Vào 10-Sử NT HD 2009 - 2010

4 229 0
Vào 10-Sử NT HD 2009 - 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

A. Phần lịch sử Việt Nam (7,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm) : Trình bày hoàn cảnh lịch sử và chủ trơng của Đảng trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939? Nêu những điểm khác nhau giữa phong trào dân tộc dân chủ 1936-1939 với phong trào cách mạng 1930-1931 về: Mục tiêu, hình thức, lực lợng tham gia đấu tranh. Câu 2 (2,0 điểm): Tại sao Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp ngày 19/12/1946? Nội dung cơ bản của đờng lối kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)? Câu 3 (2,0 điểm): Trình bày nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pa-ri năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam? B. Phần lịch sử thế giới (3,0 điểm) Câu 4 (2,0 điểm): Những nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỷ XX? Việt Nam có thể rút ra đợc những kinh nghiệm gì từ Nhật Bản trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc hiện nay? Câu 5 (1,0 điểm): Nêu quá trình liên kết ở khu vực Tâu Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? -----------Hết------------ Họ tên thí sinh: Số báo danh: . Chữ kí của giám thị 1: .Chữ kí của giám thị 2: sở giáo dục và đào tạo Hải dơng kỳ thi tuyển sinh lớp 10 thpt chuyên Nguyễn Trãi - năm học 2009 - 2010 Môn thi: Lịch sử Thời gian làm bài: 150 phút Ngày thi: 08 tháng 7 năm 2009 (Đề thi gồm có: 01 trang) Đề thi chính thức Hớng dẫn chấm môn Lịch sử (Gồm 3 trang) Câu 1 (3,0 điểm): * Hoàn cảnh lịch sử: Tình hình thế giới: - Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 làm cho mâu thuẫn trong các nớc t bản càng thêm sâu sắc .chủ nghĩa phát xít hình thành, âm mu phát động chiến tranh thế giới mới . 0.25 - Đại hội VII của Quốc tế cộng sản(7/1935) đã xác định kẻ thù nguy hiểm trớc mắt của nhân dân thế giới là chủ nghĩa phát xít, chủ trơng thành Mặt trận Nhân dân ở các nớc để chống phát xít, chống chiến tranh. 0.25 - Năm 1936, Mặt trận nhân dân Pháp do Đảng Cộng sản làm nòng cốt lên cầm quyền đã áp dụng một số chính sách tự do dân chủ cho các nớc thuộc địa, trong đó có Việt Nam. 0.25 Tình hình trong nớc: - Hậu quả kéo dài của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 và chính sách bóc lột, khủng bố đàn áp của Pháp đã tác động đến đời sống của mội tầng lớp nhân dân. Yêu cầu cải thiện đời sống và thực hiện các quyền tự do dân chủ đợc đặt ra. 0.25 * Chủ trơng của Đảng: - Đảng Cộng sản Đông Dơng nhận định kẻ thù trớc mắt của nhân dân lúc này là bọn phản động Pháp và bè lũ tay sai không thi hành chính sách của Mặt trận Nhân dân Pháp. 0.25 - Về nhiệm vụ cách mạng: Đảng quyết định tạm gác khẩu hiệu: "Đánh đổ đế quốc Pháp, Đông Dơng hoàn toàn độc lập", "Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày". Nêu nhiệm vụ trớc mắt của nhân dân Đông Dơng là: "Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do dân chủ, cơm áo và hoà bình". 0.5 - Về hình thức tập hợp lực lợng: Đảng chủ trơng thành lập Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dơng (năm 1936), sau đổi thành Mặt trận dân chủ Đông Dơng (3- 1938), tập hợp mọi lực lợng yêu nớc dân chủ tiến bộ . 0.25 - Về hình thức và phơng pháp đấu tranh: Đảng chủ trơng triệt để lợi dụng khả năng đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, nửa công khai, để tuyên truyền, giáo dục, tổ chức quần chúng đấu tranh 0.25 * Điểm khác nhau: - Mục tiêu đấu tranh: Phong trào 1930-1931 là chống đế quốc và phong kiến tay sai, giành độc lập dân tộc. Phong trào 1936-1939 là chống phát xít, chống chiến tranh, chống bọn phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình 0.25 - Hình thức đấu tranh: Phong trào 1930-1931 là kết hợp đấu tranh chính trị (bãi công, mít tinh, tuần hành) với đấu tranh vũ trang giành chính quyền. Phong trào 1936-1939 là đấu tranh chính trị với hình thức phong phú, đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp, công khai, nửa công khai . 0.25 - Lực lợng đấu tranh: Phong trào 1930-1931, lực lợng tham gia đấu tranh chủ yếu là công nhân, nông dân, hình thành lên khối liên minh công-nông. Phong trào 1936-1939, đã tập hợp đông đảo các lực lợng yêu nớc dân chủ tiến bộ tham gia đấu tranh. 0.25 Câu 2 (2,0 điểm) * Tại sao Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động - Sau Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ớc 14/9/1946, Pháp tìm cách phá hoại, nhằm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lợc nớc ta một lần nữa . 0.25 - Ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu th buộc Chính phủ ta phải giải tán lực lợng vũ trang, giao cho chúng quyền kiểm soát Thủ đô . 