tổng vốn đầu tư khoảng 1.296 tỷ đồng

o Dự án Khu dân cư Tân An Hội với tổng vốn đầu tư khoảng 4.090 tỷ đồng

o Dự án khu tái định cư Tam Tân với tổng vốn đầu tư khoảng 1.012 tỷ đồng

 Hình thức hợp tác đầu tư :

o Dự án chung cư 155 Nguyễn Chí Thanh với tổng vốn đầu tư khoảng 165 tỷđồng

o Dự án cao ốc 70 Lữ Gia với tổng vốn đầu tư khoảng 570 tỷ đồng

o Dự án cao ốc Diamond Riverside (Quận 8) với tổng vốn đầu tư khoảng 2.675 tỷđồng

c) Đầu tư tài chính

Ngoài việc đầu tư vào các dự án ở 2 lĩnh vực trên, Công ty CII còn tham gia hoạt độngkinh doanh chứng khoán và kinh doanh tiền tệ thông qua cổ đông sáng lập Công ty cổphần chứng khoán TP Hồ Chí Minh, mua cổ phần của Ngân hàng TMCP Việt Á vàmột số Công ty có tiềm năng phát triển khác

Thông qua đầu tư vào các dự án nêu trên, Công ty đã hình thành được một danh mục

dự án đầu tư tương đối ổn định và lâu dài Hầu hết các dự án nêu trên đều sẽ khai tháctrong một vài năm tới và hứa hẹn mức lợi nhuận đạt được tương đối khá Điều quantrọng và có ý nghĩa hơn là Công ty CII đã góp phần tạo ra một phương thức đầu tư vàocác dự án hạ tầng bằng các nguồn vốn cổ phần và nguồn vốn khác ngoài ngân sách

Trang 7

4 Định hướng phát triển

 Tầm nhìn:

Phát triển Công ty thành một tổ chức đầu tư tài chính lớn trong lĩnh vực đầu tư phát triển

cơ sở hạ tầng trong đó thu phí giao thông vừa là một hoạt động lâu dài, vừa là một công

cụ để thực hiện việc đầu tư tài chính Từng bước xây dựng công ty thành một doanhnghiệp có sức cạnh tranh cao trong lĩnh vực đầu tư và hưởng lợi từ việc đầu tư các dự án

hạ tầng kỹ thuật và xã hội Trong quá trình phát triển, tuỳ theo điều kiện thuận lợi, Công

ty sẽ mở rộng phạm vi hoạt động ra các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và

cả nước

 Các mục tiêu chủ yếu của Công ty:

o Tham gia quá trình xã hội hoá lĩnh vực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thịcủa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, trong đó đặc biệt là đầu tư xây dựng hệthống giao thông đô thị

o Góp phần nâng cao hiệu quả của công cuộc đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thịthông qua việc hình thành một công cụ tài chính có năng lực huy động vốn của thànhphố, một đơn vị chuyên ngành đầu tư phát triển và khai thác cơ sở hạ tầng

o Hình thành một kênh huy động vốn đầu tư mới, huy động vốn đầu tư trung và dài hạncủa các tổ chức tài chính, thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân và các thành phầnkinh tề để đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật

 Chiến lược phát triển trung và dài hạn

Công ty sẽ phát triển thành một tập đoàn tài chính đầu tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng.Ngoài những lĩnh vực đã đầu tư như cầu đường giao thông, sản xuất nước sạch, hạ tầngkhu công nghiệp, Công ty sẽ mở rộng đầu tư sang các lĩnh vực như: thuỷ điện nhỏ, thoátnước, viễn thông, cảng biển, bãi đậu xe, xử lý rác

Với định hướng chiến lược phát triển Công ty CII thành mô hình công ty mẹ - công tycon, CII dự kiến sẽ thoát vốn tất cả các khoản đầu tư vào các công ty mà CII sở hữudưới 51% vốn điều lệ, đồng thời thoát vốn để hiện thực hóa lợi nhuận và giảm tỷ lệ sởhữu của các công ty mà CII sở hữu trên 51% xuống còn 51%

III BÁO CÁO CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

1 Những nét nổi bật của kết quả hoạt động trong năm 2009 (lợi nhuận, tình hình tài

chính của công ty tại thời điểm cuối năm….)

Năm 2009 là năm đánh dấu bước phát triển vượt bậc của Công ty CII trong mọi lĩnh vực.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tăng trưởng bằng hơn 200% so với năm 2008.Đồng thời, năm 2009 là năm mở ra một thời kỳ mới khi CII làm chủ đầu tư 100% các dự

án cơ sở hạ tầng, bất động sản và bắt đầu triển khai hàng loạt dự án lớn, tạo đà phát triểncho các năm sau Những điểm nổi bật trong hoạt động năm 2009 của CII:

 Tình hình hoạt động đầu tư đạt được nhiều kết quả đáng kể, trong đó đặc biệt là việckhởi công nhiều dự án quan trọng và việc đẩy nhanh tiến độ thi công một số dự án chiếnlược điểm nổi bật là một số dự án do Công ty làm chủ đầu tư đã được triển khai khá tốt,điều này phản ảnh khả năng quản lý dự án đầu tư đã được nâng lên đáng kể Một số dự ánquan trọng đã hoàn thành, tạo điều kiện cho Công ty thu được lợi nhuận thông qua việcchuyển nhượng vốn

7

Trang 8

 Ngoài việc đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư trong năm 2009, công ty đã tích cực đàm phánviệc vay vốn ngân hàng và đã ký một số hợp đồng vay vốn dài hạn với số vốn tương đốilớn nhằm chuẩn bị vốn cho một số dự án chiến lược dự kiến sẽ giải ngân trong thời giantới Tình hình thanh khoản của Công ty vẫn được đảm bảo tốt.

 Tình hình hoạt động thu phí giao thông vẫn được duy trì và vẫn đảm bảo mức lợinhuận mong muốn

 Trong bối cảnh thị trường vẫn chưa thực sự phục hồi nhưng công ty vẫn đạt được mứclợi nhuận tương đối khá Việc vẫn đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án chiến lược có quy

mô lớn, đồng thời vẫn tạo ra lợi nhuận nhằm đảm bảo mức cổ tức cho cổ đông là sự nỗlực lớn của Công ty trong năm qua

Tình hình kết quả tài chính năm 2009 như sau:

Trong đó:

 Doanh thu thu phí và dịch vụ: 202.590.233.926 đồng

 Doanh thu đầu tư và tài chính: 317.184.395.498 đồng

 Chi phí: 178.255.924.973 đồng

 Lãi trong công ty liên kết: 15.010.448.003 đồng

 Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ: 315.915.612.260 đồng

2 Tình hình thực hiện so với kế hoạch (tình hình tài chính và lợi nhuận so với kế

hoạch):

Chỉ tiêu

Kế hoạch năm 2009

Thực hiện năm 2009

So với KH năm

Lợi nhuận trước thuế 174,401,000,000 356,529,152,454 +104.43%Lợi nhuận sau thuế 156,049,000,000 316,247,601,394 +102.66%Lợi nhuận trước thuế đạt 356.529.152.454 đồng, tăng 143,98% so với năm 2008 và đạt

204,43% so với chỉ tiêu kế hoạch Lợi nhuận sau thuế đạt 316.247.601.394 đồng, đạt202,66% kế hoạch năm và tăng 138,49% so với năm 2008

3 Những thay đổi chủ yếu trong năm: Trong năm 2009, Công ty đã thực hiện ký kết

thêm một số dự án đầu tư cơ sở hạ tầng có tính chiến lược, góp phần gia tăng nguồn thunhập của công ty trong tương lai

 Ngày 31/03/2009, Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao Dự án cầu đườngBình Triệu 2 (phần 1 – giai đoạn 2) số 01/2009/HĐ-BOT giữa Sở Giao thông Vận tảiTp.HCM và Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Tp.HCM (CII) đã được ký kết vớitổng mức đầu tư dự án ước tính 230,66 tỷ đồng, bao gồm:

 Tiểu dự án 2: từ mố bắc cầu Bình Triệu đến vòng xoay Đài Liệt sĩ

Trang 9

Bao gồm xây dựng cầu Bình Triệu mới và cải tạo nâng cấp một số đoạn đường quanhbến xe miền Đông Các hạng mục xây dựng này đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.Công ty CII đã ứng vốn để Uỷ Ban Nhân dân (UBND) Thành phố hoàn trả kinh phícho đơn vị đầu tư xây dựng cũ (Cienco 5)

 Tiểu dự án 3: sửa chữa nâng cấp cầu Bình Triệu cũ

 Xây dựng nửa trạm thu phí trên Quốc lộ 13, thu phí qua cầu Bình Triệu cũ

Tổng mức đầu tư này không bao gồm thuế VAT và chi phí lãi vay trong thời gian thicông

Tổng thời gian khai thác thu phí hoàn vốn cho dự án cầu đường Bình Triệu 2 (phần 1– giai đoạn 2) của Công ty CII khoảng 5 năm 3 tháng

 Ngày 19/05/2009: Hợp đồng ứng vốn đầu tư công trình xây dựng đường Liên tỉnh lộ25B (giai đoạn 2) đã được ký kết giữa Uỷ Ban Nhân dân Tp.HCM và Công ty CII Tổngchi phí đầu tư (chưa bao gồm lãi phát sinh trong thời gian đầu tư) ước tính là 612,450 tỷđồng Mục tiêu đầu tư của dự án là xây dựng đường Liên tỉnh lộ 25B (giai đoạn 2) để phùhợp với quy hoạch và kịp tiến độ kết nối với các dự án trọng điểm của thành phố Hồ ChíMinh cũng như trong khu vực nói chung, cụ thể: đáp ứng khả năng lưu thông phục vụ choCảng Cát Lái đã được nâng cấp và mở rộng theo chủ trương di dời các Cảng nằm trong trungtâm thành phố; đảm bảo tiếp nhận lượng xe lưu thông qua cầu Phú Mỹ, xe lưu thông qua Đại

lộ Đông Tây

 Ngày 26/11/2009, Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao Dự án mở rộng

Xa lộ Hà Nội số 03/2009/HĐ-BOT giữa Sở Giao thông Vận tải Tp.HCM và Công ty Cổphần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Tp.HCM (CII) đã được ký kết với tổng mức đầu tư (khôngbao gồm lãi vay trong thời gian thi công, chi phí sử dụng vốn và thuế VAT) ước tính gần2.288 tỷ đồng Điểm đầu của dự án kết nối với dự án đầu tư xây dựng cầu Sài Gòn II (tạiđiểm giao cắt xa lộ Hà Nội với đường Quốc Hương – Km0+300), thuộc địa bàn quận 2,thành phố Hồ Chí Minh Điểm cuối: Kết nối với dự án xây dựng cầu Đồng Nai mới, tạingã 3 xa lộ Hà Nội – Tỉnh lộ 743 (khoảng KM 1873 + 891, lý trình Quốc lộ 1 A), thuộcđịa bàn huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương Tổng chiều dài tuyến: 15,7 Km

Công ty CII sẽ triển khai thực hiện thu phí hoàn vốn BOT của hợp đồng này ngay saukhi kết thúc Hợp đồng chuyển nhượng quyền quản lý thu phí giao thông trên xa lộ HàNội (hoàn vốn đầu tư cầu Rạch Chiếc)

4 Triển vọng và kế hoạch trong tương lai:

 Về lĩnh vực đầu tư: Công ty vẫn xác định lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật là chủlực Hiện nay, các dự án dài hạn đã triển khai thuộc các lĩnh vực cầu, đường, cung cấpnước, hạ tầng KCN Thời gian tới, Công ty sẽ cùng các đối tác tập trung hoàn thành đúngtiến độ để đưa các công trình đã triển khai vào khai thác, đồng thời mở rộng đầu tư thêmcác lĩnh vực khác như thuỷ điện, xử lý rác, hầm để xe… Trong lĩnh vực địa ốc sẽ tìmkiếm các dự án xây dựng cao ốc văn phòng cho thuê, các dự án khu dân cư mới…

 Về hình thức đầu tư: tiếp tục triển khai các hình thức đầu tư như BOT, BOO đối vớicác dự án dài hạn và hình thức hợp tác đầu tư đối với các dự án địa ốc

 Về nguồn vốn đầu tư: Để đảm bảo nguồn vốn, Công ty sẽ đa dạng hoá hình thức huyđộng nhằm phân tán rủi ro và đạt hiệu quả cao Công ty tiếp tục mở rộng việc vay dài hạncác ngân hàng, phát hành trái phiếu Công ty và từng bước tiếp cận với các nguồn vốn vay

9

Trang 10

ưu đãi của nước ngoài Ngoài ra, Công ty sẽ cùng với các đối tác nghiên cứu hình thứcphát hành trái phiếu dự án

 Về địa bàn đầu tư: trong thời gian tới, Công ty sẽ mở rộng địa bàn đầu tư ra các vùnglân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, Cần Thơ, Ninh Thuận, Bình Thuận …

1 Báo cáo tình hình tài chính

Năm 2009, mặc dù nền kinh tế chỉ mới bắt đầu hồi phục qua cơn khủng hoảng vào năm

2008 nhưng tình hình tài chính của Công ty vẫn giữ ổn định và lành mạnh thông qua cáckết quả về doanh thu, lợi nhuận và các chỉ tiêu tài chính cơ bản

 Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu

Chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Chỉ tiêu về cơ cấu vốn

Chỉ tiêu về năng lực hoạt động

Chỉ tiêu về khả năng sinh lời

 Tỷ lệ LN sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE) 16,99% 26,21%

 Hệ số về khả năng thanh toán được cải thiện dần qua các năm, năm 2008 là 0,63 vànăm 2009 là 1,92

 Tỷ số nợ phải trả/tổng tài sản cho thấy công ty đã sử dụng một lượng vốn vay đáng

kể Đó là do đặc điểm hoạt động của Công ty CII là đầu tư vào các dự án cơ sở hạtầng nên tổng mức đầu tư thường rất lớn, cơ cấu vay vốn thường chiếm khoảng80% tổng mức đầu tư

 Doanh thu trên tổng tài sản không lớn là do đặc thù hoạt động kinh doanh của CIIban đầu cần phải đầu tư hạ tầng kỹ thuật tương đối lớn mà nguồn thu thường kéodài và khá ổn định, không có nhiều đột biến Tuy nhiên, tỷ lệ lợi nhuận sauthuế/Doanh thu thuần tăng trưởng dần qua các năm như sau: 37,79 % năm 2008 và61,15 % năm 2009

Trang 11

 Tương tự như chỉ số Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần thì tỷ lệ ROA và

ROE cũng tăng trưởng đều qua các năm và đặc biệt trong năm 2009, tỷ lệ này tăng

hơn 2 lần so với năm 2008 là do lợi nhuận sau thuế năm 2009 tăng mạnh, hơn gấp

2 lần so với năm 2008

 Giá trị sổ sách tại thời điểm 31/12 của năm báo cáo: 24.106 đồng/cổ phiếu

 Tổng số cổ phiếu: 50.054.000 cổ phiếu phổ thông, trong đó 60.000 cổ phiếu của

chương trình Esop (cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động)

 Tổng số trái phiếu đang lưu hành: 5.000.000 trái phiếu doanh nghiệp (mệnh giá:

100.000 đồng/trái phiếu)

 Số lượng cổ phiếu đang lưu hành (tính đến 31/12/2009): 50.054.000 cổ phiếu phổ

thông

 Cổ tức chia cho các cổ đông: 20%

2 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Phân tích tổng quan về hoạt động của công ty so với kế hoạch và các kết quả hoạt động

sản xuất kinh doanh trước đây:

Khoản mục Thực hiện năm

2008

Thực hiện năm 2009

Kế hoạch năm 2009

So với năm 2008

So với KH năm 2009

Doanh thu 352,259,460,644 519,774,629,424 309,970,000,000 147.55% 167.69%

- DT thu phí và dịch vụ 229,045,847,362 202,590,233,926 88.45%

- DT đầu tư và tài chính 123,213,613,282 317,184,395,498 257.43%

Chi phí 205,959,121,508 178,255,924,973 135,569,000,000 86.55% 131.49%Lợi nhuận công ty liên

Lợi nhuận trước thuế 146,300,339,136 356,529,152,454 174,401,000,000 243.70% 204.43%Lợi nhuận sau thuế 132,780,027,853 316,247,601,394 156,049,000,000 238.17% 202.66%

11

Trang 12

0 100000

 Doanh thu tăng 47,55% so với năm 2008 và vượt 67,69% so với kế hoạch năm 2009,chủ yếu là do tăng doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính

 Chi phí thực hiện năm 2009 tăng 31,49% so với kế hoạch và bằng 86,55% so với năm

2008 Nguyên nhân chính dẫn đến tăng chi phí là do chi phí quản lý và chi phí tài chínhtăng

 Lợi nhuận sau thuế tăng 138,17% so với năm 2008 và tăng 102,66% so với kế hoạch.Tình hình kinh tế năm 2009 vẫn còn nhiều khó khăn nhưng qua kết quả hoạt động sảnxuất kinh doanh kể trên đã cho thấy rõ nỗ lực lớn của Hội đồng Quản trị và Ban điều hànhCông ty trong việc hoàn thành vượt chỉ tiêu kế hoạch năm

3 Những tiến bộ công ty đã đạt được

- Về hoạt động thu phí giao thông: Đến nay, hệ thống thu phí bán tự động và tự động (baogồm hệ thống tự động bằng tia hồng ngoại và hệ thống nhận sóng radio) vẫn được vận hànhkhá tốt góp phần kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo giải quyết nhanh chóng xe qua trạm, không bị

ùn tắc Mặt khác, trình độ chuyên mộn và các kỹ năng của nhân viên thu phí đã được nânglên do đó đã tạo được uy tín với khách hàng về chất lượng dịch vụ thu phí Công tác kiểm tra,giám sát thường xuyên được thực hiện, nhất là công tác hậu kiểm đã góp phần nâng cao tinhthần trách nhiệm của nhân viên, đồng thời kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm của kháchhàng, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO đãđược tổ chức đánh giá tái chứng nhận theo phiên bản mới góp phần hoàn thiện quy trình quản

lý quản lý thu phí

- Về hoạt động đầu tư: mặc dù tình hình đầu tư của thành phố trong năm 2009 chỉ đang bắtđầu hồi phục nhưng Công ty vẫn tiếp tục duy trì hoạt động đầu tư tương đối tốt, đặc biệt làviệc triển khai một số dự án có tầm chiến lược đối với Công ty Đến nay, hoạt động đầu tưcủa Công ty vẫn tiếp tục tập trung vào 3 lĩnh vực cơ sở hạ tầng, bất động sản và đầu tư tàichính

Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng :

Trang 13

Nhóm dự án sản xuất nước sạch: bao gồm 3 dự án: dự án nhà máy nước

Đồng Tâm, dự án nhà máy nước Thủ Đức và dự án nhà máy nước Kênh Đông Hìnhthức đầu tư là BOO, các dự án này đã triển khai khá lâu, do đó số vốn Công ty CII đãgiải ngân đầu tư chiếm trên 80% Đây là nhóm dự án có triển vọng tương đối tốt Dựkiến trong vài năm tới, Công ty sẽ thoái một phần vốn tại các dự án này và sẽ đem lạilợi nhuận đáng kể

Nhóm dự án cầu đường giao thông: hầu hết dự án được thực hiện bằng hình

thức BOT với các hình thức đầu tư như: chủ đầu tư, đồng chủ đầu tư hoặc ứng vốn đầu

tư cho ngân sách Các dự án hiện đều đang triển khai thi công, trong đó dự án cầu Phú

Mỹ và cầu Đồng Nai đã hoàn thành đưa vào sử dụng Phương thức thu hồi vốn của các

dự án trên chủ yếu là thu phí giao thông Các dự án đã bắt đầu thu lợi nhuận cho Công

ty bao gồm: dự án BOT Cầu Phú Mỹ thông qua chuyển nhượng một phần vốn góp và

dự án BOT cầu Bình Triệu 2 thông qua thu phí giao thông Các dự án do Công ty làmchủ đầu tư bao gồm dự án BOT mở rộng Xa lộ Hà Nội, dự án Liên tỉnh lộ 25B giaiđoạn 2 và dự án Cầu Bình Triệu 2 góp phần rất lớn vào việc khẳng định vị thế đầu tư

cơ sở hạ tầng của Công ty tại Thành phố và có ý nghĩa lớn đối với quá trình phát triểnsắp tới của Công ty

Nhóm dự án Khu công nghiệp: Công ty đã tham gia đầu tư vào 3 dự án bằng

hình thức hợp tác đầu tư Trong năm 2009, do phải tập trung đầu tư vốn cho các dự ántrọng điểm nên Công ty đã thoái toàn bộ vốn đầu tư tại dự án Khu công nghiệp TânPhú Trung Hiện nay, Công ty chỉ còn tham gia vào 2 dự án là dự án Khu công nghệcao Sài Gòn và Cụm công nghiệp Ôto Hòa Phú

Các dự án đầu tư bất động sản :

Trong năm 2009, Công ty đầu tư tổng cộng là 7 dự án bất động sản thuộc 2 nhóm khudân cư và cao ốc, trong đó công ty là chủ đầu tư 3 dự án, số còn lại được thực hiệnbằng hình thức hợp tác đầu tư Năm 2009, Công ty đã chuyển nhượng vốn tại 1 dự án,các dự án còn lại cơ bản đã hoàn tất công tác đền bù giải tỏa, dự kiến sẽ chuyểnnhượng trong 2 năm tới với lợi nhuận tương đối tốt Các dự án làm chủ đầu tư như Cao

ốc 152 Điện Biên Phủ, khu dân cư Tân An Hội, khu tái định cư Tam Tân vẫn đangtrong giai đoạn chuẩn bị đầu tư Tiến độ thực hiện như sau:

Dự án cao ốc văn phòng 152 Điện Biên Phủ: hiện nay cơ bản đã thương thảoxong hợp đồng BOT và nhận bàn giao tạm mặt bằng để khoan khảo sát Công ty cũng

đã quyết định thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Cao ốc Văn phòng Điện Biên Phủ vớivốn điều lệ là300 tỷ đồng, trong đó CII chiếm tỷ lệ 90% Công trình dự kiến hoànthành vào giữa năm 2012

Dự án Khu dân cư Tân An Hội: hiện nay quy hoạch chi tiết 1/500 đang đượcBan Quản lý Khu đô thị Tây Bắc thẩm định phê duyệt và UBND huyện Củ Chi đã phêduyệt phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ thiệt hại Công trình dự kiến hoànthành xây dựng cơ sở hạ tầng vào năm 2012

Dự án Khu tái định cư Tam Tân: dự án đầu tư phần hạ tầng kỹ thuật đã đượcphê duyệt và UBND huyện Củ Chi đã có quyết định thu hồi đất Hiện đang triển khailập thiết kế sơ bộ, thiết kế cơ sở Công trình dự kiến hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầngvào năm 2012

Lĩnh vực đầu tư tài chính :

13

Trang 14

Danh mục cổ phiếu đầu tư của Công ty đến 31/12/2009 là 7 đơn vị với giá trị đầu tưhơn 206 tỷ đồng Do xác định đây không phải là lĩnh vực đầu tư chủ yếu của Công tynên danh mục này không có biến động so với cuối năm 2008 Tuy nhiên, trong năm

2009, nhân cơ hội thị trường chứng khoán hồi phục một phục nên Công ty cũng đã cóthực hiện đầu tư ngắn hạn một số cổ phiếu và đem lại lợi nhuận cho Công ty

Tóm lại, đến nay sau hơn 8 năm hoạt động Công ty đã quyết định đầu tư vào 22 dự ánvới tổng vốn quyết định đầu tư gần 9.000 tỷ đồng Đến nay, số vốn đã giải ngân đầu tưkhoảng trên 2.400 tỷ đồng Các dự án trên đã hình thành được một danh mục đầu tưtương đối hoàn chỉnh và dự kiến sẽ thu được hiệu quả tốt trong thời gian tới

4 Những sự kiện nổi bật trong năm 2009:

 Ngày 04/01/2009: Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam trao tặng cúp Topten ngành hàng Thương hiệu Việt hội nhập WTO năm 2009

 Ngày 31/03/2009: ký kết hợp đồng BOT với Sở Giao thông Vận tải dự án cầu đườngBình Triệu (phần 1, giai đoạn 2)

 Ngày 14/04/2009: khởi công dự án mở rộng tuyến tránh Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnhNinh Thuận

 Ngày 13/05/2009: nhà máy nước Thủ Đức đã hoàn thành và phát 100.000 m3 nước và

sẽ tiếp tục nâng tổng công suất phát nước lên 300.000 m3 nước vào tháng 06/2010

 Ngày 18/05/2009: Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanhthành lập Công ty Cổ phần Đầu tư và và Xây dựng cầu đường Bình Triệu (Công tycon của CII)

 Ngày 19/05/2009: Hợp đồng ứng vốn đầu tư công trình xây dựng đường Liên tỉnh lộ25B (giai đoạn 2) đã được ký kết giữa Uỷ Ban Nhân dân Tp.HCM và Công ty CII

 Ngày 22/05/2009: Ký hợp đồng với Công ty Freyssynet và ngày 29/05/2009 đã khởicông sửa chữa cầu Bình Triệu cũ – một hạng mục quan trọng của dự án cầu BìnhTriệu 2 – giai đoạn 2; Công ty được tôn vinh doanh nghiệp đạt Cổ phiếu vàng ViệtNam 2009

 Ngày 26/06/2009: khởi công xây dựng cầu Giồng Ông Tố, gói thầu quan trọng nhấtcủa dự án xây dựng đường Liên tỉnh lộ 25B (giai đoạn 2)

 Ngày 14/07/2009: Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanhthành lập Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xa lộ Hà Nội (công ty con của CII) và

uỷ quyền để Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xa lộ Hà Nội thay mặt CII triểnkhai thực hiện dự án

 Ngày 28/08/2009: trạm Xa lộ Hà Nội được di dời về địa điểm mới

 Ngày 19/09/2009: khởi công xây dựng mới cầu Rạch Chiếc

 Ngày 03/11/2009: CII tổ chức buổi tọa đàm “CII – Tăng trưởng vượt bậc năm 2009,phát triển bền vững trong các năm tiếp theo”

 Ngày 25/11/2009: Công ty CII, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xa lộ Hà Nộicùng với Sở Giao thông Vận tải Thành phố ký kết hợp đồng BOT mở rộng Xa lộ HàNội

 Ngày 02/12/2009: để đáp ứng nguồn vốn theo Hợp đồng đã ký với Sở Tài chính thànhphố về việc chuyển nhượng quyền thu phí giao thông trên Xa lộ Hà Nội, hoàn vốn đầu

tư dự án xây dựng mới cầu Rạch Chiếc với giá trị lá 1.000 tỷ đồng, Công ty đã ký hợp

Trang 15

đồng tín dụng với 2 Ngân hàng hợp vốn là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam– CN Tp.HCM và Ngần hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam – SGD1

5 Kế hoạch phát triển trong tương lai: Phát triển Công ty thành một tổ chức đầu tư tài

chính lớn trong lĩnh vực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, từng bước xây dựng Công tythành một doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao trong lĩnh vực đầu tư, khai thác các dự án

hạ tầng kỹ thuật đô thị Trong quá trình phát triển, tuỳ theo điều kiện thuận lợi, Công ty sẽ

mở rộng phạm vi hoạt động ra các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cảnước

V KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM 2010:

Năm 2010 tình hình kinh tế nói chung và đầu tư nói riêng sẽ hứa hẹn có nhiều triển vọngsau khi nền kinh tế thế giới bước vào giai đoạn phục hồi Đây là điều kiện thuận lợi đểCông ty có thể đẩy mạnh các hoạt động đầu tư của mình Tuy nhiên, một thách thức đặt ra

là nhu cầu vốn của xã hội sẽ gia tăng, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc huy động vốn,nhất là vốn vay ngân hàng Một số dự án lớn của Công ty, sau một thời gian chuẩn bị đầu

tư, bước sang năm 2010 dự kiến bắt đầu khởi công, do đó cần một lượng vốn tương đốilớn Vì vậy, vấn đề huy động vốn sẽ trở thành nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Công ty.Bên cạnh việc triển khai các hợp đồng vay vốn đã ký kết, Công ty sẽ thực hiện việc pháthành cổ phiếu tăng vốn điều lệ Để đảm bảo thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận năm 2010, ngoàithu nhập từ thu phí giao thông tương đối ổn định, thu nhập từ hoạt động đầu tư sẽ phải giatăng đáng kể Ngoài những hoạt động cụ thể của năm 2010, công ty cũng phải chuẩn bịcho kế hoạch phát triển trong tương lai, do đó bên cạnh việc triển khai thực hiện đúng tiến

độ các dự án, Công ty sẽ tập trung cho việc tái cấu trúc lại mô hình hoạt động của Công

ty, đồng thời xây dựng chiến lược phát triển đến năm 2015

Từ những phân tích trên và căn cứ vào những kết quả đạt được trong năm 2009, hoạtđộng của Công ty trong năm 2010 sẽ có một số định hướng chung sau đây:

1 Đẩy mạnh việc hoàn thành một số dự án đã đầu tư trong những năm qua như dự ánnhà máy nước Đồng Tâm, dự án nhà máy nước Kênh Đông, dự án Tuyến tránh PhanRang – Tháp Chàm, một phần dự án mở rộng Xa lộ Hà Nội, dự án Liên tỉnh lộ 25B;hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư một số dự án chiến lược để khởi công côngtrình như dự án cao ốc 152 Điện Biên Phủ

2 Triển khai công tác huy động vốn, đặc biệt là việc phát hành cổ phiếu tăng vốn điềulệ

3 Tiến hành giải ngân vốn đầu tư một số dự án lớn đúng tiến độ, song song đó thoáivốn đầu tư một số dự án

4 Tiếp tục duy trì hoạt động thu phí giao thông ổn định

5 Tiếp tục tìm kiếm một số dự án mới chuẩn bị cho kế hoạch đầu tư những năm tiếptheo

6 Triển khai từng bước việc tái cấu trúc Công ty nhằm nâng cao khả năng huy độngvốn và quản trị công ty

Kế hoạch tài chính năm 2010 của Công ty CII như sau:

15

Trang 16

Trong đó:

+ Doanh thu thu phí giao thông: 229.291.000.000 đồng

+ Doanh thu đầu tư và tài chính: 533.102.000.000 đồng

- Chi phí: 247.852.000.000 đồng

(tăng 42% so với năm 2009)

VI CÁC CÔNG TY CÓ LIÊN QUAN

IV.1 Công ty mà CII nắm giữ trên 50% vốn cổ phần:

- Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng cầu đường Bình Triệu

Vốn điều lệ 70 tỷ đồng, trong đó CII tham gia góp vốn 69 tỷ đồng Công ty được thànhlập để thực hiện dự án BOT cầu đường Bình Triệu

Ngày 13/03/2008 Ủy ban nhân dân thành phố có văn bản số 1622/UBND-ĐTMT về việcđàm phán hợp đồng triển khai trước phần 1 của giai đoạn 2 dự án BOT cầu đường BìnhTriệu 2 với Công ty CII, và hợp đồng BOT đã được ký kết vào ngày 31/3/2009 giữa Sởgiao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh và Công ty CII với tổng mức đầu tư là 230,66

tỷ đồng Trong đó bao gồm 3 hạng mục:

- Hoàn vốn đầu tư tiểu dự án 2

- Đầu tư tiểu dự án 3 “Sửa chữa, nâng cấp mở rộng cầu Bình Triệu I”

- Đầu tư xây dựng nửa trạm thu phí trên Quốc lộ 13 (theo hướng chiều xe từ trung tâmthành phố đi ra)

Để đảm bảo tiến độ và chất lượng của dự án, Công ty CII đã tiến hành thương thảo đơn vịthi công nước ngoài là Công ty Freyssinet Việt Nam Công ty Freyssinet Việt Nam camkết hoàn thành dự án trong thời gian 15 tháng, với các điều kiện bảo hành thời gian khaithác của cầu Bình Triệu 1 là 30 năm Dự án được triển khai thi công ngày 29/05/2009, dựkiến tháng cuối 8/2010 sẽ hoàn thành tiểu dự án 3

- Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Xây dựng Ninh Thuận

Liên doanh Công ty 577 – Công ty CII đã thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triểnXây dựng Ninh Thuận để thực hiện dự án BOT mở rộng tuyến tránh Phan Rang – ThápChàm

Vốn điều lệ của Công ty Cổ phần BOT Ninh Thuận là 165 tỷ đồng, trong đó Công ty 577tham gia góp vốn 34%, Công ty CII tham gia góp vốn 64% Tổng vốn đầu tư của dự án là

548 tỷ đồng (không bao gồm chi phí lãi vay phát sinh trong thời gian thi công) Thời gianđược kinh doanh thu phí hoàn vốn và tạo lợi nhuận tạm tính là 15 năm 7 tháng 26 ngày kể

từ khi hoàn thành việc thi công công trình và được nghiệm thu đưa công trình vào sửdụng

Trang 17

- Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xa lộ Hà Nội

Vốn điều lệ 300 tỷ đồng, trong đó CII tham gia góp vốn 297 tỷ đồng Công ty được thànhlập để thực hiện dự án BOT mở rộng Xa lộ Hà Nội với số vốn đầu tư khoảng 2.287 tỷđồng

Ngày 25/11/2009, Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao Dự án mở rộng Xa

lộ Hà Nội số 03/2009/HĐ-BT giữa Sở Giao thông Vận tải Tp.HCM (Cơ quan Nhà nước

có thẩm quyền) và Công ty CII (nhà đầu tư) và Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Xa

lộ Hà Nội (doanh nghiệp dự án) đã được ký kết

Dự án Mở rộng xa lộ Hà Nội được xây dựng theo đúng quy hoạch được duyệt, góp phầntạo nên một trục giao thông đô thị hoàn chỉnh Với chiều dài của tuyến là 15,7km, điểmđầu kết nối với dự án đầu tư xây dựng cầu Sài gòn 2, điểm cuối kết nối với dự án xâydựng cầu Đồng Nai mới Mặt cắt ngang tuyến được thiết kế trên cơ sở phù hợp với mặtcắt ngang quy hoạch và lộ giới của tuyến xa lộ Hà Nội đã được Ủy ban nhân dân thànhphố phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 373/QĐ-UB ngày 26/01/2005

IV.2 Công ty có trên 50% vốn cổ phần CII: không có

VII. Tổ chức và nhân sự

1 Cơ cấu tổ chức của công ty: Căn cứ vào quy mô và chức năng hoạt động của công ty

theo từng thời kỳ mà bộ máy tổ chức của công ty có những thay đổi phù hợp Hiện nay bộmáy tổ chức hoạt động của Công ty như sau:

GĐ Đầu tư Kinh doanh

Trang 18

2 Tóm tắt lý lịch của các cá nhân trong Ban điều hành

2 1 Ông Lê Vũ Hoàng – Tổng Giám đốc

Cử nhân kinh tế, sinh năm 1946 Ông đã từng là Phó chủ tịch UBND Quận 5, PhóTổng Giám đốc Quỹ Đầu tư phát triển Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh

2 2 Ông Nguyễn Quyết Chiến – Giám đốc Kế hoạch Hành chính

Tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, sinh năm 1956 Ông đã từng làTrưởng phòng Kế hoạch – Nghiên cứu phát triển Quỹ đầu tư phát triển Đô thị Thànhphố Hồ Chí Minh, Phó Tổng Giám đốc Công ty CII

2 3 Bà Nguyễn Mai Bảo Trâm – Giám đốc Đầu tư Kinh doanh

Thạc sĩ quản trị kinh doanh, sinh năm 1963 Bà đã từng là chuyên viên Ban Quản Lý

dự án Công ty Thanh niên Xung phong, chuyên viên Quỹ Đầu tư Phát Triển Đô ThịThành phố Hồ Chí Minh

2 4 Ông Lê Quốc Bình – Giám đốc Tài chính kiêm Kế toán trưởng

Trang 19

Thạc sĩ Kinh tế, chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán, sinh năm 1972 Ông đã từng là cán

bộ Phòng Kế toán Tổng Công ty Du Lịch Thành phố Hồ Chí Minh, Chuyên viên QuỹĐầu tư Phát triển Đô thị Thành phố Hồ Chí Minh

2 5 Ông Lê Hoàng – Giám đốc Xí nghiệp thu phí

Cử nhân kinh tế, sinh năm 1964 Ông đã từng là chuyên viên, Phó Trưởng phòng Tổchức Hành chánh Lực lượng Thanh niên Xung phong

3 Tiền lương, thưởng Ban Giám đốc:

 Lương: 5.022.576.658 đồng

 Thuởng: 7.264.246.428 đồng

4 Số lượng cán bộ, nhân viên và chính sách đối với người lao động:

Lực lượng lao động chưa tốt nghiệp trung cấp tập trung chủ yếu là nhân viên thu phí giaothông, không cần phải có trình độ chuyên môn cao Tuy nhiên, Công ty đã có nhiềuchương trình để khuyến khích người lao động nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyênmôn nghiệp vụ Công ty đã tổ chức các lớp học bổ túc văn hóa dành cho nhân viên thu phíchưa tốt nghiệp lớp 12, tổ chức các lớp đào tạo quản lý trong nội bộ công ty để nâng caotrình độ cho các cán bộ tổ, thực hiện tài trợ kinh phí cho nhân viên học thêm các chươngtrình đại học, chương trình đào tạo chuyên sâu cho các cán bộ quản lý

Tất cả số lao động nêu trên đều được ký kết hợp đồng lao động và đóng Bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn đầy đủ Trong đó :

- Số lao động ký kết hợp đồng không xác định thời hạn :233 người

- Số lao động ký kết hợp đồng có xác định thời hạn :66 người

Công ty luôn thực hiện đúng và đầy đủ các chính sách đối với người lao động như tiềnlương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế …

1 Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát:

1.1 Thành viên và cơ cấu của HĐQT

Số lượng cán bộ công nhân viên (người) 299

Tiền lương bình quân (đồng/người/tháng) 4.199.432

Phân theo trình độ chuyên môn

Trang 20

 Ông Nguyễn Phước Thanh: Chủ tịch Hội đồng Quản trị

 Ông Trương Văn Học: Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị

 Ông Vương Đức Hoàng Quân: Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị

 Ông Dominic Scriven: Uỷ viên Hội đồng Quản trị

 Ông Lê Chí Hiếu: Uỷ viên Hội đồng Quản trị

 Ông Lê Vũ Hoàng: Uỷ viên Hội đồng Quản trị (kiêm Tổng Giám đốc)

 Bà Nguyễn Mai Bảo Trâm: Uỷ viên Hội đồng Quản trị (Kiêm Giám đốc Đầu

tư Kinh doanh)

1.2 Thành viên Ban Kiểm soát:

 Bà Trịnh Thị Ngọc Anh: Trưởng Ban Kiểm soát

 Ông Đoàn Minh Thư: Thành viên Ban Kiểm soát

 Bà Trần Thị Tuất: Thành viên Ban Kiểm soát

Thành viên Hội đồng Quản trị (không tính các đại diện được uỷ quyền thay thế) đượcnhận thù lao cho công việc của mình dưới tư cách là thành viên Hội đồng Quản tri Tổngmức thù lao cho Hội đồng Quản trì sẽ do Đại hội đồng cổ đông quyết định và tổng số tiềntrả thù lao cho các thành viên Hội đồng Quản trị phải được ghi chi tiết trong báo cáothường niên của Công ty

Hội đồng Quản trị phải lựa chọn trong số các thành viên của mình để bầu ra 1 Chủ tịch.Chủ tịch Hội đồng Quản trị có trách nhiệm triệu tập và chủ toạ Đại hội đồng cổ đông vàcác cuộc họp của Hội đồng Quản trị Chủ tịch Hội đồng Quản trị lập chương trình nghị

sự, thời gian và địa điểm họp ít nhất 7 ngày trước ngày họp dự kiến Chủ tịch có thể triệutập họp bất cứ khi nào cần thiết, nhưng ít nhất là mỗi quý phải họp 1 lần HĐQT thôngqua các Nghị quyết và ra quyết định bằng cách tuân theo ý kiến tán thành của đa số thànhviên Hội đồng có mặt (trên 50%) Nếu số phiếu tán thành và phản đối ngang bằng nhau,Chủ tịch sẽ là người có lá phiếu quyết định

1.4 Hoạt động của Ban kiểm soát

Ban kiểm soát có quyền hạn và trách nhiệm theo quy định tại điều 132 của Luật doanhnghiệp và Điều lệ Công ty CII

Số lượng thành viên Ban kiểm soát phải có từ 3 đến 5 thành viên, trong đó có ít nhất mộtthành viên có chuyên môn về kế toán và không phải là thành viên hay nhân viên của Công

ty kiểm toán độc lập bên ngoài hoặc nhân viên của chính Công ty Ban kiểm soát phải chỉđịnh một thành viên là cổ đông của Công ty làm trưởng ban

Sau khi tham khảo ý kiến của HĐQT, Ban kiểm soát có thể ban hành quy định về cáccuộc họp và cách thức hoạt động của ban nhưng không được họp ít hơn 2 lần mỗi năm và

số lượng thành viên tối thiểu phải có trong các cuộc họp là 2 người Các thành viên của

Trang 21

Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bổ nhiệm, có nhiệm kỳ tối đa 5 năm và và có thểđược bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế

Thành viên Ban kiểm soát có quyền tiếp cận với tất cả các thông tin và tài liệu liên quan đếntình hình hoạt động của công ty Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và cán bộquản lý phải cung cấp các thông tin theo yêu cầu của các thành viên Ban kiểm soát

1.5 Kế hoạch để tăng cường hiệu quả trong hoạt động quản trị công ty

 Mô hình bộ máy tổ chức được xây dựng dựa trên các nguyên tắc quản lý sau:

 Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ

 Đảm bảo phân quyền mạnh cho các cấp quản lý, phi tập trung hóa

 Giảm bớt các tầng nấc quản lý trung gian

 Vừa đảm bảo phát huy tính năng động của cơ sở vừa đảm bảo cơ chế kiểmsoát chặt chẽ thông qua xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ

 Phát huy vai trò và trách nhiệm của cá nhân trong quản lý

 Những đặc điểm chủ yếu của mô hình tổ chức

 Cấp quản lý Công ty bao gồm: Tổng Giám đốc và các Giám đốc phụ tráchtừng lĩnh vực

 Việc hình thành các Giám đốc phụ trách từng lĩnh vực chuyên môn nhằm thựchiện phân quyền mạnh cho các cấp quản lý gắn liền với đề cao tinh thần tráchnhiệm của cá nhân Thông qua cấp Giám đốc này cũng giảm bớt áp lực côngviệc của Tổng Giám đốc, từ đó việc kiểm soát công việc được tốt hơn và hiệuquả của các quyết định trong quản lý cũng nâng lên

 Hình thành cơ chế quản trị viên các cấp mang tính linh hoạt Các quản trị viênnày vừa gắn với các Phòng để thực hiện công việc thường nhật,vừa có thể kếthợp với các quản trị viên của các phòng khác để hình thành các Nhóm chuyênmôn nhằm thực hiện các chương trình của Công ty

 Xí nghiệp dịch vụ thu phí trực thuộc Công ty: hạch toán nội bộ để chuyên thựchiện công tác thu phí giao thông, nhằm nâng cao tính chủ động và kiểm soátchi phí tốt hơn

1.6 Thù lao, các khoản lợi ích khác và chi phí cho thành viên HĐQT và thành viên Ban kiểm soát

Thành viên HĐQT: Tổng mức thù lao cho HĐQT sẽ do Đại hội đồng cổ đông

quyết định Khoản thù lao này sẽ được chia cho các thành viên HĐQT theo thỏathuận trong Hội đồng hoặc nếu không thoả thuận thì được chia đều Tổng số tiềntrả thù lao cho các thành viên HĐQT được ghi trong báo cáo thường niên củaCông ty Các thành viên HĐQT có quyền được thanh toán tất cả các chi phí đilại, ăn ở và các khoản chi phí hợp lý khác mà họ đã phải chi trả khi thực hiệntrách nhiệm thành viên HĐQT của mình

Thành viên Ban kiểm soát: Tổng mức thù lao cho các thành viên Ban kiểm

soát sẽ do Đại hội đồng cổ đông quyết định Thành viên Ban kiểm soát cũng sẽđược thanh toán các khoản chi phí đi lại, khách sạn và các chi phí phát sinh hợp

lý khi họ tham gia các cuộc họp Ban kiểm soát hoặc liên quan đến hoạt độngkinh doanh của Công ty

21

Trang 22

Bảng kê chi tiết thù lao của Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát và Tổng Giám đốc năm2009:

1.7 Tỷ lệ sở hữu cổ phần của thành viên HĐQT (tại ngày 22/02/2010)

Số lượng chứng khoán sở hữu

Tỷ lệ chứng khoán sở hữu

Ông Nguyễn Phước Thanh

Trang 23

Họ tên Chức danh Số lượng chứng khoán sở hữu Tỷ lệ chứng khoán sở

hữu

Ông Dominic Scriven

2 Các dữ liệu thống kê về cổ đông (tính đến ngày 22/02/2010)

Trang 24

STT Tên cổ đông Địa chỉ

Số cổ phần sở hữu

Tổng giá trị theo mệnh giá

4.710.120 47.101.200.000 6,27%

3 Tình hình giao dịch cổ phiếu của Công ty

Tính đến 31/12/2008, khối lượng cổ phiếu lưu hành của Công ty là 50.054.000 cổ phiếuvới giá trị vốn hoá là 2.953 tỷ đồng, xếp thứ 38 trong tổng số 50 cổ phiếu có giá trị vốnhóa lớn nhất thị trường, với chỉ số EPS là 7.577 đồng/cổ phiếu, giá trị sổ sách là 24.106đồng/cổ phiếu Giá cổ phiếu vào cuối năm 2009 là 59.000 đồng, tăng trên 2 lần so với đầunăm (27.000 đồng) so với mức tăng 1,6 lần của chỉ số Vnindex

Trang 25

đã được kiểm toán của Công ty cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2009.

Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc

Các thành viên của Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc Công ty đã điều hành Công tytrong năm và đến ngày lập báo cáo này gồm:

Hội đồng Quản trị

Ông Nguyễn Phước Thanh Chủ tịch

Ông Trương Văn Học Phó Chủ tịch

Ông Vương Đức Hoàng

Quân

Phó Chủ tịch

Ông Dominic Scriven Ủy viên

Bà Nguyễn Mai Bảo Trâm Ủy viên

Ban Giám đốc

Ông Lê Vũ Hoàng Tổng Giám đốc

Ông Lê Quốc Bình Giám đốc tài chính (Kiêm Kế toán trưởng)

Bà Nguyễn Mai Bảo Trâm Giám đốc Đầu tư Kinh doanh

Ông Nguyễn Quyết Chiến Giám đốc Kế hoạch Hành chính

25

Trang 26

Ông Lê Hoàng Giám đốc Xí nghiệp Dịch vụ thu phí

Trách nhiệm của Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc

Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc Công ty có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính hàngnăm phản ánh một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính cũng như kết quả hoạtđộng kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ của Công ty trong năm Trong việc lậpcác báo cáo tài chính này, Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc được yêu cầu phải:

 Lựa chọn các chính sách kế toán thích hợp và áp dụng các chính sách đó một cáchnhất quán;

 Đưa ra các xét đoán và ước tính một cách hợp lý và thận trọng;

 Nêu rõ các nguyên tắc kế toán thích hợp có được tuân thủ hay không, có những ápdụng sai lệch trọng yếu cần được công bố và giải thích trong Báo cáo tài chính haykhông; và

 Thiết kế và thực hiện hệ thống kiểm soát nội bộ một cách hữu hiệu cho mục đích lập

và trình bày báo cáo tài chính hợp lý nhằm hạn chế rủi ro và gian lận

Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm đảm bảo rằng sổ sách kếtoán được ghi chép một cách phù hợp để phản ánh một cách hợp lý tình hình tài chính củaCông ty ở bất kỳ thời điểm nào và đảm bảo rằng Báo cáo tài chính tuân thủ các Chuẩnmực Kế toán Việt Nam, Hệ thống Kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành khác về

kế toán tại Việt Nam Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc cũng chịu trách nhiệm đảmbảo an toàn cho tài sản của Công ty và thực hiện các biện pháp thích hợp để ngăn chặn vàphát hiện các hành vi gian lận và sai phạm khác

Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc xác nhận rằng Công ty đã tuân thủ các yêu cầu nêutrên trong việc lập Báo cáo tài chính

Thay mặt và đại diện cho Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc,

(Đã ký)

Nguyễn Phước Thanh

Chủ tịch Hội đồng Quản trị

Ngày 09 tháng 02 năm 2010

Trang 27

Số: 1419 /2010/BCKT – IFC-ACAGroup

BÁO CÁO KIỂM TOÁN

Về Báo cáo tài chính hợp nhất cho năm tài chính kết thúc ngày 31

tháng 12 năm 2009 của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

Kính gửi: Cổ đông, Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc

Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán Bảng Cân đối kế toán hợp nhất tại ngày 31 tháng 12năm 2009 cùng với các báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất và Lưu chuyểntiền tệ hợp nhất của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh(gọi tắt là “Công ty”) cho năm tài chính kết thúc cùng ngày Các báo cáo tài chính kèmtheo không nhằm phản ánh tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hìnhlưu chuyển tiền tệ theo các nguyên tắc và thông lệ kế toán được chấp nhận chung tại cácnước khác ngoài Việt Nam

Trách nhiệm của Hội đồng Quản trị, Ban Giám đốc và Kiểm toán viên

Như đã trình bày trong báo cáo của Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc tại trang 2 và 3,Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc Công ty có trách nhiệm lập các Báo cáo tài chính.Trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về các Báo cáo tài chính này dựa trên kết quảcủa cuộc kiểm toán

Cơ sở của ý kiến

Chúng tôi đã thực hiện công việc kiểm toán theo các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam.Các chuẩn mực này yêu cầu chúng tôi phải lập kế hoạch và thực hiện công việc kiểm toán

để đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng các Báo cáo tài chính không có các sai sót trọng yếu

Các Thuyết minh từ trang 10 đến trang 40 là bộ phận hợp thành của Báo cáo tài chính

27

Ngày đăng: 23/05/2019, 00:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w