0.25 - Ngày 18 và 19/12/1946, Ban Thờng vụ TW Đảng họp, quyết định phát động toàn quốc kháng chiến . 0.25 - Tối 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Nhân dân cả nớc, trớc tiên là nhân dân Hà Nội đứng lên kháng chiến 0.25 * Nội dung cơ bản: - Nội dung thể hiện trong: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chỉ thị toàn dân kháng chiến của Ban Thờng vụ TW Đảng, tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí th Trờng Chinh. 0.25 - Tính chất, mục đích, nội dung, phơng châm chiến lợc của cuộc chiến tranh nhân dân là: Toàn dân, toàn diện, trờng kì, tự lực cánh sinh, tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. 0.25 - Cuộc kháng chiến của ta là cuộc chiến tranh nhân dân, chiến tranh tự vệ chính nghĩa, hoàn thành nhiệm vụ dân tộc dân chủ . 0.25 - Cuộc kháng chiến đó do toàn dân tiến hành, diễn ra trên mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao . 0.25 Câu 3 (2,0 điểm) * Nội dung của Hiệp định Pa-ri: - Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam đợc kí chính thức ngày 27/01/1973 và có hiệu lực từ ngày kí, gồm những điều khoản cơ bản sau: 0.25 - Hoa Kì và các nớc cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. 0.25 - Hoa Kì rút hết quân đội về nớc, huỷ bỏ các căn cứ quân sự, không can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam. 0.25 - Nhân dân Nam Việt Nam tự quyết định tơng lai chính trị của mình thông qua tuyển cử tự do. Các bên thừa nhận ở Nam Việt Nam có 2 chính quyền, hai quân đội . 0.25 - Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù binh .Hoa Kì cam kết góp phần hang gắn vết thơng chiến tranh ở Việt Nam . 0.25 * ý nghĩa của Hiệp định Pa-ri: - Hiệp định Pa-ri là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cờng, bất khuất của quân dân hai miền đất nớc 0.25 - Hoa Kì phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, phải rút quân về nớc. 0.25 - Đó là thắng lợi quan trọng, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải 0.25 phóng hoàn toàn miền Nam. Câu 4 (2,0 điểm) * Nguyên nhân phát triển: Từ những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế-tài chính của thế giới. Sự tăng trởng nhanh chóng của kinh tế Nhật Bản là do những nguyên nhân chủ yếu sau: 0.25 - Những cải cách dân chủ đợc tiến hành từ năm 1946, những điều kiện quốc tế thuận lợi, những thành tựu tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại . 0.25 - Truyền thống văn hoá giáo dục của ngời Nhật, sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ, giữ gìn bản sắc dân tộc 0.25 - Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các công ty, vai trò quan trọng của nhà nớc trong việc dề ra các chiến lợc phát triển . 0.25 - Con ngời Nhật Bản đợc đào tạo chu đáo, có ý chí vơn lên, cần cù lao động . 0.25 * Việt Nam có thể rút ra đợc kinh nghiệm: - Tiếp thu, áp dụng những thành tựu tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại . 0.25 - Coi trọnh nhân tố con ngời, u tiên đầu t phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lợng cao đáp ứng yêu cầu của công cuộc CNH, HĐH . 0.25 - Vai trò của Nhà nớc trong việc nắm bắt đúng thời cơ, điều tiết kinh tế, đề ra chiến lợc phát triển . 0.25 Câu 5 (1,0 điểm) * Quá trình liên kết ở khu vực Tây Âu: - Tháng 4/1951, thành lập Cộng đồng than, thép châu Âu gồm 6 nớc: Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức, I-ta-li-a và Lúc-xăm-bua. 0.25 - Tháng 3/1957, 6 nớc trên thành lập Cộng đồng năng lợng nguyên tử châu Âu, Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) nhằm hình thành một thị trờng chung. Tháng 7/1967, ba cộng đồng trên sáp nhập thành Cộng đồng châu Âu (EC) 0.25 - Tháng 12/1991, Hội nghị cấp cao EC thông qua hai quyết định quan trọng: + Xây dựng thị trờng với một liên minh kinh tế, tiền tệ châu Âu, phát hành đồng tiền chung EURO + Xây dựng liên minh chính trị . tiến tới nhà nớc chung châu Âu. Cộng đồng châu Âu mang tên Liên minh châu Âu (EU) 0.25 - EU là một liên minh kinh tế-chính trị lớn nhất thế giới, tổ chức chặt chẽ nhất, trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới. Đến năm 2004, có 25 nớc thành viên. 0.25 . kết ở khu vực Tâu Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? -- -- - -- - -- - Hết -- - -- - -- - -- - Họ tên thí sinh: Số. khu vực Tây Âu: - Tháng 4/1951, thành lập Cộng đồng than, thép châu Âu gồm 6 nớc: Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức, I-ta-li-a và Lúc-xăm-bua. 0.25 - Tháng 3/1957,

Ngày đăng: 01/09/2013, 17:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan